Báo cáo khoa học cấp trường: Phương pháp sử dụng video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại
lượt xem 17
download
Nghiên cứu thực hiện với mục đích tìm hiểu hiệu quả của phương pháp giao bài tập thuyết trình qua video trong việc hình thành và phát triển kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo khoa học cấp trường: Phương pháp sử dụng video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------o0o------------ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VIDEO TRONG VIỆC NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN NĂM THỨ HAI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. PHẠM THỊ PHƯỢNG Hà Nội, năm 2017
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Khoa học, lãnh đạo Khoa Tiếng Anh và Bộ môn thực hành tiếng, khoa Tiếng Anh, trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các em sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại đã tích cực tham gia vào phương pháp học tập mới này, và đã nhiệt tình trả lời phiếu khảo sát, và phỏng vấn một cách khách quan, giúp cung cấp các dữ liệu quý giá cho tác giả thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả cũng biết ơn gia đình, bạn bè, các giáo viên trong Khoa Tiếng Anh đã luôn quan tâm động viên và giúp đỡ tác giả cả về vật chất và tinh thần trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học này. 1
- TÓM LƯỢC Với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên trường đại học Thương Mại, nghiên cứu với tiêu đề “Phương pháp sử dụng video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại” đã được thực hiện. Nghiên cứu này tìm hiểu hiệu quả của phương pháp thuyết trình bằng tiếng Anh qua video (sinh viên quay video bài thuyết trình và chiếu video trên lớp) cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. Nghiên cứu thực nghiệm gồm 3 nhóm can thiệp (nhóm sinh viên của lớp chuyên ngành tiếng Anh, nhóm sinh viên lớp chất lượng cao và nhóm sinh viên lớp không chuyên tiếng Anh) và 3 nhóm đối chứng tương ứng. Nhóm can thiệp thực hiện bài thuyết trình bằng cách quay video bài đó và nộp cho giáo viên, giáo viên chiếu bài thuyết trình trên lớp sau đó sinh viên trả lời câu hỏi thảo luận trên lớp. Nhóm đối chứng thực hiện thuyết trình trên lớp. Mỗi nhóm thực hiện hai bài thuyết trình. Điểm bài thuyết trình, phiếu tự đánh giá kỹ năng thuyết trình, phiếu điều tra, khảo sát và phỏng vấn được áp dụng để tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng video đối với kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh cho sinh viên. Kết quả điều tra cho thấy video giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp sinh viên hình thành và nâng cao nhiều kỹ năng khác. Từ đó, nghiên cứu đưa ra cách thức áp dụng video cho việc nâng cao kỹ năng thuyết trình tiếng Anh một cách hiệu quả nhất. 2
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................. 1 TÓM LƯỢC .................................................................................................................................... 2 MỤC LỤC ....................................................................................................................................... 3 DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................................. 7 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 8 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................................. 8 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài .................................................................................................... 9 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................. 11 4. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................... 12 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................ 12 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 12 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................................... 12 CHƯƠNG 1. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ......................................................... 14 VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 14 1.1. Cơ sở lý luận về bài thuyết trình ............................................................................................ 14 1.1.1. Định nghĩa về thuyết trình ................................................................................................... 15 1.1.2. Cấu trúc của bài thuyết trình............................................................................................... 15 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình ................................................................................. 16 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả bài thuyết trình .......................................................... 18 1.2. Sử dụng công nghệ trong giảng dạy ....................................................................................... 20 1.2.1. Tác dụng của việc sử dụng video trong giảng dạy .............................................................. 20 1.2.2. Tác dụng của việc sử dụng video trong việc phát triển kỹ năng thuyết trình ...................... 20 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 22 3
- 2.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát .............................................................................................. 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................ 23 2.2.1. Loại dữ liệu.......................................................................................................................... 26 2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp.................................................................................. 27 2.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................................. 27 2.3. Kết quả thu được ................................................................................................................... 28 2.3.1. Kết quả từ bài thuyết trình Pre-test, Midterm-test và Post-test........................................... 28 2.3.2. Kết quả từ phiếu tự đánh giá kỹ năng thuyết trình, phiếu điều tra khảo sát và phỏng vấn 34 2.3.2.1. Tác dụng đối với nội dung thuyết trình ............................................................................ 37 2.3.2.2. Tác dụng đối với kỹ năng trình bày .................................................................................. 39 2.3.2.3. Tác dụng đối với kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình ......................................................... 41 2.3.2.4. Tác dụng đối với kỹ năng làm việc nhóm ......................................................................... 42 2.3.2.5. Các tác dụng khác của phương pháp giao bài tập thuyết trình qua video ....................... 44 2.3.3. Những khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện bài thuyết trình qua video ......... 45 2.3.4. Đối tượng nên được áp dụng phương pháp thuyết trình qua video .................................... 46 2.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 48 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH QUA VIDEO .................................................................................................................... 50 3.1. Hiệu quả của phương pháp thuyết trình qua video ................................................................. 50 3.2. Đề xuất cách thức áp dụng phương pháp thuyết trình qua video ........................................... 50 3.2.1. Các học phần nên áp dụng phương pháp thuyết trình qua video......................................... 50 3.2.2. Điều kiện để áp dụng phương pháp thuyết trình qua video ................................................ 50 3.3.3. Đề xuất quy trình thực hiện ................................................................................................. 52 3. 4. Đề xuất cho nghiên cứu khác ................................................................................................ 54 KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56 4
- PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 59 PHIẾU ĐIỀU TRA ........................................................................................................................ 59 CÂU HỎI PHỎNG VẤN .............................................................................................................. 63 PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH ............................................................... 64 NGÔN NGỮ CHỈ DẪN SIGNPOSTING CHO BÀI THUYẾT TRÌNH ..................................... 67 5
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng biểu Trang Bảng 1. Thống kê mô tả cho điểm các bài thuyết trình Pre-test, Midterm-test và Post-test của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh (nhóm A và A1) 27 Bảng 2. Kiểm định Independent t-test cho điểm thuyết trình của sinh viên lớp chuyên ngành tiếng Anh (nhóm A và A1) 28 Bảng 3. Thống kê mô tả cho điểm bài thuyết trình Pre-test, Midterm- test và Post-test của sinh viên lớp chất lượng cao (nhóm B và B1) 29 Bảng 4. Kiểm định Independent t-test cho điểm thuyết trình của sinh viên lớp chất lượng cao (nhóm B và B1) 30 Bảng 5. Thống kê mô tả cho điểm thuyết trình Pre-test, Midterm-test và Post-test của sinh viên không chuyên tiếng Anh (nhóm C và C1) 31 Bảng 6. Kiểm định Independent t-test cho điểm thuyết trình của sinh viên lớp không chuyên tiếng Anh (nhóm C và C1) 32 Bảng 7. Tác dụng của video đối với nội dung thuyết trình 36 Bảng 8. Tác dụng của video đối với kỹ năng trình bày 38 Bảng 9. Tác dụng của video đối với kỹ năng chuẩn bị bài thuyết trình 40 Bảng 10. Tác dụng của video đối với kỹ năng làm việc nhóm 41 Bảng 11: Thống kê điểm từ phiếu tự đánh giá kỹ năng thuyết trình của nhóm can thiệp 42 Bảng 12: Những khó khăn của sinh viên trong quá trình thực hiện bài thuyết trình qua video 44 6
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 1. So sánh hiệu quả của hình thức thuyết trình trên lớp và thuyết trình qua video 33 Biểu đồ 2: Những nhân tố có thể tác động đến kỹ năng thuyết trình của nhóm can thiệp 34 Biểu đồ 3: Đối tượng nên được áp dụng phương pháp thuyết trình qua video 45 7
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Năng lực sử dụng tiếng Anh là một yếu tố đóng vai trò trọng yếu giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào Tổ chức Thương mại thế giới. Với vai trò là phương tiện giao tiếp chính trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiếng Anh là ngôn ngữ luôn được quan tâm nhiều nhất, do đó nhiều giải pháp đã được đề ra với mục đích nâng cao khả năng tiếng Anh của nguồn nhân lực. Nhằm góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, trường đại học Thương Mại luôn quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và có năng lực ngoại ngữ cao; trường đã và đang tăng cường đầu tư cho việc nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên. Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng thiết yếu trong môi trường làm việc ngày nay. Nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp thường được yêu cầu thực hiện các hình thức thuyết trình khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc như giới thiệu sản phẩm, trình bày ý tưởng kinh doanh, trình bày về dự án, … Nếu không có kỹ năng thuyết trình tốt, nhân viên khó có thể truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng và khó thuyết phục được đối tác hay khách hàng tiềm năng. Kỹ năng thuyết trình không chỉ chuẩn bị cho các sinh viên cho công việc tương lai mà còn là một công cụ hiệu quả giúp sinh viên thực hành tiếng Anh nhiều hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại chưa thực sự như mong đợi và không có sự tiến bộ nhiều so với khi sinh viên học năm đầu đại học. Sinh viên thường không nắm chắc nội dung trình bày, khi trình bày còn phụ thuộc vào các tài liệu như bản in, slide hoặc điện thoại. Đặc biệt, việc sử dụng các ngôn ngữ cơ thể còn chưa phù hợp, nội dung bài thường không có điểm nhấn và phong cách trình bày chưa có sức cuốn hút, do nhịp điệu giọng nói thường không thay đổi. Bên cạnh những yếu kém về khâu chuẩn bị, mặt nội dung và hình thức, sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm chưa thực sự chặt chẽ. Do đó, cần có những nghiên cứu để nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. 8
- Nhiều phương pháp giảng dạy tiếng Anh đã được nghiên cứu và áp dụng, trong đó phương pháp sử dụng công nghệ thông tin ngày càng chiếm ưu thế do sự phát triển vũ bão của các phương tiện này. Công nghệ, nếu được dùng hợp lý, sẽ giúp cho việc giảng dạy hiệu quả hơn. Các công cụ trình chiếu không chỉ giúp bài học sống động hơn mà còn tạo môi trường tiếng thực tế qua các video hoặc đoạn ghi âm của người bản xứ. Tuy nhiên, sinh viên năm thứ hai trường đại học Thương Mại chưa biết cách và chưa chủ động trong việc sử dụng công nghệ phục vụ việc học tập, mà chủ yếu dùng để giải trí hay mua bán trên mạng. Mặt khác, điểm mạnh của sinh viên là quen thuộc và nhanh nhạy trong việc sử dụng các ứng dụng về công nghệ. Video là ứng dụng công nghệ khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong giảng dạy. Áp dụng video trong thuyết trình (sinh viên làm bài tập thuyết trình của mình bằng cách quay lại bài thuyết trình ngoài giờ học trên lớp) có thể mang lại hiệu quả cao trong dạy học do (1) người học được chỉnh sửa, quay video nhiều lần, đồng nghĩa với tần suất sử dụng ngôn ngữ tăng lên; (2) hình thức quay video thuyết trình giúp học sinh giảm căng thẳng khi phải thuyết trình trước lớp và (3) học sinh có cơ hội xem lại, tự đánh giá được bài thuyết trình, từ đó có ý thức hơn để sửa các lỗi thường gặp. Để kiểm nghiệm hiệu quả thực sự và cách thức áp dụng của phương pháp giao bài tập thuyết trình qua video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại, nghiên cứu thực nghiệm này đã được thực hiện. 2. Tổng quan nghiên cứu đề tài Với tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng này cho sinh viên. Ngoài những nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng, có nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu các thủ thuật để nâng cao kỹ năng thuyết trình. Các nghiên cứu của Jane King (2002), Reinhart (2002), Sherman (2003), Brophy (2004), Guo (2007) và Touchon (2008) đều chỉ ra những lợi ích của việc thuyết trình qua video. Theo các nghiên cứu này, video giúp nâng cao kỹ năng thuyết trình do người học do được luyện tập nhiều lần, và do tự đánh giá được kỹ năng thuyết trình của mình với công cụ trực quan này. 9
- Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu dừng lại ở mức độ tìm hiểu các khó khăn gặp phải, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp để nâng cao kỹ năng thuyết trình cho học sinh. Ví dụ như trong nghiên cứu “Những yếu tố ảnh đến kỹ năng thuyết trình tiếng Anh của sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” (2011), Hoàng Thị Mai Hoa đã phân tích các yếu tố gây khó khăn cho sinh viên khi làm bài thuyết trình và các lý do gây ra những khó khăn này. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ phiếu điều tra cho 106 sinh viên học ngành du lịch năm thứ ba. Kết quả cho thấy sinh viên gặp khó khăn trong tất cả các giai đoạn thuyết trình từ việc chuẩn bị, trình bày đến đánh giá. Trình độ ngôn ngữ kém và sự chuẩn bị chưa đầy đủ thường cản trở sự trôi chảy; yếu kém về sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt, sử dụng cử chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình. Các yếu tố khác bao gồm thiếu sự khuyến khích động viên của giáo viên, thiếu sự phản hồi và đánh giá của giáo viên cũng như thiếu thốn về cơ sở vật chất. Để khắc phục tình trạng này, bản thân sinh viên cần nỗ lực hơn trong việc luyện tập, và giáo viên cần hợp tác với sinh viên trong việc phát triển các tiêu chí đánh giá phù hợp. Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần cung cấp cho học sinh những cụm từ, những cách diễn đạt phổ biến cho bài thuyết trình dành cho hướng dẫn viên du lịch và các cơ hội để thực hành các cách diễn đạt này (p.36- 38). Tương tự như vậy, nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng kỹ năng thuyết trình của sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường đại học Công nghiệp Hà Nội” (2009) của Nguyễn Thị Phương Nhung cũng nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình trong bối cảnh của trường đại học Công Nghiệp Hà Nội. Phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát lớp được thực hiện với 82 học sinh chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai của trường. Nghiên cứu cũng kết luận rằng trình độ còn hạn chế của sinh viên, thiếu tự tin và thiếu phản hồi từ giáo viên làm cho bài thuyết trình khó thành công. Do đó, học sinh cần luyện tập nhiều hơn và giáo viên cần đưa ra phản hồi chi tiết và rõ ràng cho sinh viên. Với nỗ lực tìm ra giải pháp nâng cao kỹ năng thuyết trình, Nguyễn Thị Bích Vân đã thực hiện nghiên cứu “Tìm hiểu cách cải thiện kỹ năng thuyết trình cho sinh viên chuyên Anh năm thứ hai trường đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên” (2010). Dữ liệu thu thập từ phiếu điều tra cho giáo viên và sinh viên cũng đã chỉ ra rằng trình độ ngôn ngữ 10
- thấp, không biết diễn đạt bằng tiếng Anh, thói quen sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, và sự thiếu tự tin đã gây khó khăn cho việc hiểu bài thuyết trình. Khác với hai nghiên cứu trên, nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò của giáo viên. Nghiên cứu phân tích những yếu tố gây cản trở có thể kể đến là phương pháp dạy học không phù hợp, phê phán lỗi của học sinh, và phản hồi chưa hợp lý hoặc chưa thường xuyên của giáo viên. Từ đó, nghiên cứu đề xuất phát triển kỹ năng thuyết trình bằng cách giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực hơn. Ví dụ như về phía giáo viên, cần đầu tư nhiều hơn cho bài giảng về kỹ năng thuyết trình để bài giảng thú vị hơn, nhiều thời gian hơn dành cho việc rèn luyện các kỹ năng thuyết trình và khuyến khích học sinh thảo luận. Những nghiên cứu khác cũng xoay quanh những vấn đề về yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bài thuyết trình và cách thức thực hiện, phần lớn đồng ý rằng những yếu tố căn bản ảnh hưởng đến thuyết trình là trình độ tiếng Anh còn kém, sự căng thẳng, ít được hỗ trợ và đánh giá phù hợp từ giáo viên. Các nghiên cứu đều đề xuất giáo viên nên tạo cơ hội luyện tập và nhiều tài liệu hướng dẫn cho học sinh hơn. Tuy thuyết trình qua video thường được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và giáo viên ở các nước khác do tính hiệu quả của nó, chưa có nghiên cứu nào về hình thức thuyết trình này ở Việt Nam. Do đó, cần có những nghiên cứu về tính ứng dụng và hiệu quả của hình thức thuyết trình qua video trong bối cảnh Việt Nam nói chung và bối cảnh trường đại học Thương Mại nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện với mục đích tìm hiểu hiệu quả của phương pháp giao bài tập thuyết trình qua video trong việc hình thành và phát triển kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. Mục tiêu cụ thể là tìm hiểu: Tác dụng của video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình về các mặt: nội dung, kỹ năng trình bày, liên kết nhóm, sự chuẩn bị, và kỹ năng trả lời câu hỏi Những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hiện hình thức thuyết trình qua video 11
- Đưa ra các đề xuất về việc áp dụng hình thức thuyết trình qua video cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp thuyết trình qua video (nhóm sinh viên quay video bài thuyết trình ngoài giờ học và nộp đoạn video thuyết trình cho giáo viên, sau đó các nhóm trả lời câu hỏi thảo luận trên lớp) và hiệu quả của nó trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. 5. Phạm vi nghiên cứu Thời gian thực hiện: Nghiên cứu được thực hiện trong năm học 2017-2018. Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Thương Mại. Nội dung: Đề tài nghiên cứu về phương pháp thuyết trình qua video trong việc giảng dạy cho đối tượng sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại và hiệu quả của nó trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên. Nghiên cứu được thực hiện với ba lớp sinh viên năm thứ hai, một lớp sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh, một lớp sinh viên chất lượng cao và một lớp sinh viên không chuyên tiếng Anh. 6. Phương pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu thực nghiệm có sử dụng nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Nhóm A, B, C (nhóm can thiệp) thuyết trình qua video (sinh viên quay lại bài thuyết trình ngoài giờ học, nộp đoạn video thuyết trình cho giáo viên, sau đó các nhóm trả lời câu hỏi thảo luận trên lớp), và nhóm A1, B1, C1 (nhóm đối chứng) thuyết trình trên lớp. Hai nhóm được yêu cầu thực hiện hai bài thuyết trình. Các dữ liệu từ điểm cho bài thuyết trình, câu trả lời phiếu điều tra khảo sát, phiếu tự đánh giá kỹ năng thuyết trình và phỏng vấn giúp tác giả tìm hiểu tác dụng của phương pháp thuyết trình qua video trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh cho sinh viên. 7. Kết cấu của đề tài Nghiên cứu bao gồm Phần mở đầu, Kết luận và ba chương với nội dung như sau: 12
- Phần mở đầu trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm tính cấp thiết của đề tài, tổng quan nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và kết cấu của đề tài. Chương 1 tóm lược một số vấn đề lý luận về bài thuyết trình và việc sử dụng video trong giảng dạy. Chương này cũng tóm tắt tình hình nghiên cứu về những nghiên cứu áp dụng video trong giảng dạy tại Việt Nam. Chương 2 trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Kết quả thu được từ phiếu điều tra, phiếu khảo sát, phiếu tự đánh giá và phỏng vấn giúp tìm hiểu tác dụng của phương pháp thuyết trình qua video đối với sinh viên. Chương 3 đưa ra các đề xuất để việc áp dụng phương pháp thuyết trình qua video hiệu quả nhất trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên năm thứ hai, trường đại học Thương Mại. Phần kết luận khái quát lại kết quả của nghiên cứu và tầm quan trọng của nghiên cứu trong việc nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên. 13
- CHƯƠNG 1. TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về bài thuyết trình Comfort (1995), Gupta (2008) và các học giả khác đều cho rằng bài tập thuyết trình là một công cụ thiết yếu cho học sinh trình bày suy nghĩ và quan điểm của mình một cách hiệu quả và thú vị với những công cụ và phương tiện đa dạng. Bên cạnh đó, Gupta (2008) cũng nhấn mạnh vai trò của kỹ năng thuyết trình trong quá trình tuyển dụng và khi làm việc, vì thuyết trình là một kỹ năng quản lý mà một nhà quản trị phải có. Quản trị là nghệ thuật làm cho công việc được thực hiện. Bài thuyết trình là một phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để làm điều này. Thuyết trình được dùng như một phương pháp trang trọng để tập hợp mọi nhân viên cùng lập kế hoạch, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện công việc. Sử dụng bài tập thuyết trình đã trở thành một cách phát triển năng lực truyền đạt ý tưởng một cách đa dạng và hiệu quả. Bài thuyết trình có hai chức năng chính: (1) là một hoạt động tương tác để học sinh áp dụng các kỹ năng học, và (2) là hoạt động cho học sinh trình bày sự tiếp thu của cá nhân về một văn bản trước khán giả một cách trang trọng. Bài tập thuyết trình thường được tiến hành theo cùng một cách thức. Học sinh hoặc giáo viên chọn chủ đề (hoặc giáo viên chọn một bài khóa cho học sinh đọc), sau đó học sinh tìm kiếm thông tin, đọc hiểu thông tin và thuyết trình trước lớp. Thuyết trình được coi là một phương tiện cho phương pháp học tập chủ động, lấy người học làm trung tâm hay học bằng cách thực hành (“learner-centered learning”/ “learning by doing”), vì học sinh phải đầu tư nhiều thời gian để đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn và phải tự đưa ra quyết định nhiều hơn khi thực hiện hoạt động này. Học sinh phải vượt qua những khó khăn trong quá trình chuẩn bị (thu thập, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, viết bài và thuyết trình). Thời gian nói của giáo viên giảm đi và thời gian nói tiếng Anh của học sinh tăng lên sẽ giúp học sinh phát triển các kỹ năng tiếng Anh. Bài thuyết trình đồng thời là cơ hội luyện nghe cho các học sinh khác. Học sinh cảm thấy việc đặt câu hỏi cho 14
- nhóm học sinh thuyết trình bớt căng thẳng hơn đặt câu hỏi cho giáo viên. Việc sinh viên có thể tự đặt những câu hỏi và những nhận xét phù hợp sẽ giúp sinh viên có được môi trường thực hành tiếng Anh thực tế hơn. Như vậy, đối với sinh viên trường đại học Thương Mại, kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng giúp sinh viên luyện tập sử dụng tiếng Anh, cũng như luyện cách thuyết phục, mà rất cần đến cho công việc tương lai. 1.1.1. Định nghĩa về thuyết trình Tuy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuyết trình, hầu hết các học giả đều thống nhất rằng thuyết trình là một kiểu nói hiệu quả trong giao tiếp, giúp đạt được những mục tiêu nhất định, hoặc thuyết phục người nghe thực hiện một hành động nào đó. Gupta (2008, tr. 258) định nghĩa thuyết trình là một quá trình trình bày thông tin cho người nghe, có thể được làm tăng thêm hiệu quả nhờ các tài liệu nghe nhìn (“the process of presenting information to an audience, possibly enhanced with visual or audio material” (tr.258)). Trong trường học, thuyết trình coi là một thể loại bài diễn thuyết mà học sinh thực hiện về một chủ đề đã chọn được. Bài thuyết trình tập trung vào mục đích trình bày một chủ đề của học phần học theo phong cách trang trọng, chứ không phải là một hội thoại xuồng xã và có tính tức thì. Do đã được chuẩn bị trước, bài nói có khuynh hướng giống văn viết (“writing like”) (Comfort, 1995). 1.1.2. Cấu trúc của bài thuyết trình Whatley (2001) đã phân biệt một số loại thuyết trình cơ bản như thuyết trình cung cấp thông tin (“informative”), thuyết trình hướng dẫn, chỉ thị (“instructional”), thuyết trình dùng để nhận được sự đồng tình về quan điểm (“arousing”), thuyết trình để thuyết phục (“persuasive”) và thuyết trình thúc đẩy người nghe thực hiện hành động (“decision- making”). Thuyết trình trong các cơ sở giáo dục đối với học sinh có trình độ tiếng Anh kém thường là dạng “informative”, trong khi đó học sinh có trình độ tiếng Anh khá hơn thường phải làm bài thuyết trình dạng “arousing” và “persuasive”. 15
- 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình Tuy bài thuyết trình được giáo viên và người nghe đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác nhau, thông thường học sinh thuyết trình chỉ quan tâm đến nội dung, học thuộc nội dung bài và bỏ qua các tiêu chí quan trọng khác. Gupta (2008) khẳng định rằng nếu như ý tưởng hay quan trọng cho thành công của bài thuyết trình, thì khả năng diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả cũng quan trọng như nội dung của nó (tr. 258). Với nội dung, yếu tố cần đánh giá là sắp xếp ý và tính liên kết các ý (Gupta, 2008). Theo Reinhart (2002), cách sắp xếp ý phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các từ nối và các cụm dẫn nhập hay ngôn ngữ chỉ dẫn. Các từ nối là các từ dùng để nối kết thông tin, tạo ra sự trôi chảy và tính mạch lạc cho lời nói (tr3). Các yếu tố phi ngôn ngữ cũng không kém phần quan trọng so với nội dung cần được đánh giá là cử chỉ, tư thế, chuyển động cơ thể, ánh mắt và giọng nói. Trong nghiên cứu “Preparing EFL Learners for Oral Presentations”, Jane King (2002) đưa ra 5 tiêu chí cụ thể để đánh giá một bài thuyết trình (tr. 417-418): A. Chuẩn bị Đến lớp sớm để chuẩn bị các thiết bị Đảm bảo tất cả các thiết bị đều hoạt động Nộp bài viết chuẩn bị cho thuyết trình B. Cấu trúc bài Giới thiệu rõ ràng Phát triển logic Kết luận logic và sâu sắc Đề cương đánh máy rõ ràng C. Nội dung Sử dụng nguồn tài liệu đa dạng Nhiều dữ liệu Có tính sáng tạo 16
- Sử dụng nguồn tham khảo bằng tiếng Anh D. Kỹ năng trình bày Thu hút khán giả Không đọc từng từ Giao tiếp bằng mắt Kiểm soát thời gian Điều chỉnh âm lượng giọng nói Hiệu quả của giáo cụ trực quan E. Các kỹ năng nói Chuyển văn bản viết thành văn nói Rõ ràng và lưu loát Cung cấp các câu hỏi thảo luận Tương tác với khán giả Khi xem xét kỹ các yếu tố này, ta có thể thấy tác giả đã đưa ra từng khía cạnh cụ thể của bài thuyết trình, tuy nhiên có thể sắp xếp lại thành 3 phần chính là chuẩn bị, thuyết trình và nội dung vì thực chất tiêu chí “cấu trúc bài” liên quan đến tính mạch lạc và tính liên kết của nội dung, “kỹ năng nói” có thể xếp vào mục “kỹ năng trình bày”. Trong một số nghiên cứu khác, phiếu tự đánh giá bài thuyết trình thiết kế bởi Morales & Rosa (2008) được sử dụng. Khác với Jane King (2002), phiếu này này đánh giá bốn khía cạnh bao trùm nhất là kỹ năng thuyết trình và nội dung, tiêu chí về sự chuẩn bị được xếp vào phần nội dung. A. Kỹ năng thuyết trình Yếu tố phi ngôn ngữ: Diện mạo Biểu hiện khuôn mặt Ngôn ngữ cơ thể Cử chỉ 17
- Giao tiếp bằng mắt Yếu tố ngôn ngữ: Âm lượng Tốc độ nói Ngữ điệu Phát âm B. Nội dung Giới thiệu chủ đề Luận cứ Kết luận Có chuẩn bị C. Tích hợp công nghệ D. Thu hút khán giả Như vậy, những học giả khác nhau có những tiêu chí đánh giá khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều đánh giá về nội dung, kỹ năng trình bày, và chuẩn bị bài. Tùy thuộc vào bối cảnh khác nhau mà giáo viên cần lựa chọn hoặc có những thay đổi cho phù hợp. Ví dụ, với học sinh yếu về kỹ năng trình bày, nhiều tiêu chí phụ về kỹ năng trình bày cần được thêm vào bảng đánh giá; và kỹ năng trình bày cần có tỉ trọng điểm bằng hoặc thậm chí cao hơn phần nội dung để nhắc nhở học sinh về điểm yếu của mình. Trong bối cảnh trường đại học Thương Mại, do sinh viên yếu phần trình bày, và làm việc nhóm nên phần liên kết nhóm được thêm vào tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đánh giá được sử dụng gồm chuẩn bị, nội dung, trình bày, liên kết nhóm và trả lời câu hỏi tương tác. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả bài thuyết trình Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả của bài thuyết trình. Những yếu tố thường gặp là sự lo lắng, trình độ của học sinh, sự chuẩn bị, thái độ nhàm chán của khán giả và kỹ năng trình bày còn hạn chế. 18
- Sự lo lắng khi phải thuyết trình trước đám đông thể hiện qua hành động nói run rẩy, nói nhỏ, nói không lưu loát, thở nặng nề, cánh tay và tay không di chuyển, toát mồ hôi tay, nhịp tim tăng hay quên nội dung bài. Để vượt qua khó khăn này, Sherman (2003) đã khuyên giáo viên nhắc học sinh biết rằng sự căng thẳng, hồi hộp khi phát biểu trước đám đông là hoàn toàn tự nhiên và học sinh cần luyện tập nhiều để thuyết trình một cách tự tin. Thái độ nhàm chán của nhóm cũng là một nhân tố gây ra sự lo lắng khi nói (“speech anxiety”). King (2002) nhấn mạnh học sinh thường lúng túng và chưa biết sử dụng các công cụ thuyết trình đúng cách. Học sinh thường chưa có kỹ năng chọn tài liệu phù hợp, hoặc chưa biết đánh giá độ tin cậy của nguồn tài liệu; và quá phụ thuộc vào các công cụ thuyết trình như powerpoint – viết quá nhiều chữ trên các slide và đọc slide thay vì thuyết trình. Kết quả là, bài thuyết trình không đạt được hiệu quả và gây nhàm chán cho người nghe. Người nghe không chú ý nếu bài thuyết trình buồn tẻ và học sinh nói như một cái máy với cùng một tông giọng và một nhịp độ, hoặc là với những học sinh thuyết trình với giọng nói ấp úng. Vì người nghe không chú ý, học sinh thuyết trình cũng cảm thấy ít tự tin hơn. Do đó, giáo viên nên quy định rõ ràng về cách dùng các tài liệu khi nói. Cần chú ý rằng chìa khóa của việc sử dụng các cử chỉ hiệu quả là nắm chắc được các tài liệu của mình, để chuẩn bị tốt, khi đó cử chỉ sẽ tự nhiên (“the key to effectively using gestures is to know your material so well, to be so well prepared, that your gestures will flow naturally” (Gupta 2008, tr.260)). Trình độ ngôn ngữ của học sinh cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bài thuyết trình. Trình độ ngôn ngữ của học sinh là khả năng nói hay thể hiện bằng ngôn ngữ cần học (Delahunty & Garvey, 1994). Việc sử dụng thành thạo một ngôn ngữ thường được đánh giá bằng mức độ chính xác (“accuracy”) và mức độ lưu loát (“fluency”) (Ur, 1996). Tính chính xác liên quan đến cách dùng ngôn ngữ đúng về mặt từ vựng, ngữ pháp và phát âm, trong khi tính lưu loát là khả năng nói liên tục. Tính chính xác và tính lưu loát liên quan chặt chẽ với nhau và đều cần thiết để hiểu một bài phát biểu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực giảng dạy, tính lưu loát thường là mục tiêu ban đầu trong nhiều khóa học giao tiếp với học sinh có trình độ ngôn ngữ thấp; tính chính xác thường là mục tiêu lâu dài. Do 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo khoa học: "Vận dụng một số kiến thức về nhóm các phép biến đổi điểm trong không gian nhằm bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tìm tòi lời giải và phát hiện các bài toán mới thông qua dạy học Hình học sơ cấp"
6 p | 142 | 32
-
Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng kỹ thuật tưới ngầm
42 p | 169 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Xây dựng giải pháp thu gom rác thải và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại trường Đại học Trà Vinh
28 p | 164 | 21
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 53 | 18
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Thiết kế hệ thống nhúng cho thiết bị nội soi nha khoa
37 p | 91 | 17
-
Báo cáo khoa học: Chế tạo thiết bị đo tự động của nước thải công nghiệp, ghi và cảnh bảo - Viện kỹ thuật thiết bị
80 p | 136 | 15
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu ứng dụng PHP và MySQL trong giảng dạy và học tập học phần cơ sở dữ liệu 2
53 p | 61 | 13
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
100 p | 55 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán độc lập
141 p | 39 | 13
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Phân hiệu trường đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
97 p | 73 | 12
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu và ứng dụng mạng phần mềm Enterprise Architect trong phân tích thiết kế các hệ thống thông tin
72 p | 47 | 11
-
Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường: Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam
53 p | 60 | 11
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Các phương pháp định giá quyền chọn và áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
67 p | 35 | 11
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu một số vấn đề về truy vấn và tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu phân tán trong hệ thống thông tin
57 p | 47 | 10
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu bán lẻ sách điện tử ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp
92 p | 64 | 9
-
Báo cáo khoa học cấp trường: Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công bán lẻ điện tử mặt hàng sách ở Việt Nam
57 p | 49 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Ảnh hưởng của 03 mức bón phân lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cỏ voi lai (VA06) trên vùng đất phèn tại Trà Vinh
49 p | 61 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn