Báo cáo: Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang (MS2)
lượt xem 7
download
Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến 60% vào năm 2000. Nó được cho là do một phần dựa vào tiêu thụ nội địa hay chỉ xuất sang những thị trường ở các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu thanh long ở Việt nam nhưng phần lớn thanh long lại được sản xuất chủ yếu từ những nông dân sản xuất nhỏ lẽ. Lợi tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo: Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang (MS2)
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn _____________________________________________________________________ Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) 037/04VIE Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất Tháng 8 năm 2005
- 1. Thông tin về đơn vị Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và Tên dự án xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam Đơn vị VN Nguyễn Văn Hòa Giám đốc Dự án phía VN Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Lương Thực, Đơn vị Úc New Zealand John Campbell, Jim Walker Nhân sự Úc 30 tháng 6 năm 2005 Ngày bắt đầu Tháng 3 năm 2007 Ngày kết thúc (theo dự kiến ban đầu) Ngày kết thúc (đã thay đổi) Báo cáo khởi động/tiến độ đầu tiên Chu kỳ báo cáo Cán bộ liên lạc Ở Úc: Cố vấn trưởng John Campbell Tên: Telephone: + 64 3 5289106 Trưởng dự án Chức vụ: Fax: + 64 3 5287813 HortResearch Email: JCampbell@hortresearch.co.nz Tổ chức Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính Bà Leonie Osborne + 64 9 815 8819 Tên: Telephone: Trưởng nhóm phòng trừ sinh học Fax: + 64 9 815 4202 Chức vụ: HortResearch losborne@hortresearh.co.nz Tổ chức Email: Ở Việt Nam Ts. Nguyễn Minh Châu + 84 73 893 129 Tên: Telephone: Project Champion + 84 73 893 122 Chức vụ: Fax: Viện NC CAQ Miền Nam mch@hcm.vnn.vn Tổ chức Email:
- 2. Trích lược dự án Người nông dân sản xuất thanh long ở Việt Nam thấy rằng giá thanh long của họ giảm đến 60% vào năm 2000. Nó được cho là do một phần dựa vào tiêu thụ nội địa hay chỉ xuất sang những thị trường ở các nước láng giềng. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu thanh long ở Việt nam nhưng phần lớn thanh long lại được sản xuất chủ yếu từ những nông dân sản xuất nhỏ lẽ. Lợi tức từ thanh long sẽ được cải thiện rõ nét nếu những hộ sản xuất nhỏ này và nhà xuất khẩu có thể mở rộng ra thị trường mới giá trị cao hơn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng kém may thay, những yêu cầu khắc khe và gần đây mối quan tâm của người tiêu thụ là thực phẩm phải an toàn và an toàn có nghĩa là nhà nông Việt nam có thể xuất khẩu thanh long sang thị trường có giá trị cao nếu họ sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP). EUREPGAP là một chương trình GAP toàn diện và có thể kiểm soát, hiệu chỉnh được và đạt được tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và bền vững đáp ứng được cho phần lớn các siêu thị tại Châu Âu. Dự án này sẽ phát triển các bước thực hiện EUREPGAP cho các nhóm nông dân ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để nông dân Việt nam có thể xuất khẩu đi các thị trường có chất lượng cao ở Châu Âu. Nếu thành công nó có thể trở thành mô hình mẫu về hệ thống GAP sẽ được áp dụng cho những loại cây ăn quả khác. 3. Báo cáo tóm tắt Thời gian chuẩn bị cho báo cáo khởi đầu và báo cáo tiến độ đầu tiên thực hiện dự án CARD 037/04VIE trong vòng một tháng. Theo kết quả, báo cáo này kết hợp những việc khởi đầu và tiến triển của dự án cho đến ngày hôm nay. Nhân viên tổ chức HortResearch đã thực hiện hai chuyến tham quan Việt Nam vào tháng hai và tháng 5 năm 2005, trong suốt thời gian này các mục tiêu của dự án được thiết lập. Bảng Họp Đồng được phát thảo và ký kết để thực hiện dự án giữa Tổ chức Quốc tế Hassall và liên đới, HortResearch và Viện NC CĂQ Miền Nam (SOFRI). Một bản ghi nhớ và một bảng tóm tắt một trang được phát thảo và ký kết thực hiện giữa các tổ chức khác nhau nhằm cải thiện sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP) để xuất khẩu. Có sự thay đổi người quản lý dự án cả phía HortResearch và SOFRI ngay những bước khởi đầu của dự án để cùng nhau tiếp tục quản lý dự án. Việc thực hiện dự án chủ yếu tập trung vào việc thiết lập các mối liên kết và điều tra tổng thể 150 hộ nông dân sản xuất thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất thanh long và so sánh với tiêu chuẩn cần thiết cho GAP. Một số kết quả điều tra được áp dụng để tập huấn lại cho nông dân. Cũng qua điều tra ở Bình Thuận, xác định được nhà xuất khẩu, đóng gói và nhóm nông dân để tham gia nhóm thí điểm (pilot) và được sự hỗ trợ của dự án. Đến giờ phút này, chưa có một vấn đề nghiêm trọng nào trong việc thực hiện dự án. Dự án đang được thực hiện đúng tiến độ và đạt được mục tiêu 1 và 2.
- 4. Giới thiệu và bối cảnh Mục tiêu 1: Tăng cường khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất nhỏ để đạt khả năng cung cấp thanh long cho thị trường quốc tế với đòi hỏi cao, giới thiệu khái niệm về an toàn thực phẩm, môi trường sạch, sản xuất bền vững và an toàn cho người sản xuất trong việc sản xuất cuả họ. Mục tiêu 2: Cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật và tập huấn cho khuyến nông viên/nhà nghiên cứu Việt Nam để cải thiện khả năng của họ trong việc tập huấn nhóm các thủ tục, các bước thực hiện GAP trên thanh long. Đầu ra được mong đợi bao gồm những kỹ thuật mới mà nó được yêu cầu để có thể thâm nhập được vào thị trường Châu Âu và giúp nông dân sản xuất nhỏ có thể vượt qua nhằm cải thiện việc cung cấp sản phẩm của mình. Nhân sự phía Việt Nam như cán bộ SOFRI, Sở Nông Nghiệp và PTNT và những đơn vị tư nhân sẽ được tập huấn trên đồng và 2 thành viên của Viện NC CAQ Miền Nam sẽ được tham gia đợt tham quan học tập về GAP trên cây ăn quả ở New Zealand. Với ý định phát triển nhân sự cả của nhà nước và đơn vị tư nhân sẽ thông qua các bước áp dụng thực tiển bao gồm. - Xác định thực tiển sản xuất thanh long ở Việt nam và so sánh với các tiêu chuẩn của EUREPGAP thông qua điều tra diện rộng. - Cải thiện kiến thức về sản xuất thanh long cho cán bộ SOFRI và thiết lập hệ thống để cải thiện và giải quyết các vấn đề trong sản xuất. - Phát triển mô hình mẫu theo tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhà xuất khẩu/đóng gói/nhóm nông dân ở điều kiện thực tiển. - Phát thảo quyển tài liệu, mã số và phát triển các tài liệu tập huấn thích hợp cho khuyến nông viên Việt nam và thích hợp để mô hình mẫu trên thanh long được áp dụng cho các trường hợp khác và cây trồng khác. - Thiết lập hệ thống chất lượng đạt yêu cầu cho ngành sản xuất thanh long để áp dụng và được xem như cốt lõi cho hệ thống vững mạnh giúp đạt tiêu chuẩn EUREPGAP cho mô hình mẫu. - Tối đa hoá hiệu quả của những bước đầu tiên thực hiện GAP trên thanh long thông qua sự tham gia đầy đủ trong dự án GAP trên thanh long. 5. Tiến độ cho đến thời điểm báo cáo 5.1. Những điểm đáng chú ý Đến nay có hai đợt tham quan của chuyên gia New Zealand (TS. Barbara Waddell và Jim Walker vào tháng hai và Ts. Waddell và John Campbell vào tháng năm năm 2005) với mục đích là xác định mục tiêu của dự án CARD và thông qua lần cuối các bản ký kết. Hợp đồng hiện đã được ký bao gồm:
- - CARD 037/04VIE phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, giữa HAI và Viện nghiên cứu rau quả và thực phẩm của New Zealand (HortResearch). - Một bản hợp đồng giữa HortResearch và Viện NC CĂQ Miền Nam (SOFRI), Việt nam. - Một bản ghi nhớ để điều phối các đơn vị phát triển cây thanh long (Chương trình GAP trên thanh long – Dragon Fruit GAP Project – DGP) ở Việt Nam giữa các đơn vị: HortResearch, Tăng cường năng lực cạnh tranh (VNCI), USAID/EGAT RAISE SPS và SOFRI. - Thông tin Dự án phát triển thanh long - một trang. Người quản lý dự án phía New Zealand thay đổi giữa lần đầu và thứ hai đến làm việc tài Việt nam từ Ts. Jim Walker sang Ông John Campbell. Lần viếng thăm thứ hai của chuyên gia New Zealand bao gồm sự làm quen với việc thay thế người quản lý dự án. Ở lần đến làm việc thứ hai này sự quyết định chọn hai điểm trình diễn mẫu về EUREPGAP thông qua hợp đồng hợp tác của dự án phát triển thanh long theo hướng GAP (DGP): cho dự án CARD là Top Down (từ trên xuống)(nhà xuất khẩu/nhà đóng gói/nhóm nông dân) và của dự án VNCI/IMO là Bottom Up (từ dưới lên)(thiết lập nhóm nông dân - hợp tác xã). Trong suốt quá trình phát triển hợp đồng hợp tác giữa HortResearch và SOFRI, một lịch làm việc được xây dựng dựa trên khung hoạt động (Log Frame) cho năm đầu tiên của dự án. Đồng thời cũng chính thức đưa SOFRI thành một tổ chức trong nước để thực hiện dự án, những hoạt động sau đây hoặc đã được hoàn thành hay mới bắt đầu: - Thiết kế phiếu điều tra nông dân - Điều tra thử nghiệm các phiếu điều tra trên đồng trong đợt sang Việt nam lần thứ 2 của chuyên gia New Zealand. - Hiệu chỉnh và thống nhất phiếu điều tra và tập huấn cho nhóm cán bộ SOFRI tham gia dự án về phương pháp điều tra trong đợt sang làm việc vào tháng 5/2005. - Nhóm cán bộ SOFRI tham gia dự án tập huấn cho các cán bộ trẻ của Viện về phương pháp điều tra nông dân và ghi nhận thông tin vào phiếu. - Tiếp theo là thực hiện điều tra trên diện rộng với 150 phiếu ở Bình Thuận và Tiền Giang do cán bộ của SOFRI thực hiện. - Điều tra nông dân được cán bộ thực hiện dự án của SOFRI mở rộng thêm để ghi nhận thêm những thông tin về trồng trọt, để gặt hái thêm thông tin về hiện trạng sản xuất thanh long. - Những thông tin thu thập về phương pháp canh tác thanh long được tổng hợp và một số thông tin được sử dụng để tập huấn nông dân – quá trình này cứ tiếp tục khi những kiến thức này được tích luỹ. - Những thông tin thu thập được qua điều tra được ghi nhận qua tiếng Việt sau đó dịch sang tiếng Anh. - HortResearch đã phát triển cơ sở dữ liệu trên trang Web và SOFRI sẽ nhập những thông tin này vào đó. - Trong suốt quá trình điều tra những người được nhận sự hỗ trợ từ dự án CARD đã được xác định theo hướng Top Down Pilot. - Lịch làm việc của người quản lý dự án phía New Zealand được xây dựng cho chuyến thăm lần thứ hai (phụ lục 1). - Sự liên lạc giữa các đơn vị tham gia dự án DGP được thiết lập và gặp nhau mỗi hai tuần một lần qua điện thoại trên internet. Việc này được thực hiện giữa HortResearch và VNCI qua điện thoại, trong khi ở SOFRI chỉ sử dụng chat qua sử dụng bàn phím
- vi tính. Dự án cũng đã cử Cô Nguyễn Phương Thảo làm điều phối viên của dự án DGP và đã vận hành tốt. - Sự cố gắng để cải thiện phương tiện liên lạc giữa HortResearch và SOFRI đang được tiến hành. 5.2. Lợi ích cho đối tượng quy mô nhỏ Lợi ích đối với nông hộ sản xuất nhỏ sẽ được phát hoạ và báo cáo như động lực để thực hiện dự án. 5.3. Tăng cường năng lực Trong quá trình thiết lập mục tiêu dự án và sau đó là việc thực hiện dự án thông qua việc viếng thăm và làm việc của chuyên gia New Zealand được xem là sự cố gắng rất lớn, và sẽ được tiếp tục, để định ra những đơn vị trực thuộc nhà nước và cả đơn vị tư nhân, người có khả năng lãnh đạo để làm thay đổi và phát triển hệ thống chất lượng, cải thiện và duy trì bền vững. Ưu tiên một của dự án là để tăng cường năng lực phát triển bền vững ở mức độ quốc gia khi dự án kết thúc. 5.4. Quảng bá Dự án CARD đã được quãng bá thông qua hệ thống truyền hình tỉnh Bình Thuận nói về hoạt động của các dự án phát triển thanh long vào ngày 29 tháng 7 năm 2005. Thành phần tham gia chương trình bao gồm VNCI, IMO và Ông Võ Thế Truyền của SOFRI đại diện cho dự án CARD. Keith Milligan đề nghị thông tin của dự án CARD nên bao gồm cả những thông tin trên TV. Nên có một bản copy để trong báo cáo tiến độ. Vào ngày 29 tháng 9 lễ ký kết bản ghi nhớ của dự án DGP được công bố tại Tp Hồ Chí Minh. Một trang tóm tắt của bản ghi nhớ được xây dựng để thông báo đến tất cả các đối tác của dự án DGP và được thông báo rộng rải khi thích hợp. Trong thời gian này, card visit cho tất cả nhân sự của dự án đã được in cho cùng một mục đích. 5.5. Quản lý dự án Có một sự thay đổi về người quản lý dự án phía New Zealand chuyển từ Ông Jim Walker sang Ông John Campbell vào tháng 4 năm 2005. Ts. Nguyễn Văn Hòa thay thế cho Ông Võ Thế Truyền như là người quản lý dự án phía Viện NC CAQ Miền Nam (SOFRI) vào tháng 7/2005. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Ông Võ Thế Truyền sẽ sang làm nghiên cứu sinh PhD tại Đại Học Massey, New Zealand. 6. Báo cáo về các vấn đề đan chéo 6.1. Môi trường
- Phân tích số liệu điều tra sẽ cũng cố thêm những quan sát của chuyên gia New Zealand qua hai lần thăm Việt Nam trước đây. Kết quả cho thấy có sự cách biệt lớn giữa môi trường canh tác hiện tại và yêu cầu để đạt tiêu chuẩn EUREPGAP. Việc sử dụng/sử dụng sai chất thải từ con người, chất hữu cơ chưa được ủ hoai, đặc biệt là sự phối hợp các loại phân ô cơ, các chất hoá học chưa được đăng ký và thời gian cách ly của thuốc hoá học chưa đủ, những vấn đề này rất cấp bách, cần thiết phải được cải thiện cho đúng. 6.2. Các vần đề giới tính và xã hội Việc thực hiện dự án CARD trên thanh long sẽ diễn đạt một cách hệ thống vấn đề giới tính và xã hội. Ví dụ như phưong thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đòi hỏi những điều kiện làm việc tốt, sự đối xử thích hợp đối với người lao động, sự quan sát đến sức khoẻ và an toàn sản xuất, v.v. 7. Các vấn đề thực hiện và tính bền vững 7.1. Những khó khăn và trở ngại Những khó khăn và trở ngại trở thành vần đề hiển khi dự án được thực hiện. Tuy nhiên, việc xác định nhân sự chính một cách thích hợp cho cả đơn vị tư nhân hay cơ quan nhà nước được xem là một bước ngoặc của sự thành công. Sự giao tiếp, niềm tin và sự hợp tác giữa nhân sự của HortResearch và SOFRI là rất quan trọng cho việc triển khai dự án một cách thuận lợi, trôi chảy trong các đợt sang Việt Nam làm việc của chuyên gia New Zealand. 7.2. Giải pháp Giải pháp và việc giải quyết vấn đề sẽ là yếu tố rất quan trọng trong quá trính thực hiệndự án. Một độ ngũ nhân sự thích hợp được xem như là phương pháp tốt nhất để bảo đảm kết quả tốt đẹp cho cả dự án CARD và dự án DGP là dẫn đến sự cải thiện chất lượng sản phẩm để thanh long từ những nông dân Việt nam có thể thâm nhập vào thị trường khó tính ở Châu Âu. 7.3. Tính bền vững Tính bền vững được diễn tả bởi dự án thông qua: • Sự phát triển khả năng của cả quốc gia • Tập huấn cho các nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và nông dân qua thực tiển mô hình trình diễn theo hướng Top Down. • Mở rộng một cách có hệ thống mô hình này đến các nhóm khác và diện tích khác. • Cung cấp một lượng lớn trái cây đạt tiêu chuẩn EUREPGAP vào thị trường khó tính càng sớm càng tốt trong suốt quá trình của dự án, để trình diễn tiềm năng kinh tế khi có hệ thống chất lượng vững mạnh.
- • Truyền đạt sự ưu việc cho sức khoẻ và tính an toàn, vì lý do môi trường và xã hội trong khi thực hiện GAP. 8. Các bước quan trọng tiếp theo Mục tiêu thứ 3 của bản hợp đồng giữa HortResearch và SOFRI liệt kê các hoạt động của SOFRI và phát thảo những nhiệm vụ phải được thực hiện trong 12 tháng tới. Chương trình làm việc trong chuyến làm việc vào tháng 9 năm 2005 của người quản lý dự án phía HortResearch được đính kèm (phụ lục 1). 9. Kết luận Việc xuất khẩu trái cây không đạt tiêu chuẩn EUREPGAP sang các nước Châu Âu sẽ phải kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2005. Dự án CARD, như đã phát thảo trong tài liệu dự án, đã được thực hiện, sẽ rất thích hợp cho sự phát triển của GAP trong ngành sản xuất thanh long. Kết quả cuối cùng của dự án vẫn còn tuỳ thuộc vào sự phát triển của mô hình bao gồm nhà xuất khẩu/nhà đóng gói/nhóm nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn EUREPGAP được xem như mô hình mẫu để phát triển GAP trên thanh long và những cây ăn quả khác ở Việt Nam. Không có những trở ngại lớn trong quá trình thực hiện dự án cho đến thời điểm này. Dự án đang tiến triển tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Phở 24
113 p | 465 | 105
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển hệ thống Trung tâm Giới thiệu việc làm công ở Việt Nam đến năm 2010
87 p | 305 | 59
-
Báo cáo: Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên môn bóng chuyền năm thứ 2 chuyên ngành sư phạm thể dục thể thao trường Đại học Cần Thơ
13 p | 341 | 58
-
Luận văn: “Cơ sở phương pháp luận phát triển hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin kế toán bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại”
46 p | 203 | 51
-
Báo cáo khoa học: "HỆ THỐNG GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN TẠI VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHO TƯƠNG LAI"
12 p | 166 | 47
-
Đề tài: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
119 p | 163 | 47
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển hệ thống phân phối liên kết dọc nhóm hàng điện tử điện lạnh tại thị trường Việt Nam”
86 p | 155 | 41
-
Đề tài độc lập cấp nhà nước: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ xây dựng hệ thống đê bao bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long - Sản phẩm số 1 - Báo cáo kết quả thu thập, bổ sung các tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài
71 p | 147 | 31
-
Báo cáo thực tập: Hệ thống CNS_ATM
39 p | 128 | 25
-
Báo cáo tóm tắt Đề án quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
135 p | 155 | 20
-
Báo cáo: Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV karatedo thành phố HCM sau một chu kỳ tập luyện năm 2010
7 p | 162 | 16
-
Báo cáo cuối kỳ môn Kỹ thuật phát triển hệ thống web: Hệ thống vận tải hàng hoá
29 p | 57 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp phát triển hệ thống phân phối theo hình thức nhượng quyền của công ty TNHH Gạo Sạch
73 p | 37 | 9
-
Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ: Xây dựng và thống nhất hệ thống ký hiệu Braille Việt ngữ
168 p | 85 | 8
-
Báo cáo khoa học: "ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2020"
9 p | 116 | 8
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ sinh thái nông nghiệp tổng hợp lúa cá vịt ở vùng sản xuất lúa bấp bênh thường xuyên ngập úng của tỉnh Thanh Hóa
160 p | 86 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Ứng dụng Liferay Portal 6.2 phát triển hệ thống thông tin quản lý tại NXBGD chi nhánh Đà Nẵng
25 p | 26 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn