Báo cáo sáng kiến: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng
lượt xem 3
download
Lớp Một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp. Mà người ta thường nói “Cấp một là nền, lớp một là móng” vì thế móng có chắc thì nền mới vững. Có được cái móng chắc ấy, thì việc rèn cho các em đạt được năng lực ngôn ngữ tốt, là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi khi các em có năng lực ngôn ngữ tốt, tức là tư duy các em phát triển tốt, các em sẽ cảm nhận và hiểu được rất nhiều điều. Việc đọc, viết, nói và nghe tốt, sẽ giúp các em học tốt các môn học khác, có hứng thú học tập hơn. Đó là cơ sở để các em học tốt ở các lớp trên. Đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng” đưa ra một số kinh nghiệm giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng
- 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng. 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: Ở bậc Tiểu học tất cả các môn học trong chương trình học đều rất quan trọng. Với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Bộ GD & ĐT quy định dạy đủ 7 môn học bắt buộc. Trong đó, mỗi môn điều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các môn học là để hình thành cơ sở ban đầu về phát triển con người toàn diện cho học sinh. Cùng với môn Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Nghệ thuật thì môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng. Như chúng ta đã biết, dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nói và nghe). Để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Đồng thời, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh. Bản thân tôi là giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm dạy lớp Một. Tôi nắm bắt khá rõ về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp Một. Mới từ bậc mầm non lên bậc tiểu học, còn nhiều bỡ ngỡ, có nhiều em còn chưa biết đọc, biết cầm bút để viết, nhưng cũng có nhiều em lại được học trước khi vào lớp Một. Điều này dẫn đến sự phân hóa đối tượng khá cao trong lớp học. Vừa phải dỗ dành, cầm tay cho các em biết viết, biết đọc những chữ cái đơn giản nhất, vừa phải phát triển năng lực ngôn ngữ cho những em tốt hơn. Đó là, những vấn đề rất khó khăn đối với bản thân tôi, cũng như những giáo viên dạy lớp Một. Bên cạnh đó, lớp Một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp. Mà người ta thường nói “Cấp một là nền, lớp một là móng” vì
- 2 thế móng có chắc thì nền mới vững. Có được cái móng chắc ấy, thì việc rèn cho các em đạt được năng lực ngôn ngữ tốt, là một việc làm hết sức quan trọng. Bởi khi các em có năng lực ngôn ngữ tốt, tức là tư duy các em phát triển tốt, các em sẽ cảm nhận và hiểu được rất nhiều điều. Việc đọc, viết, nói và nghe tốt, sẽ giúp các em học tốt các môn học khác, có hứng thú học tập hơn. Đó là cơ sở để các em học tốt ở các lớp trên. Chính vì vậy, để giúp các em học tốt môn học này tôi đã lựa chọn đề tài : “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình GDPT mới 2018 tại Trường Tiểu học Kim Đồng” để nghiên cứu và đưa ra một số kinh nghiệm giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao. 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Trước hết, chúng ta cần nhìn rõ, ở chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, bậc tiểu học có sự thay đổi cả về tên môn học cũng như thời lượng. Trong đó, thời lượng môn Tiếng Việt lớp Một tăng thêm 70 tiết so với chương trình cũ. Đồng nghĩa với việc, phải tăng năng lực ngôn ngữ (đọc, viết, nói và nghe) nhiều hơn so với các năng lực như năng lực tính toán, năng lực thẩm mĩ... nên bản thân là người giáo viên, việc đầu tiên tôi nhanh chóng nắm chắc nội dung chương trình phổ thông mới 2018, dựa theo cấu trúc, hiểu hướng đi của tác giả, trong bộ sách Tiếng Việt lớp 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống; để đề ra các biện pháp ngay từ đầu năm đối với lớp 1/3. Nhằm giúp học sinh đạt được các năng lực ngôn ngữ, qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe cho học sinh lớp Một. a. Các giải pháp thực hiện: - Giải pháp 1: Nắm tình hình, phân nhóm đối tượng học sinh, viết nhật kí tiết dạy. - Giải pháp 2: Phát triển năng lực ngôn ngữ qua kĩ năng nói và nghe. - Giải pháp 3: Phát triển năng lực ngôn ngữ qua kĩ năng đọc âm/ vần/ tiếng/ từ khóa. - Giải pháp 4: Phát triển năng lực ngôn ngữ qua kĩ năng viết. b. Các bước thực hiện giải pháp: - Bước 1: Lập kế hoạch từ đầu năm học. - Bước 2: Giáo viên lập sáng kiến sẽ áp dụng tại lớp mình đang giảng dạy. - Bước 3: Tổ chức nghiên cứu những biện pháp giúp học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình phổ thông mới 2018. - Bước 4: Áp dụng trong tiết học cụ thể môn Tiếng Việt tại lớp 1/3 của Trường Tiểu học Kim Đồng.
- 3 - Bước 5: Theo dõi, đối chiếu chất lượng học tập trong môn Tiếng Việt của năm học hiện tại so với các năm học trước. c. Cách thức thực hiện giải pháp: - Giáo viên cần áp dụng linh hoạt các hoạt động dạy học theo cách trực tiếp và gián tiếp. Sử dụng các kĩ năng đứng lớp phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh sao cho học sinh đạt được năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. - Giáo viên phải có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp, phải dự đoán được tình huống có thể xảy ra trong bài dạy, từ đó có biện pháp thích hợp để giải quyết tình huống đó. - Giáo viên chuẩn bị soạn bài giảng Powerpoint thường xuyên trong mỗi tiết học. Giáo viên luôn coi học sinh là trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh. - Giáo viên có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng nhóm đối tượng học sinh. Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao. - Để đạt được các yêu cầu trên, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trau dồi, nâng cao tinh thần tự học chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, linh hoạt sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, một điều không thể thiếu đó là lòng nhiệt tình, sự tận tâm với nghề, đức tính chịu khó kiên trì, với việc đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu tài liệu phục vụ bài dạy của mỗi giáo viên. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết a. Thuận lợi - Mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước là đầu tư vào giáo dục là quốc sách hàng đầu. Qua đó, bản thân tôi thấy rõ được sự quan tâm, chăm sóc của các cấp lãnh đạo đặc biệt là Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo đồng nghiệp, các bậc phụ huynh. Tất cả cùng chung tay góp sức xây dựng, phát triển những mần non tương lai cho đất nước sau này. - Nhà trường thường xuyên có biện pháp động viên, khuyến khích học sinh và giáo viên tạo động lực thúc đẩy việc dạy và học có hiệu quả.
- 4 - Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chương trình tổng thể, chương trình các môn học, tập huấn về sách giáo khoa mới, trực tuyến cũng như trực tiếp do sở/ phòng/ trường học tổ chức. - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Có tinh thần hiếu học, ham học hỏi. b. Khó khăn: - Là chương trình giáo dục phổ thông mới, sử dụng sách giáo khoa mới (năm học 2020-2021 nhà trường sử dụng bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, năm học 2021-2022 nhà trường sử dụng bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nên cô trò, phụ huynh học sinh còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận trực tiếp. Giáo viên còn mất nhiều thời gian nghiên cứu và đọc tài liệu. - Môi trường học tập ở Nam Trà My, học sinh nơi đây không đồng nhất về ngôn ngữ giao tiếp (hơn 2/3 các em thuộc người đồng bào thiểu số, còn lại là người Kinh) nên mặt bằng chung về chất lượng học sinh không được đồng đều. - Một số ít phụ huynh người đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà. Dẫn đến một số em còn lơ là trong việc học, thường xuyên đi học “giã gạo”. 1.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại. * Giải pháp 1: Nắm tình hình, phân nhóm đối tượng học sinh, viết nhật kí tiết dạy. a. Nắm tình hình, phân nhóm đối tượng học sinh: Vào tuần đầu của năm học 2021-2022, tôi tiến hành dạy và phân học sinh thành các nhóm: + Nhóm 1: Thực hiện tốt mọi hoạt động. + Nhóm 2: Thực hiện tốt các hoạt động, riêng hoạt động vận dụng mở rộng còn chậm. + Nhóm 3: Thực hiện được các hoạt động, song còn chậm và rụt rè. + Nhóm 4: Chưa tự thực hiện được các hoạt động, cần phải có sự giúp đỡ của cô giáo và phụ huynh. Khi đã phân nhóm học sinh xong, tiến hành phân chia chỗ ngồi hợp lí. Trong những tiết học thường ngày, trên lớp nên trộn lẫn vị trí ngồi của các nhóm với nhau. Đến tiết thực hành hoặc phụ đạo sẽ đổi lại đúng vị trí các nhóm đã phân từ đầu.
- 5 b. Ghi nhật kí tiết dạy: Là năm thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, đối với lớp Một. Vẫn còn khá bỡ ngỡ với giáo viên vì có sự thay đổi đầu sách, nên cần ghi nhật kí tiết dạy hằng ngày. Để lưu lại những việc làm được hoặc cần thay đổi, nhất là trong môn Tiếng Việt. Ví dụ:
- 6 * Giải pháp 2: Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học qua kĩ năng nói và nghe. a. Thực hiện kĩ năng nói và nghe ở hoạt động trực tiếp:
- 7 Trong hoạt động khởi động có: Trò chơi kết hợp ôn bài cũ - Giới thiệu chủ đề - Giới thiệu bài học và hoạt động mở rộng: là những hoạt động hướng đến phát triển kĩ năng nói và nghe. Các hoạt động này, giáo viên sẽ mời những em có năng lực tốt nói trước, sau đó mời những em còn chậm, nhắc lại câu nói của bạn. Cách phát triển năng lực nói và nghe trực tiếp là đi thẳng vào vấn đề của hoạt động. Ví dụ: Hoạt động khởi động + Hoạt động 1. Ôn bài cũ GV yêu cầu học sinh hát một bài. Sau đó mời 2 - 3 em học sinh lên bảng đọc, viết lại bài cũ. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. + Hoạt động 2. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu trực tiếp vào bài, qua tranh ảnh các bài học ngày hôm nay. + Giới thiệu bài học: D d Đ đ. - Học sinh quan sát tranh tìm ra tiếng, từ khóa, giáo viên viết bảng lớp các tiếng: dưới, đa, dung dăng dung dẻ. - Mời 1 học sinh lên bảng gạch chân dưới chân các âm mà em thấy giống nhau trong các tiếng: dưới, đa, dung dăng dung dẻ. - Giáo viên không nói ngay đó là âm d, đ. Mà hướng dẫn học sinh, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem âm đó là âm gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh mở hộp đồ dùng tìm nhanh âm ghép bảng cài, lần lượt mời từng em phát âm âm đó. - Mời học sinh khác nhận xét bạn, cả lớp phát âm. - Sau đó giáo viên viết bảng lớp : Bài D, d, Đ, đ. - Qua cách làm này giúp học sinh hứng thú tập trung hơn là việc giáo viên mặc định luôn đây là âm d, đ. + Hoạt động 3. Hoạt động mở rộng. - Hướng dẫn quan sát tranh, thực hành theo các nghi thức chào hỏi, nói lời xin lỗi, nói lời cảm ơn. b. Thực hiện kĩ năng nói và nghe ở hoạt động gián tiếp: + Hoạt động khởi động: Trò chơi kết hợp ôn bài cũ - Giới thiệu chủ đề - Giới thiệu bài học ở dạng âm/vần. Để tiết học logic phong phú hơn nên lồng các hoạt động qua hình thức trò chơi, bài hát, câu đố. Ví dụ: Bài 57- Bài anh ênh inh.
- 8 - Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp khởi động- kiểm tra bài cũ bằng hình thức trò chơi: Tìm hộp quà may mắn. - Giáo viên nêu cách chơi: trên màn hình có 6 hộp quà, lần lượt học sinh xung phong tìm hộp quà trong đó có chứa các tiếng - từ đã học ở bài trước xuất hiện, yêu cầu học sinh đọc các tiếng - từ đó. Hộp quà cuối cùng hiện ra bánh kem. - Sau đó, giáo viên đặt câu hỏi: Các em có thường hay ăn bánh kem không? Ăn bánh kem vào những dịp nào? + Học sinh trả lời theo ý mình. + Giáo viên yêu cầu: Vậy bây giờ cả lớp tạo nhóm đôi, kể cho nhau nghe về ngày sinh nhật của mình? Có những ai? Có những đồ vật gì được sử dụng trong ngày sinh nhật? + Học sinh thảo luận, đại diện nhóm trình bày, học sinh - giáo viên nhận xét, tuyên dương. Giáo viên dẫn dắt vào bài học hôm nay. Ở dạng bài tập đọc, giáo viên thay đổi linh hoạt các hình thức giới thiệu chủ đề, nhưng chủ yếu là giới thiệu chủ đề bằng cách cho học sinh nghe và hát theo bài hát; liên hệ thực tế; giới thiệu bằng vật thật; hình ảnh thật; giới thiệu chủ đề qua câu đố, thể hiện cụ thể bằng các ví dụ: TUẦN 2 (HK2)/ CHỦ ĐÊ: MÁI ẤM GIA ĐÌNH. - Học sinh nghe bài hát “Mái ấm gia đình” của Nguyễn Quang Vinh https://www.youtube.com/watch?v=kUb_vV3v1qU trả lời câu hỏi: + Bài hát em vừa nghe nói về ai? (bố, mẹ, con và tình yêu gia đình) + Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề mái ấm gia đình. TUẦN 10 (HK2)/ CHỦ ĐÊ: THẾ GIỚI TRONG MẮT EM. - Học sinh nghe bài hát“Bốn mùa có nắng và có mưa” của Nguyễn Hải https://www.youtube.com/watch?v=IrgwSULhsQ trả lời câu hỏi: + Bài hát nói đến thời tiết gì? + Trời nắng đem lại thời tiết gì cho mọi người? + Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề. TUẦN 8 (HK2)/ CHỦ ĐÊ: THIÊN NHIÊN KÌ THÚ. Liên hệ thực tế: - Từ những hiểu biết của mình em hãy cho biết: + Nêu những điểm khác nhau giữa chim và cá? (chim biết bay, sinh sống ở
- 9 trên cây; cá biết bơi, sinh sống ở dưới nước). + Giáo viên dẫn dắt vào chủ đề thiên nhiên kì thú. + Hoạt động mở rộng theo cách gián tiếp kết hợp nhiều hình thức như vè, câu đố, hát,... Ví dụ: dạng âm/ vần; Bài 19: ng, ngh. Phát triển lời nói, thông qua các câu vè, về giới thiệu tên các bạn trong lớp có âm ng. Giáo viên chuẩn bị câu vè, hướng dẫn học sinh đọc, sau khi được nghe vè về tên hay tính cách của mình. Học sinh thích thú và nhanh thuộc câu vè. Qua đó phát triển năng lực nói và nghe . Nghe vẻ nghe ve, nghe vè lớp tớ. Có bạn tóc ngố, đó là Như Ý. Nói hay lí nhí, là bạn Vũ Nguyên. Tính rất hàm uyên, là bạn Quốc Tường. Rất đổi vô thường, là bạn Hoàng Văn. Tính hay lăn tăn, là bạn Đông Triều. Nết na hiền diệu, là bạn Mỹ Linh. Rất hay tinh nghịch, là bạn Hà My. Trầm tư suy nghĩ, là bạn Minh Quân. Nói năng rất chuẩn, là bạn Lộc Phát. Tính hay hạch sách, là bạn Phương Phi. Tính nết thùy mị, là bạn Bảo Bảo. … Nghe vẻ nghe ve, nghe vè lớp tớ. Bài 27: V,v. Phát triển lời nói thông qua các câu đố có chứa âm v, x: Con gì có cánh Mà lại biết bơi Ngày xuống ao chơi Đêm về đẻ trứng? Là con gì? (con vịt). Bốn chân như bốn cột đình
- 10 Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau Vòi dài vắt vẻo trên đầu Trong rừng thích sống với nhau từng đàn? Là con gì? (con voi). Con gì mải miết rong chơi Tiếng kêu ra rả gọi mời hè sang? Là con gì? (con ve). Râu lung lay Răng khẽ nghiến Tóc đứt đôi Tách tách tách… Là con gì? Là con gì? (con xén tóc). Bài 13: U,u, Ư, ư. - Phát triển lời nói thông qua trò chơi “u” có sử dụng âm u. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi u. Bài 23: Th th ia - Phát triển lời nói thông qua trò chơi “Thả đĩa ba ba” có sử dụng vần ia. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi. Bài 2: B, b. Hướng dẫn học sinh luyện phát âm b thông qua bài hát “Búp bê bằng bông” (https://www.youtube.com/watch?v= U87EBZYmR0 ) - GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm trong lời bài hát tiếng nào có chứa âm b? - Học sinh trả lời. - HS - GV khen bạn. Bài 3: C, c. - Hướng dẫn học sinh luyện phát âm c thông qua bài hát “Con cào cào”
- 11 - ( https://www.youtube.com/watch?v=wbrYeXip yA). Bài 7: Ô, ô. - Hướng dẫn học sinh luyện phát âm ô thông qua bài hát “Em tập lái ô tô” - ( https://www.youtube.com/watch?v=ia05OMAQIzs ) Bài 61: ong, ông. - Phát triển lời nói thông qua bài hát “Chiếc đèn ông sao”. - ( https://youtu.be/M73V-6J85Eg ) Chủ đề 4: Điều em cần biết Bài 5: Đèn giao thông. - Phát triển lời nói thông qua trò chơi “Ghép tranh”. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: chia nhóm, các nhóm lựa chọn cho mình 1 bức tranh để ghép: đường phố, chợ quê, thôn bản,… - Học sinh và giáo viên nhận xét trò chơi, nêu câu hỏi: + Bức tranh nhóm em ghép là gì? (bức tranh nhóm em ghép về đường phố ạ) + Vậy trên đường phố có những gì? (đèn điện cao áp, biển báo hiệu,…) * Giải pháp 3: Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học qua kĩ năng đọc âm/ vần/ tiếng/ từ khóa. Vào những bài học đầu tiên cần hướng dẫn học sinh tư thế đọc đúng, giúp học sinh có nề nếp trong việc đọc bài. Ngoài ra, hướng dẫn học sinh đọc thông - đọc hiểu, qua các hoạt động luyện đọc âm/ vần/ tiếng/ từ khóa; Luyện đọc tiếng/ từ/ đoạn ở học kì I; sang đến học kì II là có các hoạt động luyện đọc thành tiếng; đọc hiểu; đọc nâng cao. - Tăng cường đọc cá nhân nhiều hơn. Yêu cầu đọc tốt, nhẩm, đọc trơn tiếng/ từ/ câu/ đoạn/ bài đọc. - Đối với một số học sinh đọc chậm, hướng dẫn đánh vần phần vần, phần tiếng rồi đọc trơn. Ví dụ: cây bàng - học sinh đánh vần c-â-y- ây- cây; b-a-ng- ang - bàng. - Học sinh chậm chưa biết đọc bảng chữ cái, chưa biết cầm bút viết, đây cũng là đối tượng cần quan tâm hằng đầu trong lớp. Khi thấy em yếu không nên bỏ lơ, cần giúp đỡ các em theo phương châm mưa dầm thấm lâu, bằng cách
- 12 đính 29 chữ cái phía trước, dước bảng lớp, hằng ngày em đọc âm/ vần khi không nhớ âm nào sẽ nhìn vào bảng chữ cái, giáo viên chỉ đọc theo thứ tự. Ví dụ : - Khi đọc câu Bà có cỗ - GV chỉ xuống bảng chữ cái, học sinh đọc vẹt a, ă, â, b - b-a huyền bà (ghi nhận, khen em vì có sự tiến bộ, nhớ được một số âm/ vần dần dần em sẽ thuộc được hết). - Bên cạnh đó để giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu âm/ vần, người giáo viên linh hoạt sử dụng các hình ảnh trực quan sinh động, sự vật quen thuộc gắn liền với môi trường xung quanh của các em. Ví dụ : b – bò h – hổ v – ve kh – khỉ c – cá th – thỏ - Trong chương trình Tiếng Việt lớp Một mới, tuần 6 học sinh học hết âm, đến tiết thực hành, ôn tập. Tổng hợp tất cả các âm vào giấy A4, phô tô phát cho mỗi em. Sau đó tạo nhóm 4, yêu cầu học sinh đọc trong nhóm, kiểm tra nhau, tự đánh giá bạn đọc, theo dõi bạn, âm nào bạn chưa thuộc thì lấy bút chì khoanh vào âm đó. - Giáo viên tiến hành kiểm tra lại, nếu em chưa thuộc âm nào trong bảng âm, sẽ tăng cường phụ đạo thêm và trao đổi với phụ huynh để có sự hỗ trợ kịp thời. Vừa kết hợp học trên lớp, với việc học ở nhà sẽ giúp học sinh nâng cao tinh thần tự học hơn. Tương tự với học vần, tổng hợp tất các các vần theo thứ tự của bộ sách. Bên cạnh đó, cũng phát hiện một số vần ít sử dụng ngôn ngữ nói, viết nên có lẽ nhà xuất bản không đưa vào nhưng vẫn muốn giới thiệu đến các em được biết. Đồng thời liệt kê các vần có thể kết hợp ở những bài nào.
- 13 Bảng âm vần được đính trong lớp học và phát cho học sinh vào đầu năm học. + Hoạt động luyện đọc từ mở rộng : Ở hoạt động này, chủ yếu là luyện đọc từ và tìm một số từ ngữ xung quanh, có chứa âm/ vần mới học. Một số học sinh giỏi có thể tìm và trả lời rất nhanh, một số em chậm cần hướng dẫn để mỗi em có thể tìm được tiếng, từ chứa vần đang học. Bằng cách giáo viên viết bảng lớp, các phụ âm đứng đầu cho học sinh tự chọn phụ âm - ghép nguyên âm. Để tạo thành tiếng có nghĩa hoặc giáo viên thể hiện bằng cử chỉ, hành động,… Ví dụ như: Bài 47 oc, ôc, uc, ưc. - Các con vừa được luyện đọc các từ trong sách rồi, bây giờ hãy tìm cho cô về các tiếng, từ có chứa các vần mới học. Mà các từ đó có ở xung quanh các con nào? - Mời một số em giỏi trả lời trước. - Sau đó giáo viên gợi mở thêm, viết lên bảng các phụ âm: l lóc, lọc (cá lóc, lọc nước). h học, hóc (học bài, hóc xương).
- 14 t oc tóc. c cóc, cọc (con cóc, đóng cọc). m mọc, móc (mọc cây, móc túi). Qua đó, cũng có thể mở rộng thêm về mẹo nhớ quy tắc ghép phụ âm với nguyên âm và dấu thanh. Nhưng tất cả các phụ âm khi ghép với vần oc, thì chỉ sử dụng dấu thanh là thanh sắc và thanh nặng. * Giải pháp 4: Phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học qua kĩ năng viết. Chương trình của môn Tiếng Việt lớp Một. Tập viết chữ của học sinh cũng khá là quan trọng. Theo hướng dẫn, thời lượng cho sinh viết nét còn hạn chế, mà nét chính là cơ sở ban đầu để hình thành nên con chữ. Vì vậy, nhận thấy nét rất quan trọng đối với học sinh lớp Một. Tôi tiến hành phụ đạo thêm 1 tiết ở tuần đầu bằng cách là dạy các em đọc, viết 13 nét cơ bản (nét sổ thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu, nét cong kín, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa). Ở học kì I chủ yếu là tập viết âm, vần, nhìn viết. Sang học kì II học sinh được thực hành hết các dạng viết như nghe viết, tập chép, nhớ viết, nhìn viết. Nắm được yêu cầu trên, muốn học sinh biết viết và viết tốt các dạng đó. Tôi đã kết hợp các dạng viết ở ngay học kì I vào các tiết thực hành, phụ đạo thêm. Như dạng nghe - viết giáo viên đọc cho học sinh viết các chữ cái, vần đã học, vừa là làm quen dần với dạng nghe - viết vừa giúp học sinh nhớ mặt chữ, đọc tốt hơn. Ví dụ: Bài 5 : Ôn tập và kể chuyện. GV đọc chữ - học sinh nghe viết vào vở. Ba, bà, bá, bả, bạ. Bo, bỏ, bò, bọ, bõ. Co, cò, có, cỏ, cọ. Ca, ca, cá, cả, cạ . Viết câu: bà bó cỏ. bò có cỏ. cò có cá. - Dạng nhớ - viết. Học sinh nhớ viết lại các nét/ âm/ vần/ tiếng từ vừa học vào vở. - Dạng tập - chép, yêu cầu học sinh chép lại câu, đoạn bài vừa học, hướng học sinh hình thành dần theo các thể thức trình bày văn bản, thơ,… - Theo như cấu trúc của SGK môn Tiếng Việt 1 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tuần 15, 16 học sinh bắt đầu hạ cỡ chữ. Từ tuần 13 tôi tiến hành hướng dẫn học sinh hạ các chữ cái cỡ nhỏ theo bốn nhóm chữ (nhóm 1: i, t, u, ư, n, m, p; nhóm 2: r, s, v, c, x, e, ê; nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ; nhóm 4: l, b, h, k,
- 15 y, g, q) và tổ chức vào các tiết thực hành hoặc tăng cường, để đến tuần 15 học sinh có thể viết tất cả các vần, từ ngữ, câu,... theo cỡ chữ nhỏ. Điều này, giúp học sinh bắt nhịp tốt với việc viết chính tả nghe - viết, nhìn - viết, tập - chép, nhớ - viết. Ví dụ bài viết mẫu của em Quỳnh Như khi được hướng dẫn hạ chữ: 1.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sau khi nghiên cứu và tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 1/3 (lớp tôi chủ nhiệm) trường Tiểu học Kim Đồng. Tôi nhận thấy kết quả về năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt rất khả quan. Đến giữa học kì II 100% học sinh của lớp đạt năng lực ngôn ngữ. Học sinh nghe và nói tốt hơn, tự tin giao tiếp trong học tập, trong trường học, gia đình và xã hội. Kĩ năng đọc, viết cũng phát triển tốt so với đầu năm theo đánh giá học sinh ở thông tư 27/2020. Như vậy, học sinh đã được tiếp cận với chương trình giáo dục mới một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất. Từ đó, phát triển năng lực ngôn ngữ tốt tạo tiền đề cho những năm học tiếp theo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và mở ra nhiều cơ hội để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học. Với đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình phổ thông 2018” này theo tôi không chỉ áp dụng có hiệu quả tại lớp 1/3 của Trường Tiểu học Kim Đồng nữa mà tôi hi vọng nó còn có thể áp dụng được ở tất cả các lớp Một của các Trường Tiểu học trên địa bàn huyện Nam Trà My nói riêng và toàn tỉnh Quảng Nam nói chung. 1.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, cho học sinh lớp Một. Tôi thấy rằng, đây là những phương pháp và hình thức nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Vì khi thực hiện phương pháp và hình thức này học sinh hoàn toàn chủ động tự giác sáng tạo và tích cực tiếp thu tri thức mới. Đây là
- 16 mục đích của quá trình dạy học hiện nay và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh lớp Một. Để giờ học môn Tiếng Việt đạt kết quả cao, giáo viên cần áp dụng linh hoạt các hoạt động dạy học theo cách trực tiếp và gián tiếp. Sử dụng các kĩ năng đứng lớp phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Sao cho học sinh đạt được năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Nhà trường đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để giáo viên dạy. Huy động tốt học sinh đi học đều và đủ (có đi học đều và đủ thì học sinh mới học tốt) và sự ủng hộ trong việc thực hiện sáng kiến. Nâng cao hơn nữa nhận thức của giáo viên là biện pháp tiên quyết để nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh. 1.6 Hiệu quả sáng kiến mang lại: Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu trường; tôi đã có những thành công đáng kể trong việc giúp các em đạt được năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học cần thiết theo chương trình mới, đặc biệt là lớp do tôi phụ trách. Đồng thời cũng muốn giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, tạo động lực cho những năm tiếp theo thực hiện tốt chương trình mới 2018. Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy trên lớp, kết quả ở lớp 1/3 ( giữa học kì II) so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau: Đầu năm học: Tổng Đọc Viết Nói và nghe số T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL HS 27 7 25,9 1 44,4 8 29,6 7 25,8 10 37,1 1 37,1 8 29,6 11 40,8 8 29,6 2 0 Cuối học kì 1:
- 17 Tổng Đọc Viết Nói và nghe số T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL HS 27 9 33,3 1 44,4 6 22,2 9 33,3 12 44,4 6 22,2 1 37,1 10 37,1 7 25,9 2 0 Giữa học kì 2: Tổng Đọc Viết Nói và nghe số T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL T TL Đ TL C TL HS 27 11 40,7 1 48,2 3 11,1 1 44,4 12 44,4 3 11,1 1 40,7 13 48,1 3 11,1 3 2 1 Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy tôi đã vận dụng sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh lớp Một, giúp các em không chỉ viết tốt mà còn đọc tốt, đọc chuẩn, đọc không sai lỗi, tự tin hơn trong các hoạt động. Tuy rằng số lượng các em đọc tốt vẫn còn hạn chế nhưng những biện pháp mà tôi đưa ra một phần nào đã giúp các em lớp 1/3 nhận ra được lỗi viết sai, đọc sai của mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý. Bản thân tôi qua các tiết dự giờ của Ban giám hiệu và các đồng chí trong Tổ chuyên môn đều đánh giá học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ. Phụ huynh tin tưởng vào khả năng của giáo viên. 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không có 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng Ghi sáng kiến chú 4. Hồ sơ kèm theo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém
13 p | 2111 | 96
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết
16 p | 1219 | 50
-
SKKN: Một vài giải pháp tổ chức thực hiện phong trào: “Trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường tiểu học Hùng Vương
16 p | 135 | 13
-
SKKN: Một vài biện pháp bảo quản, cải tạo trường lớp
15 p | 168 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một vài giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện
13 p | 38 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non
36 p | 39 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi A3 tại trường mầm non Tam Đa
21 p | 10 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí học đường và tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho nữ sinh tại Trường THPT Diễn Châu 3
77 p | 7 | 3
-
Báo cáo sáng kiến: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học hình học bằng phương pháp trực quan cấp THCS tại Trường PTDTBT THCS Trà Tập
16 p | 7 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống học sinh trường THPT Yên Thành 2
61 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước năm 1858 Lịch sử 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
50 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một vài biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
14 p | 4 | 2
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp quản lý giáo viên làm và sử dụng đồ chơi có hiệu quả ở trường Mẫu giáo Hướng Dương xã Trà Dơn huyện Nam Trà My
11 p | 6 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng một số trò chơi giáo dục kỷ năng sống vào dạy học bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
39 p | 8 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đọc và phát huy văn hóa đọc cho học sinh lớp 4/2 của Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập
14 p | 13 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vai trò của tư vấn học đường trong việc tìm ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa bạo lực học đường ở trường THPT
30 p | 1 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên cho học sinh trung tâm GDNNGDTX Tân Kỳ qua tìm hiểu chề đề 7 sách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 10
39 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn