intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÁO CÁO THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Chia sẻ: Tuân Hà Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

449
lượt xem
192
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những đặc trưng của tín dụng là sau một thời gian nhất định người sử dụng phải hoàn trả cho người chuyển nhượng một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. phàn giá trị lớn hơn chính là lợi tức tín dụng. Lợi tức tín dụng chính là phần người đi vay phải trả cho người cho vay. Lợi tức tín dụng được coi như là một hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay, vì nó phải trả cho giá trị sử dụng của vốn vay (đó chính là khả năng đầu tư sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÁO CÁO THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

  1. BÁO CÁO THẢO LUẬN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 1
  2. Mục Lục I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG ......................................... 3 1. Khái niệm về lãi suất tín dụng .................................................................................. 3 2. Nguyên tắc xác định lãi suất...................................................................................... 4 3. Các loại lãi suất tín dụng ........................................................................................... 6 3.1 Theo ảnh hưởng của lạm phát ................................................................................. 6 3.2 Theo cơ chế điều hành của nhà nước: ..................................................................... 6 3.3 Theo nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức TD ........................................................... 6 3.4 Các loại lãi suất tín dụng khác: ................................................................................ 7 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. ............................................................ 8 4.1 Quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường:................................................................ 8 4.2 Lạm phát: ................................................................................................................. 8 4.3 Rủi ro và kỳ hạn tín dụng: ........................................................................................ 8 4.4 Chính sách vĩ mô của Nhà nước: ............................................................................. 8 4.5 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế: ......................................................... 9 4.6 Một số nhân tố khác: ................................................................................................ 9 5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường ..................................... 9 5.1 Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết “kinh tế vĩ mô”: ........................................... 10 5.2 Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh “kinh tế vi mô”. ....................................... 10 5.3 Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. ............................................................................................................................... 11 II. BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT QUA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA........................................................................................... 12 1. Các cơ chế điều hành lãi suất .................................................................................. 12 a. Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992): ..................................... 13 b. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995): ..................................................... 13 c. Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000): ......................................................... 14 d. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002): .............................. 14 e. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006): ............................................................. 14 2 Các chính sách điều chỉnh lãi suất ........................................................................... 15 3. Biến động lãi suất từ 1996 đến nay ......................................................................... 17 III. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 25 2
  3. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÃI SUẤT TÍN DỤNG 1. Khái niệm về lãi suất tín dụng Một trong những đặc trưng của tín dụng là sau một thời gian nhất định người sử dụng phải hoàn trả cho người chuyển nhượng một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. phàn giá trị lớn hơn chính là lợi tức tín dụng. Lợi tức tín dụng chính là phần người đi vay phải trả cho người cho vay. Lợi tức tín dụng đ ược coi như là một hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay, vì nó phải trả cho giá trị sử dụng của vốn vay (đó chính là khả năng đầu tư sinh lời hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng). Lợi tức tín dụng cũng biến động theo quan hệ cung cầu trên thị trường vốn như giá cả hàng hoá thông thường. Nhưng lợi tức tín dụng chỉ là hình thái bí ẩn của giá cả vốn vay mà theo mức đó là hình thái giá cả phi lý, vì nó chỉ phải trả cho giá trị sử dụng mà không phải là quyền sở hữu cũng không phỉ quyền sử dụng vĩnh viễn mà chỉ là trong một thời gian nhất định hơn nữa lợi tức tín dụng cũng không phải là biểu hiện bằng tiền của giá trị vốn vay như giá cả hàng hoá thông thường mà nó độc lập tương đối hay nhỏ hơn nhiều so với giá trị vốn vay. Lợi tức tín dụng là số tuyệt đối nên để biểu hiện một cách tổng quát về lợi tức tín dụng người ta sử dụng chỉ tiêu tương đối là lãi suất tín dụng. Lãi suất tín dụng là tỷ lệ %giữa số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay (lợi tức) trên tổng số tiền vay sau một thời gian nhất định sử dụng số tiền vay đó.Lãi suất tín dụng có thể được tính theo tháng hoặc năm (ở việt năm thường công bố theo tháng còn hầu hết các nước công bố theo năm). Tuỳ theo từng hình thức tín dụng mà người ta phân biệt lãi suất tín dụng thành các loại khác nhau với những qui địng cụ thể khác nhau. Lãi suất tín dụng thương mại tính trên cơ sở giá giữa việc trả tiền ngay với việc kéo dài thời gian trả tiền. người ta thông báo cho người mua biết có thể mua chịu hoặc trả tiền ngay và néu trả tiền ngay có thể giảm giá 2%. 3
  4. Lãi suất tín dụng nhà nước chính là lãi suất các trái phiếu,tín phiếu theo công bố khi nhà nước phát hành trái phiếu tín phiếu.lãi suất này có thể cố định trong suốt thời gian vay. Ví dụ: Loại tín phiếu có thời hạn 3 năm lãi suất 6% thì trong suốt thời hạn 3 năm người mua tín phiếu được hưởng lãi suất 6%/năm. Lãi suất cũng có thể biến đổi. Ví dụ cũng loại tín phiếu 3 năm năm đàu công bố hay ghi trên mặt phiếu còn năm thứ 2 năm thứ 3 sẽ đièu chỉnh theo tình hình cụ thể của những năm đó (có thể lên hoặc xuống theo thị trường). Trong thực tế lãi suất được quan niệm thống nhất là : “Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được với số tiền bỏ ra cho vay trong một thời kỳ nhất định”. Số lợi tức thu được trong kỳ Lãi suất tín dụng = x 100 (%) Số tiền vay phát ra trong kỳ Trong đó lợi tức tín dụng là số tiền người đi vay phải trả cho người cho vayngoài phần vốn gốc sau một thời gian sử dụng tiền vay, hay nói cách khácđó chính là phần giá trị tăng thêm so với phần vốn gốc mà người cho vay thu được sau một thời gian nhất định. Lãi suất tín dụng là một chỉ tiêu đặc biệt đánh giá mức độ lợi tức cao hay thấp khác nhau. 2. Nguyên tắc xác định lãi suất Những nguyên tắc xác định lãi suất hình thành theo cơ chế thị trường: 4
  5. 2.1.Căn cứ vào quan hệ cung-cầu tiền vay: Cung tiền vay chịu tác động của các yếu tố: + Mức thu nhập: Sự gia tăng thu nhập trong nền kinh tế sẽ làm tăng các khoản tiền dư thừa ngoài chi tiêu dẫn đến sự tăng lêncủa cung tiền vay qua đó kéo lãi suất hạ xuống. + Mức lạm phát: Sự gia tăng lạm phát làm cho giá trị thực tế của các khoản tiền giảm xuống làm cho giá trị các khoản tiền thu về khi cho vay giảm, cung tiền giảm, đẩy lãi suất tăng lên. + Mức rủi ro của việc cho vay: Khi mức rủi ro trong cho vay tăng lên, làm giảm bớt việc cho vay,cung về tiền vay giảm đẩy lãi suất lên cao. Những yếu tố tác động đến cầu tiền vay: + Mức lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư: Khi mức lợi tức này tăng làm tăng nhu cầu về vốn đầu tư,cầu tiền vay tăng đẩy lãi lên suất lên cao. +Mức lạm phát: Sự gia tăng lạm phát làm giảm chi phí thực tế của việc sử dụng tiền vay,cầu về tiền vay tăng đẩy lãi suất lên cao. +Mức bội chi ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước bội chi làm tăng cầu tiền vay dẫn đến lãi suất tăng. Khi cung tiền vay nhỏ hơn cầu tiền vay thì lãi suất tăng và ngược lại. Khi cung tiền vay bằng cầu tiền vay thì lãi suất ổn định. 2.2.Căn cứ vào thời hạn cho vay: Lãi suất Lãi suất Lãi suất tín dụng < tín dụng < tín dụng ngắn hạn trung hạn dài hạn 5
  6. 2.3.Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương: Tỷ lệ Lãi suất Lãi suất Tỷ suất lạm phát < huy động < ≤ lợi nhuận cho vay vốn bình quân bình quân bình quân bình quân. 3. Các loại lãi suất tín dụng 3.1 Theo ảnh hưởng của lạm phát a. Lãi suất danh nghĩa: Được công bố trên bảng niêm yết lãi suất, trên các hợp đồng tín dụng và các công cụ nợ. b. Lãi suất thực: Là lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ 3.2 Theo cơ chế điều hành của nhà nước: a. Lãi suất trần, lãi suất sàn: Là mức lãi suất cao nhất hoặc thấp nhất trong một khung lãi suất nào đó mà NHTW quy định để can thiệp vào hoạt động tín dụng nhằm bảo vệ quyền loại của người cho vay và người đi vay. b. Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do NHTW công bố làm cơ sở cho các NHTM và tổ chức tín dụng khác ấn định lãi suất kinh doanh. 3.3 Theo nghiệp vụ tín dụng của các tổ chức TD a. Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất huy động vốn, quy định tỷ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn: Là loại lãi suất áp dụng với những khoản tiền gửi không xác định cụ thể thời hạn gửi tiền, thông thường lãi suất này thấp hơn lãi suất tiền gửi cho kỳ hàn Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn: là loại lãi suất áp dụng đối với những khoản tiền gửi có xác định rõ thời hạn gửi tiền ( 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…) 6
  7. b. Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. Về nguyên tắc, trong điều kiện bình thường, lãi suất cho vay không được nhỏ hơn lãi suất huy động để đảm bảo cho tổ chức kinh doanh tín dụng có lãi. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng trung ương ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ. Lãi suất này được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường. Đối với ngân hàng thương mại, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác. Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất thị trường liên ngân hàng được ấn định hàng ngày vào mỗi buổi sáng. Nó được hình thành bởi quan hệ cung cầu vốn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác và chịu sự chi phối bởi lãi suất chiết khấu. 3.4 Các loại lãi suất tín dụng khác: Lãi suất LIBOR và PIBOR là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London và Paris, là lãi suất đối với tiền gửi bằng đôla hay ngoại tệ khác mà theo đó các ngân hàng lớn làm căn cứ để đi vay và cho vay trên thị trường tiền tệ châu Âu. LIBOR phản ánh điều kiện thị tr ường nên được các ngân hàng sử dụng rộng rãi làm cơ sở để ấn định lãi suất các món vay. 7
  8. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng. 4.1 Quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường: Quan hệ cung cầu tín dụng tác động và làm thay đổi lãi suất trên từng loại thị trường tín dụng (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), loại tiền cho vay, khu vực và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu cung lớn hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất tín dụng sẽ hạ xuống, còn cung tín dụng nhỏ hơn cầu tín dụng thì mức lãi suất sẽ tăng lên. 4.2 Lạm phát: Lạm phát ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất, khi lạm phát tăng lên trong một thời kỳ nào đó thì lãi suất có xu hướng tăng lên. Thực tế khi lam phát tăng, NHTW sẽ tăng lãi suất tín dụng để “hút” bớt l ượng tiền trong lưu thông, đồng thời người có vốn và các nhà kinh doanh vốn sẽ không dám cho vay vì họ sợ vốn của mình bị “mất giá”, do đó thay vì cho vay vốn họ chuyển sang dự trữ hàng hóa, ngoại tệ, kim loại quý hoặc đầu tư ra nước ngoài, dẫn đến cung vốn giảm cho nên lãi suất tín dụng tăng. 4.3 Rủi ro và kỳ hạn tín dụng: Mức độ rủi ro của các khoản vay càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn do phần bù rủi ro làm cho lãi suất tăng lên. Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất cho vay càng cao, do thời hạn cho vay dài thường làm rủi ro đối với các khoản vay lớn hơn như rủi ro thanh khoản, rủi ro lạm phát … 4.4 Chính sách vĩ mô của Nhà nước: + Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của chính phủ): Bội chi ngân sách là một bộ phận trong cầu quỹ cho vay nên khi bội chi ngân sách tăng làm cho cầu quỹ cho vay tăng theo kéo theo lãi suất có xu hướng tăng. 8
  9. + Chính sách tiền tệ ( dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở) : nhằm kiểm soát lượng cung tiền, kiểm soát lạm phát và tác dộng tới lãi suất để thực hiện các mục tiêu cơ bản ổn định tăng trưởng kinh tê, phát triển bền vững…trong đó có chính sách ổn định giá trị đồng nội tệ, ổn định lãi suất tín dụng, chông thâm hụt ngân sách nhà nước. Vì vậy một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ tác động lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế mà trước hết là sự thay đổi của lãi suất tín dụng 4.5 Tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế: Hoạt động của các doanh nghiệp là nền tảng của hoạt động tín dụng. Do đó tỷ suất lợi nhuận bình quân của nền kinh tế là cơ sở để xác định lãi suất tín dụng hợp lý. Thông thường mức lãi suất tín dụng nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Đó là hài hòa lợi ích giữa người đi vay và người cho vay. 4.6 Một số nhân tố khác: Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và mức độ cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dich vụ tín dụng và sự phát triển thị trường tài chính cùng với phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin thông tin góp phần giảm chi phí quản lý, giao dịch…kéo theo lãi suất có xu hướng giảm xuống. Bên cạnh đó, tình hình về chính trị cũng nh ư biến động của tài chính quốc tế như khủng hoảng tài chính tiền tệ … cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất. 5. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng trong nền kinh tế thị trường Lãi suất tín dụng là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường .Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn tín dụng nói riêng và do đó đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung .tác dụng của lãi suất được thể hiện ở những nội dung sau đây. 9
  10. 5.1 Lãi suất tín dụng là công cụ điều tiết “kinh tế vĩ mô”: Tăng hay giảm lãi suất cho vay, sẽ làm vốn của doanh nghiệp giảm xuống hay tăng lên. Như vậy quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản suất. Tình trạng này sẽ dẫn đến số lượng công việc làm trong xã hội tăng lên hay giảm xuống. Điều đó có nghĩa rằng, lãi suất tín dụng đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Mặt khác, tăng hay giảm lãi suất tiền gửi đặc biệt là lãi suất tái chiết khấu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng ngoại tệ đi vào trong nước. Do đó sẽ ảnh hưởng đén cung cầu ngoại tệ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá và quan hệ xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Như vậy, có thể khẳng định lãi suất là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. 5.2 Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh “kinh tế vi mô”. Trong nền kinh tế, thường xảy ra những đột biến ở từng khu vực hay trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân do những nguyên nhân không lường trước được. Khi xảy ra những hiện tượng như vậy chính phủ thường sử dụng những công cụ kinh tế trong đó có lãi suất tín dụng để điều chỉnh lại những quan hệ tạo điều kiện cho kinh tế khu vực, ngành hay toàn bộ nền kinh tế phát triển. Chẳng hạn,trong điều kiện lạm phát, chính phủ có thể tăng lãi suất tiền gửi để rút bớt tiền trong l ưu thông về, hoặc có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau giữa các khu vực, để điều hoà lưu thông tạo mặt bằng giá cả hợp lý, đảm bảo cho sản suất và lưu thông hàng hoá phát triển. Là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô nên lãi suất tín dụng phải được xử lý kịp thời và chính xác. Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải nắm vững thông tin kinh tế, biết xử lý thông tin, để có những quyết định chính xác trong việc thực hiện chính sách lãi suất. 10
  11. 5.3 Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Trong khung lãi suất cho phép, để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời để mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, các NHTM có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay. Đây chính là hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. Thực chất của quá trình này là phân chia khối lượng tiền gửi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của ngaan hàng ra thị trường. Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, mỗi ngân hàng thương mại đều có chiến lược khách hàng của mình. Chiến lược này được thực hiện bằng lãi suất ưu đãi. Muốn vậy các ngân hàng thương mại đều tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM sẽ tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 5.4.Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Theo lý thuyết tài chính, chúng ta có thể đưa ra một phương trình đơn giản về thu nhập. Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm Phương trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp mà cả đói với nền tài chính quốc gia. Giả sử, trong điều kiện của một nền kinh tế bình thường, tỷ lệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm là hợp lý. Để tăng tỷ lệ tiết kiệm, khuyến đầu tư, tức là tăng khả năng tài chính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì biện pháp có hiệu quả nhất là tăng lãi suất huy động vốn. Khi lãi suất huy động vốn tăng lên, thì trước hết các hộ gia đình phải xem xét lại các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên,có thể giảm chi hoặc hoãn một số khoản chi này, để tăng thêm tỷ lệ tiết kiệm trong tổng thu nhập. Sau đó từ khoản 11
  12. tiết kiệm này, họ sẽ chọn hướng đầu tư : Gửi vào ngân hàng, vào quĩ bảo hiểm, hay đầu tư vào thị trường chứng khoán... khi thấy có lợi hơn. Như vậy có thể khẳng định lãi suất là công cụ can thiệp có hiệu lực để phân chia giữa quỹ tiêu dùng và tiết kiệm. Nhưng nâng lãi suất huy động vốn đến mức độ nào, thì cần phải cân nhắc thận trọng để đảm bảo sự phát triển hài hoà của nền kinh tế quốc dân II. BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT QUA CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NHÀ NƯỚC THỜI GIAN QUA 1. Các cơ chế điều hành lãi suất Quá trình điều hành cơ chế lãi suất qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế chính là quá trình tư do hóa lãi suất ở VN, quá trình đó đựoc thể hiện như sau: 1.1 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung (trước năm 1988): Đặc trưng cơ bản của lãi suất thời kỳ thực thi chế độ quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung kéo dài, đó là áp dụng chính sách lãi suất bao cấp khá nặng nề, lãi suất đựơc xây dựng thoát ly lãi suất của nền kinh tế thế giới. Dẫn đến lãi suất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng “lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãi suất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãi suất danh nghĩa. 1.2. Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nh à nước (từ năm 1988 đến 2006). Bước ngoặt trong tiến trình đổi mới, cải cách nền kinh tế VN trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu bằng Nghị định 53/HĐBT ngày 26.3.1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Nội dung cơ bản của Nghị định 53/HĐBT 12
  13. đó là “Đã hình thành việc phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Ngân h àng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, làm tiền đề cho hai pháp lệnh về: Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ngày 23.5.1989 của Hội đồng nhà nước. Hai pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1.10.1990 với nội dung chủ yếu: Xóa hẳn mô hình ngân hàng một cấp và xây dựng mô hình ngân hàng hai cấp phù hợp với mô hình của ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Trong đó Ngân hàng Nhà nước VN thực hiện chức năng ngân hàng của các ngân hàng, quản lý hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, còn ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế. Từ Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực 1.10.1990, đến ngày 1.10.1998 Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng ra đời và có hiệu lực cho đến nay đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Nhìn lại diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thời kỳ, cho chúng ta thấy những bước phát triển của mỗi thời kỳ t ương xứng với sự phát triển của nền kinh tế. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam được thể hiện tổng quát nh ư sau: a. Cơ chế thức thi chính sách lãi suất cố định (1989-5.1992): Đây là cơ chế lãi suất đã có từ trước nhưng có sự thay đổi căn bản, theo nguyên tắc của việc xác định lãi suất là: Bảo toàn được vốn và có lãi, được áp dụng ở các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Cơ chế lãi suất này được điều chỉnh theo biến động của chỉ số giá, đặc biệt l à lãi suất ngoại tệ được áp dụng theo mức lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế. Thực tế vận hành trong một thời gian (1989-1992), cơ chế lãi suất thời kỳ này đã bắt đầu phát huy tác dụng, là bước chuyển của cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương. b. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6.1992-1995): 13
  14. Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng căn cứ khung lãi suất của ngân hàng thương mại để đưa ra các lãi suất thích hợp cho mình, thực chất là bước chuyển đổi căn bản từ cơ chế lãi suất âm sang cơ chế lãi suất dương, đảm bảo cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng kinh doanh có hiệu quả, đây là cơ chế lãi suất khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam. c. Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7.2000): Nét cơ bản của cơ chế điều hành trần lãi suất, đó là Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động (lãi suất đầu vào của ngân hàng thương mại) và linh hoạt trần lãi suất cho vay (lãi suất đầu ra). Cơ chế lãi suất này đã góp phần duy trì sự tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của VND trong sự tương quan của các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997 -1998 ở các nước Đông Nam Á. d. Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8.2000-5.2002): Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ là Ngân hàng Nhà nước đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật ngân hàng để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời. Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Theo cơ chế lãi suất này cho thấy Ngân hàng Nhà nước VN đã quyết tâm đổi mới chính sách lãi suất theo hướng tự do hóa và từng bước gắn lãi suất trong nước vào thị trường khu vực và thế giới. e. Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6.2002 – 2006): 14
  15. Trong thực tế, cơ chế lãi suất này được Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi từng bước bắt đầu từ tháng 5.2001 áp dụng cho hình thức vay bằng ngoại tệ, tiếp theo 5.2002 là áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước. Nhìn một cách tổng quát thì quá trình thực thi cơ chế tự do hóa lãi suất ở VN bước đầu đã có kết quả nhất định. Trong năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó. NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước. 2 Các chính sách điều chỉnh lãi suất Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta từng b ước nới lỏng các rào cản mang tính hành chính để trả về cho nền kinh tế vận hành theo đúng các quy luật vốn có của nó. Và một trong những lĩnh vực thể hiện rõ cơ chế này là chính sách điều hành lãi suất huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). 2.1 Đối với lãi suất huy động vốn NHNN quy định thông qua các lần điều chỉnh sau: - Ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982 theo Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982. - Khống chế chênh lệch bình quân giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao cho các NHTM tự quy định theo Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995. 15
  16. - Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng. - Và mới đây, ngày 16/5/2008, bằng Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN lãi suất huy động sẽ chính thức bị khống chế trong hạn mức không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định. 2.2 Đối với lãi suất cho vay Tính đến thời điểm này đã trải qua 06 giai đoạn chính sau: - Lãi suất cho vay được ấn định mức cụ thể (Từ ngày 01/10/1982 – 01/7/1987): * Đặt nền tản cho quy định này là Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982. Theo đó, Nghị định xác định hai chủ thể cho vay là Ngân hàng và Hợp tác xã (HTX) tín dụng. * Đối với Ngân hàng quy định gồm (i) cho vay vốn lưu động và (ii) cho vay vốn cố định. * Đối với HTX Tín dụng chia mức cho vay thành mức ngắn hạn và mức còn lại. - Áp dụng mức trần và sàn đối với lãi suất cho vay (Từ ngày 01/7/1987– 01/01/1996): * Vào ngày 29/6/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 99-HĐBT quy định cho vay vốn lưu động trong giới hạn 2,4% đến 6%/tháng và cho vay vốn cố định từ 2,1% đến 5,4%/tháng. 16
  17. - Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 01/01/1996 – 05/8/2000): Với quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, NHNN chính thức bỏ mức sàn mà chỉ áp dụng trần lãi suất cho vay. - Lãi suất cho vay được vận dụng bằng cơ chế lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao động trong từng thời kỳ (Từ ngày 05/8/2000 – 01/6/2002): * Theo quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000, lãi suất cho vay của các NHTM không phải tuân theo mức trần. * NHNN chính thức công bố định kỳ lãi suất cơ bản và biên độ giao động. NHTM sẽ tự mình đưa ra các mức lãi suất cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. -Lãi suất thỏa thuận (Từ ngày 01/6/2002 – 19/5/2008): * Theo quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 lãi suất cho vay được hoàn toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM. * Cũng cần nói thêm rằng, trước đó vào ngày 29/5/2001 NHNN đã chính thức thả nổi lãi suất cho vay bằng USD cho các NHTM theo Quyết định số 718/2001/QĐ-NHNN. -Áp dụng mức trần lãi suất cho vay (Từ ngày 19/5/2008 đến nay) * Cũng như quy định tại quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 về mức trần cho vay nhưng tại Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách xác định mức trần có khác đó là lãi suất cho vay không 3. Biến động lãi suất từ 1996 đến nay 17
  18. 3.1 Giai đoạn từ năm 1996 đến tháng 7/2000 NHNN tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn và có những đổi mới căn bản về điều hành lãi suất: - Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi - lãi suất tối đa về tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/tháng (4,2%/năm) để khắc phục tình trạng hầu hết các ngân hàng thương mại đều có mức lợi nhuận cao trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về t ài chính (khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước). - Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xoá bỏ qui định chênh lệch lãi suất, chỉ còn qui định trần lãi suất cho vay. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong năm các năm 1998, 1999. - Trong năm1997, NHNN đã thay đổi hình thức qui định lãi suất tái cấp vốn, chuyển sang qui định mức lãi suất cụ thể. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1% năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ 4/9/ 99) để phù hợp với chỉ số lạm phát, quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường và thực hiện giải pháp kích cầu về đầu tư của Chính phủ. - Để bổ sung thêm công cụ điều hành lãi suất, tháng 11/1999 NHNN đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá cho các NHTM, lãi suất tái chiết khấu được qui định ở mức thấp hơn 0,05%/tháng so lãi suất tái cấp vốn; - Tháng 7/2000, NHNN đưa vào s ử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch. Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý do: 18
  19. Trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế Thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nên mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất. Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả; việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của Nhà nước do vậy đã hạn chế tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh của các TCTD, hạn chế việc hình thành và phát triển của các công cụ tài chính, có nguy cơ làm suy yếu năng lực tài chính của TCTD 3.2 Giai đoạn từ giữa năm 2000 đến nay Vào tháng 8 năm 2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân h àng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản do NHNN. Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản + 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn. Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Hình 1 cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép. Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng). Thực tế là trong năm 1999, các NHTM không theo kịp 5 đợt hạ trần lãi suất của NHNN, và kết quả, như trên Hình 1, là LSCV ngắn hạn bình quân vượt trên trần lãi suất. Từ tháng 8/2000, lãi suất cơ bản được đặt ở mức mà khi cộng với biên độ 0,3%/tháng đã cao hơn hẳn lãi suất cho vay thực tế. Như vậy, từ khi có cơ chế lãi suất cơ bản, các ngân hàng đã bắt đầu ấn định lãi suất trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. 19
  20. Một điểm đáng chú ý nữa là LSCV của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng LSCV vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ rệt. Hình 1: Từ trần lãi suất đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất, 1998- 2002 16 Tự do hóa Tự do hóa Áp dụng lãi lãi suất USD lãi suất VND s uất cõ bản 14 Lãi suất cho vay ngắn hạn VND Lãi suất cõ bản 12 c ộng biên ðộ 10 Tr ần lãi suất cho v ay ngắn hạn 8 Lãi suất cõ bản 6 4 Lãi suất tiền gửi VND (3 tháng) 2 0 06/98 12/98 06/99 12/99 06/00 12/00 06/01 12/01 06/02 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF. Vào tháng 11/2001, trần lãi suất cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép những người vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Vào tháng 6/2002, lãi suất được tự do hóa hoàn toàn với việc các ngân hàng được phép xác định lãi suất cho vay trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng với khách hàng. Như đã trình bày, các ngân hàng đã chủ động xác định lãi suất tiền gửi (LSTG) và lãi suất cho vay (LSCV) từ thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản. Với việc 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2