Báo cáo thực tập khoa kinh tế
lượt xem 525
download
Thực tập cơ sở ngành kinh tế được thiết kế vào cuối năm thứ 3, trong 4 tuần sau khi đã được học kiến thức cơ sở ngành và một phần kiến thức chuyên sâu ngành. Nó giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các phần đã học vào thực tế các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập khoa kinh tế
- Báo cáo thực tập khoa kinh tế
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4 Phần 2: Thực tập chuyên đề ............................................................................................... 5 Em xin chân thành cảm ơn ! .............................................................................................. 5 Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản ............................................................................. 6 Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý. .......................................................................... 7 Hình 1.2 Hình thức kế toán tập trung của công ty. ............................................................. 9 Quan hệ chỉ đạo trực tiếp .................................................................................................. 9 Quan hệ tác nghiệp giữa các kế toán viên ở các bộ phận ................................................... 9 Hình thức Nhật ký chung. ................................................................................................ 10 Hình 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ............................................................................. 10 Ghi hàng ngày ................................................................................................................. 10 Ghi cuối tháng hoặc định kỳ ............................................................................................ 11 Đối chiếu......................................................................................................................... 11 TK 157 ............................................................................................................................ 12 TK 627 ............................................................................................................................ 12 Hình 1.5 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song ...................................... 13 Hình 1.5 Quy trình sản xuất của sản phẩm (mã hàng SK 807). ........................................ 15 Phần 2: Thực tập theo chuyên đề ................................................................................. 16 Bảng 2.1: Bảng kê tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty năm 2008............................... 17 Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm................................................. 18 Lợi nhuận mục tiêu + chi phí BH & QLDN ..................................................................... 18 Tỷ lệ chi phí cộng thêm = ................................................................................................ 18 2.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định ................................................................ 19 2.1.2 Thống kê tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định............................................ 20 Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định = ..................................................................................... 20 Đơn vị: 1000 VNĐ .......................................................................................................... 20 Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ.............................................................................................. 21 Giá trị TSCĐ có cuối kỳ .................................................................................................. 21 = = 0,239 ................................................................................................... 22 Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ ............................................................................................ 22 Hệ số giảm TSCĐ = ........................................................................................................ 22 7.362 ............................................................................................................................... 22 Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ ...................................................................................... 22 Hệ số đổi mới TSCĐ = .................................................................................................... 22 Giá trị TSCĐ cũ loại bỏ trong kỳ ..................................................................................... 22 Hệ số loại bỏ TSCĐ = ..................................................................................................... 22 Giá trị sản xuất ................................................................................................................ 22 Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm .......................................................................... 22 1.557.458,5 ..................................................................................................................... 22 Tổng thu nhập ................................................................................................................. 23 Tổng giá trị TSCĐ bình quân trong năm .......................................................................... 23 = = 0,036 .......................................................................................... 23 Tổng giá trị TSCĐ bq trong năm ..................................................................................... 23 Số công nhân trực tiếp sản xuất hay số chỗ làm việc. ....................................................... 23 125 .................................................................................................................................. 23 Bảng 2.3: Sơ đồ cấu thành số lượng máy móc – thiết bị hiện có của công ty. ................... 23 Bảng 2.4: Bảng kê số lượng máy móc – thiết bị sản xuất trực tiếp ................................... 23 Số giờ làm việc thực tế .................................................................................................... 24 Độ dài bình quân 1 ca máy (g) = ...................................................................................... 24
- 90.326 ............................................................................................................................. 24 Số ca máy làm việc thực tế .............................................................................................. 25 Số ca làm việc bq 1ngày máy (c) = .................................................................................. 25 9.180 ............................................................................................................................... 25 9.350 ............................................................................................................................... 25 Số ngày máy làm việc bq 1 máy lắp (n) = ........................................................................ 25 9.080 ............................................................................................................................... 25 Số giờ công làm việc ttế bq 1 máy lắp (G) = .................................................................... 25 90.326 ............................................................................................................................. 25 Ta có: G = g x c x n ......................................................................................................... 25 2.2.4 Thống kê công suất máy móc – thiết bị sản xuất. ................................................ 26 2.3.1 Khái niệm .............................................................................................................. 26 2.3.2 Hệ thống chỉ số thống kê năng lực sản xuất của dây chuyền. ............................. 26 Hệ số tự tài trợ + Hệ số công nợ phải trả = 0,616 + 0,384 = 1 .......................................... 28 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = ................................................................................. 29 1.149.140.300 .................................................................................................................. 29 Tổng các khoản tiền và tương đương tiền ........................................................................ 29 Khả năng thanh toán nhanh = .......................................................................................... 29 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp = .................................................................. 29 2.758.426.650 .................................................................................................................. 30 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân = (vốn đầu kỳ + vốn cuối kỳ)/2 ................................ 30 Hiệu quả sử dụng vốn cố định = ...................................................................................... 30 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = .................................................................................... 30 1.200.968.150 .................................................................................................................. 30 Số vòng quay hàng tồn kho = .......................................................................................... 30 1.491.152.000 .................................................................................................................. 30 Giá trị hàng tồn kho bình quân ........................................................................................ 30 Giá vốn hàng bán ............................................................................................................ 30 1.491.152.000 .................................................................................................................. 30 Số vòng quay khoản phải thu khách hàng = ..................................................................... 30 2.168.361.638 .................................................................................................................. 31 Khoản phải thu khách hàng bq......................................................................................... 31 Doanh thu thuần về bán hàng........................................................................................... 31 Số vòng quay thanh toán khoản phải trả = ....................................................................... 31 Khoản phải trả cho người bán bq ..................................................................................... 31 1.491.152.000 .................................................................................................................. 31 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ .............................................................. 31 Tỷ suất lợi nhuận gộp = ................................................................................................... 31 Lợi nhuận sau thuế TNDN............................................................................................... 31 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = ............................................................................................ 31 2.168.361.638 .................................................................................................................. 31 Tỷ suất ROE = ................................................................................................................ 32 1.775.908.177 .................................................................................................................. 32 1.624 = 1+ = 1 + 0,624 ......................................................... 32 Lợi nhuận sau thuế TNDN............................................................................................... 32 Tỷ suất ROA = ................................................................................................................ 32 Tỷ suất nợ phải trả trên tổng nguồn vốn =........................................................................ 33 = = 0,384 .......................................................................................... 33 Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay ............................................................................ 33 Lãi vay phải trả ............................................................................................................... 33
- Những ưu điểm:............................................................................................................. 33 Những nhược điểm:....................................................................................................... 34 Biện pháp trước mắt: .................................................................................................... 34 Biện pháp lâu dài: ......................................................................................................... 34 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 35 Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2009. ............................................................................... 35 Sinh viên ......................................................................................................................... 36 CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................................. 36 Phụ lục 1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 .................................. 37 Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH XNK May Minh Annh .................................................. 37 Đơn vị tính: VNĐ ............................................................................................................ 37 Lập, ngày 31 tháng 12 năm 2008 .................................................................................... 38 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán năm 2008 ...................................................................... 38 Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH XNK May Minh Anh .................................................... 38 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ........................................................................................ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN ............................................................... 40 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập cơ sở ngành kinh tế được thiết kế vào cuối năm thứ 3, trong 4 tuần sau khi đã được học kiến thức cơ sở ngành và một phần kiến thức chuyên sâu ngành. Nó giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các phần đã học vào thực tế các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu. Đợt thực tập này là bước đệm giúp sinh viên chuẩn bị lựa chọn chuyên đề thực tập
- tốt nghiệp và luận văn tốt nghiệp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội và xây dựng mối quan hệ ban đầu tốt với cơ sở thực tập. [1, 04] Để thực hiện tốt báo cáo này, em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình các thầy cô giáo hướng dẫn trực tiếp là Thạc sỹ Trần Thị Dung và Thạc sỹ Vũ Đình Khoa, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo công ty cũng như các cô chú, anh chị ở các bộ phận của công ty và bạn bè, gia đình. Em xin chân thành cảm ơn và rất mong được sự hướng dẫn của các cô chú, anh chị trong công ty, các thầy cô giáo để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Nội dung của báo cáo gồm có: Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty TNHH XNK May Minh Anh. Phần 2: Thực tập chuyên đề Chuyên đề 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing tại công ty TNHH XNK May Minh Anh. Chuyên đề 2: Công tác quản lý tài sản cố định trong công ty TNHH XNK May Minh Anh. Chuyên đề 3: Những vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Phần 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện tại công ty TNHH XNK May Minh Anh. Do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức thực tế ít nên báo cáo còn có thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của cô chú, anh chị hướng dẫn ở công ty và các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần 1: Công tác tổ chức quản lý của công ty TNHH XNK May Minh Anh 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XNK May Minh Anh. 1.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH XNK May Minh Anh. - Tên công ty: công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xuất Nhập Khẩu May Minh Anh. - Tên giao dịch: công ty TNHH XNK May Minh Anh - Tên bằng tiếng Anh: Minh Anh garment import export co.,lt. - Giấy phép đăng ký số 0500 426 215 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây (nay là sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội) cấp ngày 8/11/2007.
- - Vốn điều lệ: 1.720.000.000 - Mã số thuế của công ty: 0500 572 245 - Trụ sở công ty: Tiểu khu Phú Mỹ, Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội - Tell: 043. 3791 497 - Fax: 043. 3791 540 - Email: minhanhgarment.export@gmail.com - Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và gia công hàng may mặc. 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty TNHH XNK May Minh Anh. Công ty TNHH XNK May Minh Anh được thành lập vào tháng 11 năm 2007, bắt đầu sản xuất kinh doanh từ tháng 01/01/2008 đến nay đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc hàng xuất khẩu dưới dạng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Công ty thuê đất và thuê xưởng sản xuất của một số hộ gia đình, ngày 26/10/2007 công ty khởi công xây dựng thêm nhà kho, và văn phòng công ty,, nhà để xe, nhà ăn, công trình phụ, tường rào, làm đường. Ngày 8/12/2007 thì các công trình được khánh thành. Ngày 19/11/2007 công ty mua máy móc thiết bị đợt 1 lắp đặt ở phân xưởng sản xuất, ngày 16/01/2008 công ty mua máy móc thiết bị đợt 2. Công ty thông báo tuyển dụng lao động trên đài truyền thanh 10 xã lân cận của huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) trong 3 ngày từ ngày 15/12/2007. Đến ngày 01/01/2008 số công nhân đã nộp hồ sơ đến làm việc là 86 công nhân, đến đầu tháng 02/2008 số công nhân tuyên được thêm là 12 công nhân. Đến nay tổng số công nhân viên của công ty là 125 người. Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản STT Chỉ tiêu Năm 2008 1 Doanh thu các hoạt động 2.168.361.638 2 Lợi nhuận 55.908.177 3 Tổng vốn 2.884.973.300 - Vốn cố định 1.650.833.000 - Vồn lưu động 1.234.140.300 4 Số công nhân - Số lượng 125 - Trình độ + Tốt nghiệp PTTH 56 + Tốt nghiệp THCS 60 + Trình độ Đại học 1 + Trình độ Cao đẳng 3
- + Trình độ Trung cấp 5 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty. Công ty có chức năng chính là sản xuất hàng may xuất khẩu theo đơn đặt hàng chủ yếu là sang thị trường Mỹ. Công ty thành lập trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, bước đầu đi vào hoạt đọng cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đội ngũ nhân sự, công nhân nên lợi nhuận còn chưa cao. Công ty đóng trên địa bàn với sản xuất nông nghiệp là chính, còn nhiều lao động với trình độ phổ thông. Công ty đã nhận đào tạo công nhân, tạo công ăn việc làm cho hơn một trăm công nhân giúp nhà nước một phần trong giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn. 1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty. 1.3.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý. Chủ tịch hội đồng thành viên Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán Quản đốc Thủ quỹ Marketing Phòng Kỹ Xưởng sản Kho sản Kho nguyên
- thuật xuất phẩm vật liệu Tổ cắt Chuyền may Tổ KCS Tổ hoàn Tổ sửa máy (3 tổ) thiện 1.3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận + Hội đồng thành viên của công ty gồm 3 thành viên và giữ các chức vụ tương ứng: chủ tịch hôị đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty: chỉ định người đại diện pháp luật của công ty, bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, … (theo khoản 2, điều 47, luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005). + Chủ tịch hội đồng thành viên: (Ông Nguyễn Vũ Bảy) chuẩn bị tổ chức các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên, triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, giám sát việc tổ chức thực hiện của hội đồng thành viên (theo khoản 2, điều 49, luật doanh nghiệp 2005). + Giám đốc công ty (Ông Nguyễn Anh Tuấn) là người đại diện pháp luật theo uỷ quyền của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, điều hành trực tiếp các hoạt động của nhà máy (theo khoản 2, điều 55, luật doanh nghiệp năm 2005). + Phó giám đốc công ty (Ông Nguyễn Minh Chung): phụ trách công tác marketing của công ty, tham mưu cho giám đốc. + Kế toán: * Nhiệm vụ: - Phản ánh và giám đốc chính xác kịp thời số hiện có và sự biến động của tất cả các tài sản, tiền vốn từ đó quản lý chặt chẽ các loại tài sản nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản. - Kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính của công ty. - Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích các hoạt động kinh tế từ đó khai thác khả năng tiềm tàng của công ty. * Chức năng: - Chức năng thông tin: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của công ty. - Chức năng kiểm tra: thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh kế toán sẽ nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của công ty. Qua đó kiểm tra việc tính toán, ghi chép phản ánh của kế toán về các mặt chính xác, kịp thời, trung thực, rõ ràng, kiểm tra việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán và chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước. + Quản đốc: có nhiệm vụ giám sát các khâu của quá trình sản xuất về mặt kỹ thuật, nguyên vật liệu, hoạt động của các chuyền may. + Thủ quỹ: có trách nhiệm nhập, xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của giám đốc, kiểm kê tình hình của quỹ tiền mặt hàng ngày để có những chính sách về dự trữ lượng tiền mặt hợp lý đảm bảo nhu cầu về tiền mặt của công ty, kiêm kế toán về tiền mặt.
- + Phòng kỹ thuật gồm có 3 người: trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý về khâu kỹ thuật, phòng kỹ thuật có chức năng nhận mẫu, kiểm tra mẫu, làm mẫu, đi sơ đồ, kỹ thuật may. + Thủ kho: gồm 2 người, 1 người phụ trách kho nguyên phụ liệu (kiêm kế toán NVL, CCDC) kiểm tra tình hình nguyên phụ liệu nhập, xuất, tồn. Có nhiệm vụ: ghi thẻ kho, báo cáo tình hình hàng ngày với kế toán trưởng, đi mua nguyên phụ liệu cho công ty. Một thủ kho bên kho thành phẩm (kiêm kế toán thành phẩm) thì bảo quản thành phẩm, kiểm tra và ghi sổ kho tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm, báo cáo với kế toán trưởng. + Tổ trưởng các tổ: chấm công cho các công nhân tổ mình, nộp bảng chấm công cho kế toán trưởng để tính lương cho công nhân, quản lý công nhân tổ mình trong sản xuất, tác phong làm việc của công nhân. 1.4 Tổ chức và hạch toán kế toán tại công ty TNHH XNK May Minh Anh. 1.4.1 Mô hình kế toán và bộ máy kế toán. Do đơn vị có quy mô nhỏ lên chỉ có kế toán trưởng và các thủ kho, thủ quỹ kiêm kế toán ở các bộ phận giúp kế toán trưởng: Kế toán trưởng và kế toán viên theo mô hình tập trung Hình 1.2 Hình thức kế toán tập trung của công ty. Kế toán trưởng Kế toán NVL, Kế toán thành Kế toán tiền Kế toán CCDC (thủ phẩm (thủ mặt, TGNH tiền lương kho) kho) (thủ quỹ) Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ tác nghiệp giữa các kế toán viên ở các bộ phận + Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổng hợp tình hình chung của công ty, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra kế toán viên để phản ánh kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp, tổng hợp các số liệu của các kế toán viên để lập phiếu tính chi phí giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán), lập báo các thuế cho công ty, tham mưu cho lãnh đạo về tình hình tài chính, sản xuất … của công ty. + Kế toán viên:
- - Thủ kho ở kho NVl kiêm kế toán NVL, CCDC ở công ty, có nhiệm vụ ghi chép các số liệu về tình hình nhập, xuất dựa trên phiếu nhập, xuất kho và tính toán tồn cuối của NVL, CCDC ghi vào thẻ kho. - Thủ kho ở kho thành phẩm kiêm kế toán thành phẩm, ghi chép phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. - Thủ quỹ: nhập, xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của giám đốc; kiểm kê báo cáo tình hình tồn quỹ tiền mặt, lập các phiếu chi, thu; ghi sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tiền lương: do kế toán trưởng đảm nhiệm, tính toán lương theo sản phẩm, theo lương cơ bản để trả lương cho công nhân dựa trên bảng chấm công của các tổ, các bộ phận; theo dõi mức lương công nhân, ứng lương. 1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng. Hình thức Nhật ký chung. •Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung: Hình 1.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán Chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch Nhật ký toán chi tiết chuyên dùng Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày
- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu • Các sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng (nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền), sổ cái, sổ, thẻ kế toán chi tiết ở các bộ phận. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ ghi vào các sổ Nhật ký đặc biệt, sổ Nhật ký chung, sau đó tổng hợp các số liệu ở từng sổ theo định kỳ hoặc vào cuối tháng để ghi vào sổ Cái. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, các nghiệp vụ phát sinh ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.(không ghi trùng lặp các số liệu giữa các sổ nhật ký) - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Số liệu ghi trên sổ Cái, các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. • Tổ chức hệ thống chứng từ: - Công ty sử dụng hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán do bộ tài chính ban hành theo quyết định 15 ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. Ngoài ra do đặc điểm sản xuất của công ty là hàng may mặc nên có một số mẫu do công ty sử dụng cho phù hợp như: bảng chấm công, phiếu báo cơm bảng kiểm nghiệm hàng hoá vật tư, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng tính giá thành, thẻ kho. - Các chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu đề nghị thanh toán, chứng từ ngân hàng (báo có, báo nợ), hoá đơn giá trị gia tăng. 1.4.3 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: • Các tài khoản kế toán sử dụng: Chức năng của công ty là sản xuất hàng may xuất khẩu nên các tài khoản kế toán sử dụng là: (áp dụng theo QĐ15/2006/QĐ - BTC, ngày 20/03/2006). - Các tài khoản tài sản ngắn hạn: TK 111, 112, 113, 131, 133, 138, 141, 142, 144, 151, 152, 153, 154, 155, 157. - Các tài khoản phản ánh tài sản dài hạn: 211, 212, 214, 241, 242, 244 để phản ánh tình hình tăng, giảm tài sản cố định của công ty. - Các tài khoản nợ phải trả: TK 311, 315, 331, 333, 334, 335, 337, 338, 341, 342. - Các tài khoản phản ánh nguồn vốn: TK 4111, 413, 414, 431, 421. - Các TK liên quan đến viêc tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh: TK 5112, 515, 521, 531, 532, 611, 627, 631, 632, 635, 641, 642, 711, 811, 821, 911. - Các TK ngoài bảng: TK 001, 002, 007. • Các tài khoản kế toán không sử dụng: Do công ty mới hoạt động từ tháng 01/2008 với nguồn vốn hạn hẹp, công ty đi vào sản xuất sản phẩm chứ không có hoạt động đầu tư ngắn hạn, dài hạn, không phải là công ty thương mại, hay công ty cổ phần nên không có cổ phần, công ty chưa trích lập được các khoản dự phòng.
- Các tài khoản không sử dụng gồm: TK 121, 128, 129, 139, 156, 158, 159, 217, 221, 222, 223, 228, 229, 243, 343, 351, 352, 4112, 412, 418, 419, 461, 466, 512, 623, 003, 004, 008. 1.4.4 Tổ chức hệ thống kế toán máy. Công ty đặc thù sản xuất kinh doanh riêng, mới thành lập, quy mô nhỏ nên công ty chưa sử dụng các phần mềm kế toán, kế toán chủ yếu tính toán và lập các bảng biểu trên Exel và Word. 1.4.5 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất đối với sản phẩm của công ty. • Tâp hợp chi phí và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hình 1.4 Sơ đồ tập hợp chi phí, hạch toán thành phẩm, giá vốn. TK 621 TK 154 TK 155 TK 632 k/c chi phí NVLTT xuất bán tphẩm TK 622 Th phẩm nhập kho k/c chi phí NCTT TK 157 TK 627 Tp chuyển xác định k/c chi phí SXC đi bán tiêu thụ • Tính giá thành thực tế theo đơn đặt hàng: Do doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng khối lượng lớn, mỗi một thời gian sản xuất một đơn đặt hàng cụ thể nên chi phí cũng được tập hợp theo đơn đặt hàng (bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) dẫn đến kỳ kế tính giá thành là khi đơn đặt hàng được sản xuất hoàn thành. Trị giá thực tế của công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh: nhập về theo giá nào thì xuất theo giá đó. • Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song:
- Hình 1.5 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Sổ kế toán chi tiết ghi hàng ngày đối chiếu hàng ngày Bảng kê nhập, xuất, tồn ghi cuối tháng đối chiếu cuối tháng Sổ kế toán tổng hợp Thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất, dùng thẻ kho ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, từng thứ theo chỉ tiêu số lượng, theo số thực nhập, xuất. Cuối ngày tính số tồn kho để ghi ra cột tồn kho trên thẻ kho. Do thủ kho kiêm kế toán NVL, CCDC nên thủ kho dùng sổ chi tiết để phản ánh theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị, kiểm tra hoàn chỉnh chứng từ và căn cứ vào đó ghi sổ chi tiết. Cuối tháng kế toán lập bảng chi tiết nhập, xuất, tồn sau đó đối chiếu: sổ kế toán chi tiết với thẻ kho; số liệu trên dòng tổng cộng của bảng kê nhập – xuất – tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp; số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế. Ưu điểm của phương pháp này là dễ kiểm tra, đối chiếu. Nhược điểm: khối lượng ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. • Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hàng gia công miễn thuế XNK (theo diện ưu đãi của nhà nước) theo điểm 1 mục I phần D thông tư 59/2007/TT BTC ngày 14/06/2007.
- • Tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao của máy móc thiết bị sản xuất là 6 năm, nhà xưởng là 10 năm. • Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam: VNĐ • Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12 hàng năm. 1.5 Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XNK May Minh Anh. 1.5.1 Các sản phẩm chính của công ty. - Các sản phẩm chính của công ty: áo Jacket, quần ống, jilê, áo nhung, pan, áo trần bông, áo thun, áo sơ mi, …. - Hiện tại công ty đang sản xuất mã hàng quần nam theo đơn dặt hàng của Mỹ thông qua công ty TNHH Thương Mại Cheong San (Hàn Quốc), với số lượng là 120000 quần nam, đơn giá 1.08 USD, tương ứng 129600 USD. Các công ty Kinh Bắc, Trọng Tín, Đại Thành Bắc, MTBV đang gia công hàng cho công ty. 1.5.2 Lịch làm việc của công ty. Công nhân công ty làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, được nghỉ ngày lễ, tết, chủ nhật theo chế độ của nhà nước. Thời gian làm việc của công nhân là: một ngày là làm 10h: sáng từ 7h đến 12h, công nhân ăn trưa tại công ty, chiều từ 13h đến 19h. 1.5.3 Quy trình sản xuất sản phẩm. - Đặc điểm sản xuất sản phẩm: Công ty sản xuất sản phẩm may mặc nên đặc thù là có nhiều mẫu mã và kích cỡ khác nhau (S, M, XL, 2XL, 3XL, 4XL, 5XL). Đặc điểm của sản xuất theo đơn đặt hàng là số lượng sản phẩm là tương đối lớn, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo đơn hàng nên không cần kênh phân phối, và thời gian giao hàng đã được định sẵn theo hợp đồng. Khi may theo đơn đặt hàng, công ty được bên đặt hàng cung cấp nguyên liệu chính: vải chính, vải lót,… tuỳ theo loại hàng. Công ty phải mua các nguyên phụ liệu khác như: chỉ, dây chun, nhãn mác, bao bì đóng gói,… được tính vào chi phí sản xuất. - Quy trình sản xuất sản phẩm như sau: (mã hàng SK 807, quần nam) (trang 12)
- Hình 1.5 Quy trình sản xuất của sản phẩm (mã hàng SK 807). Giai đoạn chuẩn bị cho sản xuất Giai đoạn cắt Giáp thân Giai đoạn sản xuất sản phẩm Giai đoạn may May tay, túi, cạp, gấu, Kiểm tra chất size,… lượng sản phẩm (KCS) Thùa khuyết, Là sản phẩm đính cúc, khuy cài, nhặt chỉ… Đính mác, luồn chun, cài cúc, gấp sản phẩm, … Giai đoạn hoàn thiện Dán size vào túi, cho sản phẩm vào, đóng hộp + Chuẩn bị các nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm như: vải chính, vải lót, chỉ, cúc, khoá, mếch, ….Phòng kỹ thuật nhận mẫu từ khách hàng, thiết kế mẫu sản phẩm, tính toán các chỉ số, đi sơ đồ cắt mấu sau đó đưa vào sản xuất hàng loạt. + Sản xuất sản phẩm: Giai đoạn cắt: công nhân tổ Cắt dùng máy cắt vải chính và vải lót thành từng phần của sản phẩm: tay, thân, túi, cạp, …theo chồng vải đã được vẽ theo sơ đồ thiết kế sản phẩm; cắt chun … sao cho phù hợp với từng kích cỡ (S, M, L, XL, 2XL, 3XL, 4XL, 5XL) để riêng, sau khi được kỹ thuật kiểm tra sẽ chuyển cho các chuyền may để may. Giai đoạn may: công nhân tiến hành may sản phẩm gồm các công đoạn trên, mỗi công nhân đảm trách một công việc riêng. Sau khi may sản phẩm của từng tổ được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng, kiểm tra lỗi sản phẩm, sau đó chuyển cho công nhân sửa các lỗi đó.
- + Giai đoạn hoàn thiện: công nhân tổ Là là sản phẩm, sau đó chuyển xuống xưởng hoàn thiện, công nhân tổ Hoàn thiện đính mác, luồn chun, cài cúc, gấp sản phẩm, dán size vào giấy bang, cho sản phẩm vào dán lại và đóng hộp sản phẩm. Đánh số trên hộp của sản phẩm và các thông tin cần thiết khác. Phần 2: Thực tập theo chuyên đề Chuyên đề 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing của công ty TNHH XNK May Minh Anh. 1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Công ty đi vào sản xuất chính thức từ tháng 1 năm 2008 sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng trong nước và các công ty nước ngoài, gia công hàng cho các công ty trong nước để họ xuất khẩu, thuê các công ty trong nước gia công. Bảng kê tình hình tiêu thụ sản phẩm các tháng năm 2008. (trang 14) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là đang gặp những khó khăn do những biến động chung của tình hình kinh tế thế giới đang trong đà suy thoái.
- Bảng 2.1: Bảng kê tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty năm 2008. Tháng Loại sản phẩm Số Đơn Đơn Thành tiền Tỷ giá lượng giá giá ngoại tệ (sphẩm) (VNĐ) (USD) 1 - Tủ jull Thăng 27.911 2.000 55.822.000 Long - Quần soóc Vipa 4.200 11.000 46.200.000 2 - áo Hng Thuận 1.026 25.000 25.650.000 - áo mưa, mũ 1.400 2.610 3.654.000 3 - Quần thể thao 1.342 7.000 9.394.000 Jutai - Hàng Pan (Unico) 7.354 1,76 214.077.882 16.540 4 - Hàng Pan (Unico) 7.048 1,76 205.170.099 16.540 - Quần soóc Vipa 4.200 10.000 42.000.000 5 - Hàng Pan (Unico) 10.000 1,76 291.456.000 16.560 - Jacket trần 1.432 2,60 61.656.192 16.560 6 - Jilê 357 2,00 11.823.840 16.560 - áo nhung N9 1.803 45.000 81.135.000 - Jacket trần 2.164 2,60 93.173.184 16.560 7 - áo nhung N9 717 45.000 32.265.000 - Jacket trần 983 2,60 42.298.490 16.550 - Quần soóc 6.000 4.500 27.000.000 8 - Jilê 2.464 2,20 89.714.240 16.550 - Pan (May 10) 5.598 1,76 163.058.544 16.550 9 - Jilê 410 2,20 14.928.100 16.550 - Pan (May 10) 8.678 1,76 252.772.784 16.550 10 - Jilê 759 2,00 25.654.200 16.900 - Jacket trần 772 2,40 31.312.320 16.900 - áo thun 2.016 8.000 16.128.000 - Quần xốp 4.836 5.000 24.180.000 11 - Jilê 127 2,00 4.292.600 16.900 - Jacket trần 520 2,40 21.091.200 16.900 - áo nhung A22 1.004 35.000 35.140.000 - Quần xốp 10.374 5.000 51.870.000 12 - Egard 1.504 2,40 61.002.240 16.900 - áo Nhung N9 1.115 45.000 50.175.000 - áo TE7 3.010 28.000 84.266.723 Tổng 2.168.361.638
- 1.2 Công tác Marketing. 1.2.1 Tầm quan trọng của công tác Marketing. Marketing là một khâu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì điều quan trọng là bán được hàng hoá và thu được tiền về. 1.2.2 Công tác Marketing của công ty TNHH XNK May Minh Anh. - Chính sách sản phẩm: chính sách về sản phẩm mà công ty đề ra là những chính sách về chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu và bao bì sản phẩm. + Chất lượng sản phẩm là vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp, đó vừa là mục tiêu vừa là căn cứ để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong sản xuất sản phẩm, công ty có tổ KCS, tổ Kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu cắt, may và hoàn thiện. Sản phẩm phải đạt được các chỉ tiêu về chất lượng mà khách hàng yêu cầu. + Nhãn hiệu, bao bì sản phẩm: nhãn hiệu có mục đích bảo vệ, nâng cao uy tín và góp phần tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm. Bao bì sản phẩm đúng chủng loại, bảo quản tốt hàng hóa, ghi đầy đủ các chỉ tiêu được yêu cầu về kích cỡ, lô, nơi sản xuất…. - Chính sách giá: + Giá sản phẩm là khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán để có được quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ. Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm. Nhu cầu của Đối thủ cạnh khách hàng tranh Định giá bán sản phẩm Chi phí sản Luật pháp, xuất, tiêu thụ chính trị, … + Giá cả hàng hoá trên thị trường chịu sự tác động của chi phí sản xuất sản phẩm để tạo ra sản phẩm bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi; quan hệ cung cầu hàng hoá; sức mua của đồng tiền; yếu tố thị hiếu, tâm lý khách hàng. Công ty tính toán giá cả như thế nào để đem lại lợi nhuận cho công ty mà lại được khách hàng chấp nhận. Trong giai đoạn đầu của sản xuất công ty có những chiến lược để sản xuất với chi phí thấp nhất, chính sách giá thâm nhập nhằm để giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Giá cả sản phẩm phải bù đắp được các chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm, bảo đảm bảo mức lãi nhất định cho công ty, được một lượng khách hàng tối thiểu chấp nhận. Giá của sản phẩm công ty gồm chi phí và chi phí cộng thêm. Giá bán = Chi phí + (Tỷ lệ cộng thêm vào chi phí x Chi phí) Lợi nhuận mục tiêu + chi phí BH & QLDN Tỷ lệ chi phí cộng thêm =
- Sản lượng sản xuất x chi phí đơn vị. + Mục tiêu của công ty hiện nay là đảm bảo đứng vững trên thị trường, đảm bảo đời sống công nhân. Công ty đưa ra những chính sách như: tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường sang một số nước khác như liên minh Châu Âu (trong nửa đầu năm 2008, nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam của Châu Âu khá mạnh, tăng 6,8 % tính theo USD so với cùng kỳ năm trước), đảm bảo chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng. - Chính sách phân phối: Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên không có kênh phân phối sản phẩm: các đại lý bán hàng trực tiếp, trung gian. Công ty sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, bán trực tiếp tới khách hàng theo lô với số lượng lớn đã đặt. - Chính sách xúc tiến bán hàng: Hàng hoá để bán ra một cách nhanh chóng hơn thì cần phải có những chính sách xúc tiến bán hàng phù hợp: công ty lựa chọn marketing trực tiếp, giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới khách hàng cần giao dịch về khả năng, năng lực sản xuất cũng như giá cả sản phẩm của công ty. Chủ yếu là nhờ các mối quan hệ làm ăn lâu năm của giám đốc nhà máy (giám đốc đã từng kinh doanh trong lĩnh vực này). Từ đó thu hút khách hàng đến với công ty. - Công tác thu thập thông tin Marketing, nghiên cứu thị trường: + Phó Giám đốc tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua mạng internet, qua các khách hàng, các nhà cung cấp, những buổi giao dịch trực tiếp với khách hàng để tìm kiếm đơn đặt hàng. + Phân tích môi trường vĩ mô trong và ngoài công ty: Các điểm mạnh: công ty có nguồn nhân công lớn, giá tương đối rẻ. Điểm yếu của công ty: do mới thành lập nên chưa tạo dựng được hình ảnh của mình trên thị trường, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ tay nghề công nhân chưa cao …. Môi trường ngoài công ty: cơ hội và thách thức hiện nay đang đặt ra đối với công ty: kinh tế thế giới cũng như trong nước không ổn định, các chế tài pháp luật, chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển của nhà nước. Hiện nay chính phủ đang đưa ra các biện pháp phục hồi kinh tế: cho các doanh nghiệp vay vốn với mức lãi suất thấp, hố trợ trong nông nghiệp … nhằm mục đích kích cầu …. - Một số đối thủ canh tranh: Có rất nhiều công ty lớn trong ngành may mặc Việt Nam, đặc biệt có nhiều công ty đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc xuất khẩu như: công ty May 10, Công ty May Thăng Long, công ty cổ phần May Sài Gòn, …. Vì vậy mà công ty phải đưa ra những chính sách giá cả, sản phẩm đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển. Chuyên đề 2: Công tác quản lý tài sản cố định tại công ty TNHH XNK May Minh Anh. 2.1 Thống kê khả năng sản xuất phục vụ tài sản cố định. 2.1.1 Khái niệm và phân loại tài sản cố định - Khái niệm: tài sản cố định là những tư liệu lao động do con người tạo ra, có tính chất lâu bền, được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sử dụng, giá trị tài sản cố định bị hao mòn dần được chuyển dần từng phần vào
- giá trị của sản phẩm làm ra theo mức độ hao mòn và thu hồi dưới hình thức khấu hao trong giá thành sản phẩm, có giá trị và giá trị sử dụng. [2, 64]. - Tiêu chuẩn để là tài sản cố định phải thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn sau (theo chuẩn mực 3, QĐ 206/2003 BTC): + Chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản cố định đó. + Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy. + Thời gian sử dụng từ một năm trở lên. + Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. - Phân loại tài sản cố định theo công dụng của tài sản: + Nhà cửa: là công trình xây dựng để lắp đặt máy móc, thiết bị, chứa nguyên vật liệu, nơi làm việc của các phòng ban, phân xưởng … Công ty có: nhà xưởng sản xuất, xưởng hoàn thiện, nhà kho nguyên vật liệu, phòng kỹ thuật, văn phòng làm việc, tiếp khách của công ty. + Vật kiến trúc: là các công trình phục vụ cho sản xuất được thuận lợi và an toàn gồm: đường xá, cầu cống, tường rào, công trình phụ, nhà xe, nhà ăn của công ty …. + Máy móc – thiết bị động lực: là những máy móc thiết bị động lực tạo ra năng lượng chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Công ty có nồi hơi công nghiệp 12 KW. + Máy móc thiết bị truyền dẫn: là máy móc thiết bị truyền dẫn năng lượng, gồm có: đường dây điện, đường ống dẫn nhiệt, các thiết bị điện …. + Máy móc thiết bị sản xuất: là những máy móc thiết bị tác động vào đối tượng lao động, tạo ra sản phẩm. Các loại máy công ty hiện có: máy may một kim thường, máy may một kim điện tử có bảng điều khiển, máy hai kim cố định, máy hai kim di động, máy vắt sổ, máy vắt sổ hai kim năm chỉ, máy di bọ, máy sang chỉ, bộ máy cắt, bộ cầu là, băng chuyền sản xuất, máy trần chun, máy đính cúc, máy thùa khuyết. + Phương tiện vận chuyển: là những máy móc thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, bán sản phẩm của công ty. Tuy nhiên do điều kiện vốn không nhiều cho nên công tuy chưa mua được phương tiện vận chuyển mà toàn bộ đi thuê ngoài hoặc là phương tiện của các đơn vị bạn khi thuê gia công. Vận chuyển hàng hoá để xuất khẩu bằng đường bộ và đường thuỷ. 2.1.2 Thống kê tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định. - Nghiên cứu kết cấu tài sản cố định: Giá trị của một loại tài sản cố định Chỉ tiêu kết cấu tài sản cố định = Giá trị toàn bộ tài sản cố định. Đơn vị: 1000 VNĐ Bảng 2.2 Bảng cân đối tài sản cố định năm 2008 TT Giảm Kết Loại Có đầu trong Có cuối cấu TSCĐ năm Tăng trong kỳ kỳ năm tài
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
82 p | 4415 | 514
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại của công ty cổ phần Long Bảo
15 p | 1472 | 512
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp viễn thông
1 p | 2348 | 371
-
Báo cáo thực tập Mạng thông tin di động GSM
40 p | 885 | 295
-
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp Các chuyên ngành của Khoa kinh tế và Quản lý
29 p | 763 | 267
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Một số kĩ thuật xử lý lỗi phần cứng máy tính tại Công Ty TNHH Công Nghệ Tin Học 3A
49 p | 786 | 263
-
Báo cáo thực tập nghiệp vụ công ty than Mạo Khê
97 p | 1052 | 255
-
Báo cáo thực địa địa lý kinh tế - xã hội tổng hợp Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh
40 p | 966 | 189
-
Báo cáo thực tập trường cao đẳng nghề kinh tế kĩ thuật bắc ninh 2009-2011
50 p | 670 | 186
-
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHLÂM BẢO CHÂUKẾ TOÁN TIỀN
81 p | 565 | 169
-
TIỂU LUẬN: Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Bắc Ninh
22 p | 497 | 159
-
Báo cáo thực tập: Quy trình xuất nhập khẩu ủy thác tại công ty cổ phần XNK tạp phẩm Hà Nội
26 p | 805 | 141
-
Báo cáo thực tập : Tài liệu kế toán
126 p | 246 | 41
-
Luận văn: “Báo cáo thực tập tại viện hóa học công nghiệp việt nam”
66 p | 272 | 33
-
Báo cáo thực tập: “Phân tích hoạt động và quản lý của công ty cổ phần đầu tư, thương mại dịch vụ”
24 p | 216 | 27
-
Viết báo cáo thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp
13 p | 386 | 23
-
Báo cáo thực tập kinh tế chính trị "Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế cá thể tiểu chủ ở Việt Nam"
33 p | 93 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn