Báo cáo thực tập: Nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT
lượt xem 487
download
Báo cáo thực tập: Nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT trình bày tổng quan về công ty, thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TMT. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập: Nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀ NỘI ----------------------000-------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT VẬT TƯ THIẾT BỊ GIAO THÔNG VẬN TẢI Giáo viên hướng dẫn : TH.S Nguyễn Hữu Chí Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thu Thuỷ Mã sinh viên : 2001d1562 Lớp : 609 Hà nội, tháng 8 năm 2005 Phần thứ nhất: LỜI MỞ ĐẦU
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh càng trở nên gay gắt ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, sáng tạo, đổi mới và thích ứng với nhu cầu phát sinh trên thị trường. Khi các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tìm chỗ đứng trên thị trường thì thông tin về tài chính kế toán đặc biệt là doanh thu tiêu thụ hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc xem xét thông tin về tài chính kế toán đến xác định doanh thu tiêu thụ, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tìm ra các yếu tố bất hợp lý trong việc sử dụng tài sản, vốn, vật tư do đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm tiết kiệm phi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai Vì vậy hơn bao giờ hết họ phải nắm bắt thông tin một cách chính xác từ khâu sản xuất đến khâu cuối cùng là xác định doanh thu tiêu thụ sản phẩm để tính lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ, trình độ quản lý khác nhau nên doanh thu tiêu thụ sản phẩm dẫn tới lợi nhuận thu được của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau.đánh giá tình hình thị trường sản phẩm đầy đủ, chính xác kịp thời sẽ giúp công tác quản lý, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của việc tiêu thụ thành phẩm trong quá trình kinh doanh, cung cấp thông tin cho quản lý, từ đó phấn đấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu thụ thành phẩm ngày càng nhiều đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm hay xác định doanh thu tiêu thụ hàng hoá, vận dụng lý luận đã học và nghiên cứu tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được trong thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT em đã chọn đề tài: “ nghiên cứu tình hình tài chính doanh nghiệp và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu lợi nhuận tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT” cho chuyên đề của mình. Phần thứ hai: NỘI DUNG Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 1 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật & tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TM & sx vật tư thiết bị GTVT. Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải tên giao dịch là: trading and manufacturing equipment materials for transportation company, tên viết tắt là: TMT là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 40 QĐ/TCCB – LĐ ngày 27/10/1976 với tên ban đầu là: “công ty vật tư thiết bị cơ khí giao thông vận tải ” Đến năm 1993 do có sự sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 602/QĐ/TCCB - LĐ ngày 05/04/1993 thành lập DNNN: “công ty vật tư thiết bị cơ khí GTVT” trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT, trụ sở chính đặt tại số 83 phố Triều khúc, Quận Thanh xuân, Hà nội, giải pháp kinh doanh số: 108563. Mã số kinh doanh: 0704. - Tổng số vốn kinh doanh ban đầu là: 190.000.000đ - Nhà nước cấp: 115.000.000đ - vốn doanh nghiệp tự bổ sung là: 75.000.000đ -Trong đó vốn cố định là: 114.000.000đ - vốn lưu động là:76.000.000đ Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và cung ứng vật tư thiết bị GTVT. Ngày 1/9/1998 theo quyết định số 2195/1998/QĐ - BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT đổi tên công ty thành: “công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT”. Từ ngày 28/02/2002 công ty chuyển trụ sở chính về 199b Minh khai, Quận Hai bà trưng, Hà nội.Trong những năm gần đây công ty đã có kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan và đã được Bộ GTVT tặng bằng khen tại quyết định số 663/QĐ - BGTVT ngày 23/02/2000. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 2 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Ngày 25/12/2001 công ty được Bộ GTVT quyết định “phê duyệt dự án đầu tư xây dung xí nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô vận tải nông dụng Cửu Long” tại huyện Văn lâm tỉnh Hưng Yên.. Hiện nay công ty có 4 đơn vị trực thuộc là: - Nhà máy sản xuất lắp ráp xe gắn máy tại Hưng Yên. - Nhà máy sản xuất lắp ráp động cơ xe gắn máy tại Hưng Yên. - Nhà máy sản xuất ô tô vận tải nông dụng Cửu Long tại Hưng Yên. - Nhà xưởng sản xuất 1 số chi tiết động cơ xe máy tại 199b Minh Khai. Với tuổi đời gần 30 năm trong suốt quá trình hoạt động đã có nhiều thăng trầm, nhiều khó khăn và thuận lợi. Những năm đầu đi vào hoạt động là thời kỳ vô cùng khó khăn của công ty. Do cơ chế của công ty chuyển đổi từ quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, công ty không chuyển đổi kịp thời đã dẫn đến yếu kém và tụt hậu đời sống cán bộ công nhân viên(CBCNV) gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, tình trạng nợ đọng, các khoản nợ ngân sách, nợ khách hàng và nợ cấp trên gia tăng không có hướng giải quyết công ty đã lâm vào tình trạng gần như phá sản. Với thực trạng của công ty như vậy ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV đặc biệt là sự hỗ trợ của tổng công ty và các đơn vị khác trong tổng công ty tìm phương hướng khắc phục khó khăn nhằm đưa công ty phát triển. Cùng với việc củng cố bộ máy lãnh đạo và phát triển kinh doanh theo mục tiêu lấy nhu cầu của thị trường làm trọng yếu. Với ngành nghề phong phú và đa dạng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và CBCNV, công ty đã từng bước khẳng định mình và ngày càng phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TM & sản xuất vật tư thiết bị GTVT. So với những năm trước số CBCNV của công ty hiện nay đã tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho tổng số gần 800 người trong toàn công ty. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 trong tổ chức bộ máy quản lý của mình bên cạnh tổ chức quản lý theo hành chính. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TMT: Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 3 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc điều hành kỹ thuật Phòn phòn Phòn Phòn Phòn các Chi g g g g g XN sx nhán Tổ Kinh Tài Kế Nghiê xe h c.ty chức doan chính Hoạc n cứu gắn tại hành h Kế h thị máy TPH chính ất toán KD trườn CM : Sơ đồ tổ chức quản lý theo ISO 9000. : Sơ đồ tổ chức quản lý hành chính. b. Tổ chức bộ máy kế toán. Trưởng phòng Kế KT KT KT KT KT KT toán theo thanh nguyên doan bán tài tổng dõi toán vật liệu, h thu, hàng sản hợp thanh lương giá chi theo cố toán & các thành phí dõi định, quốc khoả sản cấp quỹ tế n phẩm phát trích hải Báo cáo thực tập theo Bùi Thị Thu Thuỷ: quan Msv: 4 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Các nhân viên kế toán kho, xưởng Phòng kế toán của công ty TMT gồm 13 người, được tổ chức theo hình thức tập trung, các phần hành kế toán được phân công tách biệt cho từng người phụ trách tuy nhiên một người có thể kiêm hai vị trí và ngược lại một vị trí có thể do hai người phụ trách và áp dụng hình thức nhật ký chung để ghi sổ. II. Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TMT. 1. Đánh giá chung. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn trở ngại. Ngoài những khó khăn vốn có về tiền vốn, cơ chế chính sách của Nhà nước thiếu đồng bộ… lại cộng thêm những thách thức lớn trong xu thế cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nhưng với định hướng đúng đắn của ban chấp hành đảng bộ công ty và sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của toàn thể CBCNV công ty nên đã khai thác được tối đa các yếu tố thuận lợi, tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban ngành trung ương cũng như địa phương. Do vậy năm 2004 công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ sau: - giá trị sản lượng đạt: 351,5 tỷ đồng tăng 30% so với thực hiện năm 2003. - Doanh thu đạt: 235 tỷ đồng tăng 54,6% so với năm 2003. - Lợi nhuận đạt: 2.019 triệu đồng tăng 100% so với năm 2003. - Tuyển dụng thêm 248 lao động. - Thu nhập bình quân đạt: 2.000.000đ/ng/tháng. - Sản phẩm chủ yếu : + Ô tô tải đạt: 1.600 xe. + Xe máy đạt: 22.000 xe. Công ty đã đầu tư và đưa vào sản xuất nhà máy ô tô nông dụng Cửu Long, công suất 10.000 xe/năm, nhà máy sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy công suất 100.000 xe/năm trong khuôn viên 20 ha đất tại khu công nghiệp phố nối A - Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 5 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Văn lâm - Hưng Yên, đảm bảo việc làm ổn định cho trên 600 CBCNV, thực hiện tốt chính sách với người lao động và duy trì phát triển các hoạt động văn hoá xã hội khác. 2. Kết quả hoạt động SXKD của công ty trong những năm gần đây. a. Một số thành tựu mà công ty đã đạt được trong những năm qua. Trong những năm qua được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ GTVT và sự tập trung chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty cơ khí GTVT, củng cố ổn định, bố trí hợp lý cán bộ lãnh đạo của công ty TMT đã phấn đấu vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, năng động sáng tạo, khai thác nội lực và tập trung cao về trí tuệ, vận dụng tổng hợp sự phát triển về kinh tế theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất & thương mại dịch vụ, trú trọng đầu tư chiều sâu trang thiết bị, đổi mới công nghệ, kịp thời nâng cao chất lượng và trẻ hoá đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ, quản lý và điều hành theo phương thức mới phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chính nhờ sự cố gắng đó trong những năm gần đây công ty TMT đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên một số chỉ tiêu đặt ra đã không đạt được như dự tính ban đầu. Biểu 01: Đơn vị tính: nghìn đồng S So sánh Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 tt chênh lệch tỷ lệ 1 Tổng doanh thu 325.760.984 152.671.829 - 173.089.155 - 53,13 2 Doanh thu thuần 325.547.912 151.799.287 - 173.748.625 - 53,37 3 Tổng LN trước thuế 5.000.516 1.000.272 - 4.000.244 - 80,00 4 Tổng LN sau thuế 3.400.351 680.185 - 2.720.166 - 80,00- 5 Vốn kd bình quân 134.248.646 23.416.228 - 10.832.418 - 8,07 6 Doanh lợi vốn(%) 2,38 0,65 - 0.0173 -72,69 Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 6 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội 7 Doanh lợi doanh thu 1,04 0,45 - 0.0059 - 56,73 8 Nộp ngân sách 64.676.836 54.997.920 - 9.678.916 - 14,97 9 Tổng số lao động 94 122 28 - 29,79 10 Thu nhập bình quân 2047 2043 - 364 - 15,12 Qua bảng kết quả trên của công ty cho thấy: Tổng doanh thu của công ty năm 2003 so với năm 2002 giảm đi 173.089.155 ngđ ứng với tỷ lệ giảm 52,13%. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty tiêu thụ trên thị trường giảm đi. Bởi vậy doanh thu thuần của doanh thu giảm nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng giảm với tỷ lệ lớn hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của doanh thu: 80%. Mặt khác ta thấy rằng, doanh thu của công ty rất cao nhưng lợi nhuận lại không tương xứng với doanh thu. Lý do vì hàng năm công ty phải bỏ ra nhiều chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay…Điều đó chứng tỏ công ty đã không mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Tổng vốn kinh doanh của công ty cũng giảm 10.832.418 ngđ tương ứng với tỷ lệ 8,075. Điều này chứng tỏ công ty chưa chú trọng đến việc huy động vốn để mở rộng quy mô SXKD. Đồng nghĩa với việc giảm vốn kinh doanh là doanh lợi vốn và doanh lợi doanh thu mà công ty đạt được đều có chiều hướng giảm. Cụ thể doanh lợi vốn giảm với tỷ lệ 72,69% còn doanh lợi doanh thu giảm 56,73%. Qua đây ta thấy việc tạo lập và sử dụng vốn của công ty là chưa tốt, chưa có hiệu quả. Trong những năm qua, số lượng CBCNV trong công ty luôn được bổ sung. Đời sống của CBCNV đã được cải thiện, thu nhập hàng năm bình quân đạt mức 2trđ/ng/tháng. Nhìn chung năm 2003 công ty làm ăn kém hiệu quả chưa có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD. Do vậy công ty cần đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm đem lại nhiều doanh thu hơn nữa, giảm lượng hàng tồn kho cho công ty. Đồng thời, công ty cũng phải đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 7 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội quản lý các khoản phải thu, làm tăng vòng quay các khoản phải thu, để tiết kiệm nhiều vốn lưu động hơn, đem lại tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cao hơn và lợi nhuận cao hơn nữa cho công ty. b. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty TMT. Vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh. Để bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng, không có vốn thì không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào song việc sử dụng vốn như thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đang ngày càng trở nên cấp thiết đối vớ mỗi doanh nghiệp và là một nội dung rất quan trọng của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Mặt khác có thể nói hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu chất lượng phản ánh những cố gắng, những biện pháp hữu hiệu về tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Doanh nghiệp sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả nghĩa là làm cho vốn được thu hồi nhanh chóng sau mỗi chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp có thể mua sắm được nhiều vật tư hơn, sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn từ đó doanh thu tăng lợi nhuận thu được nhờ đó cũng tăng lên. Biểu 02:. Đơn vị tính: nghìn đồng Vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Stt Chỉ tiêu Số tiền(2003) Số tiền(2004) Chênh lệch TÀI SẢN 110.393.391 119.201.573 8.808.182 A TSLĐ và ĐTNH 70.105.538 64.851.907 - 5.253.631 B TSCĐ và ĐTDH 40.287.853 54.349.666 14.061.813 NGUỒN VỐN 110.393.391 119.201.573 8.808.182 Nợ phải trả: 104.885.791 111.288.168 6.402.377 Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 8 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội - Nợ ngắn hạn 84.800.956 90.269.724 5.468.768 A - Nợ dài hạn 10.724.964 9.105.232 - 1.619.732 - Nợ khác 9.359.871 11.913.212 2..553.341 B Nguồn vốn chủ sở hữu 5.507.600 7.913.405 2.405.805 c. Một vài nét về chi phí sản xuất và quản lý giá thành tại công ty TMT. Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty TMT rất phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn lắp ráp khác nhau, mỗi công đoạn lại có đặc điểm quy trình công nghệ riêng. Chính sự phức tạp ấy đã chi phối rất nhiều tới công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Để sản xuất các sản phẩm xe gắn máy hai bánh và ô tô nguyên chiếc, công ty phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, chi phí nhân công… Mục đích và công dụng của từng loại chi phí là khác nhau. Vì vậy để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, công ty TMT đã phân loại chi phí theo công dụng và mục đích của chúng. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. Biểu: 03 Bảng tổng hợp số phát sinh về chi phí và giá thành 2004 Đơn vị tính: nghìn đồng DƯ ĐẦU KỲ PHÁT SINH 2004 DƯ CUỐI KỲ TÊN TÀI KHOẢN NỢ CÓ NỢ CÓ NỢ CÓ Chi phí NVL trực tiếp - - 23.784.758 23.784.758 - - Chi phí NC trực tiếp - - 3.544.861 3.544.861 - - Chi phí sản xuất chung - - 11.217.087 11.217.087 - - Chi phí bán hàng - - 2.088.618 2.088.618 - - Chi phí QLDN - - 10.283.852 10.283.852 - - Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 9 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Chi phí HĐTC - - 8.142.152 8.142.152 - - Chi phí SXKD dở dang 129.058 - 262.092.797 258.430.885 3.790.970 - Chi phí XDCB dở dang 5.287.476 - 40.628.504 40.905.692 5.820.288 - Chi phí trả trước dài hạn - - 40.628.504 40.095.692 1.137.894 - Chi phí chờ kết chuyển - 200.242 743.870 543.627 - - Thành phẩm 15..204.657 - 235.353.797 234.639.778 11.918.676 - Hàng hoá 331.289 - 2.018.316 331.289 2.018.316 - Giá vốn hàng bán - - 213.119.448 213.119.448 - - 3. Thuận lợi và khó khăn những vấn đề còn tồn tại. a. Thuận lợi Để đạt được những thành tựu trong 5 năm qua công ty đã gặp phải và vượt qua không ít khó khăn trở ngại, nhưng thuận lợi vẫn là cơ bản nhất . - Được sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty cơ khí GTVT, Bộ GTVT, các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện để công ty xúc tiến triển khai đầu tư xây dựng nhà máy ôtô nông dụng Cửu Long công suất 10.000xe/năm, đồng thời cũng tạo điều kiện giúp đỡ SXKD của công ty, giúp đỡ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các chương trình sản xuất, kinh doanh phát triển, nâng cao tính cạnh tranh hàng hoá, sản phẩm của công ty trên thị trường. - Công ty đã có chính sách thu hút đội ngũ kỹ sư ô tô, cán bộ chủ chốt, công nhân kỹ thuật ô tô của các liên doanh về bổ sung vào các khâu, các dây chuyền sản xuất của nhà máy. CBCNV toàn công ty từ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhan viên đến công nhân đều có quyết tâm cao trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất. - Cơ chế chính sách của nhà nước đã có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư và năng động sáng tạo trong SXKD. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 10 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội - Về tổ chức: Bộ máy tổ chức của công ty đã từng bước được biện toàn, đội ngũ cán bộ đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng ở hầu hết các phòng ban, chi nhánh, xí nghiệp. - Về lực lượng lao động: Với số lượng 122 người công ty có 1 đội ngũ CBCNV đông đảo, trẻ trung, năng động, tâm huyết, yêu công việc và hầu hết đều có trình độ đại học trở lên, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, hiểu biết, có chuyên môn và dày dạn kinh nghiệm. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh. - Về mặt pháp lý: Công tiêu thụ là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, công ty mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung tâm giao dịch thanh toán, thu chi nội ngoại tệ trong việc thanh toán với khách hàng, người mua, người bán & nhất là các nhà cung cấp ở nước ngoài. - Công ty có mạng lưới kinh doanh rộng, việc phân bổ các cửa hàng kinh doanh của công ty đã tạo điều kiện cho công ty trong việc bán hàng, tiếp cận và phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín của công ty. - Bên cạnh đó, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc của CBCNV luôn được bổ sung hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của hoạt động SXKD. Đời sống việc làm của CBCNV luôn được cải thiện và ổn định đã tạo nên sự yên tâm công tác và hăng say làm việc của CBCNV công ty. b. Khó khăn. - Cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ, những điều kiện cần và đủ để tổ chức sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy hiện nay còn nhiều ngành nghề kinh doanh song đội gnũ cán bộ quản lý, chuyên viên và thợ lành nghề còn thiếu trầm trọng hoặc chưa chuyển biến kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường khiến nhiều cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ. - Vốn đầu tư và vốn kinh doanh của công ty thiếu trầm trọng, công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay của ngân hàng thương mại. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 11 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội - Công tác quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật, quản lý hàng hoá phục vụ sau thương mại còn nhiều khâu chưa tốt, chưa thúc đẩy sản xuất phù hợp với yêu cầu SXKD của công ty. - Khả năng tiếp thị sản phẩm của công ty còn nhiều bất cập, khả năng khai thác thông tin thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua điều này đòi hỏi công ty phải biết tận dụng triệt để lợi thế của mình đồng thời tìm ra những giải pháp để khắc phục khó khăn nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty. 4. Định hướng phát triển của công ty. Thực tế qua nghiên cứu phân tích, đánh giá tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm ở công ty thương mại & sản xuất vật tư thiết bị GTVT trong những năm qua cho thấy những kết quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh có lãi, đóng góp đáng kể cho NSNN, đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên không dừng ở đó công ty TMT vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngoài ra công ty đã xác định sản xuất phụ tùng lắp ráp và kinh doanh ô tô, xe máy của công ty là một trong những trọng điểm năm 2004 và những năm tiếp theo. Công ty đã đầu tư dây chuyền lắp ráp động cơ xe gắn máy, sản xuất khung và bình xăng xe máy, đầu tư sản xuất một số chi tiết khó của động cơ xe máy. Công ty mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng & đầu tư mới, áp dụng khoa học công nghệ cao nhằm phát triển và ổn định cho sản xuất, tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho CBCNV, tăng đóng góp vào NSNN, tăng thu nhập bình quân hàng năm. III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. 1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường & sử dụng có hiệu quả các biện pháp về tiêu thụ hàng hoá. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 12 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Như đã phân tích ở trên, năm 2003 công ty chưa làm tốt công tác bán hàng, thanh toán và thu hồi công nợ. Công ty còn bị chiếm dụng vốn nhiều và chủ yếu nằm ở khoản phải thu của khách hàng. Mặt khác đối với bất cứ doanh nghiệp nào vấn đề làm thế nào để tiêu thụ được nhiều hàng hoá và mang lại được nhiều lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu. Công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng ô tô, xe máy…để tăng doanh số các mặt hàng này. Đồng thời cũng phải áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ & quan trọng hơn là công ty phải thiết lập được mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành cũng như khác ngành để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Việc tiêu thụ hàng hoá nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường, sản lượng, chủng loại, mẫu mã thì khả năng tiêu thụ được nhiều và ngược lại. Để thực hiện tốt công tác thị trường công ty cần thực hiện tốt những công tác sau: - Tăng cường công tác nghiên cứu thăm dò thị trường, xem xét nhu cầu thịtrường về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả… để kinh doanh về mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Mở rộng hệ thống đại lý ở những nơi có nhu cầu sử dụng sản phẩm mà công ty đang kinh doanh tại các tỉnh thành trên cả nước. Các đại lý bán hàng của công ty là chiếc cầu nối giữa công ty và người tiêu dùng, qua đó công ty có thể nắm bắt được những thông tin bổ ích về khách hàng, nhu cầu thị hiếu của họ để ngày càng có thể đáp ứng tốt hơn. - Xây dựng kế hoạch giới thiệu sản phẩm, quảng cáo những mặt hàng công ty đang kinh doanh, nhất là đối với thị phần mà khách hàng chưa quan tâm tiêu thụ những mặt hàng đó. Bên cạnh đó về giá cả công ty có thể bán với giá hợp lý ít Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 13 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội lợi nhuận để thu hút khách hàng. Nếu thực hiện được thì công ty sẽ tăng thị phần, tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ từ đó làm tăng doanh thu. - Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước & tổng công ty để xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước. Xây dựng các kho chứa ở các tỉnh thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu thị trường một cách thuận lợi. 2. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Trong kinh doanh không ai có thể biết trước được mọi khả năng, lường trước được mọi vấn đề có thể xảy ra như: thị trường, về phía người cung cấp, lạm phát, khủng hoảng kinh tế… để hạn chế rủi ro trong kinh doanh công ty cần kết hợp thêm những biện pháp sau: - Công ty cần mua bảo hiểm cho hàng hoá để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù đắp, khi rủi ro xảy ra sẽ được bồi thường. - Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đánh giá lại toàn bộ các khoản vốn vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán để xác định số vốn của động của công ty theo giá trị hiện tại. Trên cơ sở đó điều chỉnh hợp lý phần chênh lệch. - Những hàng hoá lâu ngày bị tồn đọng cần được xử lý kịp thời, chuyển dịch tiêu thụ, nhanh thu hồi vốn, nếu thiếu hụt phải bù đắp kịp thời. - Đôn đốc các khoản nợ, thường xuyên đối chiếu, thu hồi công nợ, giải quyết \các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn, dây dưa. Tiền thu về nhanh chóng sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn. - Những khoản tạm ứng phải thu hồi thanh toán ngay khi hết hạn. Có biện pháp xử lý đối với những người nợ dây dưa chiếm dụng vốn của công ty. Quán triệt tư tưởng vốn sử dụng của công ty vì hiệu quả của nó gắn liền với sự tồn tại & phát triển của công ty, phải sử dụng chúng sao cho đúng pháp luật và đem lại lợi nhuận. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 14 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là một biện pháp rất cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và với công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT nói riêng nhất là trong thương trường đầy rủi ro này. Phần thứ ba: KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT, được tiếp xúc với công tác chính kế toán của công ty cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng phòng TC-KT em nhận thấy rằng là một DNNN chuyên sản xuất hàng tiêu dùng, công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 15 01D1562
- Trường Đại học Quản lý & Kinh doanh Hà Nội GTVT luôn luôn phấn đấu không ngừng trong việc tìm kiếm thị trường và khách hàng, thu hút đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ kiến thức chung cho toàn thể cán bộ công nhân viên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Những năm gần đây trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước cũng như ngoài nước, công ty vẫn đứng vững và tự khẳng định mình trong việc nắm bắt nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng nhằm đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Cùng chung với sự phát triển đó của công ty thì hệ thống quản lý nói chung và và công tác tài chính nói riêng đã không ngừng hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý của công ty. Việc hoàn thiện công tác tài chính kế toán sẽ giúp cho công ty kinh doanh một cách năng động và có hiệu quả hơn. Do quỹ thời gian học tập và nghiên cứu còn hạn hẹp nhưng với sự cố gắng của bản thân và sự chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Hữu Chí em đã cố gắng vận dụng kiến thức của mình đi sâu vào thực tế công tác tài chính tại Công ty. Song không tránh khỏi những khiếm khuyết trong bản báo cáo vậy em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo và của cán bộ phòng tài chính của Công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành bản báo cáo này. Báo cáo thực tập Bùi Thị Thu Thuỷ: Msv: 16 01D1562
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
82 p | 4435 | 514
-
Báo cáo thực tập: Thiết kế - xây dựng phần mềm quản lý thư viện
79 p | 1282 | 232
-
Báo cáo thực tập: " Sử dụng giao tiếp cổng COM và Sound Card làm hộp thư thoại "
32 p | 566 | 88
-
Báo cáo thực tập tổng quan: “Báo cáo thực tập tình hình sản xuất-kinh doanh của công ty đầu tư và xây dựng Hoàng Liên Sơn”
38 p | 305 | 61
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công tác quản lý tiền lương của công ty cà phê Đăk Đoa
76 p | 237 | 60
-
Báo cáo thực tập: Nghiên cứu thực trạng về chính sách thù lao cho lực lượng bán hàng tại công ty cổ phần gạch men Cosevco
46 p | 591 | 57
-
Bài giảng Hướng dẫn viết báo cáo thực tập cộng đồng 2 - ThS. Nguyễn Tấn Đạt
19 p | 482 | 49
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế: Một số biện pháp hình thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên trong việc “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại chi bộ trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu
16 p | 834 | 43
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu về cấu trúc mạng ngang hàng và cân bằng tải trên mạng có cấu trúc
54 p | 200 | 33
-
Báo cáo thực tập: Mạng lưới cung cấp dịch vụ tại khu du lịch Phong Nha hiện nay: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)
136 p | 351 | 33
-
Viết báo cáo thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp
13 p | 388 | 23
-
Báo cáo thực tập: Quá trình và thiết bị - Phòng thí nghiệm năng lượng sinh học
47 p | 263 | 22
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu công cụ giám sát Kibana xây dựng mô hình giám sát mạng tại trung tâm giám sát ngân hàng TMCP Tiên Phong
21 p | 130 | 21
-
Báo cáo thực tập: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính tại Doanh nghiệp Xây dựng Hiền Hòa
52 p | 172 | 19
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam
56 p | 132 | 18
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và bệnh giun xoăn trên đàn ngựa bạch nuôi tại tỉnh Bắc Kạn
59 p | 136 | 15
-
Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến: Xây dựng công tác Đoàn hỗ trợ quản lý học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc
16 p | 201 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn