Báo cáo thực tập Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 6
lượt xem 69
download
Báo cáo thực tập Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trình bày các nội dung: giới thiệu tổng quan về VietinBank, thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank - chi nhánh 6.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 6
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH 6 1.1 Giới thiệu tổng quan về VietinBank 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam, được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Sự ra đời của Ngân hàng đã đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch rõ chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 27/03/1993, theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam, thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 21/09/1996, theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại. Ngày 15/04/2008, Ngân hàng Công thương đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới VietinBank. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi sự đổi mới của ngành ngân hàng. Ngày 23/09/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1354/QĐ-TTg phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, NHNN ký Quyết định số 14/GP- NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Tên giao dịch: VietinBank Hội sở: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, Việt Nam Vốn điều lệ: 26.218 tỷ đồng (31/12/2012) Giấy CNĐKKD: 0100111948 (do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 03/07/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 28/12/2011) Swift Code: ICBVVNVX Nhân sự : 19.840 (tính đến ngày 31/12/2012) Mạng lưới hoạt động : Ngân hàng có 1 Hội sở chính, 1 Sở giao dịch, 3 Đơn vị sự nghiệp, 2 Văn phòng đại diện, 147 Chi nhánh cấp 1 với 1.123 đơn vị mạng lưới tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước và 3 Chi nhánh tại nước ngoài (Lào, Đức, Anh). Có 3 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Có 7 công ty hạch toán độc lập: • Công ty TNHH MTV Cho thuê Tài chính NHTMCP Công thương Việt Nam • Công ty Cổ phần Chứng khoán NH Công thương Việt Nam
- • Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản NHTMCP Công thương Việt Nam • Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý NHTMCP Công thương Việt Nam • Công ty TNHH MTV Bảo hiểm NHTMCP Công thương Việt Nam • Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ NHTMCP Công Thương Việt Nam • Công ty TNHH MTV Chuyển tiền toàn cầu VietinBank là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh với Ngân hàng INDOVINA, có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001/2000, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Sau hơn hai mươi năm hoạt động và phát triển, bằng chính nổ lực của mình, VietinBank đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. VietinBank là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Cùng với công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới và hội nhập thành công của đất nước, hoạt động của VietinBank đã đạt được kết quả hết sức to lớn, quy mô tăng trưởng bền vững, cơ cấu tài sản có chuyển biến tích cực. Cụ thể, tổng tài sản đạt 503.606 tỷ đồng, đứng vị trí thứ hai trong toàn ngành, chỉ sau Agribank; tổng nguồn vốn huy động đạt 469.757 tỷ đồng, so với toàn hệ thống VietinBank chỉ đứng ở vị trí thứ hai; tổng dư nợ và đầu tư 410.590 tỷ đồng, trong đó cho vay chiếm tỷ lệ hơn 80%. Các hoạt động dịch vụ như thanh toán trong và ngoài nước, mua bán ngoại tệ, thẻ, chi trả kiều hối mang lại tiện ích cao cho khách hàng và đạt những kết quả ấn tượng. 1.1.2 Hệ thống tổ chức của VietinBank Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của VietinBank (Nguồn: www.vietinbank.vn) Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức và điều hành của VietinBank (Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2011) 1.1.3 Nhiệm vụ và chức năng của VietinBank 1.1.3.1 Nhiệm vụ của VietinBank Là một trong bốn trụ cột, mang vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của cả nước, VietinBank đã xây dựng cho mình những nhiệm vụ tương xứng với vai trò chủ lực, với những diễn biến hội nhập, phát triển của nền kinh tế thị trường, cũng như phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh mà Ngân hàng đang hướng đến.
- Trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, đáp ứng tối ưu và thỏa mãn mọi nhu cầu về tài chính của khách hàng. Trở thành Tập đoàn Tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế, hoạt động chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động, tận tâm, minh bạch. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ năng động, vững chuyên môn, và trung thành tuyệt đối; tạo môi trường làm việc thuận lợi, khuyến khích người lao động phấn đấu, cống hiến hết mình cho Ngân hàng, vinh danh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. Củng cố và phát triển mạng lưới hoạt động, thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các đối tác chiến lược trong lẫn ngoài nước để thu hút ngày càng nhiều các nguồn lực bên trong và giảm bớt áp lực cạnh tranh bên ngoài. Định hướng chiên lược phát triển lâu dài, bền vững, xây dựng lộ trình với ́ những mục tiêu cụ thể và thiết lập hành lang pháp lý rõ rang, minh bạch. ̀ Đầu mối nghiên cứu, ban hành chính sách hoạt động phù hợp với từng thời kỳ, tổ chức thực hiện công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng. 1.1.3.2 Chức năng của VietinBank Với thế mạnh là một trong các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Quốc doanh lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh 6 – TP.Hồ Chí Minh nói riêng luôn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả: Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo lãi suất bậc thang với nhiều kỳ hạn khác nhau, gồm các loại tiền gửi và tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Cho vay đâu tư gôm cac hinh thức cho vay, tai trợ xuât, nhâp khâu, ̀ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ chiêt khâu bộ chứng từ hang xuât, đâu tư trên thị trường vôn, thị trường tiên ́ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̀ tê; với các đối tượng là khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, cho ̣ vay tài trợ dự án,… Bao lanh gôm cac hinh thức bao lanh, tai bao lanh. ̉ ̃ ̀ ́ ̀ ̉ ̃ ́ ̉ ̃ Thanh toan thư tin dung nhâp khâu, thông bao, xac nhân, thanh toan thư ́ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ́ ̣ ́ tin dung nhâp khâu. Ngoai ra con có nhờ thu xuât, nhâp khâu (Collection), nhờ ́ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ thu hôi phiêu trả ngay (D/P) và nhờ thu châp nhân hôi phiêu (D/A), dich vụ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ chuyên tiên trong nước, quôc tê, chuyên tiên nhanh Western Union, uỷ nhiêm ̉ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̣ thu, uỷ nhiêm chi, sec hoăc chi trả lương cho doanh nghiêp qua tai khoan, qua ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ̉ ATM, chi trả Kiêu hôi. ̀ ́ Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mastercard, Kinh doanh ngoại tệ đa năng với các dịch vụ: thu hồi mua bán ngoại tệ…
- Phát hành thẻ ATM E-Partner (G-Card, C-Card, S-Card, Pink-Card), đặc biệt doanh nghiệp có thể dung thẻ ATM E-Partner để trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại…; dich vụ thẻ ATM, thẻ tiên măt (Cash ̣ ̀ ̣ Card), Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Các sản phẩm, dịch vụ NH khác. 1.2 Giới thiệu sơ lược về VietinBank Chi nhánh 6 TP.Hồ Chí Minh 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển VietinBank CN 6 TP.Hồ Chí Minh VietinBank Chi nhánh 6 TP.Hồ Chí Minh được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng với tên gọi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Quận 6 theo Quyết định thành lập 175/QĐ-NHQGVN ngày 17/10/1975 của Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, hoạt động với chức năng là trung tâm tiền tệ Tín dụng phục vụ cho nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 1/7/1988, NHNN Quận 6 bắt đầu hoạt động độc lập theo Nghị định 531/HĐBT ngày 26/3/1988 và Quyết định 402/HĐBT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với tên gọi là Ngân hàng Công thương Chi nhánh 6 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Để phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế, NHCT VN đã đổi mới điều lệ hoạt động của mình và đưa ra một mô hình 2 cấp bao gồm: Hội sở chính và các chi nhánh trực thuộc theo quy định 67/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 theo Thống đốc NHNN Việt Nam với vốn điều lệ 1.100 tỷ đồng. Theo điều lệ và tổ chức NH Việt Nam (được phê chuẩn theo quyết định số 327/QĐ-NH5 ngày 4/10/1997 của Thống đốc NHNN Việt Nam). Trụ sở chính của NHCT VN đặt tại số: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tại TP.Hồ Chí Minh có 18 chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, trong đó VietinBank Chi nhánh 6 là một trong 18 chi nhánh đó. Hiện nay VietinBank CN 6 có 1 quỹ tín dụng đặt tại trung tâm Chi nhánh và 5 phòng giao dịch, bao gồm PGD số 01, PGD số 02, PGD Nguyễn Tri Phương, PGD Bình Thới, PGD Phú Trung. Sau khi hệ thống Vietinbank chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại Cổ phần, Ngân hàng thống nhất chuyển đổi tên tất cả Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện và Đơn vị sự nghiệp. Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 6 – Thành phố Hồ Chí Minh Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Ho Chi Minh City Branch No.6 Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: VietinBank – Ho Chi Minh City Branch No.6 Địa chỉ: 76 – 78 – 80 đường Tháp Mười, Phường 2, Quận 6, TP.HCM Điện thoại: (08) 38.572.934 Swift Code: ICBVVNVX922 VietinBank CN 6 TP.HCM tuy trụ sở không lớn lắm, lại thiếu chỗ đỗ xe, không có nhiều ưu thế về “địa lợi”, song Ngân hàng luôn có các giải pháp năng động, mang tính chiến lược giúp họ từng bước hoàn thiện, phát triển ổn định và bền vững. Yếu tố tạo nên sự thành công của Chi nhánh phần lớn dựa trên đội ngũ nhân viên ngân hàng chất lượng cao, với sở trường, chuyên môn của từng người được ban lãnh đạo cân nhắc, đề bạt phù hợp; cùng sự nhiệt tình, hăng hái đóng góp hết mình vào công việc chung của toàn thể các thành viên. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thường xuyên tổ chức nghiên cứu thị trường, khai thác triệt để thế mạnh kinh tế của Quận 6 – thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp với quy mô
- nhỏ và vừa - đưa ra các sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản phẩm tài chính khác tạo thành dịch vụ trọn gói tiện ích, mang đến sự hài lòng không chỉ cho những khách hàng trong khu vực, mà còn với các khách hàng mở rộng ngoài Quận và Thành phố. Nếu như những năm đầu mới thành lập (1988 – 1994), hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn nghèo nàn, hiệu quả thấp, sản phẩm cho vay còn khá ít ỏi, nguồn thu chủ yếu là từ lãi vay, thì đến nay Chi nhánh đã có những đổi mới tích cực, mang tính toàn diện trong hoạt động kinh doanh. Đến ngày 31/12/2012, nguồn vốn huy động 2.494 tỷ đồng, tăng trưởng 51%; dư nợ cho vay nền kinh tế 1.112 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trên 48 tỷ đồng,… 1.2.2 Hệ thống tổ chức của VietinBank CN 6 TP.Hồ Chí Minh Đội ngũ cán bộ nhân viên là một nguồn lực quan trọng, giữ vai trò trung tâm và quyết định sự thành công của VietinBank CN 6. Vấn đề tổ chức một bộ máy nhân sự hợp lý, vận hành hiệu quả là cả một “nghệ thuật”. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, đội ngũ này đã đồng hành, đoàn kết và hợp tác để điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, tạo sự phát triển vững chắc cho Chi nhánh. Về cơ cấu tổ chức, hiện tại, VietinBank CN 6 TP.Hồ Chí Minh hoạt động với 70 cán bộ nhân viên, được phân chia vào các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng cho từng cá nhân. Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh (Nguồn: Quy chế về hoạt động của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh) 1.2.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban Phòng khách hàng cá nhân: • Trực tiếp giao dịch với cá khách hàng là cá nhân. • Phát hành các loại thẻ cho cá nhân. • Tiếp cận, tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng thuộc về cá nhân cho khách hàng. • Báo cáo kết quả hoạt động thuộc phạm vi khách hàng cá nhân cho PGĐ 1 • Tiếp nhận chỉ thị từ Phó Giám đốc 1. Phòng ngân quỹ: • Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi cho ngân hàng. • Lập và trình báo cáo liên quan đến lĩnh vực ngân quỹ cho Phó Giám đốc 1. • Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Phó Giám đốc 1. Tổ quản lý rủi ro: • Dự báo những rủi ro có thể xẩy đến với ngân hàng trong hoạt động tín dụng. • Kiểm tra và lập các tờ trình thẩm định rủi ro tín dụng. • Lập và trình báo cáo rủi ro cho Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp. • Tiếp nhận mọi chỉ thị trực tiếp từ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp: • Trực tiếp tiếp cận với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, duy trì và tìm kiếm KHDN. • Phát triển và triển khai các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp. • Thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn lập hồ sơ vay, thẩm định các dự án… khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.
- • Thực hiện huy động vốn, tiền gửi của các DN lớn để giữ và mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của Ngân hàng. • Lập các báo cáo về hoạt động của phòng cho Giám đốc Chi nhánh. • Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh. Tổ tài trợ thương mại: • Tài trợ xuất, nhập khẩu cho các cơ quan, tổ chức kinh doanh hàng hóa. • Quản lý các công tác tài trợ xuất, nhập khẩu. • Tiếp nhận chỉ thị từ phòng khách hàng doanh nghiệp. Phòng hành chính: • Đảm bảo cho các cá nhân và bộ phận trong ngân hàng thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ để đạt được hiệu quả trong công việc. • Đảm bảo trong việc tuyển dụng nhân sự, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu và chiến lược của công ty. • Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Ban giám đốc. Phòng kế toán: • Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của ngân hàng như: kế toán tiền mặt, kế toán TSCĐ, kế toán chi phí… • Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của ngân hàng. • Đảm bảo an toàn Tài sản của ngân hàng về mặt giá trị. • Hoạt động dưới sự giám sát của Phó giám đốc 2. Tổ thông tin điện toán: • Quản lý thiết bị máy tính. • Đảm bảo đường truyền nhanh chống và sự chính xác của đường truyền. • Đảm bảo độ bí mật và an toàn cho khách hàng. • Tiếp nhận chỉ thị trược tiếp từ Phòng Kế toán. Phòng giao dịch: • Tiếp xúc với khách hàng. • Chăm sóc và phục vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng. • Lập các báo cáo về hoạt động của Phòng và gửi về cho Phó giám đốc 2. • Tiếp nhận chỉ thị, tuân thủ các yêu cầu dưới sự giám sát của PGĐ 2. 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh 6 – TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) 1.3.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh Giai đoạn từ năm 2010 – 2012, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, thị trường xuất khẩu truyền thống giới hạn nguồn cầu, bất động sản, chứng khoán điêu đứng,…Song, nhờ vào sự quyết tâm, cố gắng vực dậy nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của ngân hàng nói riêng cũng dần có những tín hiệu khởi sắc, khả quan hơn. Tuy tình trạng nợ xấu, khả năng huy động và sử dụng vốn hợp lý vẫn là bài toán nan giải với nhiều ngân hàng; nhưng với những chính sách sáng suốt, kịp thời và hiệu quả, lại một lần nữa ban lãnh đạo của VietinBank đã khẳng định vị thế trụ cột của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hiện tại, VietinBank là một trong số ít các ngân hàng thương
- mại duy trì được mức tăng trưởng hàng năm dương và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/năm. Để đạt được thành công đó, bên cạnh những nổ lực từ phía ban lãnh đạo, là sự đồng lòng, phấn đấu, đoàn kết của cả tập thể nhân viên trong hệ thống, cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa hội sở - sở giao dịch – chi nhánh và các ban - ủy ban khác. VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh là một trong số những nhân tố ấy, kiên trì, bền bĩ, từng bước góp phần đưa Ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh 6 TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012 2012/201 Số liệu 2011 2010 1 Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị (%) (%) Thu nhập 440.580 441.925 160.141 -1.345 -0,30% 281.784 175,96% Chi phí 392.538 380.356 138.852 12.182 3,20% 241.504 173,93% Lợi nhuận 48.042 61.569 21.289 -13.527 -21,97% 40.280 189,21% (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6) Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu năm 2010 đạt 40,09%, của năm 2011 đạt 175,96%, năm 2012 doanh thu có giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Năm 2011 được xem là năm thành công rực rỡ của Ngân hàng, khi mà mức tăng trưởng doanh thu gần gấp ba lần so với năm 2010. Sang năm 2012, tuy doanh thu của Ngân hàng thấp hơn so với năm trước đó, giảm 0,3%, song nếu xét trên tổng bình diện chung của ngành ngân hàng Việt Nam năm vừa qua, thì mức doanh thu này đã được xem là thành công của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chi Minh. Trong suốt ba năm qua, chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng ổn định, hợp lý, không có bất kỳ khoản mục nào gia tăng bất thường. Năm 2010 – 2011, mức tăng trưởng của chi phí tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, đạt 55,49% vào năm 2010 và 173,93% vào năm 2011. Điều đó cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến từng đồng vốn đầu tư, tài trợ của mình, sử dụng vốn hiệu quả sao cho mức sinh lợi là cao nhất, an toàn nhất. Năm 2012, tuy chi phí tăng trưởng theo hướng trái ngược với doanh thu, tăng 3,2% so với năm trước đó, nhưng nhìn chung mức tăng này không cao lắm, không ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản của Ngân hàng. Từ năm 2010 – 2012, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2010, lợi nhuận thu về giảm 21,89% so với năm 2009, năm 2011 tốc độ tăng trưởng này đã vượt lên tăng gần gấp ba lần so với năm trước đó, đánh dấu một năm hoạt động kinh doanh thành công của Ngân hàng. Do nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô của nền kinh tế tác động, cộng với sự sụt giảm của doanh thu và mức tăng tỷ lệ nghịch của chi phí, năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh đến 21, 97% so với năm thắng lợi 2011. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan toàn ngành Ngân hàng năm vừa qua, trong khi phần lớn các Ngân hàng phải công bố thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhiều ngân hàng phải tiến hành cơ cấu toàn
- bộ hệ thống hay sáp nhập để có thể duy trì hoạt động, thì mức lợi nhuận đạt được của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh đã được đánh giá là kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững, luôn đảm bảo tổng lợi nhuận dương. 1.3.2 Đánh giá xu hướng thay đổi Năm 2010 – 2012 tiếp tục là giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng Việt Nam. Những vấn đề liên quan đến nợ xấu, khả năng thanh khoản, tăng trưởng tín dụng âm, những ràng buộc về vốn điều lệ, dự phòng rủi ro,…đã và đang gây thách thức đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, việc thiếu vốn trên thị trường huy động, tình hình kinh tế vĩ mô nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản hay ngừng hoạt động,…càng làm cản trở bước phục hồi và phát triển của các ngân hàng thương mại nói chung và của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Sau ba năm, tình hình hoạt động của Ngân hàng tuy còn nhiều khó khăn, nhiều chỉ tiêu bị sụt giảm, song so với bình diện chung của toàn ngành, với định hướng, giới hạn cho phép của HĐQT thì kết quả kinh doanh vừa qua được đánh giá là thành công. Doanh thu Ngân hàng năm 2010 – 2011 tăng trưởng khá tốt, đến năm 2012 doanh thu giảm nhẹ so với năm trước, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do việc chuyển đổi kỳ hạn các khoản vay, tập trung cho khách hàng vay với kỳ hạn ngắn, hạn chế chế các khoản vay trung – dài hạn, những khoản vay được thỏa thuận lãi suất cao, mang về thu nhập cao hơn cho Ngân hàng. Tuy nhiên, chi phí năm 2012 lại tăng trưởng không tương thích với mức độ giảm sút của doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do vào khoảng giữa năm 2011 – 2012, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại đã đẩy giá vốn huy động tăng cao đột biến, bất theo quy luật cung – cầu của thị trường, ảnh hưởng trực tiếp làm chi phí của Ngân hàng gia tăng trái chiều như vậy. 1.3.3 Định hướng phát triển năm 2013 Sang năm 2013, các chuyên gia vẫn dự báo ngành ngân hàng Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến nợ xấu, sở hữu chéo, sự thay đổi một số nhân sự cấp cao ngành ngân hàng,…và tăng trưởng tín dụng chỉ đạt ở mức danh nghĩa. Việc quan trọng đối với các ngân hàng thương mại hiện tại không phải là chiến lược gia tăng lợi nhuận cao như trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng trước đây, mà là sự nhìn nhận, đánh giá lại, tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy, quy trình hoạt động của mình. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã và đang từng bước điều chỉnh các quy định, chính sách hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với đặc điểm của giai đoạn, của nền kinh tế hiện nay. Riêng đối với VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh, Ngân hàng cũng đã đề ra kế hoạch phát triển sắp tới. Năm 2013, Ngân hàng tiếp tục bám sát chủ trương, định hướng của Hội đồng Quản trị, đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động kinh doanh, thực hiện thành công chỉ tiêu kinh doanh được giao: Nguồn vốn huy động 3.170 tỷ đồng, tăng 27%; dư nợ cho vay nền kinh tế 1.500 tỷ đồng, tăng 35%; thu dịch vụ ngân hàng 16 tỷ đồng, tăng 115%; lợi nhuận trên 90 tỷ đồng.
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Với vị thế là một trong bốn trụ cột lớn của ngành ngân hàng Việt Nam, VietinBank đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế, cũng như năng lực cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác cả trong và ngoài nước. Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, khi kinh tế gặp nhiều khó khăn VietinBank vẫn chứng tỏ khả năng phát triển bền vững của mình, của một ngân hàng được khách hàng tín nhiệm về lĩnh vực huy động vốn, tài trợ vốn và các dịch vụ tiện ích khác. Đóng góp vào sự thành công đó, Chi nhánh 6 – TP.Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện rõ bản lĩnh hoạt động kinh doanh, tự điều tiết và tuân theo đúng định hướng mà HĐQT đưa ra. Về quy trình cách thức hoạt động, VietinBank là một trong số những ngân hàng có các quy định ràng buộc chặt chẽ nhất, xuyên suốt và thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh, phòng giao dịch. Điều đó đã giúp gây dựng nên thương hiệu VietinBank uy tín trong lòng khách hàng. Dẫu cho thị trường huy động vốn nhiều bất ổn, hay tình trạng các doanh nghiệp liên tiếp thua lỗ, khiến tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao,…thì VietinBank vẫn có hướng giải quyết thích hợp, tổng huy động không ngừng gia tăng, tỷ lệ nợ quá hạn luôn được kiềm chế dưới 1%/năm. Trong thời gian tới, ngành ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, song với sự quyết tâm vực dậy nền kinh tế của Chính phủ, sự nổ lực, định hướng và chính sách đúng đắn của HĐQT, VietinBank sẽ nhanh chóng bắt nhịp với tốc độ tăng trưởng như trước đây, góp sức thúc đẩy sự phát triển của cả ngành ngân hàng trong nước.
- CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH 6 2.1 Giới thiệu về bộ phận Thanh toán quốc tế 2.1.1 Cơ cấu tổ chức Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6, bộ phận Thanh toán quốc tế được gọi là Tổ Tài trợ thương mại, trực thuộc và tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp. Tổ tài trợ thương mại này gồm 2 cán bộ nghiệp vụ: 1 kiểm soát viên và 1 thanh toán viên (kiêm phó phòng khách hàng doanh nghiệp). Tổ tài trợ thương mại là bộ phận hỗ trợ phòng Khách hàng doanh nghiệp trong việc xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế, cũng như thực hiện kinh doanh ngoại hối cho Ngân hàng. Việc tìm kiếm, mở rộng khách hàng chủ yếu do các nhân viên phòng Khách hàng doanh nghiệp đảm nhiệm. Sau khi nhân viên tín dụng hướng dẫn, thu thập hồ sơ, thẩm định thông tin từ khách hàng và thực hiện những việc liên quan đến trách nhiệm của mình; thanh toán viên sẽ xem xét các nội dung và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Dưới sự giám sát của kiểm soát viên, thanh toán viên sẽ đánh giá lại mức độ rủi ro liên quan đến tài trợ thương mại của giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ, rà soát, kiểm tra các chứng từ cần thiết, cũng như tham gia xem xét khả năng cân đối ngoại tệ dùng để thanh toán L/C. 2.1.2 Quy trình, cách thức thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh Quy trình và cách thức thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh thống nhất với những quy định đề ra của Hội sở, đồng thời không sai khác, hay vi phạm quy trình thực hiện chung của phương thức L/C được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện tại, toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam đang vận dụng những quy định trong “Quy trình nghiệp vụ thư tín dụng” – theo Quyết định số 3209/QĐ – NHCT – SGD, khi tiến hành các nghiệp vụ tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế. 2.1.2.1 Quy trình thư tín dụng nhập khẩu Hình 2.1 Sơ đồ quy trình thư tín dụng nhập khẩu (Nguồn: Quy định thanh toán quốc tế của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh) (1) Hai bên mua bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng ngoại thương (2) Căn cứ theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C (NHPH): • Nhân viên tín dụng – P.KHDN hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ đề nghị mở L/C từ khách hàng; thực hiện thẩm định khách hàng, phương án mở L/C và các công việc khác thuộc phần trách nhiệm của mình. Lập tờ trình thẩm định, trong đó ghi rõ đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở L/C và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao; soạn thảo HĐTD, HĐBĐ (nếu có).
- • Trên cơ sở hồ sơ do cán bộ Phòng KHDN chuyển đến, Thanh toán viên (Tổ tài trợ thương mại) thẩm định các nội dung và thực hiện các việc liên quan đến quy định, quy trình về nghiệp vụ thương mại, bảo lãnh. Đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến tài trợ thương mại của giao dịch mở L/C và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao. Xem xét hoặc kết hợp với bộ phận có chức năng về khả năng cân đối ngoại tệ để thanh toán L/C. • Kiểm soát viên (Tổ tài trợ thương mại) kiểm tra tiến trình thực hiện của Thanh toán viên. • Trưởng phòng khách hàng kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ L/C, tờ trình thẩm định, kiểm tra nội dung dự thảo trên HĐTD, HĐBĐ (nếu có) và các công việc khác thuộc phần trách nhiệm của mình. • Phòng quản lý rủi ro thẩm định rủi ro độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Xem xét và đề nghị Phòng khách hàng bổ sung các hồ sơ, thông tin còn thiếu (nếu có) • Giám đốc/Phó giám đốc Chi nhánh xét duyệt hồ sơ mở L/C, ghi ý kiến đề xuất trên tờ trình thẩm định, Ký HĐTD, HĐBĐ (nếu có). • Nhân viên tín dụng – Phòng KHDN thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch đảm bảo đối với HĐBĐ, thực hiện các thủ tục giao nhận TSĐB, hồ sơ TSĐB. Nhập các thông tin về khách hàng, hồ sơ mở L/C, TSĐB trên INCAS dưới sự giám sát của những người có thẩm quyền • Chuyển hồ sơ về Sở giao dịch để xử lý. SGD phát hành L/C/sửa đổi L/C (3) NHPH thông qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh của mình tại nước xuất khẩu thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng thì tiến hành giao hàng, ngược lại nhà xuất khẩu sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. (6) Và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình thông qua NHTB (hay ngân hàng chuyển chứng từ) cho NHPH để được thanh toán. (7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, ngược lại thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ. (8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu nếu bộ chứng từ được thanh toán và chuyển giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi được nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Chú ý: Việc thể hiện hai NHTB và ngân hàng chuyển chứng từ trong sơ đồ nhằm thể hiện: nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ là hai nghiệp vụ độc lập với nhau, NHTB không nhất thiết là ngân hàng chuyển chứng từ. Tuy nhiên, trên thực tế thì NHTB thường đồng thời là ngân hàng chuyển chứng từ. Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, khi được chọn làm NHTB thì đồng thời cũng là ngân hàng chuyển chứng từ, do đó giả định trong các phần sau NHTB cũng đóng vai trò là ngân hàng chuyển chứng từ. 2.1.2.2 Quy trình thư tín dụng xuất khẩu Đối với trường hợp Ngân hàng nhận được L/C qua hệ thống SWIFT, cán bộ nghiệp vụ sẽ khởi tạo thông báo L/C và gửi cho cán bộ Tổ tài trợ thương mại của Chi nhánh. Khi đó, thanh toán viên sẽ in bản gốc L/C hay sửa đổi L/C, giấy báo nợ,
- điện thanh toán (nếu có), tiến hành kiểm tra sự khớp đúng giữa L/C / sửa đổi L/C và thông báo tương ứng; chuyển toàn bộ hồ sơ tới Kiểm soát viên Chi nhánh ký, đóng dấu theo quy định trên thông báo và thông báo cho khách hàng. Đối với các L/C hay sửa đổi L/C được Chi nhánh nhận trực tiếp từ ngân hàng nước ngoài hoặc từ ngân hàng thông báo thứ nhất, thanh toán viên sẽ fax (có gắn ký hiệu mật) hoặc scan đề nghị xác thực chữ ký và tạo thông báo L/C / sửa đổi L/C; gửi toàn bộ hồ sơ về Sở giao dịch. Sau khi SGD xác thực chữ ký và tạo thông báo L/C, thanh toán viên kiểm tra sự khớp đúng giữa những giấy tờ đó với L/C gốc Ngân hàng nhận trước đây. Nếu không có sự sai lệch nào thì Kiểm soát viên Chi nhánh ký, đóng dấu theo quy định trên thông báo và thông báo cho khách hàng. Hình 2.2 Sơ đồ quy trình thư tín dụng xuất khẩu (Nguồn: Quy định thanh toán quốc tế của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh) (1) Hai bên mua bán thỏa thuận và ký kết hợp đồng ngoại thương. (2) Căn cứ theo điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C (NHPH). (3) NHPH thông qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh của mình tại nước xuất khẩu thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu. (5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng thì tiến hành giao hàng, ngược lại nhà xuất khẩu sẽ đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. (6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) để thanh toán. Nếu NHđCĐ kiểm tra bộ chứng từ phù hợp sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu, ngược lại sẽ từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ. (7) và (7’) NHđCĐ xuất trình chứng từ đòi tiền NHPH. Nếu NHPH kiểm tra thấy chứng từ phù hợp sẽ thanh toán cho NHđCĐ, ngược lại sẽ từ chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ. (8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi được nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. 2.2 Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) Hiện nay, VietinBank CN6 đang ngày càng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, quan tâm phát triển các dịch vụ phi tín dụng như bảo lãnh, tài trợ thương mại, bao thanh toán,…nhằm tối ưu hóa các nguồn thu nhập cho Ngân hàng, phân hóa rủi ro, cũng như đáp ứng tốt hơn những nhu cầu tài chính của khách hàng trong xã hội hiện đại. Trong các sản phẩm dịch vụ đó, thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng, được Ngân hàng chú trọng đầu tư. Bằng cách tận dụng những lợi thế nổi trội về mạng lưới hoạt động, quan hệ đại lý với 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như thế mạnh về công nghệ, con người, uy tín trên thị trường,…Ngân hàng đã nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này, doanh số thanh toán liên tục tăng trưởng ổn định và bền vững. Việc chú trọng đầu tư vào hoạt động thanh toán quốc tế không
- chỉ đơn thuần giúp Ngân hàng gia tăng doanh thu, mà còn mang đến nhiều lợi ích tích cực khác, nhất là thu hút khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm huy động, tín dụng, hoàn thiện bó sản phẩm tiện ích mà Ngân hàng muốn cung cấp cho khách hàng. Hình 2.3 Doanh số thanh toán quốc tế của VietinBank CN 6 (2010 – 2012) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6) Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng có xu hướng tăng, ổn định. Xét về cơ cấu, hoạt động thanh toán L/C và chuyển tiền có tỷ trọng xấp xỉ gần bằng nhau. Nếu như năm 2010, thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 63,48%, chuyển tiền với tỷ trọng thấp hơn chiếm 21,67% và nhờ thu đạt tỷ trọng thấp nhất; thì sang năm 2011 – 2012 cơ cấu này đã có sự thay đổi lớn. Năm 2011, thanh toán L/C và chuyển tiền có tỷ trọng gần bằng nhau; đến năm 2012 nghiệp vụ chuyển tiền đã vượt lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Ngân hàng, đạt 42,91%, thanh toán L/C sụt giảm tỷ trọng chỉ còn 37,54%, nhờ thu 19,55%. Xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2011 tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 55,15% và sang năm 2012 có phần giảm nhẹ nhưng không đáng kể. Trong đó, nhờ thu và chuyển tiền đều có xu hướng tăng, song thanh toán tín dụng chứng từ lại có xu hướng giảm. Trong suốt ba năm, hoạt động nhờ thu luôn đạt được những giá trị hết sức khả quan, tốc độ tăng trưởng doanh số nhờ thu năm 2011 đạt 29,59% so với năm 2010 và nhảy vọt lên 57,48% vào năm 2012. Tuy tỷ trọng nhờ thu trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại VietinBank CN6 tương đối thấp so với hoạt động chuyển tiền và thanh toán bằng L/C, song nghiệp vụ này đang có xu hướng gia tăng cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2010, doanh số chuyển tiền đạt 143 tỷ đồng, đến năm 2011 con số này đã tăng hơn gấp 3 lần, đạt 443 tỷ đồng và giảm nhẹ 0,9% vào năm 2012. Doanh số thanh toán L/C từ 2010 – 2012 luôn giữ ở mức cân bằng, không có bất kỳ biến động bất thường nào. Năm 2010 – 2011, doanh số này luôn tăng, đạt tốc độ tăng trưởng 8,35%, sang năm 2012 con số này đã giảm 15,42% so với năm trước đó. Những năm 2010 – 2012, nền thị trường trong và ngoài nước vẫn còn nhiều bất ổn, giá cả tăng giảm thất thường, nguồn cầu hạn hẹp, do đó, để giảm thiểu những rủi ro, phần lớn các doanh nghiệp đã lựa chọn đối tác kinh doanh là những bạn hàng quen thuộc, hợp tác lâu dài và có uy tín trên thương trường. Tuy thanh toán L/C được đánh giá là phương thức an toàn, cân bằng giữa quyền lợi – nghĩa vụ của các bên, song vì sự tín nhiệm lẫn nhau, các doanh nghiệp đã đơn giản hóa, lựa chọn chuyển tiền làm phương thức thanh toán khi có giao dịch phát sinh. Ngoài ra, giai đoạn nền kinh tế suy thoái cũng là thời gian mà tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, thanh khoản kém. Vì thế, muốn đạt được những điều kiện để có thể thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN6 là tương đối khó đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc chuyển sang sử dụng dịch vụ chuyển tiền tuy sẽ gây ra những rủi ro nhất định, nhưng lại là phương thức đơn giản, dễ dàng hơn với các doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trong thời gian qua, một số chính sách nhập khẩu của nước ngoài cũng đã gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Theo Bộ Công thương, kể từ năm 2011, các quốc gia nhập khẩu đã đưa ra 339 biện pháp
- hạn chế thương mại mới, trong đó có nhiều biện pháp hạn chế mạnh hoặc làm biến dạng thương mại. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2013 và sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, một số quốc gia, thị trường lớn của Việt Nam, như Châu Á – Thái Bình Dương, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ,…gần đây cũng đưa ra những chính sách về tỷ giá, giảm giá trị của đồng tiền nhằm thúc đẩy ngoại thương, khôi phục nền kinh tế tại các nước này. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm giảm doanh số thanh toán tín dụng chứng tại VietinBank CN6 trong giai đoạn 2010 – 2012 vừa qua. 2.2.1 Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ theo tài trợ nhập khẩu Bảng 2.1 Doanh số thanh toán quốc tế theo tài trợ nhập khẩu – xuất khẩu của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012 2012/101 Số liệu 2011 2010 1 Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị (%) (%) Tài trợ nhập khẩu Doanh số 657.000 640.000 550.000 17.000 2,66% 90.000 16,36% thanh toán • Chuyển 144.000 122.000 80.000 22.000 18,03% 42.000 52,50% tiền • Nhờ 175.000 107.000 88.000 68.000 63,55% 19.000 21,59% thu • Thanh 338.000 411.000 382.000 -73.000 -17,76% 29.000 7,59% toán L/C Tài trợ xuất khẩu Doanh số 366.000 384.000 110.000 -18.000 -4,69% 274.000 249,09% thanh toán • Chuyển 295.000 321.000 63.000 -26.000 -8,10% 258.000 409,52% tiền • Nhờ 25.000 20.000 10.000 5.000 25,00% 10.000 100,00% thu • Thanh 46.000 43.000 37.000 3.000 6,98% 6.000 16,22% toán L/C (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6) Từ năm 2010 – 2012, tài trợ nhập khẩu luôn có doanh số thanh toán cao, xấp xỉ gần gấp 2 lần so với tài trợ xuất khẩu. Phần lớn các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank CN 6, thường ở vị thế nhập khẩu hơn là ở vị thế xuất khẩu. Bởi lẽ, Việt Nam hiện vẫn là nước đang phát triển, vẫn cần phải nhập nhiều nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hàng hóa từ nước ngoài nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Việc xuất khẩu ra nước ngoài của các doanh nghiệp nội địa vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định, nhưng so với tổng thanh toán quốc tế thì con số này chưa cao và chỉ gần bằng 1/2 giá trị nhập khẩu.
- Xét về tài trợ nhập khẩu, từ năm 2010 – 2012, doanh số thanh toán L/C luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 50% so với tổng doanh số; trong khi chuyển tiền và nhờ thu lại có tỷ trọng gần bằng nhau và cũng ngày càng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, tỷ trọng của thanh toán L/C chiếm 69,45%, sang năm 2011 tỷ trọng này đã giảm nhẹ 64,22% và đạt 51,45% vào năm 2012. Tỷ trọng nghiệp vụ nhờ thu chiếm 16% năm 2010 và tăng lên 26,64% vào năm 2012. Tương tự, hoạt động chuyển tiền từ năm 2010 – 2012 cũng tăng dần từ 14,55% lên 21,92%. Xét về tốc độ tăng trưởng, doanh số thanh toán quốc tế của tài trợ nhập khẩu có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng này đạt 16,36% và tiếp tục tăng nhẹ 2,66% vào năm 2012. Nghiệp vụ chuyển tiền và nhờ thu luôn giữ mức tăng trưởng khá cao qua các năm. Năm 2011, doanh số chuyển tiền tăng ngoạn mục đạt 52,5%, sang năm 2012 con số này vẫn giữ mức tăng 18,03%. Tương tự, nhờ thu cũng đạt tốc độ tăng trưởng dương 21,59% vào năm 2011 và 63,55% vào năm 2012. Thanh toán L/C năm 2011 vẫn tăng trưởng như những nghiệp vụ khác, đạt 7,59%, song đến năm 2012 doanh số thanh toán này đã sụt giảm 73 tỷ đồng, khiến tốc độ tăng trưởng chuyển sang âm 17,76%. 2.2.2 Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ theo tài trợ xuất khẩu Hình 2.4 Doanh số thanh toán quốc tế theo tài trợ xuất khẩu của VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh (2010 – 2012) (Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh 6) Về tài trợ xuất khẩu, trong suốt ba năm từ 2010 – 2012, doanh số chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao trên 55% và có xu hướng tăng mạnh, trong khi hoạt động nhờ thu và thanh toán L/C chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng lại có xu hướng giảm. Năm 2010, hoạt động chuyển tiền chiếm đến 57,27% trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu, đến năm 2012 tỷ trọng này đã tăng vọt lên 80,6%. Ngược lại, nhờ thu năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng thấp 9,09%, nhưng đến năm 2012 hoạt động này đã giảm nhẹ đạt 6,83%. Thanh toán L/C bên lĩnh vực tài trợ xuất khẩu chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn so với bên tài trợ nhập khẩu, và tỷ trọng của hoạt động này cũng lại có xu hướng giảm. Năm 2010, thanh toán L/C chiếm 33,64%, sang năm 2011 tỷ trọng này đã giảm mạnh, đến năm 2012 chỉ còn 12,57%. Xét về tốc độ tăng trưởng (xem bảng 2.1 trang 22), nhìn chung doanh số thanh toán tài trợ xuất khẩu có xu hướng tăng. Năm 2011, doanh số thanh toán tăng trưởng ngoạn mục đạt 249,09%, sang năm 2012 tuy doanh số có giảm nhẹ 4,69% nhưng không đáng kể. Năm 2011, hoạt động chuyển tiền có tốc độ tăng trưởng khá cao, gấp hơn 5 lần so với năm 2010, nhưng mức tăng này đến năm 2012 đã chuyển sang giá trị âm 8,1%. Ngược lại, nghiệp vụ nhờ thu và thanh toán L/C lại luôn giữ được tốc độ tăng trưởng dương trong suốt ba năm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhờ thu đạt 100% và tăng 25% so với năm trước đó. Thanh toán L/C có mức độ tăng trưởng thấp hơn, đạt 16,22% vào năm 2011 và 6,98% vào năm 2012. 2.3 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VietinBank CN 6 – TP.Hồ Chí Minh Trong giai đoạn từ 2010 – 2012, VietinBank CN 6 đã gặp không ít các rủi ro liên quan đến việc thanh toán tín dụng chứng từ, mà nguyên nhân xuất phát từ phía khách quan và chủ quan của Ngân hàng. Tuy Ngân hàng đã cố gắng hạn chế không để xảy ra bất kì rủi ro nghiêm trọng nào, cũng như luôn tuân thủ đúng các quy định thanh toán quốc tế của HĐQT, linh hoạt xử lý các tình huống thực tế, song những
- thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra phần nào cũng đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính, uy tín của bản thân Ngân hàng. 2.3.1 Đối với rủi ro trong kiểm tra chứng từ Rủi ro về mặt nghiệp vụ kiểm tra chứng từ là một trong số những rủi ro phổ biến, xảy ra thường xuyên nhất đối với VietinBank CN6, khi Ngân hàng đứng ở vị trí là NHPH phục vụ cho nhà nhập khẩu, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ trước khi thanh toán cho nhà xuất khẩu. Những sai sót trong việc kiểm tra chứng từ dễ dẫn đến nguy cơ nhà nhập khẩu từ chối thanh toán cho Ngân hàng, mặc dù Ngân hàng đã chấp nhận thanh toán cho nhà xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện, thường sẽ có rất nhiều sai sót trong bộ chứng từ xuất trình, song có những sai sót có thể chấp nhận được và những sai sót gây ra sự bất hợp lệ cho bộ chứng từ. Thanh toán viên trong quá trình tác nghiệp cần phải cẩn trọng, nhạy bén phát hiện những sai khác so với yêu cầu của L/C, cũng như những sai sót so với tiêu chuẩn riêng của từng loại chứng từ, đồng thời linh hoạt vận dụng, nhận định tính “hợp lệ” hay “bất hợp lệ” của những sai sót đó dựa trên các văn bản hướng dẫn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (Xem phụ lục 4). Ban lãnh đạo có văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ kèm theo hướng dẫn việc kiểm tra bộ chứng từ. Theo đó, văn bản hướng dẫn cụ thể quy tắc kiểm tra tính hợp lệ của các loại chứng từ theo tinh thần của UCP 600. Cụ thể, theo Quyết định 5145/2009/QĐ – TTQT có hiệu lực ngày 01/02/2010 về “Hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C”, Quyết định nêu rõ cách thức kiểm tra một bộ chứng từ hợp lệ, số lượng cũng như nội dung kiểm tra cụ thể của mỗi loại chứng từ. Bên cạnh đó, việc tuyển chọn và đào tạo nhân viên cũng được xem là vấn đề cốt lõi mang đến thành công cho Chi nhánh. VietinBank nói chung và Tổ tài trợ thương mại nói riêng có được đội ngũ nhân viên năng động và trình độ chuyên môn vững chắc. Đồng thời, các nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng cũng thường xuyên được Ban lãnh đạo tổ chức các khóa học, bồi dưỡng kiến thức và trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực tác nghiệp của nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc, cũng như có tác phong chuyên nghiệp, uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra chứng từ được thực hiện theo quy tắc kiểm tra kép theo sự kết hợp giữa Chi nhánh và Hội sở, do những nhân viên làm việc lâu năm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế đảm nhiệm. Do đó, tất cả các sai sót tạo nên bất hợp lệ của bộ chứng từ đều được phát hiện và xử lý kịp thời, không để xảy ra tranh chấp gây thiệt hại cho Ngân hàng. Tất cả các chính sách trên của VietinBank đã giúp Ngân hàng hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ rủi ro phát sinh trong việc kiểm tra bộ chứng từ. 2.3.2 Đối với rủi ro trong các chứng từ đặc biệt Đối với chứng từ đặc biệt tạo nên rủi ro cho VietinBank trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Ban lãnh đạo đã có văn bản liệt kê tất cả các loại chứng từ đặc biệt này, nêu rõ rủi ro cũng như giải pháp khắc phục, phòng ngừa rủi ro khi gặp các loại chứng từ đó. Do vậy, nhân viên Tổ tài trợ thương mại thường phát hiện các loại chứng từ đặc biệt này trong giai đoạn đầu và xử lý kịp thời, không để xảy ra tranh chấp về sau. Bảng 2.2 Rủi ro từ các chứng từ đặc biệt STT Tình huống Giải pháp
- Nếu Ngân hàng không thể kiểm soát được hàng hóa, thì yêu cầu Vận đơn thể hiện người khách hàng ký quỹ 100% giá trị L/C nhận bộ chứng từ không phải Nếu khách hàng không thể ký là VietinBank (Consignee: “to quỹ 100% giá trị L/C thì Ngân hàng yêu 1 order” hoặc “to order of cầu vận đơn với Consignee: “to order of shipper”) và bộ chứng từ xuất VietinBank Branch No.6” và xuất trình trình không đầy đủ vận đơn gốc cho Ngân hàng Quy định về vận đơn phải gửi đủ bộ cho Ngân hàng Cho phép xuất trình vận đơn L/C không cho phép xuất trình vận đơn có 2 có ghi chú xấu (Clause Bill of ghi chú xấu Lading Acceptance) Cho phép xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu L/C không cho phép xuất trình vận đơn theo 3 (Charter party Bill of Lading hợp đồng thuê tàu Acceptance) Ngân hàng theo dõi sát việc nhận hàng và thông báo cho phía Hải quan sân bay yêu cầu Chứng từ vận tải là Airway 4 xác nhận, đồng thời yêu cầu khách hàng Bill chấp nhận phong tỏa hạn mức tín dụng để đảm bảo thanh toán Chứng từ vận tải là Cargo L/C yêu cầu chứng từ phải có mộc đỏ và 5 Receipt Order, Release Order chữ ký theo pháp luật của Ngân hàng Khách hàng không bổ sung tờ Nhắc nhỏ khách hàng đã cam kết bổ sung tờ 6 khai hải quan khai đúng hạn Khách hàng bổ sung tờ khai Yêu cầu khách hàng liên hệ với cơ quan hải 7 hải quan có sai sót quan để xác nhận chỉnh sửa cho phù hợp L/C quy định các phí do ngân Cập nhật, tìm hiểu mức phí để trừ đi khi 8 hàng nước ngoài chịu tiến hành chiết khấu Trên hóa đơn thể hiện tỷ lệ % được khấu trừ cho tiền Lưu ý điều kiện trên chứng từ để thực hiện 9 hoa hồng hay đồng ý giảm chiết khấu cho đúng giá của khách hàng L/C yêu cầu phải có chữ ký Tư vấn rủi ro cho nhà xuất khẩu khi bộ của đại diện nhà nhập khẩu 10 chứng từ được xuất trình và yêu cầu gửi tại nước xuất khẩu giống với chữ ký đến Ngân hàng chữ ký tại NHPH Thanh toán viên không thực Kiểm tra hồ sơ thường xuyên để thực hiện 11 hiện chuyển điện hay quên hạch toán kịp thời báo có cho nhà xuất khẩu (Nguồn: Tổng hợp từ Hướng dẫn kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C của VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh) 2.3.3 Đối với rủi ro L/C giả Đối với rủi ro về L/C giả, VietinBank thực hiện công tác kiểm tra chữ ký, mã khóa, mẫu điện để xác minh tính chân thật của L/C hay tu chỉnh L/C. Đối với L/C
- nhận được bằng điện hay bằng thư thì VietinBank cũng đều cẩn thận kiểm tra xem đâu là L/C hay sửa đổi L/C có giá trị thực hiện. Đối với chức năng là NHTB thì rủi ro thường ít xảy ra và VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh luôn thực hiện tốt vai trò của NHTB. 2.3.4 Đối với rủi ro thất lạc chứng từ Đối với rủi ro thất lạc chứng từ, hiện tại VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh chưa từng gặp rủi ro trong thất lạc chứng từ. Tuy nhiên, do ý thức được rủi ro và mức độ ảnh hưởng lớn do rủi ro mang lại nên Tổ tài trợ thương mại tỏ ra hết sức cẩn trọng trong việc chuyển đi các bộ chứng từ, cũng như các bước tiến hành đều được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn do Hội sở đặt ra. Tất cả các thư tín dụng do Ngân hàng phát hành đều lập theo format MT700 (trường hợp có những điều khoản đặc biệt không thể sử dụng được điện MT700 thì Ngân hàng sẽ phát hành bằng điện MT799). Hoặc trường hợp không có swift key với NHTB thì Ngân hàng phát hành bằng các format khác nhưng có gắn testkey, nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro phát sinh. Thư tín dụng luôn được phát hành và quản lý trên chương trình Trade Finance, kể cả trường hợp phát hành bằng thư. Hiện tại ngân hàng liên hệ với công ty chuyển phát nhanh TNT và việc đăng ký chuyển bộ chứng từ với TNT đều thực hiện qua hệ thống mạng. Kiểm soát viên Tổ tài trợ thương mại là người chịu trách nhiệm đăng ký thông tin cho bộ chứng từ như tên người nhận, địa chỉ đến,…và cũng là người kiểm soát lại bộ chứng từ trước khi gửi cho công ty TNT. Tuy Ngân hàng đã kiểm tra cẩn thận, nhưng việc gửi thư tín dụng đến NHTB bằng đường thư hay Telex đều tiền ẩn nhiều rủi ro. Do đó, trong các phương thức gửi gửi thư tín dụng cho NHTB, VietinBank vẫn luôn ưu tiên cách thức gửi L/C bằng điện Swift hơn. Như vậy, quá trình chuyển chứng từ đã được Ngân hàng giám sát một cách chặt chẽ để không xảy ra rủi ro thất lạc chứng từ. 2.3.5 Đối với rủi ro từ khách hàng và ngân hàng phát hành 2.3.5.1 Đối với rủi ro từ khách hàng nhập khẩu Khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C, VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh luôn thực hiện công tác thẩm định chặt chẽ, nghiêm túc theo đúng quy định của Hội sở đề ra. Bên cạnh những thông tin khách hàng cung cấp, Ngân hàng còn tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa khách hàng và bên bán theo Hợp đồng ngoại thương, bên bán là đối tác truyền thống hay đối tác mới của khách hàng, uy tín, thiện chí trong quan hệ giao dịch giữa hai bên, lịch sử thực hiện các giao dịch,… Ngoài ra, Ngân hàng cũng nhiệt tình tư vấn cho khách hàng về loại L/C đề nghị phát hành. Những L/C có điều khoản chỉ định ngân hàng hoàn tiền, L/C cho phép tự động ghi nợ, L/C xác nhận,…thường có mức rủi ro cao hơn cho khách hàng cũng như NHPH (ở đây là VietinBank CN 6) khi xảy ra trường hợp phải thanh toán cho ngân hàng đòi tiền trước khi có bộ chứng từ. Không những thế, thanh toán viên cũng cần xem xét kỹ các điều khoản nêu trong đơn yêu cầu mở L/C, kịp thời tư vấn cho khách hàng nên tránh những điều kiện gây rủi ro cho bên nhập khẩu. Ví dụ như điều khoản cho phép giao hàng tại cảng ngoài Việt Nam khi người mua cuối cùng là phía doanh nghiệp Việt Nam; cho phép được chuyển tàu, chia nhỏ lô hàng xuất khẩu đối với những mặt hàng dễ bị hư hại, tổn thất;…Nếu sau đó, khách hàng vẫn giữ quyết định như vậy, thì Chi nhánh 6 sẽ vẫn tôn trọng ý kiến của khách hàng,
- nhưng sẽ phối hợp với Sở giao dịch, Hội sở, xem xét đánh giá uy tín của ngân hàng hoàn tiền, đánh giá rủi ro xảy ra và cân nhắc, đề xuất mức ký quỹ phù hợp. Đối với việc mở L/C của nhà nhập khẩu, ngân hàng thường tư vấn cho khách hàng về thủ tục mở L/C phù hợp, đồng thời kiểm duyệt, đối chiếu cẩn thận L/C do nhà nhập khẩu mở với hợp đồng thương mại trước khi đi điện ra ngân hàng nước ngoài nhằm giảm thiểu việc phải tu chỉnh L/C gây tốn kém cho nhà nhập khẩu cũng như giảm uy tín ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xem xét đặc biệt đến các chứng từ được yêu cầu theo L/C để đảm bảo không đưa những chứng từ đặc biệt đó vào L/C. Bên cạnh đó, với những L/C quy định điều khoản trả chậm, nhưng khách hàng lại có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn hơn so với thời gian trả chậm theo L/C, thì VietinBank CN6 – TP.Hồ Chí Minh sẽ khó có khả năng kiểm soát được việc sử dụng nguồn tiền chậm trả trong thời gian trả chậm của khách hàng. Vì thế, Ngân hàng sẽ tìm hiểu cặn kẽ, xem xét nguyên nhân vì sao khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán này, đánh giá rủi ro, cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của Ngân hàng khi nguy cơ ấy phát sinh. Theo Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam số 207/QĐ-NH7 ngày 01/07/1997 về quy chế mở thư tín dụng trả chậm, Quyết định này cho phép nhà nhập khẩu ký quỹ bằng lô hàng nhập khẩu của mình khi mở L/C trả chậm thay vì chỉ được ký quỹ bằng những tài sản hiện hữu. Việc này dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng. Nếu như nhà nhập khẩu từ bỏ lô hàng sẽ dẫn đến việc ngân hàng phải tự thanh lý lô hàng nhập khẩu để bù đắp khoản phải thanh toán cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, việc bán hàng không phải là chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng, đôi khi thanh lý lô hàng cũng không đủ bù đắp được 100% số tiền đã thanh toán chưa kể nếu lô hàng về có tổn thất thực tế. Quyết định này nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu nhưng cũng tạo ra rủi ro tiềm ẩn cho phía ngân hàng. Song, trên thực tế, rủi ro nhà nhập khẩu từ bỏ lô hàng vẫn chưa xảy ra tại các NHTM Việt Nam mà chỉ xảy ra trường hợp lô hàng ký quỹ đảm bảo xảy ra tổn thất khiến không đủ giá trị đảm bảo mức độ an toàn cho ngân hàng. Đối với việc từ chối thanh toán do bộ chứng từ có bất hợp lệ, trong trường hợp bất hợp lệ là rõ ràng theo UCP 600 thì Ngân hàng sẽ đánh điện từ chối thanh toán theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, một số lỗi không rõ ràng là bất hợp lệ theo tinh thần UCP 600 mà nhà nhập khẩu yêu cầu VietinBank từ chối thanh toán thì Ngân hàng sẽ giải thích rõ với khách hàng về các nguy cơ xảy nếu bất hợp lệ bị ngân hàng nước ngoài phản bác. Cụ thể, nếu bất hợp lệ bị ngân hàng nước ngoài phản bác được thì khách hàng vẫn phải thanh toán L/C khi đến hạn, như vậy sẽ có nguy cơ khách hàng không thể chuẩn bị kịp nguồn tiền để thanh khiến bị nợ quá hạn, phát sinh chi phí lãi vay. Bên cạnh đó, các phí điện bất hợp lệ giữa hai ngân hàng sẽ phải do khách hàng chịu vì VietinBank chỉ theo chỉ thị khách hàng để bắt bất hợp lệ bộ chứng từ. Như vậy, Ngân hàng đã tư vấn rủi ro mà khách hàng gặp phải và chuyển rủi ro về phía khách hàng. Ngoài ra, nếu có trường hợp khách hàng yêu cầu VietinBank tìm bất hợp lệ và từ chối thanh toán bộ chứng từ nhưng bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ, thì Ngân hàng vẫn luôn giữ vững lập trường và cùng khách hàng tìm cách giải quyết tốt nhất nhằm đảm bảo uy tín của VietinBank với các bên đối tác. 2.3.5.2 Đối với rủi ro từ khách hàng xuất khẩu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập : Quản trị nhân sự tại công ty cổ phần luyện cán thép Gia Sàng
64 p | 4263 | 936
-
Báo cáo thực tập giữa khóa: Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần phát triển truyền thông Việt Ba
24 p | 2214 | 880
-
Báo cáo thực tập: Thực trạng tại phòng kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM Đồng Tâm
46 p | 3115 | 679
-
Báo cáo thực tập "Quản trị sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu công ty cổ phần và thương mại TNG"
58 p | 1653 | 422
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam
45 p | 1556 | 359
-
Báo cáo thực tập: Nhiệm Vụ, Sứ Mạng Và Đường Lối Marketing
58 p | 849 | 252
-
Báo cáo thực tập: Thiết kế - xây dựng phần mềm quản lý thư viện
79 p | 1260 | 232
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư và Xây dựng Thái Sơn
86 p | 723 | 162
-
Báo cáo thực tập: Thị trường cà phê thế giới và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cà phê tại công ty sản xuất và xuất khẩu Prosimex
47 p | 493 | 76
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH dệt kim Phú Vĩnh Hưng
50 p | 409 | 59
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty May Việt Thành
60 p | 247 | 47
-
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh: Tìm hiểu một số kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Vận tải và cung ứng xăng dầu
68 p | 121 | 30
-
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh: Giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn Xây dựng Cao Khoa
35 p | 154 | 26
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Công ty TNHH Sản xuất, Dịch vụ và Thương mại An Tâm
60 p | 107 | 23
-
Báo cáo thực tập Quản lý và bảo tồn động vật hoang dã
43 p | 245 | 22
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp cải tiến hiệu quả SXKD ở Công ty Vật tư kỹ thuật Ngân hàng
73 p | 128 | 12
-
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh: Phân tích dầu mỏ tại Viện hóa học công nghiệp Việt Nam, Phòng thử nghiệm hóa chất và vật liệu, Trung tâm phụ gia dầu mỏ-VILAS 067
65 p | 73 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn