Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến
lượt xem 107
download
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến giới thiệu khái quát về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá những vấn đề tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ yếu tại doanh nghiệp,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến
- 1 MỤC LỤC Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 2 I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến Tên tiếng Anh: Advanced Distribution Tên viết tắt: AD Email: ad@adcompany.com.vn Website: http://www.adcompany.com.vn/ Văn phòng chính: 1D Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (848) 3997 2779 7109 6789. Thành lập ngày 14/10/2004, người đại diện là ông Trương Quốc Chí. Văn phòng đại diện tại Hà Nội: Tầng 3 + 4, tòa nhà Forprodex, số 1111, đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điện Thoại: (844) 3557 2036 – 7109 6789. Thành lập ngày: 10/12/2004, người đại diện là ông Nguyễn Văn Hải. Từ năm 2004 cho đến nay, nhiều năm liền công ty luôn đứng trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhât Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 của Fortune 500. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Công ty được thành lập với chức năng chính là cung cấp dịch vụ phân phối cao cấp và chuyên nghiệp bao gồm bán hàng, giao hàng, thu tiền và hậu cần cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh, các sản phẩm mỹ phẩm, hóa phẩm, dược phẩm chức năng… không bao gồm oto, moto, xe máy và xe có động cơ khác. Kết hợp sự hiểu biết về thị trường địa phương với kiến thức và công nghệ tiên tiến để gia tăng khả năng cạnh tranh của đối tác để cùng phát triển. Nhiệm vụ của công ty là tìm kiếm khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất. Duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng niểm tin vào công ty để từ đó cùng nhau phát triển. 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 3 Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy, đây là sơ đồ tổ chức theo chức năng (kiểu trực tuyến giản đơn). Toàn bộ hoạt động được giải quyết theo một kênh liên hệ đường thẳng. Mỗi chi nhánh có một phó giám đốc, giúp việc cho tổng giám đốc. Mỗi bộ phận phòng ban có một chức năng khác nhau, cùng hỗ trợ cho nhau. Cách bố trí sơ đồ tổ chức như vậy sẽ giúp các phòng ban hoàn toàn tập trung cho công việc, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Giúp hạn chế sự chồng chéo. 1.3. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ phân phối cao cấp và chuyên nghiệp bao gồm bán hàng, giao hàng, thu tiền, hậu cần cho hàng tiêu dùng nhanh và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Kết hợp với sự hiểu biết về thị trường địa phương với kiến thức và công nghệ tiên tiến để gia tăng khả năng cạnh tranh của đối tác để cùng phát triển. 2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 4 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp Bảng 2.1: Chất lượng lao động theo trình độ văn hóa (Nguồn: Phòng nhân sự) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trên Đại Học 0,8 1,19% 0,8 1,19% 08 1,03% Đại Học 284 42,2% 284 42,2% 284 36,5% Cao Đẳng 268 39,82% 268 39,82% 353 45,37% Trung Cấp 93 13,82% 93 13,82% 113 14,52% Lao động phổ thông 20 2,97% 20 2,97% 20 2,57% Tổng: 673 100% 673 100% 778 100% (Đơn vị: Người, %) Nhận xét: Số lượng lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Cụ thể năm 2013 và 2014 là 82,02%. Năm 2015 là 81,87%. Đây là nguồn chất xám dồi dào cho hoạt động kinh doanh của công ty, nguồn lực chất lượng này chắc chắn sẽ giúp công ty ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. 2.2. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo bộ phận (Nguồn: Phòng nhân sự) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Phòng Ban Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Giám đốc 8 1,19% 8 1,19% 8 1,03% Tài chính – Kế toán 48 7,13% 48 7,13% 58 7,46% Hành chính – Nhân sự 36 5,35% 36 5,35% 36 4,63% Kinh doanh 299 44,43% 299 44,43% 363 46,66% Phân phối 157 23,33% 157 23,33% 178 22,88% Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 5 Kho vận 125 18,57% 125 18,57% 135 17,35% Tổng: 673 100% 673 100% 778 100% (Đơn vị: Người, %) Nhận xét: Số lượng lao động thuộc phòng kinh doanh và phòng phân phối qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao. Đây là điều hoàn toàn hợp lý, bởi đây là hai bộ phận thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cụ thể: o Phòng kinh doanh: Năm 2013 và 2014 là 44,43%. Năm 2015 là 46,66%. Đây chính là bộ mặt của công ty, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận mọi nhu cầu, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. o Phòng phân phối: Năm 2013 và 2014 là 22,33%. Năm 2015 là 22,88%. Đây cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng theo đúng số lượng – chủng loại và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo lứa tuổi (Nguồn: Phòng nhân sự) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trên 45 37 5,5% 37 5,5% 37 4,76% Từ 30 đến 45 204 30,31% 204 30,31% 216 27,76% Dưới 30 432 64,19% 432 64,19% 525 67,48% Tổng: 673 100% 673 100% 778 100% (Đơn vị: Người, %) Nhận xét: Số lượng lao động dưới 30 tuổi qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao trong công ty. Với đội ngũ nhân lực trẻ, có tiềm năng phát triển lớn. Doanh nghiệp có thể tận dụng được sự nhiệt tình, năng động, ham hiểu biết, khám phá của họ để phát triển doanh nghiệp nhanh chóng, tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nhóm doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên họ lại có nhược điểm lớn đó là thiếu kinh nghiệm vì thế công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ trẻ này. Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 6 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính (Nguồn: Phòng nhân sự) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nam 207 30,76% 207 30,76% 251 32,26% Nữ 466 69,24% 466 69,24% 527 67,74% Tổng: 673 100% 673 100% 778 100% (Đơn vị: Người, %) Nhận xét: Tỷ lệ lao động nữ các năm đều chiếm trên 65% là do đặc thù của công việc nên công ty sử dụng nhiều lao động nữ trong các công việc như kinh doanh, giới thiệu các mặt hàng, kế toán, do họ có ưu điểm về khả năng nhận biết tâm lý khách hàng, cẩn thận, tỉ mỉ còn các lao động nam được sử dụng trong các công việc vân chuyển, kho bãi và một số giữ chức vụ cao trong các phòng ban. 3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 3.1: Tổng mức và cơ cấu vốn của công ty năm 2015 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Giá trị Giá trị Giá trị % % % Tài sản 57.198.262 25,12 56.818.385 24,92 54.789.848 23,79 dài hạn Tài sản 170.501.828 74,88 171.184.767 75,08 175.516.367 76,21 ngắn hạn Tổng 227.700.091 100 228.003.153 100 230.306.216 100 (Đơn vị nghìn đồng) Dựa vào bảng số liệu ta thấy công ty TNHH Tiên Tiến có tỷ lệ vốn đầu tư ngắn hạn nhiều hơn đầu tư dài hạn, qua đó công ty có thể quay vòng vốn nhanh, hiệu quả cao hơn. Cụ thể tỷ lệ đầu tư cho tài sản ngắn hạn năm 2013 là 74,88% và Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 7 năm 2014 tăng 0,2% thành 75,08%, đến năm 2015 đã tăng lên và đạt 76,21%. Như vậy trong 3 năm qua, tỷ lệ tài sản ngắn hạn có sự thay đổi nhưng không lớn lắm. Đồng thời ta nhận thấy vốn kinh doanh của công ty liên tục tăng qua các năm, năm 2013 với số vốn hơn 227 tỷ đồng và tăng lên hơn 230 tỷ năm 2015. Như vậy, công ty đang kinh doanh có hiệu quả và từng bước phát triển hơn 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảng 3.2: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2015 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Vốn chủ sở hữu 159.956.552 160.126.614 165.405.924 Nợ phải trả 67.743.848 67.876.539 64.900.292 Tổng nguồn vốn 227.700.091 228.003.153 230.306.216 Tỷ lệ VCSH/ 70,25 70,23 71,82 Nguồn vốn (%) (Đơn vị: Nghìn đồng) Theo dõi bảng số liệu về tình hình huy động vốn của công ty qua các năm ta thấy: quy mô vốn của công ty phần lớn dựa vào phần vốn góp của các thành viên trong hội đồng quản trị và được tăng lên do bù đắp từ nguồn lợi nhuận mà công ty có được. Vốn chủ sở hữu liên tục tăng cùng với sự tăng lên của nguồn vốn làm cho tỷ lệ VCSH/ Nguồn vốn tăng từ 70,25% năm 2013 lên 71,82% năm 2015. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (từ năm 2013 – năm 2015). Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 2015 (Nguồn: Phòng Kế Toán) So sánh 2015/2014 Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 8 Năm 2013 Tăng/ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ % giảm Doanh thu thuần bán 181.795.014 181.401.026 225.377.032 43.976.006 24,24% hàng Giá vốn hàng bán 172.705.263 172.330.974 214.108.180 41.777.206 24,24% Chi phí tài chính 440.935 442.825 450.754 7.929 1,79% Chi phí bán hàng 650.482 650.996 901.508 250.512 38,48% Chi phí quản lý doanh 561.234 561.597 563.442 1.845 0,33% nghiệp Lợi nhuận thuần từ 7.437.100 7.414.633 9.353.148 1.938.515 26,14% hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế 5.949.680 5.931.707 7.482.518 1.550.811 26,14% (Đơn vị: Nghìn đồng) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy công ty luôn có lãi. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế là 5,949 tỷ đồng và năm 2014 đạt 5,931 tỷ, tức là giảm đi 18 triệu, mức giảm này không đáng kể và vẫn cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty là tương đối đồng đều. Tuy nhiên, đến năm 2015, công ty bắt đầu phân phối thêm các sản phẩm mang nhãn hiệu Colagte – Pamolive, cho đến cuối năm công ty đạt lợi nhuận sau thuế là 7,482 tỷ đồng, tức là tăng 26,14% tương đương 1,550 tỷ đồng so với năm 2014. Như vậy, công ty tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Công ty cần tiếp tục phát huy mọi điểm mạnh của mình trong các năm tiếp theo. II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP. Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 9 Để phân tích và đánh giá những vấn đề tồn tại chính cần giải quyết trong công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến, tôi đã tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát ngay tại công ty. Cuộc điều tra được tiến hành với 30 người, và bảng điều tra gồm 4 câu hỏi chính liên quan đến các vấn đề quản trị trong công ty. Kết quả thu được: Tổng số phiếu phát ra: 30 Tổng số phiếu thu về: 30 Tổng số phiếu hợp lệ: 30 Tổng số phiếu không hợp lệ: 0 1. Tình hình thực hiện các quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty nhờ có sự giúp đỡ của các thành viên mà tôi đã hoàn thành bảng khảo sát về tình hình thực hiện các chức năng quản trị. Sau khi thu thập, phân tích, xử lý được thể hiện ở hình dưới đây: Hình 2.1: Biểu đồ đánh giá tình hình thực hiện các chức năng quản trị chung (Nguồn: Tự nghiên cứu) 1.1. Chức năng hoạch định Nhận thức được tầm quan trọng của hoạch định đối với hoạt động kinh doanh của công ty nên công ty luôn chú trọng tới công tác hoạch định. Qua hình 2.1 ta có thể thấy công tác hoạch định tại công ty được đánh giá tương đối tốt, cụ thể có 60% ý kiến đánh giá tốt, 26,67% đánh giá trung bình và còn 13,33% đánh giá là kém. Công ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh với các mục tiêu, chính sách, kế hoạch cụ thể xác định cho từng thời kỳ. Công ty chú trọng đến công tác hoạch định trong ngắn hạn mà bỏ qua những kế hoạch phát triển dài hạn. Đồng thời, mọi công việc trong công ty đều được giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý nên ít chú trọng đến việc hoạch định kế hoạch dài hạn. Do đó, công ty đã bỏ lỡ một số cơ hội mở rộng và phát triển thị trường trong tương lai vào tay các đối thủ cạnh tranh khác. 1.2. Chức năng tổ chức Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 10 Công ty thực hiện chức năng tổ chức khá tốt với việc lựa chọn cơ cấu tổ chức theo chức năng phù hợp với loại hình kinh doanh và mặt hàng mà công ty lựa chọn. Kết quả điều tra, thu thập cho thấy có 66,67% nhân viên đánh giá tốt, 26,67% đánh giá trung bình và 6,64% đánh giá là kém. Có thể thấy mô hình tổ chức này khá đơn giản, dễ quản lý nhân viên, đem lại hiệu quả cao cho công ty trong việc tổ chức, các bộ phận, cá nhân hỗ trợ nhau trong công việc nhằm đem lại hiệu quả cao 1.3. Chức năng lãnh đạo Chức năng lãnh đạo của công ty được thực hiện khá tốt với 73,33% nhân viên đánh giá tốt, 6,67% đánh giá trung bình và 20% còn lại đánh giá kém. Giám đốc đã thực hiện chức năng lãnh đạo tốt, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chính sách nhanh chóng, kịp thời và biết phân chia quyền lực cho cấp dưới. Các phòng ban làm việc hiệu quả trên cơ sở thực hiện các mục tiêu mà công ty đã xác lập theo từng giai đoạn cụ thể. 1.4. Chức năng kiểm soát Theo kết quả điều tra, chức năng kiểm soát của công ty được đánh giá khá tốt với 46,67% ý kiến đánh giá của nhân viên là tốt, 33,33% ý kiến đánh giá là trung bình và còn lại 20% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là kém. Công ty thực hiện chưa tốt là do một số nhân viên chủ quan trong việc giao hàng, nhận hàng bị lỗi, giao nhầm hàng, nhâm số lượng… Bên cạnh đó, việc kiểm soát mức độ hoàn thành công việc của nhân viên chưa được chặt chẽ. 1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị Kết quả điều tra cho thấy có 53,33% ý kiến cho rằng công ty đã thực hiện tốt chức năng thu thập thông tin và ra quyết định quản trị, có 26,67% ý kiến đánh giá trung bình và chỉ có 20 % ý kiến cho rằng công ty thực hiện kém. Việc thu thập thông tin qua các hóa đơn, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng với hệ thống thông tin nội bộ của công ty. Giám đốc nắm bắt tình hình công ty và ra quyết định thông qua trưởng các phòng ban. Do vậy, có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc nắm bắt thông tin của nhân viên về Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 11 việc thay đổi kế hoạch, mục tiêu hay giá cả,… nhân viên phản ánh tình hình qua cấp trung gian gây ra những khó khăn nhất định. Thông tin đến với giám đốc có thể bị thay đổi về nội dung hoặc chậm trễ dẫn đến không nắm bắt được các cơ hội thị trường. 2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp 2.1. Tình thế môi trường chiến lược Ban lãnh đạo công ty đã phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của doanh nghiệp thông qua mô thức EFAS và IFAS. Từ đó, đưa ra những chiến lược nhằm phát huy tối đa điểm mạnh của minh. Bên cạnh đó cũng có những phương án khắc phục điểm yếu còn tồn tại tuy nhiên, để hạn chế được những điểm yêu này, công ty cần phải có thời gian và kế hoạch cụ thể. 2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị trường 2.2.1. Hoạch định chiến lược của công ty: Tầm nhìn chiến lược: Trở thành nhà phân phối hàng đâu Việt Nam, duy trì các đẳng cấp quốc tế, luôn vượt quá sự mong đợi được công nhận bởi các đối tác và khách hàng là nhà phân phối tốt nhất trên thị trường. Sứ mệnh kinh doanh: AD được thành lập để cung cấp dịch vụ phân phối cao cấp và chuyên nghiệp bao gồm bán hàng, giao hàng, thu tiền và hậu cần cho hàng tiêu dùng nhanh và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Kết hợp sự hi ểu biết về th ị trường địa phương với kiến thức và công nghệ tiên tiến để gia tăng khả năng cạnh tranh của đối tác để cùng phát triển. Mục tiêu chiến lược: AD tập trung vào hàng tiêu dùng nhanh, chăm sóc sức khỏe và mỹ phẩm chất lượng cao. Thiết lập những tiêu chuẩn cao nhất về dịch vụ và đạo đức kinh doanh nhưng đảm bảo linh hoạt theo yêu cầu thực tế thị trường. Nhận xét: Ban lãnh đạo công ty đã thực hiện tốt việc hoạch định chiến lược cho công ty một cách rõ ràng, cụ thể. Định hướng tốt cho sự phát triển của công ty khi gia nhập thị trường phân phối. 2.2.2. Triển khai chiến lược của công ty: Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 12 Mục tiếu ngắn hạn: Giao hàng thành công 99%, không có đơn hàng nợ đọng quá hạn thanh toán, đảm bảo mức doanh số được đề ra cho mỗi loại sản phẩm theo từng tuần – tháng – năm… Chính sách marketing và R&D: do đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối nên 02 chính sách này đã được thực hiện bởi đối tác cung cấp sản phẩm. Chính sách nhân sự: Cán bộ nhân viên trong công ty được trả lương, thưởng theo đúng năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, được hưởng đầy đủ các chính sách xã hội theo luật lao động. Chính sách tài chính: Nguồn lực tài chính của công ty rất lớn (trên 230 tỷ đồng) được sử dụng chủ yếu vào công tác mua và dự trữ hàng hóa nhằm đảm bảo 99% nhu cầu của khách hàng cho tất cả các sản phẩm mà công ty phân phối. Nhận xét: Công ty đã thực hiện tốt việc triển khai các chiến lược của ban lãnh đạo đã đề ra. Bên cạnh đó, do không tốn nguồn lực vào marketing và nghiên cứu thị trường sản phẩm nên công ty dành sự tập trung tốt hơn cho việc triển khai các chiến lược còn lại. 2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Công ty đã đi vào hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm tiêu dùng nhanh được trên 10 năm. Các sản phẩm công ty phân phối đều là các sản phẩm có tiếng tăm lớn trên toàn thế giới. Quy mô vốn lớn, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên đến hơn 70%. Hệ thống mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước… Những lợi thế trên, giúp cho công ty có năng lực cạnh tranh hoàn toàn áp đảo đối với đối thủ khác trên từng thị trường trên khắp cả nước. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp Hoạt động tác nghiệp nhằm thực hiện các kế hoạch và chính sách mà công ty đã hoạch định trong một khoảng thời gian. Hoạt động tác nghiệp bao gồm hoạt động bán hàng, mua hàng, dự trữ và cung ứng dịch vụ. Hình 3.1: Biểu đồ đánh giá công tác quản trị tác nghiệpcủa công ty Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 13 (Nguồn: Tự nghiên cứu) 3.1. Quản trị mua Kết quả điều tra cho thấy có 73,33% các nhân viên đánh giá công tác mua hàng được thực hiện tốt, 20% đánh giá trung bình và chỉ có 6,67% đánh giá ở mức độ kém. Việc quan hệ tốt với các nhà cung cấp uy tín và lâu năm giúp cho công ty có những lợi thế nhất định về nguồn cung cấp hàng, đảm bảo các mặt hàng có chất lượng tốt nhất, không bị ép giá hay các đơn hàng không được thực hiện. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm kiếm các nhà cung cấp mới để tìm kiếm cho mình những nhà cung cấp tốt nhất đảm bảo công tác mua hàng được tiến hành hiệu quả, các nhà cung cấp gần cũng là một lựa chọn hợp lý trong điều kiện hiện nay khi mà môi trường cạnh tranh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. 3.2. Quản trị bán. Qua kết quả điều tra cho thấy có 40% ý kiến đánh giá công ty thực hiện tốt công tác mua hàng, 13,33% các nhân viên đánh giá là trung bình, trong khi đó có tới 46,67% các đánh giá là chưa tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Với số lượng nhân viên thực hiện nhiệm vụ bán hàng và giao hàng lên đến 605 người trên tổng số 778 người, chiếm tỷ lệ 77,76% thì việc giao dịch, tiếp xúc với khách hàng thường xuyên được đảm bảo, giúp đáp ứng được mọi nhu cầu thị hiếu của khách hàng. 3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa Kết quả điều tra cho thấy có 53,33% ý kiến cho rằng công tác dự trữ của công ty được thực hiện tốt, 33,33% đánh giá là trung bình và 13,34% đánh giá mức độ thực hiện kém. Công tác dự trữ hàng hóa của công ty thực hiện tương đối tốt là do kho bãi có diện tích lớn, gần đường quốc lộ, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, giúp đáp ứng kịp thời – nhanh – chính xác theo nhu cầu của khách hàng. 3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại của công ty thể hiện tốt ở các chính sách giao hàng tận nơi cho khách hàng, chính sách khuyến mại, công tác hỗ Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 14 trợ cho hoạt động bán hàng như đổi hàng còn hạn sử dụng ngắn, đổi hàng cũ bẩn do trưng bày… Kết quả điều tra cho thấy có 66,67% ý kiến đánh giá công ty đã thực hiện tốt công tác này, 13,33% ý kiến cho rằng công ty mới chỉ thực hiện ở mức trung bình và còn lại 20% cho rằng công ty thực hiện kém và không đạt yêu cầu. 4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực với hoạt động kinh doanh, công ty đã có những kế hoạch nhằm phát triển nguồn lực này. Hình 4.1: Biểu đồ đánh giá công tác quản trị nhân lực (Nguồn: Tự nghiên cứu) 4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực Nhìn chung, công ty đã sử dụng đúng năng lực của nhân viên gắn với các công việc nhất định phù hợp với năng lực của từng người nhằm sử dụng tốt nhân lực tránh tình trạng lãng phí. Giám đốc và trưởng các phòng ban hiểu rõ năng lực của nhân viên dưới quyền để bố trí vào các vị trí phù hợp với khả năng của họ. Theo điều tra có 66,67% ý kiến đánh giá công tác bố trí và sử dụng nhân lực là tốt, 20% đánh giá trung bình và 13,33% đánh giá kém. Chính việc sử dụng tốt nguồn nhân lực của công ty nên hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. 4.2. Tuyển dụng nhân lực Trong quá trình điều tra khảo sát tại công ty có 73,33% đánh giá tốt về việc thực hiện công tác tuyển dụng, 20% đánh giá mức độ thực hiện trung bình và chỉ có 6,67% đánh giá là kém. Công ty sử dụng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc. Sau khi tuyển dụng vào trong công ty, nhân viên mới được thử việc trong 1 tháng sẽ được tiếp nhận chính thức vào làm tại công ty. Công ty đã chú ý đến nguồn tuyển dụng là sinh viên mới ra trường, tạo cơ hội làm việc cho họ, giúp giải Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 15 quyết vấn đề việc làm trong xã hội đồng thời công ty cũng sử dụng được nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, nhiệt tình… 4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực Công tác đào tạo và phát triển được đánh giá với 60% ý kiến đánh giá tốt, 26,67% đánh giá trung bình và còn lại 13,33% đánh giá mức độ thực hiện là kém. Hàng năm, công ty có chương trình đào tạo hợp lý cho nhân viên cả về chính trị, tư tưởng cũng như chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Ngoài ra, các nhân viên phải tự tiếp thu, bổ sung kiến thức cho mình trong quá trình làm việc. Nhân viên tự đi học thêm các khóa đào tạo về bán hàng, kế toán, khóa học phát triển kỹ năng,.. để nâng cao khả năng của mình đáp ứng được yêu cầu của công việc. 4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực Việc đánh giá nhân lực được thực hiện thông qua mức độ hoàn thành công việc được giao theo doanh số và chỉ tiêu đặt ra như mức độ hài lòng của khách hàng về cách thức phục vụ của nhân viên, thời gian hoàn thành việc bán hàng… Kết quả điều tra cho thấy 46,67% ý kiến đánh giá công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực là tốt, 33,33% đánh giá trung bình và 20% đánh giá là kém. Như vậy, công ty thực hiện chưa thực sự tốt công tác này. Việc đãi ngộ nhân lực không được chú trọng, ngoài việc trả lương, thưởng theo doanh số, bảo hiểm thì nhân viên hầu như không có các đãi ngộ phi tài chính khác. Đồng thời, công ty cũng chưa xây dựng được lộ trình công danh rõ ràng, cụ thể để nhân viên có thể phấn đấu để đạt được. Khi có mục tiêu, động lực thì nhân viên sẽ cố gắng làm tốt. Đây cũng là biện pháp đãi ngộ phi tài chính hiệu quả. 5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp 5.1. Quản trị dự án Với quy mô hoạt động lớn bao gồm các thành phố lớn trên cả nước, công ty không chỉ xây dựng các dự án về đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh mà còn có các dự án phát triển mạng lưới phân phối và mở rộng quy mô, đầu tư thêm vào lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến hoạt động chính của công ty. Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 16 5.2. Quản trị rủi ro Công ty thực hiện khá tốt công tác quản trị rủi ro với hàng hóa tại kho bãi. Thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy, chống ngập úng… Công ty chủ động thực hiện các kế hoạch nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên lại không có các quỹ tài chính nhằm tài trợ khắc phục hậu quả khi có rủi ro xảy ra. Bên cạnh rủi ro về tài sản thì rủi ro về nhân lực cũng gây ảnh hưởng lớn cho công ty. Một số nhân viên bỏ việc gây ra những xáo trộn về công việc và việc bố trí nhân viên gặp phải khó khăn. Trong điều kiện đó các nhân viên phải làm thêm phần việc, tăng giờ làm để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến hành theo đúng kế hoạch. III/ ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 1. Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng của công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến. 2. Hoàn thiện công tác quản trị dự trữ hàng hóa của công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến. 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Phân Phối Tiên Tiến. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại. PGS.TS Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch (Đồng chủ biên). 2. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Đinh Văn Sơn, Vũ Xuân Dũng (Đồng chủ biên). Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 17 3. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trình kế toán tài chính. Nguyễn Tuấn Duy, Đặng Thị Hòa (Đồng chủ biên). 4. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trình Quản trị dự án. Vũ Thùy Dương chủ biên. 5. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trinh Quản trị tài chính. Nguyễn Thị Phương Liên chủ biên. 6. Trường Đại học Thương Mại. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại. Phạm Vũ Luận, Vũ Thùy Dương, Bùi Minh Lý… Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 18 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Xin chào anh (chị)! Tôi là sinh viên trường Đại học Thương Mại, đang thực tập tại quý Công ty. Xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã tiếp nhận tôi đến thực tập tại Công ty. Tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu anh(chị) dành một vài phút trả lời những câu hỏi dưới đây. Tất cả các câu trả lời của anh (chị) đều là những thông tin quý giá và có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu của tôi. Ý kiến của anh (chị): 1 2 3 Trung bình Khá Tốt 1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản của Công ty Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Hoạch định 2 Tổ chức 3 Lãnh đạo 4 Kiếm soát 1.1. Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược của Công ty 1.1.1. Hoạch định chiến lược Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh 2 Xây dựng mục tiêu chiến lược 3 Phân tích môi trường bên ngoài 4 Phân tích môi trường bên trong 5 Lựa chọn và ra quyết định chiến lược Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 19 1.1.2. Thực thi chiến lược Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Thiết lập các mục tiêu hàng năm 2 Xây dựng các chính sách 3 Phân bổ các nguồn lực 4 Thay đổi cấu trúc tổ chức 5 Phát triển lãnh đạo chiến lược 6 Phát huy văn hóa doanh nghiệp 1.1.3. Các chính sách của Công ty Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Marketing 2 Nhân lực 3 Tài chính 4 R&D 1.1.4. Đo lường và kiểm soát chiến lược Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài 2 Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá 3 Thiết lập những điều chỉnh 1.2. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp của Công ty Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
- 20 1 Xây dựng kế hoạch bán hàng Tổ chức mạng lưới và lực lượng bán 2 hàng 3 Kiểm soát hoạt động bán hàng 4 Lập kế hoạch mua hàng 5 Tổ chức thực hiện mua hàng 6 Hoạt động dự trữ hàng hóa 1.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực của Công ty Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Tuyển dụng nhân sự 2 Bố trí và sử dụng nhân sự 3 Đào tạo và phát triển 4 Đãi ngộ nhân sự 1.4. Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của Công ty 1.4.1. Công tác quản trị dự án Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Xây dựng và lựa chọn dự án 2 Phân tích dự án Quản trị thời gian, chi phí thực hiện dự 3 án 4 Bố trí và sử dụng nguồn lực 1.4.2. Quản trị rủi ro Mức độ đáp ứng STT Chức năng 1 2 3 1 Nhận dạng rủi ro 2 Đo lường rủi ro Vũ Anh Tùng Lớp K10CQ2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần 504
48 p | 539 | 140
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
51 p | 726 | 106
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy ban Nhân dân xã An Tường
54 p | 358 | 100
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex
50 p | 579 | 97
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
32 p | 496 | 95
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần May 10 Việt Nam
31 p | 843 | 91
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Đống Đa
20 p | 417 | 88
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Đức Việt, tỉnh Quảng Bình
65 p | 309 | 61
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
45 p | 439 | 58
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Hữu Nghị
18 p | 533 | 55
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
22 p | 272 | 54
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phụ tùng và Thiết bị Việt Mỹ
22 p | 437 | 49
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thủy điện Hòa Bình
45 p | 237 | 38
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt kim Thăng Long
19 p | 171 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh
47 p | 176 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt kim Đông xuân Hà Nội
32 p | 151 | 22
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
36 p | 161 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn