Báo cáo thực tập tổng hợp: Tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Sơn Tây
lượt xem 3
download
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Sơn Tây gồm có 2 phần chính, trình bày các nội dung chính như sau: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây; Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo thực tập tổng hợp: Tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Sơn Tây
- BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP LẦN 1 Đơn vị thực tập : CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ SƠN TÂY Sinh viên : NGUYỄN VĂN A Lớp : GV hướng dẫn : TS. PHẠM VÂN ANH HÀ NỘI - 2023
- BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP LẦN 1 Đơn vị thực tập : CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ SƠN TÂY Sinh viên : NGUYỄN VĂN A Lớp : CQ57/11.08 GV hướng dẫn : TS. PHẠM VÂN ANH HÀ NỘI - 2023 2
- Báo cáo thực tập MỤC LỤC
- Báo cáo thực tập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban giám sát CCDC Công cụ dụng cụ ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định
- Báo cáo thực tập DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15 Bảng 2.2 Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế 17
- Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, nước ta đang mở cửa giao lưu hội nhập về kinh tế, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào một môi trường kinh doanh mới đầy tính cạnh tranh và thử thách. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường mở cửa, cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp phải tạo được một chỗ đứng trên thương trường. Và một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, các doanh nghiệp phải xác định được phương hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Vì thế, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phân tích hoạt động kinh doanh, em đã hoàn thành bài “Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Sơn Tây”. Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, bài báo cáo của em gồm 2 phần chính: Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây Phần 2: Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây.
- PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ SƠN TÂY 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ SƠN TÂY Mã số thuế: 0500239004 Địa chỉ: Số 2 phố Phùng Hưng, Phường Ngô Quyền, Thị Xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội Website: http://moitruongdothisontay.com.vn/ Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây tiền thân là đội vệ sinh đô thị thuộc Ban xây dựng thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Ngày 22/12/1982 UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 5110 QĐ/UBND thành lập xí nghiệp công trình đô thị Sơn Tây là đơn vị sự nghiệp công cộng. Năm 1991 thị xã Sơn Tây được chuyển về tái lập tỉnh Hà Tây, Xí nghiệp công trình đô thị Sơn Tây được đổi tên là Công ty Môi trường Đô thị Sơn Tây là đơn vị sự nghiệp công cộng (1992) Ngày 13/12/1996 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 979 chuyển công ty thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích có tên là Công ty Môi trường & Công trình đô thị Sơn Tây. Ngày 10/7/2008 UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định số 2248/QĐ-UBND chuyển Công ty Môi trường & Công trình Đô thị Sơn Tây thành Công ty cổ phần Môi trường & Công trình Đô thị Sơn Tây. 1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường đảm bảo vệ sinh môi trường. Quản lý, vận hành hệ thống thoát nước đô thị Quản lý, vận hành hệ thống đèn chiếu sáng, điện trang trí, đèn tín hiệu giao thông. Quản lý, duy trì công viên, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ, đường phố. Quản lý nghĩa trang nhân dân làm các dịch vụ tang lễ. Xây dựng, sửa chữa quy mô vừa và nhỏ các công trình đô thị: vỉa hè, thoát nước, đường nội thị, điện chiếu sáng, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ… Kinh doanh dịch vụ giải trí công viên. Kinh doanh hoa, cây cảnh. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Điều lệ và Pháp luật liên quan quy định. HĐQT là cơ quan quản trị của Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ, HĐQT, và trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Các phòng ban phụ trách chuyên môn: Phòng nhân sự- hành chính. Phòng kế toán tài chính. Phòng Kế hoạch - kĩ thuật – quản trị dự án Bộ phận Hành chính – Tổ chức lao động – Tiền lương: tham mưu, giúp việc cho HĐQT và Giám đốc công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, tổ chức cán bộ. Thừa lệnh Giám đốc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đội sản xuất thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực này. Bộ phận Tài chính – Kế toán: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính, tổ chức công tác kế toán của toàn công ty theo đúng chính sách của pháp luật; nghiên cức và tham mưu cho lãnh đạo công ty về kinh doanh, tài chính, tham gia thị trường chứng khoán, tìm kiếm và huy động nguồn vốn từ trong và ngoài nước. Phòng kế toán tài chính Kế toán trưởng (Trưởng phòng): Trưởng phòng lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt của hệ thống TC-KT theo chức năng nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ từng người trong phòng và kế toán đội. Kế toán vật liệu; thanh toán tạm ứng: - Theo dõi vật tư, CCDC tồn kho, tổng hợp nhập-xuất-tồn toàn Công ty. Kết hợp cùng phòng Vật tư-Thiết bị hướng dẫn, kiểm tra các Đội trong việc
- nhập, xuất vật tư, CCDC. Tham gia quyết toán vật tư, chi phí hàng tháng, quý, năm của các đội khi được giao. - Thực hiện thanh toán các khoản tạm ứng. Kế toán thanh toán; kế toán tiền lương, BHXH: - Kế toán thanh toán, viết phiếu thu, chi. Kiểm tra, kiểm soát hướng dẫn các chứng từ hồ sơ thanh toán đúng với quy định của pháp luật và Công ty. - Kế toán tiền lương, theo dõi tiền Bảo hiểm của CBCNV, kết hợp với phòng Nhân chính quyết toán, đối chiếu theo dõi công nợ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp toàn Công ty, kiểm tra giám sát các đơn vị trong việc trích, thu các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn. Kế toán thuế, công nợ phải thu phải trả, thủ quỹ: - Kế toán thuế, quan hệ với Cơ quan thuế, lập tờ khai các loại thuế theo đúng quy định của luật thuế, kiểm tra các chứng từ với tờ khai thuế đã kê hàng tháng. Thường xuyên theo dõi, cập nhật, lưu trữ văn bản pháp luật thuế, tham mưu đề xuất với trưởng phòng và phổ biến đến các bộ phận liên quan để áp dụng đúng luật thuế vào thực tế công việc. - Theo dõi, quản lý hợp đồng kinh tế, hồ sơ chứng từ với người mua hàng, viết hóa đơn bán hàng, phiếu thu tiền khách hàng, kết hợp với Phòng Kinh doanh theo dõi công nợ phải thu của khách hàng (TK131). - Theo dõi công nợ phải trả khách hàng (TK 331) toàn Công ty, kiểm tra hướng dẫn các đơn vị trong việc thực hiện đúng các thủ tục trong việc mua vật tư, hàng hoá phù hợp với quy định của pháp luật. Theo dõi hợp đồng, thanh lý và đối chiếu công nợ phải trả khách hàng theo định kỳ. Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ, vật tư luân chuyển: - Làm nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ các chứng từ, bảng phân bổ, nhật ký chung hàng quý, hàng năm lên các bảng biểu quyết toán.
- - Lập báo cáo khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình tăng, giảm, sửa chữa lớn TSCĐ; theo dõi hoạt động đầu tư, thanh lý tài sản, tập hợp chi phí quyết toán giá trị đầu tư, kết hợp với các bộ phận thực hiện quyết toán đầu tư của Công ty. Bộ phận Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản trị dự án: phụ trách về kế hoạch, kỹ thuật trong các mảng ngành nghề kinh doanh, các phương tiện, thiết bị do công ty quản lý; trực tiếp quản lý, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm về kỹ thuật, bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa phục vụ cho kinh doanh đạt kết quả cao nhất. 2.1.3. Khái quát tình hình tài chính của Công ty
- PHẦN II: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty Việt Nam hiện nay là một trong những nước đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao. Từ năm 1990, cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế – xã hội mạng lưới đô thị quốc gia đã được mở rộng và phát triển. Hiện nay, có hàng nghìn khu đô thi và hàng trăm khu công nghiệp tập trung. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra mạnh nhất ở 3 vùng trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội Bắc, Trung, Nam. Quá trình đô thị hóa nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể tới môi trưởng và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với như cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất, ngày càng tăng làm suy thoái tài nguyên nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở ngoại thành, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc, bùng nổ giao thông cơ giới gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn nghiêm trọng… Chính vì vậy, các công việc liên quan đến xây dựng, duy trì, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị công cộng và vệ sinh môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của khu đô thị, khu công nghiệp đó. Cùng với cuộc sống công nghiệp hiện đại, các nhu cầu và các điều kiện vui chơi, giải trí giảm bớt áp lực công việc, lấy lại thăng bằng, tái sản xuất sức lao động trong cuộc sống cũng là một vấn đề người dân quan tâm. Chính phủ và chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp nhưng chưa đủ để xử lý các vấn đề ô nhiễm tại các đô thị. Việc khắc phục, xử lý hậu quả do tác động xấu đến môi trường cần rất nhiều thời gian, công sức và kinh tế. Chính vì vậy, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực chuẩn bị, dự phòng, xử lý và khắc phục những ảnh hưởng trong hiện tại và tương lại của
- thiên nhiên và môi trường đến con người ngày càng được quan tâm, chú trọng phát triển lâu dài ở địa phương, lãnh thổ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành, các công việc hiện nay phần lớn dựa vào sức lao động trực tiếp, một số ít được trang bị máy móc chuyện dụng để phụ giúp người lao động, việc xử lý rác thải phần lớn là dùng biện pháp chôn lấp ở xa các khu dân cư nên đòi hỏi đầu tư nhiều về diện tích và phương tiện chuyên chở. Công việc nặng nhọc, độc hại, lao động trực tiếp trong các công việc không đòi hỏi trình độ cao, nên Nhà nước và người dân chưa có sự quan tâm đúng mức đối với lực lượng lao động này. Trong khi điều kiện kinh tế để cơ giới hóa toàn bộ và chi phí để duy trì hoạt động của các phương tiện máy móc này là rất tốn kém. Vị trí của Công ty cổ phần Môi trường & Công trình đô thị Sơn Tây trong ngành: Tiền thân là đội vệ sinh thuộc Ban xây dựng thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, năm 1991 thị xã Sơn Tây được chuyển về tái lập tỉnh Hà Tây, xí nghiệp công trình đô thi Sơn Tây được đổi tên là Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây là đơn vị sự nghiệp công cộng, công ty đã có bề dày suốt gần 30 năm kinh nghiệm, có đội ngũ CBCNV lành nghề, có đầy đủ phương tiện đáp ứng yêu cầu các đơn đặt hàng, đảm bảo chất lượng, khối lượng công việc, có uy tín khách hàng. Trong gần 30 năm qua, công ty đã phấn đấu không ngừng để tồn tại, ổn định và phát triển. Qua mỗi giai đoạn Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bước khẳng định vị thế của mình trong ngành Môi trường & đô thị cũng như sự tín nhiệm của các khách hàng và các địa phương lân cận. Công ty đã nhận được nhiều phần thưởng của Chính phủ, UBND các cấp. đặc biệt là huân chương lao động hạng 3 và hạng 2 của Nhà nước tặng năm 2002 và 2007.
- So với các doanh nghiệp trong ngành Môi trường & Công trình đô thị thì công ty là một trong những công ty có bề dày hoạt động, có kinh nghiệm trong hoạt động, quản trị và tiên phong việc cổ phần hóa, đăng ký giao dịch cổ phiếu. Tính đến thời điểm 31/12/2009 đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty là 309 người. Chiến lược kinh doanh hiện nay Công ty là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế của thị trường trong nước, cũng như quy hoạch phát triển của ngành Môi trường & công trình đô thị. 2.2. Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời đoạn 2020-2022 2.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty Quản trị tài chính doanh nghiệp là một nội dung quan trọng hàng đầu của quản trị doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản trị doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị TCDN. Điều này xuất phát từ vai trò của công tác quản trị TCDN: - Thứ nhất, quản trị TCDN thực hiện huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. - Thứ hai, quản trị TCDN thực hiện tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Thứ ba, quản trị TCDN thực hiện kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp thường bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: - Lựa chọn và quyết định đầu tư: - Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- - Tổ chức sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp - Đảm bảo kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. - Thực hiện kế hoạch hóa tài chính a) Lựa chọn và quyết định đầu tư: Nhà quả trị TCDN tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh. Trên góc độ tài chính, nhà quản trị đi xem xét hiệu quả chủ yếu của tài chính, tức là xem xét, cân nhắc giữa chi phí bỏ ra, những rủi ro có thể gặp phải và khả năng thu về lợi nhuận, khả năng thực hiện dự án của doanh nghiệp. Trong việc phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, nhà quản trị tài chính là người xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào; trên cơ sở tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp, khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư, cần chú ý tới việc tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. b) Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn để thực hiện, quản trị TCDN cần phải xác định được các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ và sau đó tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đưa
- ra quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp thì doanh nghiệp cần phải xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn. c) Tổ chức sử dụng hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Quản trị TCDN phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa các số vốn hiện có vào hoạt động SXKD, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng; theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tìm các biện pháp cân bằng giữa thu, chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán đồng thời cũng cần xác định rõ các khoản chi phí của doanh nghiệp. d) Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Thực hiện việc phân phối hợp lý LNST cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và phúc lợi,… góp phần quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống của công nhân viên chức. e) Đảm bảo kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính. Thông qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, các BCTC, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính, thường xuyên kiểm tra, giám soát tình hình hoạt động của DN. Tiến hành phân tích tình hình TCDN định kỳ nhằm đánh giá điểm mạnh,
- điểm yếu về tình hình tài chính; qua đó giúp ban lãnh đạo trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như KNTT, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động SXKD để đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng được một kế hoạch tài chính khoa học, đảm bảo mọi tài sản tiền vốn và mọi nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả nhất. g) Thực hiện kế hoạch hóa tài chính Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là công cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình ra quyết định thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Công tác quản trị TCDN ở các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu sau: - Một là, hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp: Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp như: phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận,… - Hai là, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường thực hiện trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành lại có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng, ảnh hưởng đến việc tổ chức vốn, huy động vốn,… của doanh nghiệp. - Ba là, môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị TCDN của doanh nghiệp. Môi
- trường kinh doanh bao gồm: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội,… 2.2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VNĐ Thuyết minh Năm 2020 Chỉ tiêu Mã số Năm 2021 Năm 2022 1. Doanh thu bán hàng và 132,783,864,3 139,162,331,4 138,85 1 cung cấp dịch 35 07 vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh 2 - - thu 3. Doanh thu thuần về bán 132,783,864,3 139,162,331,4 138,85 hàng và cung 10 35 07 cấp dịch vụ (10=01-02) 4. Giá vốn 102,891,40 127,103,34 130 11 hàng bán 1,642 5,659 5. Lợi nhuận gộp bán hàng 29,892,46 12,058,985 7,9 và cung cấp 20 2,693 ,748 dịch vụ (20 = 10 - 11) 6. Doanh thu 1,357,602 1,461,595 1,1 hoạt động tài 21 ,511 ,898 chính 7. Chi phí tài 22 chính - - - Trong đó: 23 Chi phí lãi vay 8. Chi phí 15,069,56 9,988,734 7,6 quản lý kinh 24 5,968 ,925 doanh 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt 16,180,499,2 3,531,846,7 1,44 động kinh 30 36 21 doanh [30 = 20 + 21 - 22 - 24] 10. Thu nhập 105,598 569,830 1 31 khác ,181 ,909
- 11. Chi phí 91,942 235,800, 32 khác ,823 000 12. Lợi nhuận 13,655,3 334,030,9 khác (40 = 31 - 40 58 09 32) 13.Tổng lợi nhuận kế toán 16,194,154,5 3,865,877,6 1,45 50 trước thuế (50 94 30 = 30 + 40) 14. Chi phí thuế 2,306,306 864,935 3 51 TNDN ,779 ,526 15. Lợi nhuận sau thuế thu 13,887,847,8 3,000,942,1 1,11 nhập doanh 60 15 04 nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 là 138.856.096.454 đồng giảm so với năm 2021 là 306.234.953 đồng với tỷ lệ giảm 0.2%. Mức doanh thu giảm là do công ty giá vốn hàng bán tăng. - Giá vốn hàng bán năm 2021 tăng mạnh với tỷ lệ 24% so với năm 2020, đến năm 2022 lại tăng nhẹ với tỷ lệ 2.9% so với năm 2021. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tăng giảm qua 3 năm. Năm 2022 giảm 2.326.040.096 đồng so với năm 2021, Năm 2020 cao hơn 508.0831.043 đồng so với năm 2020. Trong 3 năm ta thấy công ty đang áp dụng hiệu quả các chính sách góp phần làm giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Mặc dù chi phí quản lí kinh doanh giảm mạnh qua 3 năm, nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng có xu hướng giảm. Qua phân tích số liệu báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty chưa ổn định trong 3 năm qua. Để có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong những năm tiếp theo, công ty cần phải có
- những chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn hơn, giảm bớt những chi phí không hợp lý để cải thiện tình hình doanh thu và lợi nhuận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến
21 p | 711 | 107
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
51 p | 726 | 106
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng quản lý ngân sách của Ủy ban Nhân dân xã An Tường
54 p | 358 | 100
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex
50 p | 579 | 97
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
32 p | 496 | 95
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần May 10 Việt Nam
31 p | 843 | 91
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Nâng cao chất lượng bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chi nhánh Đống Đa
20 p | 417 | 88
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Đức Việt, tỉnh Quảng Bình
65 p | 309 | 61
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
45 p | 439 | 58
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Hữu Nghị
18 p | 533 | 55
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Hà Nội
22 p | 272 | 54
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Phụ tùng và Thiết bị Việt Mỹ
22 p | 437 | 49
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Thủy điện Hòa Bình
45 p | 237 | 38
-
Báo cáo thực tập tổng hợp: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Dệt kim Thăng Long
19 p | 171 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Tổng công ty Thế Thịnh
47 p | 176 | 33
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
36 p | 161 | 22
-
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Dệt kim Đông xuân Hà Nội
32 p | 151 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn