BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC "NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI"
lượt xem 32
download
Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010. Trong đó, tỉnh đã tập trung phát triển 3 nhóm ngành, bao gồm: Nhóm 1: Ngành nghề cần đầu tư phát triển đến năm 2010, như nhóm ngành nghề chế biến đường; nghề sản xuất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC "NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI"
- UBND TỈNH QUẢNG NGÃI UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NC PHÁT TRIỂN KT-XH ĐÀ NẴNG BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI KHOA HỌC "NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI" Chủ nhiệm đề tài: TS. HỒ KỲ MINH Đà Nẵng, tháng 10 năm 2011
- MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Với mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho người dân, tăng giá trị sản phẩm các ngành nghề ở nông thôn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010. Trong đó, tỉnh đã tập trung phát triển 3 nhóm ngành, bao gồm: Nhóm 1: Ngành nghề cần đầu tư phát triển đến năm 2010, như nhóm ngành nghề chế biến đường; nghề sản xuất mây tre và đan lát, nghề dệt thổ cẩm, nghề cá bống kho tộ và nghề chế biến thịt bò khô; Nhóm 2: Ngành nghề giải quyết việc làm và tiêu dùng xã hội, như nhóm ngành nghề chế biến sản phẩm từ gạo, nghề chế biến thủy sản, nghề làm chiếu cói, nghề sản xuất chổi đót, nghề sản xuất đồ mộc dân dụng, nghề làm muối…; nhóm 4: Hình thành một số ngành nghề mới, gồm: nghề trồng nấm, nghề trồng hoa, sinh vật cảnh, sinh thái. Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền tỉnh đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư đúng mức; năng suất lao động thấp; chất lượng và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chưa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng; trình độ tay nghề NLĐ chưa được chú trọng đào tạo và nuôi dưỡng... Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng NLĐ từ các làng quê Quảng Ngãi dịch chuyển ra các thành phố lớn là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội. Do đó, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi’ nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề và làng nghề tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển KT-XH tỉnh, thực hiện CNH-HĐH mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở Quảng Ngãi. 2. Tổng quan nghiên cứu 3. Mục tiêu của đề tài + Mục tiêu tổng quát: Phát triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn. + Đề tài thực hiện một số mục tiêu cơ bản sau: - Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; - Đề xuất các giải pháp phát triển các làng nghề;
- - Kiến nghị 02 đề án triển khai áp dụng giải pháp trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể. 4. Đối tượng nghiên cứu - Các làng nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới, các nghề truyền thống và nghề mới trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu các đối tượng trên tại các huyện đồng bằng và trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, và thành phố Quảng Ngãi. - Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của các đối tượng nêu trên trong phạm vi 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi giai đoạn 2003 - 2010. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và phương pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng nghề (được lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau). - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp, chuyên gia. - Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các đối tượng là: chủ các CSSX và NLĐ tại các CSSX kinh doanh các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi. - Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích, xử lý số liệu thu thập được trong 2 đợt điều tra.
- CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ Báo cáo đã nghiên cứu các nội dung về: - Vấn đề chung về nghề, làng nghề: Các khái niệm cơ bản; Đặc trưng của làng nghề ở Việt Nam; Phân tích chuỗi giá trị sản xuất làng nghề; Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội. - Quan điểm và các tiêu chí phát triển làng nghề ở Việt Nam. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. - Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương ở Việt Nam. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU VÀ THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI Sau khi phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi ảnh hưởng đến sự phát triển nghề và làng nghề, báo cáo phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại địa phương trên như sau: I. Thực trạng phát triển nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi qua số liệu điều tra khảo sát 1. Thực trạng phát triển nghề và làng nghề qua số liệu điều tra khảo sát 1.1. Giới thiệu cuộc khảo sát + Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát với tổng số phiếu là 902(1) phiếu dành cho 2 đối tượng bao gồm chủ cơ sở sản xuất và người lao động tại các nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã thu hồi 902 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra. + Đối tượng khảo sát: Đối tượng được khảo sát là chủ CSSX và người lao động tại các nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và TP. Quảng Ngãi. + Phương pháp khảo sát: Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn mẫu khảo sát ngẫu nhiên dựa vào tỷ lệ chủ CSSX và lao động làm nghề tại các nghề và làng nghề trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi. Các điều tra viên phát phiếu tận tay đến đối tượng khảo sát. + Kết quả khảo sát: Kết quả phiếu trả lời hợp lệ đạt 100%. 1.2. Đánh giá thực trạng phát triển Sự phát triển của các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi trong đợt khảo sát 1 là không đồng đều, có nghề/làng nghề đang trong thời kỳ phát triển và bình ổn, có nghề/làng nghề chỉ tồn tại cầm chừng và có nghề/làng nghề đang có nguy cơ mai một. Về khía cạnh phát triển, có thể phân các nghề/làng nghề làm các loại là bình ổn (loại 1), tồn tại cầm chừng (loại 2) và mai một (loại 3). (1) Loại nghề, làng nghề bình ổn (loại 1) Nhóm ngành nghề bình ổn gồm các nghề, làng nghề sau: Nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ; nghề và làng nghề sản xuất chổi đót tại xã Phổ Phong và Phổ Thuận, Đức Phổ và xã Hành 1 Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số cơ sở và số lao động hiện có của từng nghề và làng nghề.
- Trung, huyện Nghĩa Hành, nghề sản xuất tre đan, đũa tre xã Tịnh Ấn Tây; nghề sản xuất mây đan mỹ nghệ tại xã Phổ Ninh; Đức Phổ; làng nghề như sản xuất nước mắm xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức; sản xuất bánh tráng xã Hành Trung, Nghĩa Hành; nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh; Nghề sản xuất thịt bò khô; kẹo, đường tại TP Quảng Ngãi; Nghề hoa, cây cảnh xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa và xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành; nghề sản xuất gạch ngói xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức và Xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành mặc dù là những nghề, làng nghề bình ổn nhưng các lò gạch nằm xen lẫn trong các khu dân cư làm ảnh hưởng đ ến môi tr ường sống của nhân dân và đang nằm trong kế hoạch hạn chế phát triển. (2) Loại nghề, làng nghề tồn tại cầm chừng (loại 2) Nghề sản xuất muối Sa Huỳnh, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ mộc dân dụng xã Phổ Thuận, Đức Phổ; nghề sản xuất đồ gốm xã Phổ Khánh, Đức Phổ; nghề đánh sợi, đan võng xã Đức Chánh, Mộ Đức; nghề sản xuất bánh tráng Thi Phổ, Đức Thạnh, Mộ Đức; nghề dệt chiếu cói xã Nghĩa Hoà, Tư Nghĩa và xã Tịnh Khê, Sơn Tịnh; nghề sản xuất nước mắm xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh; nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuy ền xã Tịnh Kỳ, Sơn Tịnh; nghề sản xuất nem, chả tại thành phố Quảng Ngãi. (3) Loại nghề, làng nghề có nguy cơ mai một (loại 3) Làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn An Phú, Đức Hiệp, Mộ Đức; làng nghề đúc đồng ở xã Đức Hiệp, Mộ Đức, nghề sản xuất gốm ở thị trấn Châu Ổ và nghề tre đan thôn Đông Tây, Bình Hiệp huyện Bình Sơn. II. Thực trạng phát triển 10 nghề, làng nghề được lựa chọn 1. Lựa chọn 10 nghề và làng nghề Nghề và làng nghề được lựa chọn cần thỏa mãn một số hoặc đồng thời các tiêu thức sau: + Nghề, làng nghề thuộc nhóm bình ổn (nhóm 1); Khai thác được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của địa phương và tỉnh Quảng Ngãi; Có vùng nguyên liệu dồi dào; Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; Giải quyết công ăn việc làm và sử dụng nhiều lao động; Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Phát triển không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sinh thái. 2. Phương pháp lựa chọn nghề, làng nghề Để lựa chọn 10 nghề và làng nghề tiếp tục nghiên cứu và khảo sát, nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp dưới đây: - Phương pháp chuyên gia; tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở, ban ngành, địa phương liên quan. 3. Kết quả lựa chọn + Nhóm nghề và làng nghề sản xuất thực phẩm (1) Làng nghề chế biến hải sản thôn Thạch Bi, xã Phổ Thạnh; (2) Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi; (3) Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún, Hành Trung; (4) Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi; (5) Nghề sản xuất đường, kẹo đặc sản thành phố Quảng Ngãi.
- (6) Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà; (7) Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh; (8) Làng nghề chổi đót Phổ Phong; (9) Làng nghề mây tre đan, đũa tre, Tịnh Ấn Tây; (10) Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh; 4. Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề được lựa chọn Từ kết quả lựa chọn 10 nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát đợt 2 với các nội dung và kết quả như sau. 4.1. Giới thiệu cuộc khảo sát + Quy mô khảo sát: Cuộc khảo sát đợt 2 được thực hiện trên địa bàn 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng Ngãi với tổng số phiếu là 600(2) phiếu dành cho 3 đối tượng bao gồm chủ CSSX, người lao động và người dân tại các nghề và làng nghề, nhóm nghiên cứu đã thu hồi 600 phiếu đạt 100% yêu cầu đặt ra. + Phương pháp khảo sát ở cuộc khảo sát thứ 2 tương tự cuộc khảo sát 1. 4.2. Thực trạng phát triển 10 nghề và làng nghề qua kết quả điều tra khảo sát 4.2.1. Làng nghề chế biến hải sản Thạch Bi Trong những năm qua, nghề đã mở rộng được thị trường tiêu thụ rộng l ớn sang các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, tăng giá trị sản xuất và tiêu thụ nên đã thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp, CSSX. Bên cạnh đó, với lợi thế của làng nghề nằm ven biển và sát đường quốc lộ 1A, việc thu mua cũng như vận chuyển sản phẩm khá thuận lợi. Tuy nhiên, việc thu mua nguyên liệu của làng nghề đang gặp trở ngại và thiếu ổn định do sự sạt lở của cảng biển gây khó khăn cho các tàu thuyền ra vào cập bến. Thị trường mở rộng sang nước ngoài nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong giá trị tiêu thụ do thiếu vốn sản xuất, thiếu sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, CSSX và tâm lý e ngại của người làm nghề. Bên cạnh đó, sản xuất của làng nghề cũng gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh làng nghề nhưng mức độ còn thấp. 4.2.2. Làng nghề sản xuất nước mắm xã Đức Lợi - Mộ Đức Nghề nước mắm ở xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển như sau: Là nghề truyền thống nên được người dân ở đây gắn bó với nghề; Lao động được thuê dễ dàng từ nguồn lao động nhàn rỗi trong vùng với giá nhân công thấp; Nguyên liệu được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau nên ít khi rơi vào tình trạng thiếu hụt; Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trên địa bàn thôn Vinh Phú đang triển khai xây dựng cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 2 ha. Tuy nhiên, làng nghề vẫn có một số khó khăn, thách thức, đó là: + Thị trường thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh. + Việc tiếp cận các loại vốn vay ưu đãi từ Nhà nước và các tổ chức tín dụng vẫn gặp khó khăn nên hạn chế về mở rộng sản xuất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. 2 Số phiếu được lấy ngẫu nhiên dựa trên tổng số doanh nghiệp/cơ sở, số lao động và số dân hiện có của từng nghề và làng nghề.
- + Ngoài ra, vấn đề nước thải và mùi hôi xuất phát từ hoạt động của nghề cũng là một thách thức lớn bởi việc xử lý triệt để không phải dễ dàng. 4.2.3. Làng nghề sản xuất bánh tráng, bún Hành Trung Nghề bánh tráng khá đơn giản với hình thức làm chủ yếu là thủ công nên dễ học và dễ làm, hầu hết các lao động sau một thời gian học nghề ngắn đã có thể làm nghề thành thạo. Hiện nay, nghề phát triển chủ yếu theo hình thức hộ gia đình và sản xuất nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, một số hộ đã đầu tư dây truyền sản xuất công nghiệp, tạo tiền đề cho mô hình sản xuất bánh tráng dây chuyền tập trung trong tương lai. Tuy nhiên, việc phát triển nghề gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như trình độ học vấn của người lao động còn hạn chế nên khó khăn trong tiếp thu khoa học công nghệ; giá cả thấp và không ổn định do buôn bán chủ yếu thông qua tiểu thương và phụ thuộc vào giá cả của lúa gạo; mẫu mã sản phẩm cổ truyền chưa có sự thay đổi, chưa đăng ký thương hiệu sản phẩm nên chưa tạo dựng được thị trường tại các vùng khác; thiếu tính liên kết giữa các hộ sản xuất. 4.2.4. Nghề sản xuất thịt bò khô thành phố Quảng Ngãi Nhân công của nghề đơn giản, không đòi hỏi tay nghề, vì vậy các CSSX có thể tận dụng nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, các CSSX vẫn gặp không ít khó khăn. Nguyên liệu thịt bò trong tỉnh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các cơ sở, có thời điểm khan hiếm thịt bò. Do đó, việc mua thịt bò ở ngoài tỉnh đã làm cho chi phí sản xuất ở một số thời điểm tăng cao. Bên cạnh đó, nguồn phụ gia cho sản xuất phải nhập khẩu t ừ Ấn Đ ộ với giá cả liên tục gia tăng trong những năm gần đây đã gây không ít khó khăn cho các CSSX. Việc tiêu thụ sản phẩm vẫn bị cạnh tranh bởi hàng giả, hàng kém chất lượng. Một số cơ sở có nhu cầu đăng ký thương hiệu nhưng vẫn còn tâm lý e ngại. Ngoài ra, các CSSX đều nằm trong thành phố do đó việc mở rộng mặt bằng gặp khó khăn, trong khi những chính sách khuyến khích như cho thuê đất với giá ưu đãi rất khó thực hiện. 4.2.5. Nghề sản xuất kẹo, đường thành phố Quảng Ngãi Nghề sản xuất kẹo đường có nhiều ưu thế về kinh nghiệm, lao động và nguyên liệu, đồng thời chủ động được trong tìm kiếm nguyên liệu. Việc sản xuất đơn giản nên dễ dàng thuê nhân công với giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, nghề kẹo đường truyền thống bị cạnh tranh bởi các loại đường sản xuất theo phương thức công nghiệp. Tính đa dạng trong công dụng của đường phèn chưa được người dân hiểu một cách rõ ràng, thấu đáo. Điều này khiến cho việc tiêu thụ mặt hàng này gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất của nghề còn thiếu, chủ yếu là vốn tự có của CSSX nhưng việc tiếp cận với các nguồn vốn cho vay của Nhà nước, các tổ chức tín dụng còn nhiều khó khăn. 4.2.6. Làng nghề trồng cây cảnh thôn Hoà Tân, Nghĩa Hoà Nghề trồng hoa cây cảnh những năm gần đây đã nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều người dân địa phương. Nghề đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân bởi chi phí thấp nhưng giá thành sản phẩm tương đối cao. Sản phẩm của
- nghề góp phần làm đẹp cho phong cảnh của làng quê tạo tiềm năng thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển người lao động gặp không ít khó khăn. Lao động đòi hỏi tay nghề cao và không ngừng học hỏi, năm bắt xu hướng mới để có thể đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong khi đó, việc nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm và hiểu biết về giống cây trồng, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài ra, sản phẩm của địa phương còn chịu sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều làng nghề cây cảnh ở các đ ịa phương khác. Bên cạnh đó, đối với những cơ sở lớn, việc mở rộng mặt bằng tại địa phương gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, những biến đổi thất thường của thời tiết ở địa phương cũng là khó khăn lớn của nghề. 4.2.7. Làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, Phổ Ninh Do sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty Thân Thanh Long nên ho ạt đ ộng sản xuất của làng nghề chỉ được thể hiện bằng hình th ức làm ra s ản ph ẩm, ng ười lao động nhận công theo giá đ ịnh sẵn. Đi ều này t ạo thu ận l ợi cho nh ững ng ười tham gia bởi họ không phải lo tính toán đ ầu vào, đ ầu ra cho s ản ph ẩm. Tuy nhiên, chính sự phụ thuộc này khiến cho nghề t ồn t ại một cách thi ếu đ ịnh h ướng, không có nội lực phát triển. Người dân không ch ủ đ ộng đ ược ngu ồn nguyên li ệu và th ị trường tiêu thụ, không thu hút đ ược đ ội ngũ lao đ ộng tr ẻ k ế th ừa. Vì v ậy, trong trường hợp công ty Thân Thanh Long bất ổn, ng ừng tr ệ ho ặc g ặp khó khăn thì khả năng tồn tại của làng nghề sẽ suy giảm. 4.2.8. Làng nghề chổi đót Phổ Phong, Đức Phổ Nghề có nhiều lợi thế trong phát triển thị trường tiêu thụ do sản phẩm nhẹ, giá rẻ. Đồng thời, đây là nghề dễ làm, dễ học, thu nhập cao và tương đối ổn định, vì vậy đã thu hút được lao động thuộc mọi lứa tuổi tham gia, đã giải quyết được việc làm cho lao động nhàn rỗi trong xã. Thu nhập mang lại từ nghề tương đối khá, nghề chủ yếu làm hoàn toàn bằng thủ công nên tiết kiệm được chi phí trong việc mua sắm máy móc, điện nước… Tuy nhiên, nghề còn tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân: Nguồn nguyên liệu có tính quyết định trong phát triển nghề ngày càng khan hiếm do tác động của chặt phá rừng và khai thác bừa bãi của người dân. Thiếu vốn để quay vòng trong quá trình sản xuất đã hạn chế quá trình phát triển của nghề, đặc biệt trong thu mua nguyên liệu và đưa sản phẩm tới các thị trường ngoài nước. 4.2.9. Làng nghề mây tre đan, đũa tre Tịnh Ấn Tây, Sơn Tịnh Nghề tre đan là nghề dễ học và dễ làm, dễ tạo ra thu nhập cho người làm nghề nên thu hút được một lực lượng lao động nhàn rỗi tham gia. Xã Tịnh Ấn Tây cũng nằm gần đường quốc lộ 1A nên tạo thuận lợi cho việc giao l ưu buôn bán và vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên bên cạnh những tiềm năng của nghề, thì còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay, nghề đang ở giai đoạn phát triển cầm chừng với những sản phẩm đơn giản, thô sơ, kém tinh xảo làm bằng thủ công, chủ yếu phục vụ cho một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày nên không quan tâm đến việc mở rộng thị tr ường
- cũng như đăng ký thương hiệu vì vậy chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ ngày càng hạn chế. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu khan hiếm do việc chặt phá rừng và giải tỏa, thu hồi đất sản xuất gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. 4.2.10. Nghề mộc dân dụng xã Tịnh Minh, Sơn Tịnh Những lao động tham gia nghề này đa số đều được thừa hưởng kinh nghiệm của những thế hệ trước. Thị trường tiêu thụ cũng nhờ tiếng tăm từ xưa mà có thể thu hút được sự chú ý của những vùng xung quanh. Tuy nhiên, thị trường truyền thống đang ngày càng bị suy giảm do sự cạnh tranh với các thương hiệu lớn trong và ngoài nước với những các sản phẩm cùng loại có mẫu mã đa dạng, sắc sảo như như gỗ Đồng Kỵ hoặc các mặt hàng sản xuất từ nhựa, gỗ ép ... Nguyên nhân là tay nghề của lao động tại đây chưa thể đạt đ ến độ tinh xảo cao như ở các địa phương khác trong khi giá thành sản phẩm không thể thấp hơn các sản phẩm làm bằng nhựa hoặc gỗ ép. Bên cạnh đó, khi nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý không dễ dàng để thu mua, giá cả liên tục biến động thì nguồn vốn để tích trữ gỗ phục vụ sản xuất còn hạn chế. Như vậy, quá trình sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào biến động của nguồn nguyên liệu và giá cả nguyên liệu.
- CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 10 NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TẠI 6 HUYỆN ĐỒNG BẰNG, TRUNG DU VÀ TP. QUẢNG NGÃI Báo cáo đã phân tích các cơ sở quan trọng để phát triển 10 nghề, làng nghề được lựa chọn; nêu 4 quan điểm phát triển, các mục tiêu tổng quát và cụ thể cũng như định hướng phát triển của 10 nghề, làng nghề được lựa chọn; Từ đó dưa ra các giải pháp phát triển như sau: 1. Các giải pháp đột phá 1.1. Nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ * Đối với cơ sở sản xuất làng nghề a) Đối với thị trường trong nước: + Thiết lập mạng lưới phân phối ở các khu vực nội thị, nội thành của tỉnh Quảng Ngãi cũng như ở một số thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...) thông qua các đại lý, các quầy trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Tạo lập hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, xúc tiến việc đưa các sản phẩm làng nghề vào các siêu thị, trung tâm thương mại. + Tăng cường liên kết, hợp tác giữa cơ sở sản xuất làng nghề với các doanh nghiệp thương mại lớn của tỉnh, các thành phố lớn; hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho cả làng nghề. + Chủ động tham gia các tri ển lãm, h ội ch ợ trong và ngoài t ỉnh đ ể gi ới thiệu các sản phẩm nghề và làng nghề. + Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống chợ làng trong các làng ngh ề, trung tâm chuyên mua bán hàng thủ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, quầy hàng, sạp hàng, ki ốt ở các đ ịa ph ương có làng ngh ề ho ặc ở các điểm du lịch làng nghề đ ể quảng bá và tiêu th ụ s ản ph ẩm, cung ứng nguyên vật liệu. + Xây dựng siêu thị di động bán sản phẩm làng nghề phục vụ các l ễ hội, các khu du lịch; triển khai các hình thức quà tặng cho các hội nghị, hội thảo.v.v..đ ể quảng bá sản phẩm nghề, làng nghề. Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, thông qua các tour du lịch tại làng nghề để bán hàng hóa trực tiếp cho khách du lịch. b) Đối với thị trường nước ngoài: + Tìm kiếm thông tin về các nhà nhập khẩu cũng như xuất khẩu, thông qua họ nắm bắt được nhu cầu thị hiếu, các quy định về hàng hóa nhập khẩu của các nước, trong đó chú trọng những quy định về xuất xứ sản phẩm, đóng gói bao bì, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm của các nước nhập khẩu. + Tăng cường tham gia các hội chợ quốc tế để giới thiệu hàng hóa, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm làng nghề + Đẩy mạnh thương mại điện tử, triển khai xây dựng hệ thống thông tin tuyên truyền nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề. + Đào tạo tăng cường kỹ năng tiếp thị, marketing cho đội ngũ bán hàng của cơ sở sản xuất. c) Xúc tiến thương mại:
- + Xây dựng bộ tài liệu sản phẩm (catalogue) và thiết kế, in ấn đẹp hoặc đóng gói vào CDROM. Hồ sơ làng nghề, cơ sở sản xuất, sản phẩm cần chú trọng các yếu tố cần thiết như giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, cơ sở sản xuất; các đặc trưng làng nghề (văn hóa, truyền thống, chất liệu); giới thiệu về tổ chức, nhân lực, thiết bị, nhà xưởng…; chủng loại sản phẩm, mẫu sản phẩm, xuất xứ, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng… có sức thuyết phục khách hàng cao. + Lập trang thông tin điện tử (website) để cung cấp, cập nhật thông tin, bán hàng trực tuyến… + Xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chung cho cả làng nghề (showroom) vừa là nơi trưng bày, vừa là nơi bán hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, là điểm tham quan du lịch. d) Xây dựng thương hiệu làng nghề: Các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội làng nghề để có tư cách pháp nhân đứng ra đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mạng lưới phân phối và tăng cường quảng bá thương hiệu. * Đối với Nhà nước + Đối với thị trường trong nước: Tổ chức điều tra khảo sát thường xuyên nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh về các loại sản phẩm mà 10 nghề, làng nghề, có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh. Xác định cụ thể thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng để có chính sách bán hàng hợp lý. + Đối với thị trường nước ngoài: Triển khai nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường xuất khẩu thông qua các Tham tán Thương mại, cơ quan lãnh sự, trong đó ưu tiên tập trung nghiên cứu các thị trường có nhu cầu về các sản phẩm mà các làng nghề có khả năng sản xuất và cung cấp, chọn ra khoảng 2 -3 thị trường phù hợp (ưu tiên các thị trường Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Thái Lan, Mianma.v.v..), từ đó thông qua các cửa khẩu và đặc biệt thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, cửa khẩu Quốc tế Bờ Y để xuất khẩu một số sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường các nước này như: Hải sản khô, thịt bò khô, nước mắm, mây tre đan.v.v.. + Đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thương mại của địa phương, các hiệp hội ngành hàng; + Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển: - Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề được trưng bày giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Trung tâm thương mại tỉnh, các hội chợ, triển lãm do tỉnh tổ chức. - Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận thông tin, tìm kiếm thị trường; cho phép các Hiệp hội nghề, làng nghề được quảng cáo, giới thiệu sản phẩm miễn phí trên trang thông tin điện tử của tỉnh, các sở, ngành và các UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi. - Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với làng nghề về các nội dung: đặt tên thương hiệu, thiết kế logo, tra cứu và chi phí đăng ký bảo hộ
- thương hiệu, tư vấn xây dựng và quản lý thương hiệu, quy chế sử dụng thương hiệu làng nghề, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm cho các cơ sở sản xuất làng nghề có sử dụng thương hiệu làng nghề. - Hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng và chi phí đi lại cho các cơ sở sản xuất làng nghề khi tham gia hội chợ triển lãm có chuyên ngành trong nước. - Hỗ trợ một phần kinh phí thuê gian hàng và kinh phí phương tiện đi lại khi tham gia hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài đ ối với chủ các cơ sở sản xuất làng nghề được tỉnh cho phép đi tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài. - Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí chương trình khuyến công hàng năm, kinh phí xúc tiến thương m ại c ủa t ỉnh và kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuât làng ngh ề và các nguồn khác (nếu có). 1.2. Ổn định nguồn nguyên liệu 1.2.1 Đối với các nghề và làng nghề có nguồn nguyên liệu ổn định, sẵn có trong tỉnh hoặc trong nước như kẹo đường, bánh tráng, sản xuất nước mắm,… + Đối với cơ sở sản xuất: tập trung vào việc ổn định nguyên liệu thu mua, nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào. + Đối với Nhà nước: Dựa trên việc khảo sát nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở sản xuất và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, Nhà nước cần có chính sách ổn đ ịnh lâu dài đối với các vùng nguyên liệu đã có sẵn, đồng thời tiếp tục quy hoạch các vùng nguyên liệu mới trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu. 1.2.2 Đối với các nghề, làng nghề có nguồn nguyên liệu không ổn định như chế biến hải sản, thịt bò khô, chổi đót, mây tre đan... giải pháp nguyên liệu cho các nghề cụ thể có thể được thực hiện theo hướng sau: a) Làng nghề chế biến hải sản: + Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Hoàn thiện tốt công tác tổ chức thu mua, c ủng c ố các th ị tr ường thu mua hiện tại, mở rộng thị trường thu mua mới bằng cách xây d ựng và h ệ th ống l ại các đầu mối thu gom nguyên liệu trong và ngoài t ỉnh. Tận dụng hết các khả năng đ ể thu mua hết nguyên liệu của các ngư dân khi h ọ đ ược mùa, khó khăn trong tiêu thụ; + Đối với Nhà nước: - Tập trung mọi nguồn kinh phí để tiến hành nạo vét luồng lạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cảng biển Sa Huỳnh, kho bãi, dịch vụ hậu cần ngh ề cá.v.v.. đ ể tàu thuyền dễ dàng ra vào, từ đó sẽ thu hút đ ược nhiều tàu cá neo đ ậu, đ ồng th ời cũng rất thuận tiện cho công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản hải sản. - Xây dựng chợ đầu mối tại làng nghề để thu gom hải sản trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận, các khu vực hậu cần phục vụ cho nghề cá như khu đóng sửa chữa tàu thuyền, khu cung cấp nước đá, ngư lưới cụ cần thiết, lương thực thực phẩm, nhiên liệu cho người đi biển, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền.
- Ngoài ra cần tăng cường liên kết với các địa phương khác, nhất là trong khu vực duyên hải miền Trung ( Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên…), trong việc khai thác và đánh bắt hải sản, thu mua, cứu hộ cứu nạn, an toàn an ninh trên biển... để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất. b) Nghề sản xuất thịt bò khô: + Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: - Dự tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm trên số liệu thống kê sản lượng tiêu thụ qua các năm trước đó và dự báo nhu cầu tiêu thụ trong năm, từ đó lập kế hoạch mua nguyên liệu, chủ động cho sản xuất; - Hoàn thiện khâu thu mua nguyên liệu trên cơ sở củng cố các điểm thu mua cũ, mở rộng các điểm thu mua mới, liên kết chặt chẽ với các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi bò. + Đối với Nhà nước: Lựa chọn các khu vực trên địa bàn tỉnh phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tiến hành quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi bò theo quy mô công nghiệp; chú trọng đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất l ượng sản phẩm, tăng độ sạch nông sản, giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị tr ường. c) Đối với làng nghề mây tre đan hiện nay vẫn đang làm gia công cho các doanh nghiệp, nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào họ, như vậy làng nghề sẽ gặp khó khăn khi không có đơn đặt hàng của doanh nghiệp, vì vậy trong tương lai các cơ sở sản xuất làng nghề cần phải nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường mới, có như vậy mới chủ động trong sản xuất, tạo sự yên tâm cho người lao động, đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững. Đây là một công việc lớn và rất khó khăn các cơ sở, cá nhân đơn lẻ khó có thể thực hiện đ ược mà phải có sự liên kết của cả làng nghề kết hợp với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước. 1.2.3 Đối với các làng nghề có nguyên liệu nhập khẩu như mộc dân dụng, chổi đót, thịt bò khô…: + Đối với cơ sở sản xuất: Dự tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm, hàng quý trên cơ sở ước lượng sản lượng tiêu thụ qua các năm trước và dự báo nhu cầu tiêu thụ trong năm để lập kế hoạch nhập khẩu, dự trữ nguyên liệu, chủ đ ộng cho sản xuất và giảm chi phí. + Đối với Nhà nước: - Chủ động nghiên cứu các thị trường nhập khẩu về số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả nguyên liệu cùng các điều kiện, thủ tục nhập khẩu để thông tin cho các chủ cơ sở sản xuất; - Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất trong việc nhập khẩu thông qua việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cần thiết để nhập khẩu nguồn nguyên liệu được nhanh chóng như nhập khẩu gỗ, đót từ Lào, Campuchia, hương liệu từ Ấn Độ… 1.3. Đa dạng hóa sản phẩm * Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề a) Về mẫu mã sản phẩm:
- Chủ động đa dạng hóa và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng tùy theo giới tính, theo lứa tuổi, đặc điểm tâm lý, văn hóa, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài. Chú ý cải thiện mẫu mã sản phẩm trong từng lô hàng xuất xưởng sao cho sản phẩm luôn mới, hấp dẫn, tạo ấn tượng trong mắt người tiêu dùng. b) Về chất lượng sản phẩm: - Đối với nghề, làng nghề sản xuất sản hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ, duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng tăng độ bền, tuổi thọ, độ tinh xảo bằng cách không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất - Đối với nghề, làng nghề sản xuất hàng thực phẩm, nghiên cứu áp dụng các phương pháp quản trị chất lượng trong sản xuất. Các sản phẩm xuất xưởng nhất thiết đều phải có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm, ghi xuất xứ nơi sản xuất, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng. Trong tương lai, các sản phẩm có định hướng xuất khẩu thì nhất thiết phải chú trọng đến vấn đề này, đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu. * Đối với Nhà nước + Nghiên cứu hình thành các trung tâm nghiên cứu mẫu mã cho các nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh. + Hướng dẫn các cơ sở sản xuất làng nghề tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; đăng ký xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. + Chính sách hỗ trợ: - Hỗ trợ một phần giá trị hợp đồng mua các bí quyết công nghệ, giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ... - Hỗ trợ một phần giá trị các dự án cải tiến công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; - Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, theo nguyên tắc hỗ trợ một lần kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống, sau khi được cơ quan chứng nhận cấp chứng chỉ. - Nguồn kinh phí hỗ trợ từ kinh phí khoa học công nghệ của tỉnh và Trung ương. 1.4. Về mặt bằng sản xuất * Đối với các nghề và làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (như làng nghề chế biến hải sản Thạch Bi, làng nghề chế biến nước mắm Đức Lợi) a) Đối với Nhà nước UBND tỉnh Quảng Ngãi căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 để xây dựng Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Quảng Ngãi.
- UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, thành phố Quảng Ngãi, Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Quảng Ngãi để xây dựng quy hoạch làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề của địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi khuyến khích giao đất cho các tổ chức, cá nhân và các cơ sở sản xuất làng nghề thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề phù hợp với quy hoạch. Mô hình tổ chức quản lý: UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức kinh tế có đủ năng lực vào quản lý, khai thác các dịch vụ trong cụm sản xuất làng nghề; hoặc thành lập hợp tác xã mới, hoặc giao cho hợp tác xã hiện có trên địa bàn trực tiếp quản lý cụm sản xuất làng nghề tập trung. Khuyến khích hình thức giao cho các hợp tác xã để tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho xã viên hợp tác xã tại địa phương (khi không đủ điều kiện thực hiện việc đầu tư rộng rãi). Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đủ điều kiện di dời vào các cụm công nghiệp làng nghề. b) Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Các cơ sở sản xuất làng nghề được giao đất, ký hợp đồng thuê đất và đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở sản xuất và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất kinh doanh sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định. Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi công cộng, các dịch vụ trong cụm công nghiệp làng nghề thông qua hợp đồng ký kết với các đơn vị quản lý theo biểu giá quy định đã được UBND huyện phê duyệt. Trong thời hạn đăng ký sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất làng nghề có quyền thế chấp, bảo lãnh góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để vay vốn sản xuất, kinh doanh, có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và phần vốn đầu tư của mình theo đúng quy định của Pháp luật. * Đối với các nghề và làng nghề thân thiện hoặc ít gây ô nhiễm môi trường + Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Bố trí lại và tận dụng tối đa mặt bằng, lối đi lại trong cơ sở sản xuất hợp lí vừa phục vụ sản xuất, vừa thuận lợi cho quá trình sinh hoạt, đồng thời dành những khoảng không gian cần thiết cho khách tham quan du lịch (nếu có). + Đối với Nhà nước: Nghiên cứu triển khai các hình thức cho các cơ sở sản xuất làng nghề được thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với những mảnh đất, khu đất còn thừa hoặc chưa sử dụng để phục vụ sản xuất làng nghề. 1.5. Đào tạo nguồn nhân lực * Đối với cơ sở sản xuất làng nghề + Tổ chức các lớp đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất cho người lao động chưa có nghề. + Thường xuyên mở các khóa bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kỹ năng lao động, nâng cao tay nghề, khả năng sáng tạo và nhận thức của người lao động theo hình thức tập huấn ngắn ngày cho những lao động đã có nghề.
- + Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của Nhà nước đối với người lao động về tiền công, tiền lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có); trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động... * Đối với Nhà nước + Đào tạo người lao động: Kết hợp hình thức đào tạo trong nhà tr ường với hình th ức đào t ạo truy ền thống thông qua việc mời các nghệ nhân (làng ngh ề trong t ỉnh và ở các đ ịa ph ương khác) tham gia giảng dạy một phần chương trình c ủa khóa h ọc đ ồng th ời đ ưa các học viên về thực tập trực tiếp tại các cơ s ở s ản xuất, các làng ngh ề. + Đào tạo các chủ cơ sở sản xuất làng nghề: - Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, quản lý, khoa học kỹ thuật, mỹ thuật, các kiến thức về tổ chức sản xuất, quản trị doanh nghiệp và thị trường cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề với hình thức đào tạo tại các trung tâm hoặc mở các lớp tập huấn ngắn hạn. -Tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp, tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nước. + Phát triển nghệ nhân: - Công khai các tiêu chuẩn để được công nhận là nghệ nhâ, đồng thời có các chính sách hỗ trợ, khen thưởng và ưu đãi đối với các nghệ nhân để động viên, kích thích người lao động phấn đấu cống hiến nhiều hơn cho làng nghề. - Thường xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho các lao động làng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công. + Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển: - Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghề và truyền nghề cho lao động tại các làng nghề và khu vực có nghề. - Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân, thợ giỏi tự tổ chức các lớp truyền nghề cho người lao động ngay tại cơ sở sản xuất của làng nghề và tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề cho người lao động, chú trọng đ ến các ngh ề truyền thống, làng nghề truyền thống. - Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức và thành lập các Trung tâm đào tạo nghề. - Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức về quản lý, thị trường cho chủ các cơ sở sản xuất tại các làng nghề và khu vực có nghề. - Hỗ trợ kinh phí đi tham quan, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở sản xuất làng nghề Quảng Ngãi với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề trong nước. 1.6. Tiếp cận vốn * Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề + Các cơ sở sản xuất làng nghề có các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành; vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quy định hiện hành; thực hiện theo quy định của nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu.
- Các dự án đầu tư trong lĩnh vực phát triển nghề và làng nghề được hỗ trợ lãi xuất vốn vay ưu đãi theo quy định hiện hành và được hỗ trợ có thu hồi (cho vay không tính lãi) một phần kinh phí thời hạn từ 3 đến 5 năm từ ngân sách của Tỉnh. + Đẩy mạnh hình thức cho vay tín chấp đối với các đ ối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và được thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu của nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay. * Đối với Nhà nước Khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (nhất là Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh Quảng Ngãi) tăng cường công tác quảng bá, cung cấp thông tin đến các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề về các chương trình tín dụng ưu đãi của nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi các Ngân hàng thương mại (nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn triển khai các hình thức cho các cơ sở sản xuất làng nghề vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành. Hoàn thiện cơ chế để các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại với thủ tục nhanh gọn, thông thoáng. 1.7. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất * Đối với cơ sở sản xuất làng nghề - Đối với các làng nghề mà các sản phẩm được tạo ra chủ yếu do sự tinh xảo từ bàn tay người nghệ nhân và người lao động (như: nghề mây tre đan; nghề chổi đót; nghề mộc.v.v..), cách làm hợp lý nhất để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm là cơ giới hoá một số khâu sản xuất kết hợp với kỹ thuật truyền thống cho ra các sản phẩm mang đậm nét đẹp cổ truyền. - Đối với các làng nghề sản xuất thực phẩm (chế biến hải sản, sản xuất thịt bò khô, sản xuất kẹo đường, bánh tráng...), sản phẩm làm ra phải đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng cần tuân thủ các tiêu chí: đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon, rẻ, không ảnh hưởng đến môi trường.v.v.. Muốn như vậy các cơ sở sản xuất phải đầu tư ứng dụng công nghệ để trang bị một số máy móc thiết bị vào một số khâu như: bảo quản, chế biến, đóng gói sản phẩm... * Đối với Nhà nước + Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ; + Hỗ trợ, khuyến khích các cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về vốn để họ tiến hành các nghiên cứu, lựa chọn các công nghệ thích hợp với cơ sở sản xuất làng nghề hiện nay; + Củng cố, phát triển các trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; trung tâm khuyến nông, khuyến lâm... làm nòng cốt trong việc chuyển giao,
- ứng dụng, hướng dẫn đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho các nghề, làng nghề; + Thiết lập hệ thống cung cấp thông tin về thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghề, làng nghề miễn phí; + Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện cho đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các kiến thức về ứng dụng, quản lý công nghệ; + Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo ngay tại các xã có nghề, làng nghề về chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, lập ra tổ tư vấn để hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cho những hộ mới tham gia sản xuất; + Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên.v.v.. thường xuyên tổ chức cho các CSSX tham quan, giao lưu học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất, làm ăn; - Hỗ trợ 50% chi phí thuê tư vấn về thiết kế, đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất làng nghề từ nguồn ngân sách khoa học công nghệ. - Hỗ trợ 100% kinh phí cho nghiên cứu, chuyển giao và thiết kế các thiết bị phục vụ cho đổi mới công nghệ sản xuất. - Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề tham gia thiết kế các dự án, các đề tài có giá trị khoa học - kinh tế - xã hội và được tổ chức có thẩm quy ền công nhận thì được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho việc đầu tư nghiên cứu. Mức hỗ trợ tùy thuộc vào giá trị công trình mang lại nhưng tối đa không quá 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài, dự án đó. 1.8. Bảo vệ môi trường * Đối với cơ sở sản xuất làng nghề + Đối với các nghề, làng nghề chưa hoặc ít gây ô nhiễm môi trường thì cần phải: Tăng cường công tác tuyên truyền Luật bảo vệ môi trường và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan ban ngành nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với cơ sở sản xuất và người dân làng nghề. + Đối với các nghề, làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ngoài các yêu cầu như trên cần phải: - Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc phải có bản cam kết bảo vệ môi trường tùy theo quy mô sản xuất; - Tuân thủ quy trình xử lý khí thải, n ước th ải và thu gom rác th ải, ch ất r ắn trong làng ngh ề, khu v ực có ngh ề; - Một số ngành nghề không được mở rộng quy mô sản xuất theo quy định phải thực hiện nghiêm các cam kết và các biện pháp trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết môi trường đã được phê duyệt và phải di dời dần ra cụm công nghiệp làng nghề; - Đưa các quy định cụ thể về môi trường vào hương ước, chỉ tiêu xây dựng Làng văn hoá, để mọi người thực hiện. + Thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cùng với vốn đóng góp c ủa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp làng nghề để cải tiến, áp dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến trong sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- * Đối với Nhà nước + Thực hiện quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề (đối với các làng nghề chưa có khu, cụm công nghiệp), đồng thời rà soát toàn bộ quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã được xây dựng để thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, khu vực thu gom rác thải công nghiệp tập trung. + Thực hiện việc giám sát chất lượng môi trường, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, các qu y định về môi trường, việc thu phí về môi trường và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về môi trường; + Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức của người dân, cơ sở sản xuất làng nghề về bảo vệ môi trường, quy định chặt chẽ trách nhiệm, nghĩa vụ của họ trong việc đóng góp kinh phí bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cần có bộ phận và cán bộ chuyên trách đủ năng lực, quyền lực và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực thi công tác bảo vệ môi trường, có những chế tài cụ thể bảo đảm xử phạt nghiêm minh đối với những cơ sở sản xuất vi phạm các quy định bảo vệ môi trường. + Các chính sách hỗ trợ: - Hỗ trợ kinh phí di dời các cơ sở sản xuất làng ngh ề gây ô nhi ễm môi trường nghiêm trọng ra các cụm công nghiệp làng ngh ề. - Hỗ trợ kinh phí lập dự án cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề. - Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư, hoàn thiện hệ thống xử lý ô nhi ễm môi trường cho các làng nghề, khu vực có nghề, gồm: Hỗ trợ xây dựng hệ thống thoát nước thải và bể lắng cho các nghề mà chất thải chủ yếu là nước thải; Hỗ trợ xây dựng bãi rác thải, các phương tiện vận chuyển rác cho các nghề, làng nghề mà chất thải chủ yếu là chất thải rắn; Hỗ trợ xây dựng, lắp đặt hệ thống lọc gió, quạt đ ể khử mùi cho các nghề mà chất thải chủ yếu là khí. - Nguồn kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí chương trình khuyến công hàng năm, nguồn ngân sách dành cho sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh và kinh phí đóng góp của các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất làng nghề và các nguồn khác (nếu có). 2.2. Các giải pháp hỗ trợ 2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của nghề và làng nghề 2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề 2.3. Nâng cấp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng nông thôn 2.4. Phát triển nghề và làng nghề gắn với du lịch 2.5. Tăng cường liên kết kinh tế giữa cơ sở sản xuất nghề, làng nghề với các chủ thể khác 2.6. Phát huy vai trò của hiệp hội nghề và làng nghề 2.7. Về tổ chức và quản lý nhà nước 3. Lựa chọn 02 nghề/làng nghề để triển khai xây dựng 02 đề án phát triển
- - Làng nghề chế biến hải sản Thạch Bi, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. - Nghề trồng cây cảnh thôn Hòa Tân, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. KẾT LUẬN Trong những năm qua, việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghi ệp, c ơ sở sản xuất làng nghề tại 06 huyện đồng bằng, trung du tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH, t ạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân t ại đ ịa ph ương. Phát tri ển các làng nghề là giải pháp hữu hiệu nếu biết kết hợp các y ếu tố kinh t ế - xã h ội - môi trường cùng đồng hành phát triển. Để thực hiện được điều đó cần có qui ho ạch phát triển cùng với những định hướng, chính sách phù hợp, đầu tư tập trung đ ể hình thành và phát triển các nghề và làng nghề. Đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi” đã giải quyết được các vấn đề chủ yếu sau: 1. Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đ ề lý luận v ề ngh ề, ngh ề truy ền th ống, làng nghề, làng nghề truy ền thống, làng ngh ề mới; nh ững tiêu chí phân lo ại nghề /làng nghề, làng nghề truy ền thống; chuỗi giá tr ị làng ngh ề; quy ết đ ịnh và tiêu chí phát triển làng ngh ề, vai trò c ủa vi ệc phát tri ển ngh ề và làng ngh ề nói chung trong phát triển kinh tế - xã h ội. 2. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi. 3. Giới thiệu tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi nói chung và 06 huyện đồng bằng, trung du, thành phố Quảng Ngãi nói riêng. 4. Phân tích thực trạng phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời tập trung điều tra khảo sát và đi sâu phân tích thực trạng, đánh giá sự phát triển của 30 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi. Từ đó, phân loại và lựa chọn 10 ngành nghề để nghiên cứu sâu trong giai đoạn tiếp theo. 5. Trình bày các cơ sở quan trọng, đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển đồng bộ, khả thi nhằm phát triển 10 nghề và làng nghề tại 6 huyện đồng bằng, trung du và TP Quảng Ngãi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng
28 p | 292 | 71
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài Khoa học và công nghệ: Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng ngầm cáp viễn thông và quy hoạch trạm BTS trên địa bàn thành phố Huế
17 p | 209 | 35
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng kết cấu sàn chuyển bê tông dự ứng lực trong nhà cao tầng tại Đà Nẵng
28 p | 193 | 22
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở do Đại học Đà Nẵng quản lý: Gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phòng ngừa
33 p | 135 | 21
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng lò dầu truyền nhiệt đốt nhiên liệu kết hợp than đá và Biogas trong các nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu
37 p | 130 | 17
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu, chế tạo robot giám sát phục vụ mục tiêu tự động hóa trạm biến áp không người trực
38 p | 147 | 16
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu xác định hệ số động lực trong cầu dây văng (CDV) do hoạt tải gây ra bằng phương pháp số và đo đạc thực nghiệm áp dụng cho các công trình cầu ở thành phố Đà Nẵng
28 p | 107 | 10
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu thực trạng lo âu của nữ cán bộ công nhân viên chức thuộc đại học Đà Nẵng
30 p | 132 | 10
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu một số thuật toán lấy cảm hứng từ tự nhiên và ứng dụng vào bài toán tối ưu nỗ lực, chi phí phát triển phần mềm
30 p | 84 | 8
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu trong các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của công ty - Nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
36 p | 122 | 7
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng Driver điều khiển thiết bị ngoại vi cho hệ thống nhúng Linux
26 p | 95 | 6
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ “Wireless Structural Bridges Testing System” đánh giá dao động và khả năng chịu lực của các Công trình cầu trên địa bàn Miền Trung và Tây nguyên
33 p | 79 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học Cơ sở trong giai đoạn hiện nay
18 p | 96 | 5
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Đánh giá tác động của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên đến HĐGD tại Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
26 p | 92 | 4
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho OpenFlow Switch nhằm tiết kiệm năng lượng trong trung tâm mạng dữ liệu
22 p | 95 | 3
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống in lậu của hệ thống liên ngành phòng chống in lậu
10 p | 90 | 3
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Tính toán và ứng dụng các kết cấu thổi phồng trong xây dựng
49 p | 80 | 2
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Đà Nẵng: Nghiên cứu chế tạo bộ hiệu chỉnh góc đánh lửa cho động cơ ô tô sử dụng xăng truyền thống sang sử dụng xăng sinh học có tỷ lệ phối trộn ethanol cao
20 p | 112 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn