BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br />
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN<br />
---------<br />
<br />
BÁO CÁO TÓM TẮT<br />
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC<br />
GIA KỸ THUẬT HỆ THỐNG VÀ PHẦN MỀM KIỂM THỬ PHẦN MỀM PHẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA<br />
Mã số: 26-15-KHKT-TC<br />
<br />
(Tài liệu sau nghiệm thu cấp Bộ)<br />
<br />
Chủ trì đề tài:<br />
<br />
KS. Hoàng Minh Ánh<br />
<br />
Cộng tác viên:<br />
<br />
ThS. Vũ Hồng Sơn<br />
ThS. Trần Thị Tố Nga<br />
ThS. Đặng Quang Dũng<br />
KS. Đào Đức Dương<br />
KS. Nguyễn Thị Phương Nam<br />
<br />
Hà Nội, năm 2015<br />
<br />
Formatted: Font: 18 pt, Bold<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................................... 1<br />
1.1 Tên đề tài ......................................................................................................................... 1<br />
1.2 Mã số............................................................................................................................... 1<br />
1.3 Mục tiêu ........................................................................................................................... 1<br />
1.4 Nội dung .......................................................................................................................... 1<br />
1.5 Kết quả ............................................................................................................................ 1<br />
2. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐNHS GIÁ NHU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM<br />
THỬ PHẦN MỀM .................................................................................................................... 1<br />
2.1 Hiện trạng ......................................................................................................................... 1<br />
2.2 Nhu cầu ............................................................................................................................ 2<br />
2.3 Cơ hội............................................................................................................................... 2<br />
2.4 Đào tạo ............................................................................................................................. 3<br />
3. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ CHUẨN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG TIÊU<br />
CHUẨN “KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA” VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM .................................... 3<br />
3.1 Ngoài nước....................................................................................................................... 3<br />
3.2 Trong nước....................................................................................................................... 4<br />
4. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA................................................................................ 5<br />
4.1 Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính ................................................................................... 5<br />
4.2 Lý do xây dựng tiêu chuẩn............................................................................................... 5<br />
4.3 Mục đích của tiêu chuẩn ................................................................................................... 6<br />
4.4 Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn .............................................................................................. 6<br />
4.5 Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn ................................................................................. 6<br />
5. CẤU TRÚ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO TIÊU CHUẨN TCVN XXXX-1:201X ....................... 7<br />
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 8<br />
<br />
ii<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
1.1 Tên đề tài<br />
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm – Phần 1: Khái<br />
niệm và định nghĩa”.<br />
1.2 Mã số<br />
<br />
26-15-KHKT-TC<br />
1.3 Mục tiêu<br />
Phục vụ công tác kiểm thử phần mềm.<br />
1.4 Nội dung<br />
- Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần<br />
mềm.<br />
- Nghiên cứu tình hình và xu thế chuẩn hóa đối với việc xây dựng bộ tiêu chuẩn<br />
“khái niệm và định nghĩa” về kiểm thử phần mềm.<br />
- Nghiên cứu, phân tích lựa chọn tài liệu tham chiếu.<br />
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 1: Khái<br />
niệm và định nghĩa”, bao gồm:<br />
+ Thuật ngữ, định nghĩa<br />
+ Các khái niệm kiểm thử phần mềm;<br />
+ Các Phụ lục<br />
- Tài liệu viện dẫn chính: ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 “Software and systems<br />
engineering - Software testing - Part 1: Concepts and definitions”.<br />
1.5 Kết quả<br />
- Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.<br />
- Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 1: Khái niệm và định<br />
nghĩa”.Giới thiệu tên đề tài, mục tiêu, nội dung cũng như kết quả của đề tài<br />
2. NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐNHS GIÁ NHU CẦU ĐỐI<br />
VỚI VIỆC KIỂM THỬ PHẦN MỀM<br />
2.1 Hiện trạng<br />
Tại Việt Nam, kiểm thử phần mềm đã và đang phát triển khá mạnh trong khoảng<br />
chục năm trở lại đây. Đơn cử như công ty LogiGear ban đầu chỉ khoảng vài chục kỹ sư<br />
kiểm thử nhưng sau vài năm con số đó đã lên vài trăm. Một số công ty khác đều đặt mục<br />
tiêu phấn đấu tăng gấp đôi con số kỹ sư kiểm thử trong vòng 1 năm. Nhiều công ty mở<br />
rộng thêm chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu về kỹ sư kiểm thử. Tương<br />
tự, rất nhiều thông báo tuyển dụng kỹ sư kiểm thử với số lượng lớn trên các website<br />
<br />
1<br />
<br />
tuyển dụng với những ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, có một thực tế là ngành kiểm thử phần<br />
mềm ở Việt Nam đã đi sau nhiều nước khác.<br />
Về cơ bản kiểm thử phần mềm ở Việt Nam đang kém về cả số lượng lẫn chất lượng.<br />
Về mặt số lượng thì không có gì phải bàn cãi nếu so với Mỹ, Ấn Độ hay Trung Quốc. Về<br />
mặt chất lượng thì ở Việt Nam chủ yếu là các dự án outsource mà đa phần các dự án này<br />
chủ yếu tập trung những vào những công việc cấp thấp (low-level) như thực thi trường<br />
hợp kiểm thử (tình huống kiểm thử, được thiết kế để kiểm tra một đối tượng có thỏa mãn<br />
yêu cầu đặt ra hay không), kiểm thử hồi quy. Những đầu việc cấp cao (high-level) như<br />
lên kế hoạch kiểm thử, quản lý kiểm thử, soát xét kết quả kiểm thử đều được quản lý bởi<br />
khách hàng nước ngoài. Đó là các nguồn dự án đến từ nước ngoài, còn đối với các dự án<br />
nội bộ thì gần như bỏ qua khâu kiểm thử hoặc làm cho có. Trên thế giới kiểm thử phần<br />
mềm như một phần tất yếu của phát triển phần mềm và tập trung hướng đến nâng tầm giá<br />
trị của kiểm thử. Hiện nay, ở Việt Nam cũng nhiều công ty phát triển phần mềm đảm<br />
nhận những dự án lớn, có giá trị cao nhưng số lượng đó vẫn còn rất ít và đây là thời điểm<br />
cần phải tăng tốc để bắt kịp trình độ của thế giới.<br />
Theo tiêu chuẩn quốc tế, tỷ lệ kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam còn thấp so<br />
với mặt bằng thế giới. Ở trên thế giới, tỷ lệ giữa lập trình viên và kiểm thử là 1:3, tức là<br />
cứ 3 lập trình viên thì có 1 kiểm thử, còn tỷ lệ này tại Việt Nam hiện là 5 lập trình viên<br />
mới có 1 kiểm thử.<br />
2.2 Nhu cầu<br />
Cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh hơn cộng với thù lao hấp dẫn đang cám dỗ<br />
những người làm ở các vị trí khác nhau trong các công ty phần mềm chuyển sang làm<br />
kiểm thử phần mềm (tester). Kiểm thử phần mềm là lĩnh vực luôn được coi là lựa chọn<br />
không xảy ra với những người làm công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, vai trò ngày<br />
càng tăng của kiểm thử phần mềm đang dần thay đổi nhận thức này. Từ chỗ chỉ một<br />
ít người làm việc kiểm thử, các tổ chức ngày nay đang mở những đơn vị riêng làm việc<br />
này. Trong lĩnh vực gia công phần mềm, kiểm thử ngày nay là một trong những dịch vụ<br />
phát triển nhanh và có tương lai sáng sủa. Nguồn cung người làm kiểm thử ít hơn lập<br />
trình viên, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp nhanh hơn vì vậy có rất nhiều lập trình<br />
viên muốn chuyển sang làm kiểm thử phầm mềm.<br />
Kiểm thử phần mềm là khâu cuối cùng trước khi chuyển sản phẩm đến khách hàng.<br />
Người kiểm thử được coi như là người đại diện cho khách hàng, là người kiểm tra cho<br />
khách hàng xem sản phẩm đó đã đảm bảo chất lượng chưa. Vì vậy, người kiểm thử đóng<br />
vai trò quan trọng với sự thành công của dự án và chất lượng sản phẩm.<br />
2.3 Cơ hội<br />
Thông thường các lập trình viên thường chỉ biết một môđul nào đó trong quá trình<br />
phát triển sảm phẩm phần mềm, nhưng người làm kiểm thử phải nắm được toàn bộ hệ<br />
thống. Do đó, ngoài kiến thức về quy trình phần mềm, lập trình, người kiểm thử phải nắm<br />
được kiến thức nghiệp vụ để hiểu các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, làm dự án về ngân<br />
hàng, thì người kiểm thử phải tìm hiểu cơ bản những kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng.<br />
Ngoài ra, người kiểm thử cần biết thêm kỹ năng phân tích, thiết kế và hiểu biết về các<br />
lĩnh vực ứng dụng khác nhau của phần mềm. Tiếng Anh đủ để viết và đọc hiểu các tài<br />
liệu chuyên ngành cũng là một yêu cầu quan trọng.<br />
<br />
2<br />
<br />
Những người làm kiểm thử có thể tiến đến các mức cao hơn trong lĩnh vực kiểm thử<br />
như kỹ sư kiểm thử, kỹ sư kiểm thử cao cấp, trưởng nhóm, quản lý kiểm thử. Sau một hai<br />
năm có kinh nghiệm, người làm kiểm thử cũng có thể chuyển sang các vị trí khác trong<br />
công ty phần mềm như làm quản lý chất lượng hoặc chuyển sang làm ở bộ phận kinh<br />
doanh.<br />
Đặc thù của công việc kiểm thử phần mềm phù hợp với người cẩn thận, kiên nhẫn,<br />
có tư duy logic và nói chung là phù hợp với nữ giới. Về thu nhập, vị trí kiểm thử phần<br />
mềm có thu nhập tương đương với các vị trí khác như lập trình hay đảm bảo chất lượng.<br />
2.4 Đào tạo<br />
Kiểm thử phần mềm hiện nay được coi là một nghề trong ngành phần mềm. Tuy<br />
nhiên, ở trong các trường, các sinh viên được đào tạo rất ít kiến thức liên quan đến kiểm<br />
thử phần mềm. Khi tuyển người, các công ty buộc phải đào tạo lại khoảng một đến ba<br />
tháng theo kiểu cầm tay chỉ việc và qua các dự án thực tế. Tuy nhiên, một số doanh<br />
nghiệp phần mềm dự báo, sau thời gian gia nhập WTO, cùng với sự tham gia mạnh mẽ<br />
hơn của các công ty phần mềm nước ngoài ngoài, có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn những<br />
đơn vị đào tạo về kiểm thử phần mềm.<br />
3. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VÀ XU THẾ CHUẨN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY<br />
DỰNG TIÊU CHUẨN “KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA” VỀ KIỂM THỬ PHẦN<br />
MỀM<br />
3.1 Ngoài nước<br />
- Sản phẩm phần mềm ngày nay đang trở thành một lĩnh vực được quan tâm và được<br />
kiểm soát chặt chẽ, theo những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có thể là các kinh<br />
nghiệm hoặc các phương pháp hiệu quả nhất, được đề xuất từ các hiệp hội nghề nghiệp<br />
như IEEE, ISO/IEC … hoặc các quy tắc chuẩn hóa để giao tiếp giữa sản phẩm với<br />
nhau,...hoặc đơn giản do chính tổ chức phát triển phần mềm đề ra để áp dụng cho<br />
chính họ.<br />
- Việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn trong lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là các<br />
tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống và phần mềm đã được triển khai rộng khắp ở hầu hết các<br />
quốc gia trên thế giới. Hàng năm các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế vẫn liên tục cập nhật<br />
và xây dựng mới các tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống và phần mềm.<br />
- Trong số các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực phần mềm có bộ tiêu chuẩn<br />
ISO/IEC/IEEE 29119:2013 trình bày khá chi tiết về kiểm thử phần mềm mới được ban<br />
hành năm 2013.<br />
- Một số nước đã áp dụng tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 “Software and<br />
systems engineering - Software testing - Part 1: Concepts and definitions” để xây dựng<br />
và ban hành tiêu chuẩn quốc gia như: Anh, Brazilian, Na Uy, Nederland,<br />
Singapore,….<br />
Nhận xét: Trong số các tiêu chuẩn trên, chỉ có chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 trình<br />
bày chi tiết về các Khái niệm và định nghĩa trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Cho đến<br />
nay, tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-1:2013 được áp dụng rộng rãi trên thế giới và rất<br />
<br />
3<br />
<br />