intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia kỹ thuật hệ thống và phần mềm kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy tình kiểm thử

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích xây dựng tiêu chuẩn là để cung cấp một mô hình quy trình chung để kiểm thử phần mềm mà có thể được sử dụng trong bất kỳ vòng đời phát triển phần mềm nào. Mô hình này quy định các quy trình kiểm thử có thể được sử dụng để kiểm soát, quản lý và thực thi kiểm thử phần mềm trong bất kỳ tổ chức, dự án hoặc hoạt động kiểm thử phần mềm nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia kỹ thuật hệ thống và phần mềm kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy tình kiểm thử

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN<br /> --------------<br /> <br /> BÁO CÁO TÓM TẮT<br /> ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA<br /> “KIỂM THỬ PHẦN MỀM PHẦN 2: QUY TRÌNH KIỂM THỬ”<br /> Mã số: 27-15-KHKT-TC<br /> <br /> (Tài liệu sửa sau Nghiệm thu cấp Bộ)<br /> <br /> Chủ trì đề tài :<br /> <br /> ThS. Vũ Hồng Sơn<br /> <br /> Cộng tác viên:<br /> <br /> Ks. Nguyễn Thị Phương Nam<br /> ThS. Trần Tố Nga<br /> Ks. Hoàng Minh Ánh<br /> ThS. Đặng Quang Dũng<br /> Ks. Đào Đức Dương<br /> <br /> Hà Nội, năm 2015<br /> 1<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> 1.<br /> <br /> Tên gọi, mã số và nội dung đề tài ...................................................................... 3<br /> <br /> 2. Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần<br /> mềm ............................................................................................................................ 3<br /> 3.<br /> <br /> Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước ................................................. 4<br /> 3.1 Ngoài nước .................................................................................................................. 4<br /> 3.2 Trong nước .................................................................................................................. 4<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn .................................................................... 5<br /> 4.1. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn ...................................................................... 5<br /> 4.2. Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng .......................................................................... 5<br /> 4.3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính .............................................................................. 5<br /> 4.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn ............................................................................... 5<br /> <br /> 5. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn quốc tế về kiểm thử phần mềm<br /> ISO/IEC/IEEE 29119 ................................................................................................ 5<br /> 5.1. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119............................................ 5<br /> 5.2. Nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119-2: Quy trình kiểm thử ............. 6<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Nội dung dự thảo tiêu chuẩn.............................................................................. 6<br /> 6.1. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn ........................................................................................ 6<br /> 6.2. Cấu trúc dự thảo tiêu chuẩn ......................................................................................... 6<br /> 6.3 Bảng đối chiếu tài liệu viện dẫn.................................................................................... 6<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Kết luận .............................................................................................................. 8<br /> 7.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................... 8<br /> 7.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 8<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1. Tên gọi, mã số và nội dung đề tài<br /> 1.1 Tên đề tài:<br /> Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình<br /> kiểm thử”<br /> 1.2 Mã số:<br /> 27-15-KHKT-TC<br /> 1.3 Mục tiêu, nội dung và kết quả đề tài<br /> 1.3.1. Mục tiêu:<br /> -<br /> <br /> Phục vụ công tác kiểm thử phần mềm<br /> <br /> 1.3.2. Nội dung:<br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần<br /> mềm.<br /> <br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu tình hình và xu thế chuẩn hóa đối với “Kiểm thử phần mềm - Phần 2:<br /> Quy trình kiểm thử”.<br /> <br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn tham chiếu chính.<br /> <br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình<br /> kiểm thử”, bao gồm:<br /> + Quy trình kiểm thử của tổ chức;<br /> + Quy trình quản lý kiểm thử;<br /> + Quy trình kiểm thử động.<br /> <br /> 1.3.3. Kết quả:<br /> -<br /> <br /> Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn Quốc gia.<br /> <br /> -<br /> <br /> Dự thảo bộ Tiêu chuẩn Quốc gia về Kiểm thử phần mềm - Phần 2: Quy trình kiểm<br /> thử.<br /> <br /> 2. Nghiên cứu, khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu đối với việc kiểm thử phần<br /> mềm<br /> Trên thế giới, ngành kiểm thử phần mềm đã xuất hiện khá lâu nhưng tại Việt Nam nói<br /> riêng, kiểm thử phần mềm mới chỉ phát triển khá mạnh trong khoảng chục năm trở lại đây.<br /> Từ năm 2010, một số tập đoàn công nghệ thông tin trên thế giới đã thuê các công ty phần<br /> mềm tại Việt Nam gia công kiểm thử phần mềm cho họ.<br /> Việt Nam hiện tại là một trong những địa điểm được lựa chọn và đánh giá cao, khi các<br /> doanh nghiệp ở các nước Âu, Mỹ muốn gửi công việc Kiểm thử phần mềm sang gia công<br /> ở một nước thứ ba. Ngoài ra nhiều công ty khi mở chi nhánh nghiên cứu và phát triển ở<br /> Việt Nam cũng thường bắt đầu bằng việc chuyển giao công việc kiểm thử phần mềm dưới<br /> dạng này hoặc dạng khác. Theo ước tính thì thị trường nhân lực kiểm thử phần mềm ở<br /> Việt Nam cho tới năm 2020 sẽ cần thêm khoảng trên dưới 10,000 chuyên viên kiểm thử,<br /> trong đó khoảng 50% là chuyên viên Kiểm thử phần mềm cao cấp trở lên.<br /> Thế nhưng, cung - cầu về nhân lực làm kiểm thử phần mềm vẫn chưa ở thế cân bằng, nói<br /> cách khác Việt Nam vẫn thiếu nhiều kỹ sư kiểm thử chất lượng cao. Theo tiêu chuẩn quốc<br /> 3<br /> <br /> tế, tỷ lệ kỹ sư kiểm thử phần mềm tại Việt Nam còn thấp so với mặt bằng thế giới. Ở trên<br /> thế gới, tỷ lệ giữa lập trình viên và kỹ sư kiểm thử là 1:3, tức là cứ 3 lập trình viên thì có 1<br /> kỹ sư kiểm thử, còn tỷ lệ này tại Việt Nam hiện là 5 lập trình viên mới có 1 kỹ sư kiểm<br /> thử.<br /> 3. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước<br /> 3.1 Ngoài nước<br /> Sản phẩm phần mềm ngày nay đang trở thành một lĩnh vực được quan tâm và được kiểm<br /> soát chặt chẽ, theo những tiêu chuẩn nhất định. Các tiêu chuẩn có thể là các kinh nghiệm<br /> hoặc các phương pháp hiệu quả nhất, được đề xuất từ các hiệp hội nghề nghiệp như IEEE<br /> (The Institute of Electrical and Electronics Engineers, Inc), từ các tổ chức quốc tế như<br /> ISO (The International Organization for Standardization), hoặc các quy tắc chuẩn hóa để<br /> giao tiếp giữa sản phẩm với nhau,...hoặc đơn giản do chính tổ chức phát triển phần mềm<br /> đề ra để áp dụng cho chính họ.<br /> Hình 1 đưa ra sơ đồ hệ thống các tiêu chuẩn ISO do tiêu ban SC7 chịu trách nhiệm. Qua<br /> đó thể hiện tính bao quát toàn diện trong cách xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về kỹ thuật hệ<br /> thống và phần mềm của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.<br /> <br /> Hình 1 - Hệ thống các tiêu chuẩn ISO về kỹ thuật hệ thống và phần mềm<br /> 3.2 Trong nước<br /> Kiểm thử phần mềm không chỉ là một nghề còn rất mới ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi<br /> trên thế giới. Kiểm thử phần mềm là lĩnh vực không thể thiếu để hỗ trợ thiết thực cho<br /> ngành công nghiệp phần mềm cạnh tranh mạnh với các quốc gia trong khu vực. Tại Việt<br /> Nam Kiểm thử phần mềm đã và đang phát triển khá mạnh trong khoảng chục năm trở lại<br /> đây nhưng chúng ta đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trên thế giới như Ấn Độ,<br /> Mỹ và Trung Quốc do gặp một thách thức về nguồn cung ứng nhân lực cho dự án của các<br /> công ty còn hạn chế.<br /> 4<br /> <br /> Trước tình hình phải đảm bảo chất lượng sản phầm phần mềm, Việt Nam đã chú trọng xây<br /> dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm phần mềm: Bộ tiêu chuẩn<br /> TCVN 8702:2011 đến TCVN 8708:2011, TCVN 10539:2014, TCVN 10540:2014.<br /> 4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn<br /> 4.1. Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn<br /> Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp không có quy trình kiểm thử phần mềm hoặc tự<br /> xây dựng và ban hành quy trình riêng cho doanh nghiệp (không tuân thủ và được chứng<br /> nhận của tổ chức quốc tế hay trong nước). Do đó, việc xây dựng bộ TCVN để để phục vụ<br /> cho công tác kiểm thử phần mềm là hết sức cần thiết.<br /> Mục đích xây dựng tiêu chuẩn là để cung cấp một mô hình quy trình chung để kiểm thử<br /> phần mềm mà có thể được sử dụng trong bất kỳ vòng đời phát triển phần mềm nào. Mô<br /> hình này quy định các quy trình kiểm thử có thể được sử dụng để kiểm soát, quản lý và<br /> thực thi kiểm thử phần mềm trong bất kỳ tổ chức, dự án hoặc hoạt động kiểm thử phần<br /> mềm nào.<br /> 4.2. Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng<br /> Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để quản lý và thực hiện kiểm thử phần mềm trong bất<br /> kỳ tổ chức, dự án hoặc bất kỳ hoạt động kiểm thử nào. Tiêu chuẩn này có thể được áp<br /> dụng để kiểm thử trong mọi chu kỳ phát triển phần mềm. Nó được dùng cho các kỹ sư<br /> kiểm thử, trưởng nhóm kiểm thử, người phát triển và người quản lý dự án mà chịu trách<br /> nhiệm quản lý và thực hiện kiểm thử phần mềm.<br /> 4.3. Lựa chọn tài liệu tham chiếu chính<br /> Tài liệu tham chiếu chính ISO/IEC/IEEE 29119-2:2013 “Softwave and systems engineering Sofwave testing - Part 2: Test processes”<br /> 4.4. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn<br /> Nhóm chủ trì đã xây dựng tiêu chuẩn TCVN xxxx-2:201x theo phương pháp chấp thuận<br /> có sửa đổi<br /> 5. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn quốc tế về kiểm thử phần mềm ISO/IEC/IEEE<br /> 29119<br /> 5.1. Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO/IEC/IEEE 29119<br /> Bộ tiêu chuẩn mới về kiểm thử phần mềm ISO/IEC/IEEE 29119 gồm 5 phần:<br /> -<br /> <br /> ISO/IEC 29119-1: 2013 Định nghĩa và khái niệm<br /> <br /> -<br /> <br /> ISO/IEC 29119-2: 2013 Các quy trình kiểm thử<br /> <br /> -<br /> <br /> ISO/IEC 29119-3: 2013 Tài liệu kiểm thử<br /> <br /> -<br /> <br /> ISO/IEC 29119-4: 2015 Các kỹ thuật kiểm thử phần mềm<br /> <br /> -<br /> <br /> ISO/IEC 29119-5: Kiểm thử hướng từ khóa (đang dự thảo)<br /> <br /> Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của IEEE và BSI hiện có (IEEE<br /> 829, IEEE 1008, BS 7925-1 và BS 7925-2). Vì không có nhóm làm việc có chuyên môn<br /> về kiểm thử phần mềm trong tiểu ban SC7 nên một nhóm làm việc mới có tên "Kiểm<br /> thử phần mềm” (WG26) đã được thành lập. Đến năm 2013, đã có hơn 20 quốc gia khác<br /> nhau đại diện tham dự nhóm WG26.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2