intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo Cáo trồng trọt cơ bản

Chia sẻ: Ngô Xuân Hưng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

627
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với hơn 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp, do đó mà nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nước ta. Ngành chăn nuôi cũng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Cùng với đó trồng trọt, mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta cũng không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo Cáo trồng trọt cơ bản

  1. z TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  LUẬN VĂN Đề Tài : Báo Cáo trồng trọt cơ bản 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Mục lục I: MỞ ĐẦU 1.1:Đặt vấn đề 1.2: Mục tiêu 1.3: Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 1.4: Phương pháp nghiên cứu 1.5: cơ sở lí luận II: NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP 2.1: Thực trạng nghiên cứu 2.1.1:Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Địa Phương 2.2.2 : Thành tích về trồng trọt trong vài năm gần đây 2.2: Ba công thức trồng trọt cho đất của vùng Công thức 1 Giống lúa nếp N97 (xuân muộn) Giống lúa X21 (mùa trung) Giống cà chua Hồng Châu Công thức 2 Cà rốt PS 3496 (sớm) Lạc xuân MD7 Cà rốt PS 3496 (chính vụ) Công thức 3 Giống lúa khang dân 18 (xuân muộn) Giống ĐT 2006 (đậu tương hè) Khoai tây vụ đông III: KẾT LUẬN 2
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI I: MỞ ĐẦU Với hơn 70% dân số sống dựa vào nông nghiệp, do đó mà nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với nước ta. Ngành chăn nuôi cũng có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Cùng với đó trồng trọt, mấy năm gần đây, ngành nông nghiệp nước ta cũng không ngừng phát triển và đạt được những kết quả đáng khích lệ. 1.1:Đặt vấn đề Hiện nay, nước ta là quốc gia xuất khẩu gạo và các nông sản hàng đầu thế giới, một vài năm gần đây tình hình lương thực trở lên cấp bách cho toàn thế giới. Ta hãy đặt ra một số câu hỏi cho nền sản xuất nông nghiệp nước nhà : - Một diện tích lớn đất được sử dụng cho trồng trọt nhưng sản xuất nông nghiệp thực sự đã hiệu quả chưa? - Chưa sử dụng hết tiềm năng của đất trồng trọt. - Phối hợp các nguồn lực chưa thực sự hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.(như nguồn lao động nhàn dỗi, các vật tư cho sản xuất…) - Trồng phối hợp cây không tốt dẫn đến thừa một số nông sản con số khác thì phải đi nhập khẩu. Từ những vấn đề trên Em quyết định xây dựng 3 công thức trồng trọt cho chính địa phương Em đang sống. 1.2: Mục tiêu - Đánh giá đúng tình hình sản xuất nông nghiệp ở nước ta. - Xây dựng 3 công thức trồng trọt sao cho đạt hiệu quả tối ưu. 1.3: Đối tượng – phạm vi nghiên cứu 3
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Đối tượng: Dựa vào đặc điểm tự nhiên của vùng đất thuộc xã Bình Định- Huyện Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh. Xây dựng 3 công thức trồng trọt cho phù hợp với từng loại đất trong vùng. Phạm vi nghiên cứu: - Trong địa bàn huyện Lương tài cụ thể là xã Bình Định - Thời gian là từ ngày 14- 05 đến ngày 28- 05- 2010. 1.4: Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thông qua cục trồng trọt tỉnh Bắc Ninh. 1.5: cơ sở lí luận Dựa vào những kiến thức đã được học tại Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, kết hợp với những tài liệu thu thập được xây dựng lên bài báo cáo này. II: NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP 2.1: Thực trạng nghiên cứu 2.1.1: Một vài đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Địa Phương Lương Tài (tên cũ là Lang Tài) là một huyện thuộc tỉnh Bắc Ninh. Huyện lỵ là thị trấn Thứa.. Địa lý - Trụ sở Ủy ban Nhân dân: Thị trấn Thứa - Vị trí: Đông Nam Bắc Ninh 4
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Diện tích: 101,2 km² - Số phường/xã: 13 xã, 1 thị trấn Dân số - Số dân: 101.500 - Nông thôn % - Thành thị % Mật độ: 1.003 người/km² - Thành phần dân tộc: Chủ yếu là người kinh Đất đai và khí hậu Lương Tài -Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. 5
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Huyện có diện tích đất phù xa cổ và đất cát pha khá lớn, hệ thống cung cấp nước và phù sa do sông Đuống bồi đắp. Với điều kiện khí hậu rất thuận lợi với diện tích đất thịt có thể trồng 2 vụ lúa và 1 vụ ngô, diện tích đất cát pha có thể trồng các loại cây hoa màu như cà rốt, khoai tây, đậu tương, cà chua... 2.2.2 : Thành tích về trồng trọt trong vài năm gần đây Kết quả lớn nhất trong chuyển dịch nông nghiệp là chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt. Trong cơ cấu cây trồng, diện tích và sản lượng các cây có giá trị cao như rau, khoai tây, dưa các loại, hành, tỏi, cà chua, hoa… tăng nhanh và đang dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu giống cũng có thay đổi tích cực góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Cây lúa đã được gieo cấy chủ đạo bằng lúa thuần Trung Quốc, luá Lai… Năng suất lúa tăng từ 39,3 tạ/ha năm 1997 lên 54,8 tạ/ha năm 2008. Các cây ngô, đậu tương, lac… cũng dần thay thế các giống cũ bằng các giống mới, giống nhập ngoại năng suất cao và chất lượng tốt hơn. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển đổi rõ nét, hầu hết các huyện không còn lúa muộn cấy bằng các giống cũ, dài ngày, năng suất thập. 2.2: Ba công thức trồng trọt cho đất của vùng Công thức 1 Đối với diện tích đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ (G2H2T2I1F1P1) có thể trồng các loại cây sau : GIỐNG LÚA NẾP N97 (xuân muộn) 6
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1. Nguồn gốc: Giống nếp N97 do Bộ môn nghiên cứu chọn tạo giống lúa, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam lai tạo từ tổ hợp: Nếp87/Nếp415 2. Đặc điểm sinh học Giống nếp N97 có thời gian sinh trưởng vụ mùa 108-113 ngày, vụ xuân muộn: 125 –130 ngày. Cây cao 90 cm, cứng cây, chống đổ tốt, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá như nếp N87, đẻ nhánh khỏe, bông dài, số hạt: 170-220 hạt/bông, trọng lượng: 25 –26 g/1000 hạt, xôi dẻo ngon hơn nếp N87. Năng suất trung bình 6-7 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 8 tấn/ha/vụ, đặc biệt có vùng đạt năng suất 12 tấn/ha. Năng suất cao hơn nếp N87 từ 10-20%. 3. Qui trình kỹ thuật gieo cấy a.Thời vụ gieo và cấy: Vụ xuân muộn gieo 25/1 – 5/2 cho thu hoạch vào đầu tháng 6. Chú ý mạ dược tăng cường bón phân ủ mục, hạn chế bón đạm để tăng sức chống rét cho mạ, cấy sau lập xuân. Làm mạ sân che phủ chống rét, cấy khi mạ 18- 20 ngày tuổi. b. Kỹ thuật chăm sóc: - Cấy mật độ: 45-50 khóm/m2, mỗi khóm 2-3 dảnh. - Lượng phân bón cho một sào (360 m2): phân chuồng: 400-500 kg, đạm: 8-10 kg lân: 15-20 kg, kali: 6-8 kg. - Cách bón: nên bón nặng đầu nhẹ cuối, bón lót toàn bộ phân chuồng + lân+ 30% đạm + 30% kali trước khi bừa cấy. 7
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI + Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 7-25 ngày tùy theo vụ và thời tiết) 60% đạm + 30% kali, kết hợp làm cỏ sục bùn lần 1. Làm cỏ lần 2 sau lần 1 là 15 ngày, chú ý nhổ sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ lồng vực (cỏ kê). + Bón đón đòng trước khi lúa trỗ 25-30 ngày: 10% đạm và 40% kali còn lại. GIỐNG LÚA X21 (mùa trung) 1:Nguồn gốc: Giống X21 do viện KHKTTNN Việt Nam lai tạo. 2: Đặc điểm: Giống X21 cứng cây chống đổ tốt, đẻ khoẻ. Bộ lá đứng, chịu rét rất tốt. Rất sạch sâu bệnh, không nhiễm đạo ôn và bạc lá. Dạng hình bông to, chất lượng gạo ngon. Thích hợp trồng ở chân vàn và chân vàn thấp, sâu màu. - TGST: Vụ mùa: 130-135 ngày. - Năng suất đạt: 220-280kg/sào. 3: Kỹ thuật gieo cấy: - Thời vụ: Vụ xuân, gieo 15-25/6, cho thu hoạch vào đầu tháng 11 - Mật độ cấy: 50-55khóm/m3; 3-4 dảnh/khóm. - Phân bón:/1sào: 350-400kg phân chuồng + Đạm Urê 8-9 kg + Lân Supe 10-15kg + Kali 4-5kg. + Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + Lân. - Bón thúc 1: (Khi lúa hồi xanh) 4kg đạm + 2kg Kali. - Bón thúc 2: (Sau lần 1: 10-15 ngày) 2-3kg +2-3kg Kali - Bón thúc đòng: (Khi bóc thấy đòng non dài 0,2cm) bón 1,5-2kg đạm Ure + 2-3kg Kali. GIỐNG CÀ CHUA HỒNG CHÂU 8
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Là giống cà chua lai F1 dạng bán hữu hạn, sinh trưởng, phát triển khoẻ, chiều cao cây từ 1,2 - 1,4 m. Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 - 65 ngày, thời gian thu hoạch kéo dài từ 30 - 60 ngày (tuỳ theo chế độ chăm sóc). - Chống chịu được bệnh vàng xoăn lá - TYLCV, bệnh đốm lá. - Có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm đặc biệt thích hợp cho trồng trái vụ ở miền Bắc và mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long. - Khả năng đậu quả rất tốt, sai quả, trọng lượng quả từ 80 - 120g/quả. Năng suất quả trung bình từ 2,5 - 3,0 kg/cây. - Dạng quả hình trứng (quả hồng), quả chín có mầu sắc đỏ đẹp, thịt quả dầy, quả cứng, không bị nứt quả, ít hao hụt khi vận chuyển xa. - Độ Brix 4,5 - 5,0% phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến. Những điểm chú ý khi trồng cà chua Hồng Châu: 1. Thời vụ: - Có thể trồng ở nhiều thời vụ khác nhau. Trồng tháng 11 đến đầu tháng 1 cho thu hoạch (thời gian thu quả là khoảng 30-60 ngày). - Trước khi trồng đem ươm hạt trong bầu li nông từ 10- 15 ngày, sau khi thu hoạch lúa mùa và làm đất thì co thể đem cây ra trồng. 2. Đất trồng: 9
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Chọn những chân đất thịt nhẹ, đất phù sa cổ, đất cát pha. Ruộng trồng cà chua cần chủ động tưới tiêu. Cần cày bừa kỹ và dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Nên luân canh cây cà chua với các cây trồng khác, không nên trồng cà chua nhiều vụ liên tiếp hoặc trồng trên đất đã trồng các cây họ cà trước đó. 3. Mật độ trồng: - Trồng luống (hàng đôi) 1,2 - 1,4 m, luống cao 20 - 30 cm, trồng hàng cách hàng 50 - 60 cm, cây cách cây 40 - 45 cm. Luống đơn 0,9 - 1m, trồng cây cách cây 40 - 50 cm. - Mật độ trồng khoảng 2.200 - 2.500 cây/1.000 m2 tương đương 800 - 900 cây/sào Bắc bộ 360 m2. 4. Chăm sóc: - Làm giàn: Làm giàn cao 1,6 - 2m, có 2 - 3 tầng giàn ngang (cắm chà cao 1,5 – 2m, giăng 2 tầng). - Tỉa cành: Mỗi cây giữ lại 1 thân chính và một nhánh bên, tỉa bỏ các nhánh còn lại. - Tưới tiêu: Phải giữ ẩm thường xuyên cho cây cà chua đặc biệt ở giai đoạn ra hoa và quả non. Cần chú ý thoát nước tốt, tránh ngập úng. Công thức 2 Đối với diện tích đất có thành phần cơ giới thịt cát pha (G2H2T1I1F1P1) có thể trồng các loại cây sau : 10
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CÀ RỐT PS 3496 Thời gian sinh trưởng từ 95- 100 ngày 1. Thời vụ. Ở các tỉnh phía Bắc và miền trung đều có thể gieo loại cà rốt này; Chính vụ: gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 đến tháng giêng năm sau 2. Làm đất, bón phân, gieo hạt Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, lên luống ruộng 1,2m, cao 0,2m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rải phân đều mặt luống, trộn đảo kỹ và lấp một lần đất mỏng lên trên. Lượng phân bón cho 1 hecta như sau: - Phân chuồng hoai mục 20 tấn (7 - 8 tạ/sào Bắc Bộ). - Đạm urê 40 kg (1,5 kg/sào). - Lân supe 100 kg (3 - 4 kg/sào). - Kali sunphat 60 kg (2,5 kg/sào). Toàn bộ số phân trên dùng để bón lót. Rất hạn chế bón thúc vì bộ phận ăn được của cà rốt là củ (rễ phình) sẽ là nơi tích luỹ NO3 lớn nhất nếu bón phân không cân đối và kéo dài. 11
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Cà rốt để liền chân, gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng 3 - 4 kg/ha. Do hạt cà rốt khó thấm nước, khó nảy mầm nên trước khi gieo cần ủ thúc. Chà xát nhẹ cho gãy hết lớp lông cứng rồi ủ với mùn mục, tới giữ ẩm trong 2 - 3 ngày sau đó rắc đều hạt trên mặt luống. Rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tới ẩm đều mỗi ngày một lần trước khi cây mọc. Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang luống với khoảng cách hàng 20 cm. Khi cây mọc đều, tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun, nhặt cỏ cho cây. 3. Chăm sóc. Thời kỳ cây con (cha hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ). Giữ ẩm đều cho cây (3 ngày tới một lần), hạn chế tưới rãnh. Nếu cây xấu có thể hoà 3 - 4 kg đạm urê + 2 kg kali tưới cho cây tr- ước giai đoạn phình củ, hoặc sử dụng phân bón lá. 4. Phòng trừ sâu bệnh. - Các loại sâu trên cà rốt có sâu xám, sâu khoang và rệp. Với sâu xám, sâu khoang chủ yếu bắt bằng tay. Nếu mật độ sâu khoang nhiều có thể dùng Trebon 10 EC hoặc Sherpa 25 EC phun với lượng 0,05%. Đối với rệp dùng HCD 2 - 4%. Bệnh thối đen (Alternaria radicirima M.P.et all.) và thối khô (Pronarostrupii) ở trên thân, lá, củ. Trong các trường hợp này cần áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp là chủ yếu. 12
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 5. Thu hoạch. Khi các lá phía dưới vàng, lá non ngừng sinh trưởng và đủ thời gian sinh trưởng của giống thì thu hoạch. Nhổ củ rửa thật sạch bằng nước sạch để cả lá chuyển về trước khi giao hàng. LẠC XUÂN MD7 1. Kỹ thuật trồng lạc: - Lượng giống: 7 -8 kg lạc củ /sào - Thời gian sinh trưởng: vụ xuân 115-120 ngày - Thời vụ: Vụ xuân gieo từ 15/1 - 25/2 dương lịch (giữa tháng 1) cho thu hoạch trong tháng 6. - Kỹ thuật làm đất và lên luống: Yêu cầu làm đất phải tơi xốp, làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành lên luống. Lên luống rộng 1,0 - 1,5 m, luống cao 25 - 30 cm, trên đất bãi thoát nước có thể trồng theo băng, mỗi băng rộng 5-6 m rạch hàng theo chiều dọc hoặc chiều ngang luống… 2. Kỹ thuật chăm sóc: * Phân bón: (Cho 1 sào) 13
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Lạc yêu cầu bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu phải bón thêm Kali. Các giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới yêu cầu thâm canh cao hơn các giống cũ. - Lượng phân bón: Phân chuồng: 300-350 kg Phân đạm: 3 -4 kg Phân Kali: 3 - 4 kg Phân Lân: 15 kg Vôi Bột: 15 kg - Cách bón: + Vôi bón lót 50% trước khi rạch hàng. - Dùng cuốc rạch hàng sâu 5-7 cm, Khoảng cách hàng x hàng 30-40 cm, hàng ngoài cách mép luống 10-15 cm cây cách cây 10 -15 cm, gieo 1hạt/hốc + Lượng phân hoá học dùng để bón lót cho một sào gồm Supelân 15 kg + 1,5-2kg kali +1,5 -2kgđạm, trộn đều và rải xuống rạch. lượng phân hữu cơ bón sau cùng (300-350 kg), sau khi bón phân xong lấp một lớp đất dày 2- 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp với phân. + Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật: Đạm urê 1,5 -2 kg+1,5 -2 kg kali + 4kg vôi bột + Sau khi lạc ra hoa rộ từ 7-10 ngày bón nốt lượng Vôi còn lại, không trộn vôi với loại phân nào khác. * Gieo hạt: -Trước khi gieo, nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ. 14
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt rễ nảy mầm, gieo hạt cách xa phân bón lót 3-4 cm, nếu để hạt tiếp súc với phân thì hạt sẽ bị chết sót. Khi gieo xong cần lấp một lớp đất dày 1-2 cm phủ kín hạt. * Chăm sóc: + Sau trồng 4-5 ngày tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất khoảng. - Xới lần 1: Khi cây có 2 -3 lá thật (sau mọc 10 -12 ngày). Lúc này cần xới phá váng không vun để tạo độ thoáng dưới gốc để cho 2 lá mầm lộ ra, tạo điều kiện cặp cành cấp 1 phát triển tốt. - Xới cỏ lần 2: Khi cây có 7 - 8 lá thật (sau mọc 30 - 35 ngày), trước khi ra hoa lần này nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, để rễ lạc sinh trưởng phát triển tốt, chú ý không vun gốc - Xới cỏ lần 3: Kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7 - 10 ngày. -Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả, có thể tưới phun, hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để tưới ngấm đều rồi tháo cạn. * Phòng trừ sâu bệnh: - Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp: Bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. 15
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CÀ RỐT PS 3496 (chính vụ) - Thời gian sinh trưởng từ 95- 100 ngày - Gieo trồng: Sớm: gieo cuối tháng 6 đầu tháng 7 sau khi đã thu hoạch lạc và làm đất song, thu hoạch trong tháng 10. - Trồng tiếp vụ thứ 2, kĩ thuật và đặc tính của cây như ở trên. Công thức 3 Đối với diện tích đất có thành phần cơ giới thịt cát pha (G2H2T1I1F1P1) có thể trồng các loại cây sau : GIỐNG LÚA KHANG DÂN 18 Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc. Đặc tính nông sinh học: - Khang dân 18 là giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 105 - 110 ngày, - Chiều cao cây: 95 - 100 cm. Phiến lá cứng, rộng, gọn khóm, màu xanh vàng. Khả năng đẻ nhánh trung bình đến kém. - Hạt thon nhỏ, màu vàng đẹp. - Chiều dài hạt trung bình: 5,93 mm. - Tỷ lệ chiều dài/ chiều rộng hạt là 2,28. - Trọng lượng 1000 hạt 19,5 – 20,2 gram. - Gạo trong. Hàm lượng amylose: (%):24,4. 16
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - Năng suất trung bình: 50 - 55 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt: 60 - 65 tạ/ha. - Khả năng chống đổ trung bình đến kém, bị đổ nhẹ – trung bình trên chân ruộng hẩu. Chịu rét khá. - Là giống nhiễm Rầy nâu. Nhiễm vừa bệnh Bạc lá, Bệnh đạo ôn. Nhiễm nhẹ với Bệnh Khô vằn. Thời vụ và kĩ thuật gieo trồng: Là giống lúa có khả năng thích ứng rộng, Cấy 3 - 4 dảnh/ khóm, mật độ cấy 50 - 55 khóm/m2. Nhu cầu phân bón cho 1 ha: - Phân chuồng: 8 tấn. - Phân đạm Ure: 160 - 180kg - Phân lân Supe: 300 - 350kg - Phân Kali: 100 - 120kg - Làm cỏ, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. GIỐNG ĐT 2006 Giống đậu tương ĐT 2006 có thời gian sinh trưởng trung bình 80-90 ngày, cây cao trung bình 40-50cm, thân to và cứng, ít đổ, lá nhỏ, màu xanh 17
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI nhạt. Thân có từ 12-18 đốt, phân cành nhiều (4-8 cành/cây). Hoa màu trắng, sai quả (60-150 quả/cây), trong đó số quả có 3 hạt chiếm tới 60-65%, 30- 35% số quả có 2 hạt, quả 1 hạt chỉ có từ 1-5%. Khối lượng 1.000 hạt đạt từ 150-170g, hạt màu vàng sáng, rốn (mày) hạt màu nâu. - ĐT 2006 có khả năng kháng các bệnh rỉ sắt và phấn trắng cao nên thích hợp cho gieo trồng vụ xuân, xuân muộn, vụ hè và thu đông. - Năng suất hơn 4 tấn/ha trên diện rộng, đặc biệt là giống cho năng suất cao nhất ở các vụ hè và hè thu, nếu thâm canh tốt có thể đạt trên 6 tấn/ha. - Thời vụ: ĐT 2006 có thời vụ gieo trồng rộng, trồng được nhiều vụ trong năm; gieo hạt vào cuối tháng 6 đầu tháng 7. Thu hoạch vào đầu tháng 10. - Phân bón: Lượng phân tính cho 1ha gồm: 5 tấn phân chuồng hoai mục + 40kg N + 60kg P2O5 + 40kg K2O. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Lượng phân đạm và kali dùng bón thúc chia làm 2 lần kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc lần 1 sau gieo 10-15 ngày và lần 2 sau lần 1 khoảng 2-3 tuần. - Khoảng cách mật 40-45cm x 8-15cm/cây (20-25cây/m2) - Thu hoạch lúc 1/2 số quả có vỏ đã chuyển sang khô. Thu hoạch vào những ngày nắng ráo. Có thể xử lý cho rụng lá trước khi thu hoạch 1 tuần bằng các biện pháp như: ngâm nước, phun ethrel hoặc nước muối, phân kali… Cắt gốc, rải trên sân phơi 1 nắng, đưa vào nơi khô ráo, xếp dựng cây đứng không được đắp đống cao trên 0,5m, ngày thứ 3 đem phơi tiếp 1 nắng 18
  19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI rồi đập lấy hạt đợt 1 để làm giống. Số còn lại ủ tiếp 2 ngày, đập lấy hạt, phơi khô còn độ thủy phần 10-13% đem vào cất giữ, bảo quản làm đậu thương phẩm. KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG Do khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn (90 ngày) Nếu thực hiện tốt các khâu từ khâu giống đến khâu kỹ thuật một chu kỳ khoai tây cho chúng ta một lượng sản phẩm đáng kể (15-25 tấn/ha). Để vụ trồng khoai tây cho năng suất và chất lượng cao trong vụ đông cần phải thực hiện các bước cơ bản sau đây: 1. Đất trồng, làm đất và lên luống Khoai tây là loại cây trồng có thể trồng trên nhiều loại đất như trên chân đất vàn cao hoặc vàn, có điều kiện tưới tiêu nước chủ động. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20 - 25 cm, luống rộng 1,2 m (bao gồm cả dãnh luống), mặt luống rộng 90 cm cho luống khoai tây trồng hàng đôi. 2. Thời vụ gieo trồng Vụ đông: Trồng từ 15/10 đến 15/11. 3. Mật độ và khoảng cách Để khoai tây có năng suất ổn định, việc đảm bảo mật độ trồng là cần thiết, thông thường nên trồng khoai tây từ 5-6 khóm/m2 tương đương 1.300- 19
  20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1500 củ giống/sào Bắc bộ. Luống trồng hàng đôi nên bố trí khoảng cách trồng là: 40 x 30cm, trồng xong phải lấp củ với độ sâu 3-5 cm. 4. Phân bón và cách bón Để khoai tây có năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cho 1 ha là: 15 - 20 tấn phân chuồng, 150 kg N, 150 kg P2O5, 150 kg K2O. Tương tự một sào Bắc bộ (360m2) cần là: 500-700kg phân chuồng, 10-12 kg đạm urea, 15- 20kg lân super, 9-10 kg kali clorua với cách bón như sau: - Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 đạm và 1/3 kali. - Bón thúc lần 1: 1/3 đạm và 1/3 kali kết hợp vun xới lần 1. - Bón thúc lần 2: hết số đạm và số kali còn lại kết hợp vun xới lần 2. 5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Khi trồng tuyệt đối không cho củ giống tiếp xúc với phân hoá học. Đất phải được giữ ẩm thường xuyên để giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển thân, lá củ được thuận lợi. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15-20 ngày tuyệt đối không được tưới nước nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng củ khoai tây. Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc khi phát hiện có rệp, nhện bằng thuốc Confidor, Pegaus, Shepar nồng độ 0,1-0,2%... Hoặc trừ bệnh mốc sương bằng thuốc Rhidomil, Zinep 20-25 gr/bình. Phun đều hai mặt của lá. 6. Thu hoạch 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2