Đề bài: Bình giảng đoạn văn sau trong bài tùy bút “Người lái đò Sông Đà" của <br />
Nguyễn Tuân: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà… nó khắc hẳn những con đò đuôi én <br />
thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Từ "Vang bóng một thời" (1940) đến "Sông Đà” (1960), con đường sáng tạo văn chương <br />
của Nguyễn Tuân đã trải qua 20 năm tròn. Tùy bút "Sông Đà" làm cho chân dung văn học <br />
của Nguyễn Tuân thêm tươi sáng, rạng rỡ. Với 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, "Sông <br />
Đà" đã khẳng định vị trí vẻ vang của Nguyễn Tuân trong lịch sử văn học Việt Nam hiện <br />
đại, tô đậm một phong cách nghệ thuật uyên bác, độc đáo, tài hoa để ta thêm yêu mến tự <br />
hào.<br />
<br />
"Người lái đò Sông Đà" rút trong tập tùy bút “Sông Đà” thể hiện cá tính sáng tạo của <br />
Nguyễn Tuân trên một tầm cao phát triển mới. Là nhà văn của những tính cách phi <br />
thường, Nguyễn Tuân phát hiện, miêu tả con người Tây Bắc mang bao phẩm chất tuyệt <br />
đẹp mà ông gọi đó là "chất vàng mười" của tâm hồn. Là một con người yêu thiên nhiên <br />
tha thiết, ông nói về cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về <br />
núi và sông, về cỏ cây trên một vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng.<br />
<br />
Bút pháp của Nguyễn Tuân rất biến hóa. Lúc thì ông miêu tả sông Đà “hung bạo và trữ <br />
tình" qua cặp mắt ông lái đò dũng cảm tài hoa. Lúc thì ông nhắc đến sông Đà như một "cố <br />
nhân" sau những ngày dài ở rừng đi núi “them chỗ thoáng” và khi gặp lại con sông "vui <br />
như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng". Có lúc <br />
Nguyễn Tuân từ trên tàu bay nhìn xuống Đà Giang bâng khuâng dõi theo dáng hình của nó <br />
"tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”. Có lúc ông lại trôi theo con đò êm êm xuôi <br />
dòng để thăm thú và tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú mà nhiều người trong chúng ta <br />
thèm khát. Nhà văn đang miêu tả hay đang tâm tình. Đây là một đoạn tùy bút đẹp, gợi tả <br />
vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của miền trung lưu Sông Đà, một bài thơ trữ tình bằng văn <br />
xuôi hiếm có:<br />
"Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ… và con sông đang trôi những <br />
con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển <br />
trên dòng trên".<br />
<br />
Nếu trong cảnh vượt thác, Nguyễn Tuân tung ra một vốn từ ngữ phong phú, chính xác, <br />
mới lạ để diễn tả cuộc chiến giữa ông đò với thần sông, thần đá có đủ quân đông, tướng <br />
dữ, bằng một giọng văn mạnh mẽ, nhịp văn gấp như thác gầm, sóng réo, thì đến đoạn <br />
văn này giọng văn, nhịp điệu thay đổi hẳn: nhẹ nhàng, lâng lâng, mơ màng, vẻ đẹp thơ <br />
mộng, êm đềm của Đà Giang ở quãng trung lưu được diễn tả đầy chất thơ. Đó là quãng <br />
sông từ thác Tiếu trở xuống, như một câu tục ngữ Thái đã nói: "Qua thác Tiếu trải chiếu <br />
mà nằm" mới có vẻ êm đềm thơ mộng ấy. Câu văn toàn thanh bằng diễn tả con thuyền <br />
êm ái, nhẹ nhàng trôi xuôi: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà...". Một không gian nghệ thuật <br />
"lặng tờ” như ru “ông khách sông Đà" vào giấc mộng phiêu du. Cái ý "lặng tờ" được nhấn <br />
đi nhấn lại như ướp hương rừng gió núi vào hồn người mà lắng nghe, mà cảm nhận, mà <br />
thưởng ngoạn: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, <br />
quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi".<br />
<br />
Ngược thời gian một thiên niên kỷ về trước, hai tiếng "lặng tờ” dẫn người đọc trở về <br />
với "mây trăm năm thấp thoáng mộng hình yên" (Hoàng Cầm). Đã có cái “phẳng lặng tờ" <br />
của con sông trong cổ thi: “Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ" nên mới có cái "lặng tờ" <br />
êm như ru của sòng Đà mà Nguyễn Tuân cảm mến.<br />
<br />
Mơ màng nhìn dòng sông, nghe nước êm trôi “lặng tờ”, ông khách sông Đà bâng khuâng <br />
nhìn xa, nhìn gần cảnh ven sông. Bao trùm cảnh vật là một màu xanh hoang sơ, hồn nhiên. <br />
Cũng thấy nương ngô "nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” đã có dấu ấn của con người in <br />
trên màu xanh mỡ màng ấy, nhưng thật vô cùng ngạc nhiên “mà tịnh không một bóng <br />
người". Chỉ có đồi gianh nối tiếp đồi gianh trùng điệp với những “nõn búp" ngon lành. <br />
Hình ảnh đàn hươu xuất hiện trên màu xanh bát ngát những đồi gianh là một nét vẽ tài <br />
hoa làm cho bức tranh thiên nhiên sông Đà đượm màu “hoang dại” và "cổ tích". Không <br />
phải chú nai vàng ngơ ngác trong cái xào xạc của lá thu rơi thuở nào mà ở đây chỉ có: "Cỏ <br />
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm <br />
sương đêm". Chỉ có Nguyền Tuân mới có cái nhìn ấy, mới có cách nói, cách tả độc đáo <br />
ấy; ông đã thả hồn mình vào cảnh vật, mà yêu mến, nâng niu. Câu văn của ông tưởng như <br />
là hai vế của một câu song quan trong bài phú lưu thủy:<br />
<br />
"Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử<br />
<br />
Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.<br />
<br />
Nguyễn Tuân so sánh không phải để cụ thế hóa sự vật mà là trừu tượng hóa, thơ mộng <br />
hóa cảnh vật. "Bờ tiền sử", "nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” là chữ của nhà văn bậc thầy về <br />
ngôn ngữ này. Nguyễn Tuân không dựa vào trực giác để so sánh, ông đã dùng tưởng <br />
tượng để tạo nên những liên tưởng, những so sánh đầy chất thơ và rất kì thú, gieo vần <br />
vào tâm hồn người đọc bao cảm xúc, để cùng ông tận hưởng cái vẻ đẹp "hoang dại” và <br />
“hồn nhiên" của Đà Giang.<br />
<br />
Rồi từ trong cái không gian "hoang dã" ấy của đôi bờ sông Đà, Nguyễn Tuân khao khát <br />
sống, khao khát "thèm" một âm vang của thời đại. Từ giấc mơ của “bờ tiền sử" chuyển <br />
sang giấc mơ về một tương lai huy hoàng qua một tiếng còi tàu kì diệu,... Trong mộng <br />
tưởng có nhiều say mê: "Chao ôi thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của <br />
một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ Yên Bái – Lai Châu”. Ông yêu sông Đà <br />
với cái "hồn nhiên", "hoang dại" của nó, đã "nhìn sông Đà như một cố nhân”, ông còn <br />
"thèm" ánh sáng của thời đại chiếu rọi đôi bờ Đà Giang, đưa người đọc cùng ông bay lên <br />
cùng "ngọn gió ngày mai thổi lại”. Chất lãng mạn trong văn Nguyễn Tuân dìu dịu trong <br />
hương hoa " bữa tiệc thạch lan hương” thuở nào, chỉ đủ cho ta mơ ước về một viễn <br />
cảnh... Đó là dư vị, là nhã thú mà ta cảm nhận được qua tiếng còi xúplê mơ màng. Cuộc <br />
đối thoại giữa ông khách sông Đà và con hươu thơ ngộ đích thực là một bài thơ trữ tình kì <br />
diệu, một giấc mơ chập chờn chơi vơi trong cái lặng tờ của ven sông. Cái tĩnh lặng của <br />
khoảnh khắc giao cảm thần tiên giữa ông khách sông Đà với đàn hươu núi đã lên đến đỉnh <br />
điểm. Trên cái nền xanh của cỏ sương, hươu chăm chăm nhìn người như dò hỏi. Lòng <br />
người và tạo vật cùng rung động: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ <br />
sương, chăm chăm nhìn tôi lư lừ trôi trên một mũi đò". Hươu nhìn người mà ngơ ngác... <br />
Người nhìn đàn hươu mà lâng lâng chìm vào mộng tưởng. Không một tiếng động nhỏ. Cả <br />
một không gian nghệ thuật trở nên tĩnh lặng, thiêng liêng, nhiệm màu. Hươu hỏi người <br />
hay người tự hỏi? Một giả định vừa thực vừa mộng ảo, siêu thực mà lãng mạn. Từ cõi <br />
mộng mà trở về thực tại với bao nỗi bồi hồi: Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà <br />
như hỏi mình bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải <br />
ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?". Có thể nói những nét vẽ của Nguyễn <br />
Tuân về đàn hươu núi là những nét vẽ tài hoa, độc đáo, đã gợi tả cái vẻ đẹp hồn nhiên <br />
hoang dại của đôi bờ con sông Đà, đã tạo nên chất thơ, chất mộng ảo, dào dạt trong lòng <br />
người và thiên nhiên tạo vật. Câu chữ rất có duyên gợi lên cái hồn của cảnh vật: “Con <br />
hươu thơ ngộ”, "ngẩng đầu nhung", "áng cỏ sương", "chăm chăm nhìn", “con vật lành”, <br />
“tiếng còi sương…”. Nguyễn Tuân đã nhìn thiên nhiên với cái nhìn phát hiện ở những chi <br />
tiết, dáng vẻ mang tính thẩm mĩ tài hoa.<br />
<br />
Cảnh biến đổi nên câu văn Nguyên Tuân cũng co duỗi biến hóa. Một tiếng động nhỏ của <br />
con cá dầm xanh như làm cho ông khách sông Đà chợt tỉnh mộng. Mượn cái động để tả <br />
cái tĩnh được vận dụng sáng tạo, mở ra một không gian nghệ thuật mới. Cá quẫy, đàn <br />
hươu vụt biến, cá vọt lên mặt sông “bụng trắng như bạc rơi thoi”. Như một đoạn phim <br />
chuyển cảnh từ tĩnh qua động để rồi tĩnh lặng hơn. Hươu núi vụt biến, cá bụng trắng <br />
vượt lên rồi rơi xuống, lặn xuống; trước mắt du khách chỉ còn là một màu xanh của nước, <br />
màu xanh của cỏ gianh đồi núi. Câu văn "Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng <br />
trắng như bạc rơi thoi" là một câu văn đẹp, có âm thanh, có màu sắc, có cái nghe thấy, có <br />
vật nhìn thấy, có điều cảm thấy. Hình ảnh so sánh “đàn cá... bụng trắng như bạc rơi thoi" <br />
đầy chất thơ vừa gợi tả sắc trắng (như bạc), vừa chỉ rõ dáng hình thon dài (như thoi) của <br />
đàn cá dầm xanh.<br />
<br />
Cá quẫy... đàn hươu vụt biến... Và ông khách sông Đà chợt tỉnh mộng, trở về thực tại, với <br />
con đò trôi xuôi, êm ái, lặng tờ. Vốn là một nhà văn tài hoa, uyên bác, những câu văn, câu <br />
thơ cổ kim đông tây, ông "giắt đầy mình", vui thì ông đưa duyên, buồn thì ông ngâm ngợi. <br />
Tản Đà với Nguyễn Tuân là đôi bạn vong niên. Chưa có thi sĩ nào viết nhiều và viết hay <br />
về núi Tản sông Đà như Nguyễn Khắc Hiếu. Có trăng phải có rượu, cũng như có cảnh <br />
đẹp thì phải ngâm thơ. Nguyễn Tuân coi sông Đà là “cố nhân", nên lấy thơ thi sĩ Tản Đà <br />
mà ngâm vịnh, mà ngắm cảnh đẹp Đà Giang, hỏi có còn nhã thú nào bằng? Tản Đà có ba <br />
bài thơ trường thiên cùng chung một giọng điệu: "Thư đưa người tình nhân không quen <br />
biết" (1918), "Thư trách người tình nhân không quen biết" (1921), “Thư lại trách người <br />
tình không quen biết” (1926). Nguyễn Tuân chỉ trích hai câu trong bài thơ thứ hai, trích 2 <br />
câu hay nhất, đích đáng nhất, lại vừa hợp cảnh, hợp tình. Ông viết:<br />
<br />
“Thuyền tôi trôi trên "dải sông Đà bọt nước lênh đênh – bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình" <br />
của"một người tình nhân chưa quen biết”(Tản Đà). Việc trích dẫn thơ Tản Đà ở đây còn <br />
mang một ý nghĩa "tri âm". "Rượu ngon không có ban hiền” để cùng nhau “đối tửu”. Cũng <br />
như có cảnh đẹp mà thiếu bạn thì cái tình yêu hoa thưởng nguyệt đã giảm đi ít nhiều nhã <br />
thú, Đọc thơ bạn, ngâm thơ bạn trong lúc này, Nguyên Tuân xem như bạn đang cùng mình <br />
ngồi trên con thuyền trôi trên “dải sông Đà bọt nước lênh đênh…” – mơ màng tâm tình và <br />
thưởng ngoạn. Đó là tài tử, là tài hoa. Đó là tri âm, tri kỉ.<br />
<br />
Càng về xuôi, sông Đà càng rộng thêm ra, dòng sông mênh mông hơn, êm nhẹ hơn. Nhìn <br />
dòng sông nước chảy "lững lờ", nhà văn cảm thấy nó “như nhớ thương những hòn đá thác <br />
xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Dòng sông vẫn “lững lờ” êm trôi "như đang <br />
lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con đang trôi những con đò mình nở <br />
chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt dây cổ điển trên dòng trên"."Con <br />
đò mình nở chạy buồm vải", “con đò đuôi én thắt dây cổ điển” là nhận xét, là cách tả, là <br />
cách dùng từ rất độc đáo của Nguyễn Tuân. Mỗi câu, mỗi chữ đều phải linh hồn vào <br />
dòng sông, vào con đò, vào cảnh vật. Những so sánh ẩn dụ, những nhân hóa trong đoạn <br />
văn này cho thấy một tình yêu sông núi thiết tha, một cái nhìn đằm thắm nồng hậu, một <br />
cái lắng nghe trìu mến yêu thương. Nguyễn Tuân như đang mở rộng lòng mình, tâm hồn <br />
mình với dòng sông, để cùng với nó mà "lắng nghe", mà nhớ thương, những âm vang, <br />
những nhịp sống ấm áp của cuộc đời. Ta cảm thấy có một dòng sông đang êm trôi, đang <br />
lững lờ trong tâm hồn mình, bát ngát mênh mông... Văn Nguyễn Tuân không chỉ đem đến <br />
cho ta bao nhã thú mà còn để lại nhiều dư vị, dư ba là vậy!<br />
<br />
Nguyễn Tuân yêu sông Đà, yêu Tây Bắc, yêu một trời hoa ban, yêu một sắc đào Tô Hiệu, <br />
yêu một ông lái đò dũng mãnh tài ba, lúc vượt thác cũng như lúc ngồi trong hang đá nướng <br />
ống cơm lam,... Bác Nguyễn yêu cái lặng tờ của dòng sông, yêu đàn hươu rừng thơ ngộ, <br />
yêu một tiếng cá dầm xanh quẫy, vọt lên mặt sông "bụng trắng như bạc rơi thoi". Tác giả <br />
"Sông Đà" còn yêu và say mê ngắm “con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển" của người <br />
Thái, "con đò mình nở chạy buồm vải” của người Kinh, người Mường... Yêu sông Đà, <br />
yêu cảnh sắc sông Đà, yêu Tây Bắc, với Nguyễn Tuân, với chúng ta, chính là tình yêu <br />
sông núi, yêu con người Việt Nam cần cù, nhân hậu, dũng cảm, tài ba...<br />
<br />
Đoạn văn trên đây chỉ là một đoạn ngắn trong bài tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, chỉ nói <br />
về một nét đẹp vẻ đẹp thơ mộng của Đà Giang ở quãng trung lưu. Tuy vậy, ta vẫn <br />
cảm được cái hay, cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân. Một chất thơ tỏa rộng, man mác. Một <br />
ngòi bút nhiều khám phá, sáng tạo và kiến tạo trong tạo hình, dựng cảnh, trong dung chữ, <br />
đặt câu. Những so sánh, ẩn dụ và liên tưởng rất gợi. Đây là một đoạn hay và đẹp nói về <br />
hương sắc đất nước. Chất tài hoa, tài tử, cái bề thế độc đáo, sắc sảo và uyên bác của <br />
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân để lại dấu ấn trên “trang hoa", "tờ hoa" này... Người <br />
đọc vẫn cảm thấy mình trở thành “ông khách sông Đà” đang cùng con thuyền nhẹ trôi trên <br />
Đà Giang cùng với Bác Nguyễn say mê ngắm cảnh đẹp của hương núi, hoa ngàn và lắng <br />
nghe tiếng cá dầm xanh quẫy trên cái lững lờ của dòng sông "dải sông Đà bọt nước lênh <br />
đênh..."...<br />