Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 5
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)” để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu 2. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành 3. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Long Khánh B 4. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Ngô Gia Tự 5. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Quảng Nam 6. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi
- MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 Môn Địa lí - lớp 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNK TL Q Chủ đề 1- Nêu được 1-Giải thích 1: một số đặc điểm được sức ép Địa lí về dân tộc. của dân số dân cư - Nắm được sự đối với việc phân bố các dân giải quyết tộc ở nước ta. việc làm ở 2- Nắm được nước ta. một số đặc điểm của dân số nước ta. 3- Hiểu được tình hình phân bố dân cư nước ta 4- Nêu được số dân và gia tăng dân số ở nước ta 5. Nắm được đặc điểm về sự phân bố dân cư và MDDS. 5- Nêu được đặc điểm về nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta. Số câu 9 1 Số điểm 3đ 1đ 10 (4đ) Chủ đề 1- Trình bày sơ Trình bày được 2: lược về quá trình thành tựu và thách Địa lí phát triển của nền thức trong phát kinh tế kinh tế Việt Nam. triển kinh tế của - Thấy được nước ta. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là
- ngành chính. - Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi. 3- Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. 4- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. - Trình bày được đặc điểm về nguồn lợ thủy sản, sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. - Số câu 12 1 13 Số điểm 4đ 2đ (6đ) TS câu 12 0 9 0 1 0 1 23 TS điểm 4đ 3đ 2đ 1đ 10 đ TL% 40% 30% 20% 10% 100%
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: ĐỊA LÍ 9 Năm học: 2021-2022 Tên Chủ đề Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng Vận dụng cao 1- Nêu được một Nội dung 1: số đặc điểm về Địa lí dân cư dân tộc. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2- Trình bày được một số đặc điểm Giải thich của dân số nước được sức ta. ép của dân 3- Trình bày được số đối với tình hình phân bố việc giải dân cư nước ta. quyết việc 4- Trình bày về số làm ở dân và gia tăng nước ta dân số ở nước ta hiện nay. 5. Trình bày đặc điểm về sự phân bố dân cư và MDDS. 6- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta. Số câu 9 câu 1 câu 10câu 1- Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trình bày - Thấy được chuyển được thành dịch cơ cấu kinh tế. tựu và Nội dung 2: 2- Trình bày được tình thách thức Địa lí kinh tế hình phát triển của sản trong phát xuất nông nghiệp : phát triển kinh triển vững chắc, sản tế của nước phẩm đa dạng, trồng trọt ta. vẫn là ngành chính. - Trình bày và giải thích sự phân bố của một số
- cây trồng, vật nuôi. 3- Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng. 4- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ. - Trình bày được đặc điểm về nguồn lợ thủy sản, sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. Số câu 12 câu 1câu 13 câu Tổng Số câu 12 câu 9câu 1 câu 1 câu 23câu Số điểm : 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ TL % 40% 30% 20% 10% 100%
- PHÒNG GDĐT HỘI AN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU Năm học: 2021-2022 Môn: Địa Lí 9 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: Điểm: Lớp: A.TRẮC NGHIỆM: ( 7 ĐIỂM ) Đánh dấu (X) vào trước phương án trả lời đúng nhất: Câu 1:Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc ít người có vị trí A. bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam. B. làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ. C. góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam. D. trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam. Câu 2:Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở A. ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. B. kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. các nghề truyền thống của mỗi dân tộc, trang phục. D. ngôn ngữ, trang phục, địa bàn cư trú. Câu 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người là A. miền núi và trung du. B. trung du và miền núi Bắc Bộ. C. khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên. D. các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do A. ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động. C. mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp. D. quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" còn phổ biến. Câu 5.Đặc điểm nổi bật trong sự phân bố dân cư của nước ta là A. mật độ dân cư cao B. tập trung ở nông thôn C. tập trung đông ở thành phố D. rất không đồng đều Câu 6.Dân cư nước ta phân bố không đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào? A. Hải đảo B. Miền núi C. Trung du D. Đồng bằng Câu 7. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao. Câu 8. Thế mạnh của người lao động nước ta hiện nay là A. có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh chóng. B. mang sẵn phong cách sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. C. có kinh nghiệm trong sản xuất ngư nghiệp và sản xuất lâm nghiệp. D. có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và tiếp thu khoa học kĩ thuật. Câu 9. Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào? A. Phân bố lại dân cư và lao động B . Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn C. Đa dạng các loại hình đào tạo D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị Câu 10.Công cuộc đổi mới ở nước ta được triển khai từ năm A. 1986. B .1981. C. 1975. D. 1996. Câu 11.Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng
- A. quốc hữu hóa, công nông nghiệp. B. hiện đại hóa, quốc hữu hóa. C. công nghiệp hóa,quốc hữu hóa. D. công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 12. Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là A. đất đai. B. khí hậu. C. nước. D. Sinh vật. Câu 13. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là A. chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có. B .phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ. C. phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. D. khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thống đê ven sông. Câu 14.Sự giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt cho thấy A. nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa. B .ngành trồng trọt nước ta đang phát triển đa dạng cây trồng. C. nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới. D. nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa và phát triển đa dạng cây trồng. Câu 15. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là A. cây hoa màu . B .cây lương thực. C. cây công nghiệp. D. cây ăn quả và rau đậu Câu 16. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là A. diện tích đất trồng bị thu hẹp. B . công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm. C. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp. D. đã đảm bảo được lương thực thực phẩm. Câu 17. Ở nước ta chăn nuôi trâu chủ yếu ở A.Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B .Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 18. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với A. các đồng cỏ tươi tốt. B .vùng trồng cây ăn quả. C. vùng trồng cây công nghiệp. D. vùng trồng cây lương thực. Câu 19.Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển thuộc loại rừng nào? A. Rừng sản xuất B . Rừng phòng hộ C. Rừng đặc dụng D. Rừng nguyên sinh Câu 20.Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là A. Cà Mau, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang. B . An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bà Rịa- Vũng Tàu. C. Kiên Giang,Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận. D. Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Kiên Giang, Vũng Tàu. Câu 21.Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ là do A. có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn. B .có nhiều ao, hồ, sông, suối, đầm phá, vũng vịnh. C. nước ta có nhiều cửa sông rộng lớn, nhiều bãi tôm. D. nước ta có những bãi triều, đầm phá, nhiều vũng vịnh. B/ PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM ) Câu 1: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ? ( 1 điểm) Câu 2: Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta. ( 2 điểm)
- ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA 9 Năm học : 2021 -2022 A/PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 đ) Đánh dấu (X) vào trước phương án trả lời đúng nhất: ( Mỗi câu đúng:0,33 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A C D D C D D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Đáp án D A C D B D A D B C A B/PHẦN TỰ LUẬN: (3 đ) Câu 1: ( 2 điểm) *Thành tựu: ( 1 đ ) + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. ( 0,25đ) + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. ( 0,25 đ) + Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. ( 0,25 đ) + Hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. ( 0,25 đ) - Thách thức: ( 1 đ) + Sự phân hoá giàu nghèo,ở miền núi vẫn còn các xã nghèo. ( 0,25 đ) + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.( 0,25 đ) + Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, việc làm, xoá đói giảm nghèo.( 0,25 đ) + Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Câu 2: ( 1 điểm) Việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: - Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta. ( 0,5 đ) - Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế. ( 0,25 đ) - Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao, khoảng 6%. ( 0,25 đ)
- PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG BÁN KỲ I TRƯỜNG THCS LAI THÀNH Năm học: 2021 - 2022 MÔN: ĐỊA LÍ 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ( Đề bài in trong 02 trang) I. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở A. Miền núi. B. Ven biển. C. Đô thị. D. Đồng bằng Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với: A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. B. Môi trường, chất lượng cuộc sống. C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường. Câu 3: Hai nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta? A. Đất phù sa, đất nhiễm mặn. B. Đất phù sa, đất feralit. C. Đất phù sa, đất xám. D. Đất feralit, đất xám. Câu 4: Mặt hàng nào sau đây không nằm trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? C. Gạo. A. Dầu khí. B. Cao su. D. Xi măng. Câu 5. Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta: A. Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ C. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ D. Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng Câu 6: Điểm nào sau đây không đúng với vai trò của cây công nghiệp? A. Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. Tăng thêm nguồn lương thực C. Góp phần bảo vệ môi trường. Câu 7: Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta hiện nay là: A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. D. Đà Nẵng, Biên Hòa.
- Câu 8: Loại hình vận tải chiếm tỉ trọng lớn nhất về khối lượng vận chuyển hàng hoá ở nước ta là: A. đường biển. B. đường bộ. C. đường sắt. D. đường hàng không. II: Tự luận (6,0 điểm) Câu 9: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu: Mật độ dân số của nước ta năm 2017 Các vùng Mật độ dân số (người/km2) Cả nước 283 Trung du và miền núi Bắc Bộ 132 Đồng bằng sông Hồng 1333 Bắc Trung Bộ 208 Duyên hải Nam Trung Bộ 209 Tây Nguyên 106 Đông Nam Bộ 711 Đồng bằng sông Cửu Long 435 a. Vẽ biểu đồ về mật độ dân số của cả nước và các vùng của nước ta năm 2017? b. Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở nước ta năm 2017? Câu 10: (2.5 điểm) a. Nêu vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? b. Lấy ví dụ chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ ? ………Hết………. Xác nhận của Ban giám hiệu Giáo viên thẩm định đề Giáo viên ra đề kiểm tra Trung Văn Đức Vũ Thành Nam Mã Thị Thêm
- PHÒNG GD&ĐT KIM SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS LAI THÀNH Năm học: 2021 - 2022 MÔN: ĐỊA LÍ 9 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. Trắc nghiệm (4.0 điểm) Mỗi đáp án đúng: 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B D D C A B II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1 Nội dung Điểm a. Vẽ biểu đồ hình cột: Chính xác, đẹp, ghi đầy đủ các đại 2.0 lượng, ghi tên biểu đồ b. Nhận xét và giải thích Dân cư nước ta phân bố không đều - Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển: vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long -> Nguyên nhân: Đây là những khu vực có điều kiện sống 0.75 thuận lợi: địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước Câu 9 dồi dào, giao thông thuận tiện và nền kinh tế phát triển. - Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: vùng Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mật độ dân số dưới 100 người/km2 -> 0.75 Nguyên nhân: Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi hiểm trở, thiên tai (lũ quét, sạt lở đất,...), giao thông khó khăn và kinh tế kém phát triển. a. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống - Dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 0.5 - Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. 0.5 - Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế. 0.5 Câu 10 b. Ví dụ chứng minh ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ: - Các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung 0.5
- đông dân cư, nên có nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn. 0.5 - Ở các đô thị lớn, đông dân ﴾tp Hồ Chí Minh, Hà Nội..﴿ tập trung nhiều lĩnh vực dịch vụ hơn các đô thị nhỏ, ít dân. ………Hết………. Xác nhận của Ban giám hiệu Giáo viên thẩm định đáp án Giáo viên ra đáp án Trung Văn Đức Vũ Thành Nam Mã Thị Thêm
- KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: ĐỊA LÍ 9 THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT Ngày kiểm tra : 06/11/2021 1. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: Biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 2 chủ đề Địa lí dân cư và Địa lí kinh tế . 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan . 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tên Chủ đề TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ ĐỊA LÍ -Các dân tộc, sự - Tác động của - Tính tỉ lệ DÂN CƯ phân bố các dân tộc dân số đông đến gia tăng dân VN. vấn đề giải quyết số tự nhiên. -Dân số và gia tăng viêc làm, tài -Giải thích dân số. nguyên, môi tại sao tỉ lệ - Phân bố dân cư. trường... gia tăng dân -Đô thị hóa. số nước ta - Lao động, việc Làm, chất lượng đã giảm, cuộc sống. nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh. Số câu 11 câu 4 câu 2 câu 17 Số điểm 2,75 1,0 đ 0,5 đ câu 4,25đ ĐỊA LÍ - Công cuộc Đổi -Chuyển dịch cơ - Những -Tính cơ KINH TẾ mới ở nước ta đã cấu kinh tế; thuận lợi và cấu ngành được triển khai từ Thành tựu và khó khăn về kinh tế. năm nào ? thách thức của tự nhiên đồi -Nhận xét kinh tế nước ta. với ngành biểu đồ. -Ngành nông nông nghiệp - Vận dụng nghiệp. nước ta. kiến thức -Ngành Công -Khai thác từ Atlat. Nghiệp. At lat đọc -Cơ cấu, vai trò, tên các tỉnh đặc điểm phát trọng điểm triển và phân bố nghề cá của ngành dịch vụ. nước ta
- - GTVT&BCVT. Số câu 1 câu 12 câu 6 câu 4 câu 23 Số điểm 0,25 đ 0,3 đ 1,5 đ 1,0 đ câu 5,75đ Tổng 12 Câu 3,0 = 16 Câu 4 đ = 8 Câu 2 đ 4 Câu 1đ 40 cộng 30% 40% = 20% = 10% câu 10đ ĐỀ KIỂM TRA
- TRƯỜNG THCS LONG KHÁNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I B MÔN : ĐỊA LÍ 9 NĂM HỌC 2021 – 2022 Tiết (theo PPCT): 18 Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả A. 52 dân tộc B. 53 dân tộc C. 54 dân tộc D. 55 dân tộc Câu 2: Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu: A. Đồng bằng, duyên hải B. Miền Núi C. Hải đảo D. Nước Ngoài Câu 3: Duyên Hải Nam Trung bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc: A. Chăm, Khơ-me B. Vân Kiều, Thái C. Ê –đê, Mường D. Ba-na, Cơ –ho. Câu 4. Đây là hạn chế lớn nhất của cơ cấu dân số trẻ: A. Gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm. B. Những người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. C. Gánh nặng phụ thuộc lớn. D. Khó hạ tỉ lệ tăng dân. Câu 5. Dân số nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến: A. Việc phát triển giáo dục và y tế. B. Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động. C. Vấn đề giải quyết việc làm. D. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Câu 6. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng A: 1 triệu người B : 1,5 triệu người C : 2 triệu người D : 2,5 triệu người Câu 7 . Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với A : Sự phát triển kinh tế B : Môi Trường C: Chất lượng cuộc sống D : sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường Câu 8 : Cho bảng số liệu . Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kỳ 1979- 1999 ( %0 ) Năm 1979 1999 Tỉ suất Tỷ suất sinh 32,5 19,9 Tỷ suất tử 7,2 5,6 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 1999 (%) lần lượt là: A; 2,5 và 1,4 B : 2,6 và 1,4 C : 2,5 và 1,5 D: 2,6 và 1,5 Câu 9 . Dân cư nước ta sống thưa thớt ở
- A: Ven biển B : Miền Núi C : Đồng bằng D : Đô thị Câu 10 . Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô A: Vừa và nhỏ B : Vừa C : Lớn D : Rất Lớn Câu 11. Trong cơ cấu nhóm tuổi của tổng dân số nước ta xếp thứ tự từ cao xuống thấp là: A. Dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động B. Ngoài độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động C. Trong độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động D. Trong độ tuổi lao động, ngoài độ tuổi lao động, dưới độ tuổi lao động Câu 12. Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh được cho là do A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện. B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao. D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao. Câu 13. Dân số nước ta A. Đang có xu hướng trẻ hóa. B. Đang có xu hướng già hóa C. Đang trong giai đoạn bão hòa. D. Đang trong tình trạng phục hồi Câu 14. Độ tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng là do A. Tuổi thọ trung bình thấp. B. Hệ quả của tăng dân số những năm trước kia C. Tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể. D. Mức sống được nâng cao Câu 15: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta A. Dồi dào, tăng nhanh B. Tăng Chậm C. Hầu như không tăng D. Dồi dào, tăng chậm Câu 16: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về A . Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn. C. Kinh nghiệm sản xuất D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật Câu 17 : Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng: A . Tăng tỉ trọng lao động ngành nông, lâm , ngư nghiệp, giảm tỉ trọng lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ B . Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ . C . Giảm tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành . D . Tăng tỷ trọng lao động trong tất cả các ngành Câu 18. Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm: A. 1975 B. 1981 C. 1986 D. 1996 Câu 19: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:
- A. Nông nghiệp B. Công nghiệp – xây dựng C. Dịch vụ D. Công nghiệp. Câu 20. Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ câu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ A. Nông, lâm, ngư nghiệp có vị trí không quan trọng trong nền kinh tế nước ta. B.Nước ta đã hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa . C.Nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. D.Nước ta đang rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Câu 21: Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (Đơn vị triệu USD) Năm 2005 Khu vực Nông –lâm – ngư nghiệp 77520 Công nghiệm –Xây dựng 92357 Dịch vụ 125819 Tổng 295696 Cơ cấu ngành dịch vụ là: A. 40,1% B. 42,6% C. 43,5% D. 45% Câu 22: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: A. Phù sa B. Mùn núi cao C. Feralit D. Đất cát ven biển. Câu 23. Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là A.Các vùng trung du và miền núi B. Vùng Đồng bằng Sông hồng C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải miền trung. Câu 24. Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có. B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ. C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông. Câu 25. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là: A. Đất trồng B. Nguồn nước tưới C. Khí hậu D. Giống cây trồng. Câu 26: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với: A. Các đồng cỏ tươi tốt. B. Vùng trồng cây hoa màu. C. Vùng trồng cây công nghiệp. D. Vùng trồng cây lương thực. Câu 27. Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là: A. Rừng sản xuất B. Rừng đặc dụng C. Rừng nguyên sinh D. Rừng phòng hộ Câu 28: Nước ta có mấy ngư trường lớn trọng điểm:
- A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác hải sản là: A. Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Quảng Ninh. B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. C. Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Ninh Thuận. D. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận. Câu 30. Các tỉnh dẫn đầu sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ta là A. Cà Mau, An Giang, Bến Tre B. Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận C. Hải Phòng – Quảng Ninh. D. Đồng Tháp, Lâm Đồng Câu 31: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là: A. Địa hình B. Khí hậu C. Vị trí địa lý D. Tài nguyên khoáng sản Câu 32. Địa phương nào sau đây là nơi tập trung trữ lượng và khai thác than lớn nhất nước ta hiện nay A. Thái Nguyên B. Vĩnh Phúc C. Quảng Ninh D. Lạng Sơn Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm A. Có thế mạnh lâu dài B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao D. Tác động đến các ngành khác Câu 34. Quan sát biểu đồ sau cho biết trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm 2002, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất là A. Chế biến lương thực, thực phẩm B. Khai thác nhiên liêu C. Hóa chất
- D. Cơ khí điện tử Câu 35. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP là: A. Dịch vụ tiêu dùng B. Dịch vụ sản xuất C. Dịch vụ sản xuất D. Ba loại hình ngang bằng nhau. Câu 36. Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ? A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú. B. Nền kinh tế phát triển năng động. C. Giao thông vận tải phát triển. D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế. Câu 37: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải: A. 4 loại hình B. 5 loại hình C. 6 loại hình D. 7 loại hình Câu 38: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là A. Sài Gòn, Cam Ranh, Vũng Tàu. B. Đà Nẵng, Hải Phòng, Dung Quất C. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. D. Hải Phòng, Sài Gòn, Cần Thơ Câu 39. Quốc lộ 1A là quốc lộ: A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau. B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh. C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau. D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội. Câu 40. Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất và tỉ trọng nhiều nhất? A. Đường sắt B. Đường bộ C. Đường sông D. Đường biển.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
31 p | 35 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
36 p | 64 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
20 p | 65 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
28 p | 63 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
51 p | 47 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 40 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 28 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
63 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
64 p | 27 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
43 p | 21 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 32 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 48 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
27 p | 71 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
30 p | 56 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn