Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
lượt xem 3
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập đề thi để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN GDCD LỚP 10 NĂM 2021-2022 (CÓ ĐÁP ÁN)
- 1. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Dĩ An 2. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Hồ Nghinh 3. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ 4. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng 5. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành 6. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
- TRƯỜNG THPT DĨ AN TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GDCD LỚP 10 THỜI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT ( Đề kiểm tra gồm 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh:…………………………………….Số báo danh…………………… Câu 1: Toàn bộ những quan điểm, niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống là nội dung của khái niệm A. thế giới quan. B. triết lý. C. văn học. D. xã hội học. Câu 2: Vấn đề cơ bản của Triết học là mối quan hệ giữa A. pháp luật và đạo đức. B. vật chất và ý thức. C. tư duy vả tinh thần. D. con người với con người. Câu 3: Con người xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan trong sự vận động, phát triển là quan điểm của A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng. Câu 4: Quan điểm nào sau đây thể hiện phương pháp luận biện chứng? A.“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. B. Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy. C. Con voi sừng sững như cái cột đình. D. Phụ nữ luôn luôn kém thông minh hơn đàn ông. Câu 5: Bạn K rất lười học. Đến gần kì thi cuối kì rồi mà bạn K vẫn ham chơi game không tập trung ôn bài. Thấy vậy, bạn của K là T đã khuyên K nên tập trung ôn thi nhưng K đã nói với T rằng việc thi cử điểm cao hay thấp là do vận may quyết định, ko nhất thiết phải học mới làm được. Suy nghĩ và biểu hiện của K thuộc thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Duy tâm. C. Tôn giáo. D. Siêu hình.
- Câu 6: Quan niệm “ Gái giống cha giàu ba họ, trai giống mẹ khó ba đời.” thể hiện cách nhìn nhận theo phương pháp luận nào trong Triết học? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận cụ thể. C. Phương pháp luận siêu hình. D. Phương pháp luận siêu nhiên. Câu 7: Quan niệm nào dưới đây không phù hợp với thế giới quan duy vật? A. Vật chất là cái quyết định ý thức. B. Vật chất tồn tại độc lập với thức. C. Thế giới vật chất tồn tại khách quan. D. Ý thức sản sinh ra thế giới vật chất. Câu 8: Câu nói “ chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng” là đề cập đến cách xem xét các sự vật hiện tượng theo phương pháp luận A. Duy tâm. B. Duy vật. C. Siêu hình. D. Biện chứng. Câu 9: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. thế giới quan duy tâm. B. thế giới quan phiến diện. C. thế giới quan duy vật. D. thế giới quan thần thoại. Câu 10: Việc áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác đó là biểu hiện của cách xem xét các sự vật và hiện tượng theo phương pháp luận A. duy tâm. B. duy vật. C. biện chứng. D. siêu hình. Câu 11: Kì thi đại học sắp đến, mẹ bạn H thường xuyên lên chùa khấn cầu cho H đậu được trường đại học như mong muốn. Chị gái của H thì đi gặp thầy bói để nhờ thầy bói giúp H đậu được đại học. Riêng H thì ngày nào cũng lo ôn tập thật tốt, học hành chăm chỉ, bố của H ngày nào cũng động viên H cố gắng và ăn uống đầy đủ để H có sức học tập tốt hơn. Vậy những ai trong gia đình của H là người có thế giới quan duy tâm? A. Mẹ H, bố H và chị gái H. B. Bố H và chị gái H. C. Mẹ H và chị gái H. D. Bố, mẹ H. Câu 12: Không vội vàng phán xét, không máy móc chê bai, biết nhìn nhận sự cố gắng, sự tiến bộ và những điểm tích cực của người khác là sự thể hiện quan điểm nào sau đây trong triết học? A. Phương pháp luận biện chứng. B. Phương pháp luận siêu hình.
- C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây? A. Ngắt quảng. B. Thụt lùi. C. Tuần hoàn. D. Tiến lên. Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng với quan niệm về phát triển trong Triết học? A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng. B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ. C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ. D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới. Câu 15: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là A. chuyển động. B. phát triển. C. tăng trưởng. D. vận động. Câu 16: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng? A. Mọi sự vận động đều là phát triển. B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau. C. Không phải bất kỳ sự vận động nào cũng là phát triển. D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động. Câu 17: Ý kiến nào sau đây về vận động là không đúng? A. Vận dộng là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng. B. Vận dộng là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. C. Triết học Mác- lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động. Câu 18: Hiểu được khái niệm về vận động, phát triển của Triết học duy vật biện chứng giúp con người tránh được quan niệm nào dưới đây khi xem xét, đánh giá các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan? A. Tiến bộ. B. Khách quan. C. Bảo thủ. D. Công bằng. Câu 19: Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển? A. Bé gái -> thiếu nữ -> người phụ nữ trưởng thành. B. Nước bốc hơi -> mây -> mưa -> nước.
- C. Học lực yếu -> học lực trung bình -> học lực khá. D. Học cách học -> biết cách học. Câu 20: Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta cần phải lưu ý điều gì dưới đây? A. Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái bất biến. B. Xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái vận động biến đổi không ngừng. C. Xem xét sự vật, hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn. D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất cuả nó. Câu 21: Anh M là nhân viên làm việc trong công ty thiết kế, nhận thấy thời gian gần đây một số mẫu mã sản phẩm đã không còn phù hợp nên sức cạnh tranh trên thị trường thấp. Anh M đã đề xuất với chị B là giám đốc công ty cần phải cải tiến một số sản phẩm và đưa ra một số mẫu mã mà anh thiết kế đang được khách hàng quan tâm. Chị B đã ủng hộ đề xuất của anh M nhưng anh K là phó giám đốc công ty lại cho rằng thay đổi mẫu mã sản phẩm cần phải áp dụng khoa học công nghệ sẽ mất thêm vốn đầu tư máy móc, kĩ thuật nên đã phản đối gay gắt ý kiến của anh M và nhờ cô P trưởng phòng thiết kế ủng hộ ý kiến của mình. Theo quan điểm về phát triển những ai trong tình huống trên đã có tiến bộ ủng hộ cái mới? A. Anh M và cô P. B. Anh K và Chị B. C. Anh M và Chị B. D. Anh K và chị P. Câu 22: Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử. B. Cây khô héo mục nát. C. Nước đun nóng bốc hơi thành hơi nước. D. Sự thoái hóa của một loài động vật. Câu 23: Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống là biểu hiện của phát triển trong A. tư duy. B. xã hội. C. đời sống. D. tự nhiên. Câu 24: “Và bàn tay xưa cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu…. Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy. ( trích trong bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay”). Quá trình kéo cày thay trâu sang lái máy cày, đổi từ cấy lúa bằng tay sang cấy lúa bằng máy cấy là biểu hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Thế giới quan. B. Vận động. C. Phát triển. D. Biện chứng.
- Câu 25: Bốn bạn T, H, S và N tranh luận với nhau về vận động và phát triển. Bạn T cho rằng không có sự vận động thì sẽ không có sự phát triển nào cả. Ý kiến của bạn H cho rằng bạn T nói sai và cho rằng có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển. Bạn S nêu ra ý kiến của mình là vận động bao hàm trong nó sự phát triển nhưng không phải bất kì sự vận động nào cũng được coi là phát triển. Thấy ba bạn tranh luận như vậy bạn N đồng ý với bạn S và bổ sung vận động là thuộc tính vốn có của mọi sự vật và hiện tượng. Trong bốn bạn thì bạn nào chưa hiểu đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển? A. Bạn T. B. Bạn H. C. Bạn S. D. Bạn N. Câu 26: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. B. sự phủ định giữa các mặt đối lâp. C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập. Câu 27: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa như thế nào đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng? A. Là xu thế. B. Là nguồn gốc. C. Là cách thức. D. Là khuynh hướng. Câu 28: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp . Triết học gọi là A. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. B. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội. C. sự phủ định giữa các mặt đối lập. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 29: Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm lớp, cô giáo tuyên dương các bạn học tốt, không vi phạm nội quy. Bên cạnh đó cô giáo đã tổ chức cho học sinh trong lớp có tinh thần tập thể mạnh dạn phê bình và tự phê bình, góp ý những bạn thường vi phạm nội quy, điểm kém không học bài. Trong trường hợp này cô giáo đã giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào dưới đây? A. Đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. Điều hòa mâu thuẫn. C. Thống nhất mâu thuẫn. D. Thực hiện chủ trương dĩ hòa vi quý. Câu 30: V.I Lê-nin viết: “ Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu nói này của Lê- nin bàn về A. hình thức của sự phát triển. B. điều kiện của sự phát triển. C. nguyên nhân của sự phát triển.
- D. nội dung của sự phát triển. Câu 31: Việc làm sau đây là thể hiện của sự vận dụng không đúng quan điểm của Triết học về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong việc xây dựng nền văn hóa nước ta hiện nay. A. Giữ gìn, tôn vinh những hủ tục lạc hậu. B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. C. Giữ gìn, phát huy những mỹ tục. D. Phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Câu 32: Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu của sự vật hiện tượng đó, dùng phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Độ. B. Lượng. C. Điểm nút. D. Chất. Câu 33: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? A. Chất biến đổi trước thành lượng mới tương ứng. B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm. C. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh. D. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 34: Trong triết học, độ của sự vật hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra. B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. sự biến đổi của chất diễn ra một cách nhanh chóng. Câu 35: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật? A. tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 thấp hơn năm 2019. B. Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn, dễ hòa tan trong nước. C. Lan là một học sinh thông minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn. D. Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt bạn đọc nồng nhiệt đón nhận. Câu 36: Dân gian có câu “ Góp gió thành bão” “ Góp cây thành rừng” những câu nói này thể hiện quan niệm gì? A. Chất của sự vật thay đổi. B. Lượng của sự vật thay đổi. C. Tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành những cái lớn. Câu 37: “Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ đến ngày 30/4/1975 đất nước ta hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối.” Theo quy luật sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất thì ngày 30/4/1975 gọi là gì? A. Chất. B. Lượng. C. Độ.
- D. Điểm nút. Câu 38: Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Lượng biến đổi đạt đến điểm nút. B. Tăng lượng liên tục. C. Lượng biến đổi nhanh chóng. D. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép. Câu 39: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. B. Kiên trì, nhẫn nại học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. C. Nhìn bài và chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra. D. Sử dụng tài liệu trong các kì thi. Câu 40: Bạn M là học sinh giỏi năm học lớp 9. Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Dĩ An, bạn M đã trúng tuyển với số điểm là 29 điểm và trở thành tân học sinh của trường THPT Dĩ An có số điểm cao nhất. Em hãy xác định điểm nút theo quan điểm của quy luật lượng – chất trong ví dụ trên. A. danh hiệu học sinh giỏi của bạn M. B. số điểm trúng tuyển của bạn M. C. kỳ thi tuyển sinh lớp 10. D. tân học sinh trường THPT Dĩ An. - Hết- BẢNG ĐÁP ÁN 1.A 2.B 3.D 4.A 5.B 6.C 7.D 8.C 9.C 10.D 11.C 12.A 13.D 14.C 15.D 16.C 17.D 18.C 19.B 20.B 21.C 22.A 23.D 24.C 25.B 26.C 27.B 28.D 29.A 30.C 31.A 32.D 33.C 34.C 35.A 36.C 37.D 38.A 39.B 40.B
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2021 – 2022) TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề: 801 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của Lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là A. bước nhảy B. lượng C. điểm nút. D. độ Câu 2. Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của A. môn Lịch sử. B. môn Sinh học. C. môn Hóa học. D. môn Chính trị học. Câu 3. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng A. ngược chiều nhau B. trái ngược nhau C. khác nhau D. xung đột nhau Câu 4. Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn theo quan điểm Triết học là A. có những mặt đối lập xung đột với nhau B. có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau C. có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau D. có nhiều mặt đối lập trong một sự vật. Câu 5. Theo nghĩa chung nhất(thông thường), phương pháp là A. cách thức đạt được ước mơ. B. cách thức làm việc tốt. C. cách thức đạt được mục đích. D. cách thức đạt được chỉ tiêu. Câu 6. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập B. sự điều hòa giữa các mặt đối lập C. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập D. sự phủ định giữa các mặt đối lập Câu 7. Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân hơn 96 triệu người (năm 2020), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong những thông tin trên. A. Ở Đông Nam Á. B. hơn 96 triệu. C. Cam – pu – chia D. Việt Nam Câu 8. Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung của A. vấn đề cơ bản của Triết học. B. mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học. C. khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học. D. mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học. Câu 9. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. cách sống của con người. B. quan niệm sống của con người. C. lối sống của con người. D. thế giới quan. Câu 10. Trong Triết học, Độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng D. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. Câu 11. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất? A. Vận động hóa học B. Vận động cơ học. C. Vận động vật lí D. Vận động xã hội Ma de 801 Trang 1/2
- Câu 12. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm A. Hợp chất B. Chất C. Độ D. Lượng Câu 13. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là A. cái mới ra đời giống như cái cũ B. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ C. cái mới ra đời thay thế cái cũ D. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ Câu 14. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” B. Điều hòa mâu thuẫn. C. Tiến hành phê bình và tự phê bình. D. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. Câu 15. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển? A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào. B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian. C. Nước đun nóng bốc thành hơi nước. D. Cây khô héo mục nát. Câu 16. Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học? A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian. B. Quá trình bốc hơi của nước. C. Sự biến đổi của nền kinh tế. D. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt. Câu 17. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây? A. Sự thay thế nhau. B. Luôn luôn thay đổi C. Luôn luôn vận động. D. Sự bao hàm nhau Câu 18. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. giới tự nhiên và đời sống xã hội B. thế giới khách quan và xã hội. C. đời sống xã hội và tư duy. D. giới tự nhiên và tư duy. Câu 19. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Sử dụng “phao” trong thi học kì B. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra C. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. D. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Câu 20. Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học? A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Giới tự nhiên là cái sẵn có. C. Kim loại có tính dẫn điện. D. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. Câu 21. Theo quan niệm của Triết học Mác-Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có A. ba mặt đối lập B. hai mặt đối lập C. bốn mặt đối lập D. nhiều mặt đối lập. B. PHẦN TỰ LUẬN( 3.0 điểm) Câu 1(1.0 điểm): Hãy sắp xếp các từ, cụm từ sau đây theo cặp mâu thuẫn: “Hòa bình, bên phải, di truyền, lạc hậu, ngày, biến dị, tiến bộ, bên trái, chiến tranh, đêm” Câu 2(2,0 điểm): Trong lớp 10, có hai bạn A và B có tính cách trái ngược nhau. Hai bạn này thường nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, nhiều lúc dẫn đến cãi cọ, to tiếng, thậm chí đánh nhau. a) Theo em mâu thuẫn trên của hai bạn A và B có phải là mâu thuẫn Triết học không? Vì sao? b) Theo quan niệm Triết học Mác- Lê nin, mâu thuẫn được hiểu như thế nào? -----------------------------------Hết ----------------------------- Ma de 801 Trang 2/2
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 (Kiểm tra giữa HKI – Năm học 2021 – 2022) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM(7.0 điểm): Mỗi câu đúng 0,33 điểm; 3 câu đúng = 1.0 điểm. Ma de Ma de Ma de Ma de Ma de Ma de Ma de Ma de 801 802 803 804 805 806 807 808 1. C 1. A 1. C 1. C 1. C 1. C 1. C 1. A 2. A 2. C 2. D 2. B 2. D 2. D 2. A 2. C 3. B 3. B 3. B 3. C 3. D 3. C 3. C 3. C 4. B 4. D 4. B 4. B 4. C 4. B 4. C 4. D 5. C 5. A 5. D 5. A 5. A 5. A 5. D 5. C 6. A 6. C 6. D 6. A 6. B 6. B 6. C 6. A 7. B 7. C 7. A 7. D 7. A 7. C 7. A 7. D 8. D 8. A 8. D 8. C 8. C 8. A 8. A 8. C 9. D 9. D 9. B 9. A 9. D 9. A 9. A 9. D 10. D 10. C 10. B 10. B 10. B 10. B 10. C 10. B 11. D 11. D 11. C 11. D 11. C 11. D 11. C 11. A 12. B 12. D 12. C 12. C 12. A 12. D 12. A 12. C 13. C 13. A 13. A 13. B 13. B 13. C 13. D 13. B 14. C 14. C 14. C 14. D 14. C 14. B 14. B 14. D 15. A 15. A 15. A 15. D 15. D 15. D 15. D 15. D 16. A 16. B 16. B 16. D 16. D 16. C 16. D 16. B 17. C 17. D 17. C 17. A 17. B 17. D 17. D 17. A 18. A 18. C 18. A 18. A 18. B 18. B 18. B 18. D 19. D 19. B 19. B 19. B 19. C 19. A 19. B 19. B 20. C 20. B 20. D 20. C 20. A 20. B 20. B 20. A 21. B 21. B 21. A 21. C 21. A 21. A 21. B 21. B B. PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu Gợi ý nội dung trả lời Điểm Hãy sắp xếp các từ, cụm từ sau đây theo cặp mâu thuẫn: “Hòa bình, bên 1 phải, di truyền, lạc hậu, ngày, biến dị,tiến bộ, bên trái, chiến tranh, đêm” 1.0 Hòa bình >< chiến tranh; bên phải >< bên trái; di truyền >< biến dị; lạc hậu >< 1.0 tiến bộ; ngày >< đêm (xác định đúng 1 cặp mâu thuẫn được 0,2 điểm) Trong lớp 10 có hai bạn A và B có tính cách trái ngược nhau, hai bạn này nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn nhiều lúc dẫn đến cãi cọ, to tiếng thậm chí đánh nhau. 2,0 a/ Theo em mẫu thuẫn trên của hai bạn có phải là mâu thuẫn Triết học 2 không? Vì sao? b/ Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu như thế nào? - Mâu thuẫn của bạn A và bạn B không phải là mâu thuẫn Triết học mà chỉ là 0,5 mâu thuẫn thông thường. - Vì đây là trạng thái xung đột, chống đối nhau của 2 cá thể mà mâu thuẫn Triết 0,5 học phải nằm trong một chỉnh thể.
- - Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu là: Mâu thuẫn là một chỉnh 1,0 thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. * Lưu ý: Nếu bài làm của học sinh diễn đạt theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nội dung hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
- SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM ÑỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT HUỲNH NGỌC HUỆ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Thời gian : 45 phút Mã đề: 601 Họ và tên học sinh..........................................................Lớp............. I. Trắc nghiệm: Học sinh hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (7 điểm) Câu 1: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Trọng nam khinh nữ. B. Dĩ hòa vi quý. C. Ngại khó ngại khổ. D. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn Câu 2: Nhận định nào dưới đây thể hiện sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất? A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng. B. Lượng biến đổi từ từ, chất biến đổi nhanh chóng C. Cả lượng và chất cùng biến đổi từ từ. D. Cả lượng và chất cùng biến đổi nhanh chóng. Câu 3: Câu tục ngữ: “ Có công mài sắt có ngày nên kim, tích tiểu thành đại” thể hiện: A: Sự biến đổi lượng dẫn đến sự biến đổi về chất B: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập C: Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng D: Sự tác động của con người vào giới tự nhiên Câu 4: Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có đối kháng giai cấp. Triết học gọi là A. khuynh hướng phát triển tất yếu của xã hội. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập. C. mối liên hệ giữa các giai cấp trong xã hội. D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu 5: Theo quan điểm của Triết học, kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn làm cho A. cái chủ quan thay thế cái khách quan. B. sự vật, hiện tượng giữ nguyên trạng thái. C. cái mới ra đời thay thế cái cũ. D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong. Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, khi xuất hiện một mâu thuẫn trong nhận thức, chúng ta cần làm gì? A. Bỏ qua để đỡ mất công tìm hiểu mâu thuẫn. B. Khi nào có thời gian sẽ tìm hiểu về cách giải quyết mâu thuẫn. C. Phân tích để phân biệt đúng, sai, nâng cao nhận thức. D. Hoảng sợ, nhờ người khác giải quyết mâu thuẫn giúp. Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ hoàn toàn sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, trong triết học gọi là phủ định A. chủ quan. B. siêu hình. C. biện chứng. D. khách quan. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phản ánh quan điểm của thế giới quan duy vật? A. Cha mẹ sinh con trời sinh tính. B. Có thực mới vực được đạo; C. Có bột mới gột nên hồ. D. Trăm hay không bằng tay quen; Câu 9: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” thể hiện A. quan điểm duy vật. B. quan điểm biện chứng. C. quan điểm duy tâm. D. quan điểm siêu hình. Câu 10: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng được gọi là A. điểm giới hạn B. độ C. điểm nút. D. sự biến đổi. Câu 11: Việc làm nào sau đây không phải là biểu hiện của phủ định biện chứng? A. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hòa nhập chứ không hòa tan. C. Bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. D. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa cũ để xây dựng nền văn hóa mới hiện đại. Câu 12. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu. B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân
- Câu 13. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng. A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại. B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học. C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại. D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo. Câu 14: Một trong những nội dung cơ bản của phương pháp luận biện chứng là xem xét các sự vật và hiện tượng trong trạng thái A. vận động. B. đứng im C. không vận động. D. không phát triển. Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Tre già măng mọc D. Đánh bùn sang ao Câu 16: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Đánh bùn sang ao . B. Tre già măng mọc C. Rút dây động rừng D. Nước chảy đá mòn. Câu 17: Sự vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Có vận động thì không có phát triển. B. Có vận động là phải có phát triển. C. Có vận động thì mới có phát triển. D. Có vận động sẽ có phát triển. Câu 18: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa A. pháp luật và đạo đức. B. phong tục và tập quán. C. cái thiện và cái ác. D. cái được và cái mất. Câu 19: Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới là kết quả A. bài trừ nhau. B. xung đột, tiêu diệt nhau. C. đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 20: Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn tạo thành bởi hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau ở A. Trong cùng một chỉnh thể. B. Các sự vật, hiện tượng khác nhau. C. Hai sự vật, hiện tượng đối lập. D. Bất kì sự vật hiện tượng nào. II. Tự luận: (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm).Bố bạn N không cho con chơi với bạn H cùng làng vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Hỏi: a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào? b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và cho mình tiếp tục chơi với bạn H? Câu 2: : (1,5 điểm). Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học. a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào? b. Chất mới của hình chữ nhật là gì? c. Xác định độ, điểm nút? .................................HẾT...............................
- Hướng dẫn chấm công dân 10 : Đề 601 1 Trắc nghiệm:1D, 2B, 3A, 4D, 5C, 6C, 7B, 8A, 9B, 10B, 11D, 12A, 13B, 14A, 15D, 16B, 17C, 18C, 19C, 20A mỗi câu đúng 0,35 điểm 2 Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm).Bố bạn N không cho con chơi với bạn H cùng làng vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Hỏi: a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào? b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và cho mình tiếp tục chơi với bạn H? Trả lời: a. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện phương pháp luận nào? Phương pháp luận siêu hình.(0,5điểm) b. Nếu là N, em sẽ thuyết phục bố của mình như thế nào để bố có cách nhìn nhận khác và cho mình tiếp tục chơi với bạn H? * Lý do để thuyết phục - Bố bạn H bị nghiện, bạn H thì không. .(0,5điểm) - Bạn H là bạn chơi lâu năm với con là người rất hòa đồng, tốt bụng, hiền lành…không thể đánh đồng giữa bố bạn ấy và bạn ấy. Và là người cùng làng bố cũng biết rõ về gia đình bạn ấy thế nào. Khi có một người bố như vậy bạn ấy đã mặc cảm, xấu hổ không ai chơi cùng;… .(0,5điểm) Câu 2: : (1,5 điểm). Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm, người ta có thể tăng hoặc giảm chiều rộng theo hai phía để giải thích sự biến đổi của hình học. a. Lượng thay đổi của hình chữ nhật như thế nào? b. Chất mới của hình chữ nhật là gì? c. Xác định độ, điểm nút? Trả lời: a.Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0---50.(0,5điểm) b.Chất mới của hình chữ nhật: Hình vuông, đoạn thẳng.(0,5điểm) c.Xác định : Độ: 0 < độ
- a. Vận dụng quy luật + Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. .(0,5điểm) b. HS cần chỉ ra được: * Trong học tập.(0,5điểm) - Hoạt động học tập là công việc cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì, học hằng ngày, hằng giờ, mọi lúc mọi nơi để nhằm tiếp thu tri thức mới. - Quá trình học phải diễn ra trong thời gian dài, phải theo trình tự và thông qua thi cử. Không được nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. VD học lớp 1 rồi nhảy lên cấp 2 học bỏ qua lớp 2,3,4. Hay trong mỗi kì thi cần có sự ôn luyện kĩ càng chu đáo,… mới có kết quả cao. * Trong đời sống.(0,5điểm) - Cần chăm chỉ, cần cù, kiên nhẫn trong mọi công việc. - Tránh thái độ nôn nóng đốt cháy giai đoạn. * Lưu ý GV : Cách trả lời của các học sinh có thể khác nhau. Khi chấm, giáo viên cần linh hoạt, nếu câu trả lời có ý đúng thì vẫn cho điểm.
- SỞ GDĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 -2022 TRƯỜNG THPT DÙNG CHO LOẠI ĐỀ KẾT HỢP TỰ LUẬN VÀ TRẮC NGHIỆM HUỲNH THÚC KHÁNG Môn: GDCD – Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Bài 1: Thế giới - trình bày được Phân biệt được Nhận xét, đánh giá trau dồi thế giới quan duy vật khái niệm TGQ, TGQDV, TGQDT được một số biểu hiện quan và phương và PPL biện PPL của triết học. và PPLBC, PPLSH của quan điểm duy vật pháp luận biện chứng. nội dung cơ bản Hiểu được vai trò hoặc duy tâm, phương chứng . của của TGQ và PPL đối pháp luận biện chứng CNDV,CNDT, với cuộc sống con hoặc phương pháp luận PPLBC và người siêu hình trong cuộc PPLSH sống hàng ngày. Số câu 4 2 0,5 0,5 7 Số điểm 1,33đ 0,67đ 0,5đ 0,5đ 3 Chủ đề: Sự vận - trình bày được - Giải thích được Xem xét sự vật, động và phát KN vận động, VĐ là phương thức hiện tượng trong sự triển của thế phát triển theo tồn tại của VC, phát vận động và phát giới vật chất. quan điểm của triển là khuynh triển của chúng, CNDVBC.. hướng chung của khắc phục thái độ qúa trình VĐ cứng nhắc, thành - So sánh được sự kiến, bảo thủ trong giống và khác nhau cuộc sống giữa VĐ và phát triển - trình bày được Hiểu được sự đấu Biết giải quyết một số nguồn gốc của tranh giữa các mặt mâu thuẫn trong cuộc vận động phát đối lập là mâu thuẩn sống phù hợp với lứa triển là giải quyết đươc giải quyết. tuổi. mâu thuẩn - Ghi nhớ được -Hiểu được mqh BC Có ý thức kiên trì trong - Vận dụng kiến KN giữa sự biến đổi về học tập và rèn luyện, thức đã học để xác độ, điểm nút. lượng và sự biến đổi không coi thường việc định đúng thái độ, - Trình bày được về chất của SVHT. nhỏ, giải quyết vấn đề hành vi trong học khái niệm phủ - sự biến đổi của tránh biểu hiện nôn tập và rèn luyện. đinh, phủ định Lượng và Chất. nóng. biện chứng, phủ - so sánh được điểm định siêu hình giống và khác nhau giữa phủ định biện chúng và phủ định siêu hình. Số câu 8 7 1,5 0,5 17 Số điểm 2,67đ 2,33đ 1,5đ 0,5đ 7 Số câu 12 9 2 1 Số điểm 4đ 3đ 2đ 1đ
- SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10 HUỲNH THÚC KHÁNG Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) -------------------- (Đề có 02 trang) MÃ ĐỀ: 801 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7 ĐIỂM) Câu 1. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là A. quan niệm sống . B. cách sống . C. thế giới quan. D. nhân sinh quan. Câu 2. Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của A. Dân tộc học B. Triết học C. Xã hội học D. Chính trị học. Câu 3. Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là quan hệ giữa A. vật chất và ý thức. B. sự vật và hiện tượng C. tư duy và vật chất. D. duy vật và duy tâm. Câu 4. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A.thế giới quan duy tâm. B.thế giới quan duy vật. B.thuyết bất khả tri. D.thuyết nhị nguyên luận Câu 5. Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là A. cách thức đạt được mục đích. B. cách thức đạt được ước mơ. C. cách thức đạt được chỉ tiêu. D. cách thức làm việc tốt. Câu 6. Câu nói của nhà triết học Bec-cơ-li người Anh: “Tồn tại là cái được cảm giác” phản ánh thế giới quan nào dưới đây? A.Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan huyền thoại. C.Thế giới quan vô thần. D.Thế giới quan duy vật. Câu 7. Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Lượng không cần biến đổi. B. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút. C. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép. D. Lượng tăng liên tục. Câu 8. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. Tre già măng mọc. B. Đánh bùn sang ao. C. đèn nhà ai nấy sáng D. Dánh trống bỏ dùi Câu 9. Trong điều kiện bình thường đồng (Cu) ở thể rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ lên đạt đến 10830C, thì Cu nóng chảy. Giới hạn sự biến đổi đó gọi là gì trong qui luật lượng - chất ? A. Điểm nút. B. Sự chuyển hóa. C. Độ. D. Chất. Câu 10.Ý nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng? A. Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. B. Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. C. Do sự vận động không ngừng của vật chất. D. Do sự phủ định biện chứng. Câu 11 . Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học? A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động. C. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa. D. Sự hình thành và phát triển của xã hội. Câu 12. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẩn là A. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ. B. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực. C. sự vật, hiện tượng bị diệt vong. D. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
- Câu 13. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng gọi là A. chất B. độ C. điểm nút D. bước nhảy Câu 14. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học ? A. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng C. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất D. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Câu 15. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất. D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng Câu 16 . Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải. A. học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. B. tích luỹ dần dần. C. kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn. D. cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được. Câu 17. Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Vậy giới hạn 25 điểm gọi là A. lượng B. chất C. điểm nút D. độ Câu 18. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là A. cái mới ra đời thay thế cái cũ B. cái mới ra đời giống như cái cũ C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ D. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ Câu 19. Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển? A. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. B. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu. C. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức. D. kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn. Câu 20. nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là A. sự phủ định giữa các mặt đối lập B. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập C. sự điều hòa giữa các mặt đối lập D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập Câu 21. Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. C. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (5 ĐIỂM) Câu 1: 1điểm Phân tích các yếu tố duy vật, duy tâm trong câu dẫn sau : ‘‘Sống chết có mệnh, giàu sang do trời’’ Câu 2: 2điểm Lấy một ví dụ qua đó phân tích sự biến đổi về lượng dẫn đến dự biến đổi về chất? Từ qui luật lượng đổi chất đổi, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? -----------------------------------Hết ----------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
31 p | 35 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
65 p | 41 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 40 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
20 p | 64 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
36 p | 63 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án
28 p | 56 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
51 p | 45 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 27 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
63 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
64 p | 27 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
45 p | 17 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 (Có đáp án)
43 p | 20 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án
30 p | 56 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 44 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
28 p | 48 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn