Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 có đáp án
lượt xem 5
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 có đáp án để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi học kì 1.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 có đáp án
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ có đáp án
1. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ - Trường THPT Đặng Trần Côn
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 đ): Lựa chọn câu trả lời đúng và điền vào ô trống
Câu 1: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
B. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
C. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
D. Bố trí thí nghiệm trên diên rộng.
Câu 2: Công tác sản xuất giống cây trồng không nhằm mục đích
A. Tạo ra giống mới B. Nhân nhanh số lượng
C. Duy trì và củng cố độ thuần chủng D. Đưa giống nhanh vào sản xuất
Câu 3: Giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng được sản xuất tại
A. Trung tâm và cơ sở sản xuất B. Công ty sản xuất giống
C. Xí nghiệp sản xuất giống C. Trung tâm sản xuất giống chuyên nghiệp.
Câu 4: Sự phân hoá tế bào là quá trình biến đổi
A. TB chuyên hoá => TB phôi sinh B. TB hợp => TB phôi sinh
C. TB hợp tử => TB phôi sinh => TB chuyên hóa D. TB phôi sinh => TB chuyên hoá
Câu 5: Mô tế bào có thể phát triển thành cây nhờ?
A. Hệ gen quy định kiểu gen của loài đó
B. Khả năng phân hoá của tế bào
C. Khả năng phản phân hoá của tế bào
D. Cả 3 câu trên
Câu 6: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy mô tế bào dựa vào
A. Khả năng sinh sản hữu tính của tế bào B. Sự thụ phấn của cây
C. Sự biến đổi toàn năng của tế bào D. Cả A, B, C
Câu 7: Khi nào đất có phản ứng kiềm?
A. [ H+ ] > [ OH- ]. B . [ H+ ] < [ OH- ].
C. [ H+ ] = [ OH- ]. D. Tất cả đều sai
Câu 8: Khả năng trao đổi ion của keo đất có được là nhờ:
A. Lớp ion bất động. B. Lớp ion quyết định điện.
C. Nhân keo. D. Lớp ion khuếch tán.
Câu 9: Tính chất chung của đất mặn và đất phèn là:
A. pH < 4 B.Chứa nhiều muối
C.Chứa nhiều chất độc hại cho cây trồng D.Thành phần cơ giới nặng.
Câu 10: Đất có phản ứng kiềm khi
A. pH > 7,5 B. pH = 7,5 C. pH < 7,5 D. pH < 10
II.PHẦN TỰ LUẬN (5 đ)
Câu 1: ( 1 đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì và phục tráng?
Câu 2: ( 1 đ)Trình bày quy trình công nghệ nhân giống nuôi cấy mô tế bào bằng sơ đồ?
Câu 3: ( 1 đ) Dựa vào phản ứng dung dịch đất người ta sử dụng đất trồng như thế nào?
Câu 4: ( 1 đ) Trình bày các biện pháp cải tạo đất mặn? Theo em biện pháp nào quan trọng nhất?
Câu 5: ( 1 đ) Nêu 2 biện pháp cải tạo đất mặn và đất phèn ở địa phương em? Tác dụng từng biện pháp trên?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10
Phần Trắc Nghiệm:
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
A |
C |
C |
C |
D |
C |
B |
D |
D |
A |
Phần Tự Luận:
Câu 1: (1 đ)
+ Giống nhau: (0.5đ)
- Đều sản xuất giống SNC => NC => XN
+ Khác nhau(0,5đ)
Nội Dung |
Sơ Đồ Duy Trì |
Sơ Đồ Phục Tráng |
Năm Thứ I |
Gieo hạt tác giả |
Gieo giống bị thoái hóa |
Năm Thứ II |
SX giống SNC |
Đánh giá dòng lần 1 => chọn dòng tốt nhất |
Năm Thứ III |
SX giống NC |
Đánh giá dòng lần 2 => nhân giống sơ bộ và làm thí nghiệm so sánh giống => SX giống SNC |
Câu 3: (1 đ)
Dựa vào phản ứng dung dịch đất người ta sử dụng đất trồng như sau:
- Bố trí cây trồng phù hợp với từng loại đất. (0,5đ)
- Bón phân và bón vôi để cải tạo độ phì nhiêu của đất .(0.5đ)
Câu 4: (1đ)
Các biện pháp cải tạo đất mặn là: (0,5đ)
- Đắp đê ngăn nước biển
- Xây dựng hệ thống mương máng tưới.
- Bón vôi ⇒ tháo nước rửa mặn ⇒ Bón phân hữu cơ
- Trồng cây chịu mặn.
2. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ - Trường THPT Nguyễn Huệ
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Thức ăn tinh của vật nuôi là thức ăn có:
A. Giàu chất xơ B. Giàu năng lượng, Protein
C. Tất cả đúng D. Giàu VTM, nước
Câu 2: Trong các lựa chọn sau cái nào là khẩu phần ăn của vật nuôi?
A. 200g gạo, 100g khô B. 100 kcal, 224 g protein
C. 100 Kcal, 300 g bột cá D. 20 kg bột ngọt, 40 g muối
Câu 3: Sự phát dục ở vật nuôi là:
A. Sự tăng khối lượng kích thước cơ thể
B. Sự phân hóa tạo ra các bộ phận cơ quan cơ thể hoàn thiện chức năng sinh lý.
C. Sự lớn lên, hoàn chỉnh kích thước cơ thể
D. Tất cả sai
Câu 4: Biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên cho cá là:
A. Quản lý, bảo vệ nguồn nước là cho thuốc tím hoặc nước Javen vào nước.
B. Không bón nhiều phân cho nguồn nước, không làm gia tăng tốc độ dòng chảy quá nhiều
C. Không bón phân vô cơ, hữu cơ, không để nước chảy xiếc quá.
D. Bón phân hữu cơ cho vực nước, phun thuốc diệt cỏ làm sạch cỏ.
Câu 5: Thức ăn cây bắp ủ xanh được làm:
A. Cấy chủng nấm men Aspergillus hemebergil và ủ yếm khí
B. Trãi mật đường và ủ yếm khí
C. Cấy vi sinh vật có ích và ủ lên men.
D. Tưới nưới dấm pha loãng và ủ lên men
Câu 6: Thức ăn tự nhiên trực tiếp của cá là:
A. Thực vật phù du, muối dinh dưỡng hòa tan, ốc
B. vi khuẩn, mùn đáy, trứng kiến
C. Động vật phù du, cơm, cám Cám viên,
D. Thực vật bậc cao, con chân kiếm,con sò, động vật đáy
Câu 7: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi tùy thuộc vào:
A. thể chất B. ngoại hình C. màu da D. giống, tuổi
Câu 8: Thức ăn nào sau đây được chế biến bằng công nghệ vi sinh:
A. cám gạo, trộn rau muống B. thức ăn viên và bã đậu
C. bột cá trộn hèm D. cám bình nhâm trộn rau xanh
Câu 9: Sự sinh trưởng của vật nuôi là:
A. Sự phân hóa tạo ra các cơ quan bộ phận cơ thể
B. Tất cả đúng
C. Sự tăng khối lượng,kích thước cơ thể
D. Sự hoàn thiện thực hiện các chức năng sinh lý
Câu 10: Để cải tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá trong ao đã bị ô nhiễm vì phân bón quá nhiều ta có thể làm:
A. Thêm nhiều nước vào ao cho loãng, bón thêm phân chuồng, phân đạm, cho nước thuốc tím vào ao.
B. Cho nước javen vào ao để lọc nước, cho nhiều muối vào ao, cho nhiều bèo, cho thêm phân chuồng.
C. Thay nước sách,cho lục bình vào ao, phân xanh bó thành từng bó để rãi rác ao.
D. Đảo nước trong ao, lọc lấy bùn bỏ ra ngoài, thêm nước vào ao, bón phân vô cơ.
Câu 11: Lai giống thuần chủng nhằm mục đích:
A. Phát triển số lượng, duy trì củng cố nâng cao chất lượng giống
B. Làm thay đổi đặc tính di truyền, sử dụng ưu thế lai
C. Tất cả đúng
D. Tạo con lai mang tính di truyền mới tốt hơn bố mẹ
Câu 12: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp vật nuôi gồm mấy bước:
A. 4 B. 6 C. 5 D. 3
Câu 13: Thức ăn nào sau đây không thuộc thức ăn nhân tạo
A. Vi khuẩn, động vật đáy, mùn đáy B. Ngô, đậu tương, cám bình nhâm
C. Phân lân, phâm đạm, phân hữu cơ D. Ngô, đậu tương, phâm đạm
Câu 14:Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong:
A. 1 năm B. 1 tháng C. 1 quý D. 1 ngày đêm
Câu 15: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi thủy sản gồm:
A. 5 bước B. 3 bước C. 6 bước D. 4 bước
Câu 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là:
A. Thức ăn chăm sóc, quản lý.
B. Thức ăn,chăm sóc, quản lý, môi trường sống
C. Chăm sóc quản lý, môi trường sống
D. Thức ăn môi trường sống, quản lý
Câu 17: Thức ăn ủ xanh là:
A. ít nước, nhiều đường bột B. Nhiều protein, không có chất xơ
C. có nhiều vitamin, chất khoáng D. có nhiều đạm, tinh bột
Câu 18: Thức ăn tinh cho cá là:
A. Rong, rêu. B. Cám bình nhâm C. Phân xanh D. Bã đậu
Câu 19: Thức ăn tinh cho vật nuôi là:
A. tôm, bã mía B. cây bắp ủ xanh, phụ phẩm lò mỗ
C. bã đậu, cỏ tươi D. ngũ cốc, bột cá
Câu 20: Trong các lựa chọn sau cái nào là tiêu chuẩn ăn của vật nuôi?
A. 100 kcal, 224 g protein B. 200g gạo, 100g khô
C. 300 g bột cá, 100mg VTM A D. 20 mg Cu, 40 g đường
3. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ - Trường THPT Trưng Vương
Câu 1(3,0đ):
a, Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì? Dựa vào đặc điểm nào của tế bào hay mô thực vật mà từ một tế bào đơn bội hay lưỡng bội lại có thể phát triển thành một cơ thể?
b, Trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? Kể 1 số giống cây trồng ở Bình Định được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào?
Câu 2( 3,0đ):
a, Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp? Vì sao người ta thường bón phân vi sinh phối hợp với 1 số loại phân bón khác?
b, Người ta sản xuất được phân vi sinh vật bằng cách nào? Kể tên một số loại phân vi sinh vật được sản xuất bằng công nghệ vi sinh? Điểm khác biệt trong cách sử dụng các loại phân VSV?
Câu 3(4,0đ):
a, Hãy giải thích thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng? Nêu những biện pháp phòng trừ và mức độ dịch hại của các phương pháp?
b, Khi cần thiết, nên dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật như thế nào để vừa phát huy hiệu quả của thuốc, vừa tránh được tác động xấu đến sinh vật và môi trường?
Đáp án đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10
Câu 1:
a, Phương pháp nuôi cấy mô tế bào là:
- Lấy tế bào của mô phân sinh trong các đỉnh sinh truởng của chồi, rễ, lá non của cây.
- Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo thích hợp.
* Dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật:
- Mỗi tế bào có hệ gen quy định kiểu gen của loài.
- Hệ gen quy định sự phân chia, phân hóa và phản phân hóa tế bào.( tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể và cũng là đơn vị chức năng).
b, Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào:
Bước 1: Chọn vật liệu nuôi cấy.Bước 2:Khử trùng.Bước 3:Tạo chồi.Bước 4:Tạo rễ.Bước 5: Cấy cây vào môi trường thích ứng.Bước 6: Trồng cây trong vườn ươm.
Kể 1 số giống cây trồng ở Bình Định được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào như: hoa lan, cây chuối, cây dứa, cây keo, bạch đàn,….
Câu 2:
a, Kể tên một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp: phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh.
Người ta thường bón phân vi sinh phối hợp với 1 số loại phân bón khác vì:
- Trong tự nhiên có chứa nhiều chất cây trồng cần nhưng không thể lấy được, vi sinh vật lại có khả năng biến đổi những chất đó để cung cấp cho cây trồng.
- Giúp cho quá trình phân hủy và biến đổi các chất khó tiêu thành dễ tiêu đối với cây trồng.
b, Người ta sản xuất được phân vi sinh vật bằng cách:
- Chọn lọc nhân giống VSV đặc chủng.
- Phối trộn với chất độn( than bùn, một ít khoáng đa lượng và vi lượng).
Một số loại phân vi sinh vật được sản xuất bằng công nghệ vi sinh:Phân VSV cố định đạm( Nitragin, Azogin); Phân VSV chuyển hóa lân( Photphobacterin, phân lân hữu cơ vi sinh); Phân VSV phân giải chất hữu cơ( Estrasol, Mana).
Điểm khác biệt trong cách sử dụng các loại phân VSV:
- Phân VSV cố định đạm và Phân VSV chuyển hóa lân: dùng để trộn với hạt trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Phân VSV phân giải chất hữu cơ: bón trực tiếp vào đất.
4. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Công nghệ - Trường THPT Số 2 Phù Cát
PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 đ): Lựa chọn câu trả lời đúng và điền vào ô trống
Câu 1: Đất giàu mùn và giàu đạm cây trồng dễ mắc bệnh gì?
A- Cây trồng phát triển kém B-Bị bênh tiêm lửa C-Bị bệnh khô vằn D- Dễ mắc bệnh đạo ôn và bạc lá
Câu 2: Keo đất có cấu tạo là
A- Có 1 nhân – 1 lớp vỏ ngoài mang điện tích dương. B- Có 1 nhân – 1 lớp vỏ ngoài mang điện tích âm
C-Có 1 nhân – 2 lớp vỏ ngoài mang điện tích trái dấu D- Có 1 nhân – 2 lớp vỏ ngoài mang điện tích âm hoặc dương
Câu 3: Đất mặn là loại đất
A- Chứa nhiều xác sinh vật B- Chứa nhiều Cation Natri
C- Chứa nhiều vi sinh vật gây hại . D- Chứa nhiều lưu huỳnh.
Câu 4: Quy trình công nghệ bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
A- Chọn vật liệu nuôi cấy => tạo rễ => tạo chồi => khử trùng => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
B- Chọn vật liệu => tạo chồi => khử trùng => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
C- Chọn vật liệu nuôi cấy => khử trùng => tạo chồi => tạo rễ => cấy vào MT thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
D- Chọn vật liệu => tạo chồi => tạo rễ => khử trùng => Cấy vào môi trường thích ứng => trồng cây trong vườn ươm.
Câu 5: Chất nền vô cơ để sản xuất phân vi sinh vật là
A- Phế thải nông nghiệp, rác thải, bột vỏ sò. B- Bột xương, bộ vỏ sò, phân chuồng
C- Bột photphoric, bột xương, bột vỏ sò C - Bột Apatit, bột huyết, xác thực vật
Câu 6: Một số loại phân vsv cố định đạm thường dùng là
A- Photphobacterin, Azogin B- Nitragin, Azogin
C - Nitragin, Man D- Lân hữu cơ vi sinh, Estrasol, Nitragin, Azogin
Câu 7: Thành phần dinh dưỡng trong phân hữu cơ là
A- Nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lương. B- Rác thải, phân chuồng, phân bắc
C- Có các vi sinh vật sống D- Đạm, Lân, Kali
Câu 8: Tế bào TV có tính toàn năng. Bất cứ tế bào nào hoặc mô nào thuộc cơ quan như rễ thân lá đều
A- Chứa hệ gen quy định kiểu gen của loài đó B - Chứa tế bào chuyên hóa của loài đó
C- Chứa hệ gen và kiểu gen của loài đó D- Chứa kiểu gen quy định hệ gen của loài đó
Câu 9: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng
A- Đẩy Na+ ra khỏi keo đất. B-Đẩy Na+ và H+ ra khỏi keo đất
C-Đẩy Al3+ ra khỏi keo đất D-Đẩy H+, Na+, Al3+
Câu 10: Nếu đo pH của đất = 5,3 thì đất đó là
A- Chua B- Kiềm C-Rất chua DTrung tính
Câu 11: Cách sử dụng phân vi sinh vật là
A- Phun lên lá và thân B- Tẩm vào hạt hoặc rễ C-Dùng bón thúc D-Dùng bón lót
Câu 12: Loại phân bón nào dưới đây khó tan
A- U rê B-Supephotphat C- Kaliclo rua D- Sunphat đạm
Câu 13: Nhiệt độ môi trường bao nhiêu thì nấm gây hại cho cây trồng bị chết
A-Từ 250C đến 350C B-Từ 350C đến 450C C-Từ 450C đến 500C D-Từ 450C đến 550C
Câu 14: Nhờ khả năng trao đổi ion trong đất mà
A-Chất dinh dưỡng trong đất ít bị rửa trôi
B- Phản ứng dung dịch đất luôn ổn định
C -Nhiệt độ đất luôn điều hòa
D-Cây trồng được cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng
Câu 15: Cải tạo đất phèn như sau
A. Xây dựng hệ thống tưới tiêu => Bón vôi => Bón phân hữu cơ
B. Bón phân hữu cơ => cà sâu, phơi đất => lên liếp
C. Bón vôi => Bón phân hữu cơ => cày sâu đất
D. Bón vôi => tháo nước rửa phèn => bón phân hữu cơ tăng độ phì nhiêu
Câu 16: Đất mặn và đất phèn sau khi cải tạo có thể sử dụng để trồng
A. Trồng khóm, mía, điều B-Trồng một số giống lúa đặc trưng C- Trồng cói, nuôi thủy sản D- Trồng rừng ngập mặn.
Câu 17: Độ chua tiềm tàng do yếu tố nào quyết định
A. H+ và Al3+ gây ra B-H+ và Al3+ trên bề mặt keo đất gây ra C. H+ và Al3+ trong keo đất gây ra D- H+ trong dung dịch đất.
Câu 18: Tác dụng của phân Lân đối với cây trồng là
A. Cây phát triển khỏe mạnh B-Thân cây phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng
C- Rễ phát triển tốt và cho trái ngọt D-Giúp lá xanh tươi và cho nhiều trái
Câu 19: Đặc điểm sau đây không đúng về phân hóa học
A. Bón phân hóa học nhiều năm làm cho đất chua B- Tỉ lệ dinh dưỡng cao
C- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng D-Phần lớn dễ tan (trừ phân lân )
Câu 20: Khi nào sử dụng phân vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
A. Bón nhiều phân đạm B-Bón nhiều phân lân C-Bón nhiều phân ka li D-Bón nhiều phân NPK
Trên đây là phần trích nội dung Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 10 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án tại đây.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2017-2018 (Kèm đáp án)
30 p | 772 | 102
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
19 p | 1337 | 96
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2017-2018 có đáp án
34 p | 1172 | 90
-
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 637 | 64
-
Bộ đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
20 p | 780 | 60
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 623 | 52
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
14 p | 685 | 48
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
18 p | 435 | 28
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 (có đáp án)
62 p | 106 | 11
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2020-2021 (Có đáp án)
31 p | 77 | 10
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 103 | 9
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2018-2019 có đáp án
71 p | 94 | 5
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 10 năm 2019-2020 (có đáp án)
89 p | 69 | 4
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
43 p | 53 | 4
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
27 p | 68 | 3
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 (có đáp án)
106 p | 84 | 2
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2018-2019 có đáp án
32 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn