Bổ trợ kiến thức lịch sử cho giáo viên
lượt xem 13
download
Tài liệu Bổ trợ kiến thức lịch sử cho giáo viên được biên soạn nhằm cung cấp cho các giáo viên Lịch sử theo chương trình học của lớp 4 và lớp 5. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết, với các bạn chuyên ngành Sư phạm Sử thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bổ trợ kiến thức lịch sử cho giáo viên
- BỔ TRỢ KIẾN THỨC LỊCH SỬ CHO GIÁO VIÊN 1. Nội dung liên quan đến phần lịch sử lớp 4 1.1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN) a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng. b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc + Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển. + Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết. + Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình. 1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) a) Một số sự kiện cốt yếu : TT Thời gian Sự kiện 1 Khoảng năm 179 TCN Triệu Đà chiếm được Âu Lạc, cai trị nước ta 2 Khoảng năm 111 TCN Nhà Hán đô hộ nước ta 3 Năm 40 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 4 Năm 40 43 Trưng Vương 5 Từ năm 220 – 280 (Thời Tam quốc ở Trung Quốc) Nhà Ngô đô hộ nước ta 6 Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu
- 7 Năm 263 420 Triều Tấn ở Trung Quốc đô hộ nước ta Năm 420 – 589 (Thời Nam Bắc Triều ở Trung Nam Triều (Tống, Tề, Lương, Trần) đô hộ nước 8 Quốc) ta 9 Năm 542 Khởi nghĩa Lí Bí 10 Năm 544 Nước Vạn Xuân thành lập 11 Năm 602 618 Nhà Tuỳ đô hộ nước ta 12 Năm 618 905 Nhà Đường đô hộ nước ta 13 Năm 722 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) 14 Năm 767 791 Khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) 15 Năm 905 Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ 16 Năm 938 Chiến thắng Bạch Đằng (Ngô Quyền lãnh đạo) b) Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch. 1.3. Buổi đầu độc lập Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. 1.4. Nước Đại Việt a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây : - Triều đại nhà Lý (1009 – 1225) - Triều đại nhà Trần (1226 – 1400) - Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406) - Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527) - Triều đại nhà Mạc (1527)
- - Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786) - Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802) - Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) b) Thời Đại Việt có nhiều sự kiện, hiện tượng và nhân vật lịch sử đáng ghi nhớ : TT Triều đại Sự kiện lịch sử Nhân vật lịch sử Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (Hà Nội). Lý Lý Công Uẩn (Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. Năm 1042, ban hành Thái Tổ) Lý Thánh 1 NHÀ LÝ bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên. Năm 1070, dựng Tông Lý Thường Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám. Năm 1075, mở khoa thi đầu Kiệt tiên để chọn nhân tài ra làm quan. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077) thắng lợi. Trần Quốc Tuấn Xây đắp được một hệ thống đê điều. Ba lần kháng chiến 2 NHÀ TRẦN Trần Quốc Toản chống quân xâm lược Mông – Nguyên Trần Thủ Độ Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lập ra nhà Hồ. 3 NHÀ HỒ Hồ Quý Ly Năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta. Khởi nghĩa Lam Sơn Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê. Lê Thánh Tông cho vẽ bản đồ đất Lê Lợi Nguyễn nước (bản đồ Hồng Đức). Cho ra đời bộ luật Hồng Đức, 4 NHÀ HẬU LÊ Trãi Lê Thánh đây là bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta. Giáo dục Tông thời Hậu Lê đã có nền nếp và quy củ. Văn học và khoa học đạt được những thành tựu đáng kể. THỜI KỲ NAM – BẮC TRIỀU VÀ Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất triều Lê lập ra triều Mạc Đăng Dung Mạc. Nguyễn Kim sau là Trịnh Kiểm đứng lên chống lại, Nguyễn Kim Trịnh 5 TRỊNH – rồi chiếm giữ vùng Thanh Hoá, Nghệ An lập nên chính Kiểm Nguyễn NGUYỄN PHÂN quyền Nam triều đối lập với Bắc triều. Hoàng TRANH Bắt đầu từ ấp Tây Sơn (1771), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nhân dân đánh sụp đổ chế độ họ Nguyễn trên 200 năm ở Đàng Trong (1783), Nguyễn Huệ chặn đứng cuộc xâm lăng của quân Xiêm (1785) rồi tiến ra 6 NHÀ TÂY SƠN Nguyễn Nhạc Bắc, lật đổ chế độ thống trị gần 300 năm của họ Trịnh Nguyễn Lữ (1786). Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung. Năm 1789, Quang Trung đại phá quân Thanh. Ra chiếu khuyến nông, chiếu lập học và đề cao chữ Nôm. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi 7 NHÀ NGUYỄN Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân Nguyễn Ánh (Huế). Xây dựng Kinh thành Huế. 2. Nội dung liên quan đến phần lịch sử lớp 5 2.1. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 – 1945) Thời kì từ khi mở đầu cuộc xâm lược nước ta của thực dân Pháp (1858) đến cách mạng tháng Tám 1945 có thể chia thành 3 giai đoạn :
- - Giai đoạn cuối thế kỷ XIX (1858 – 1895) : Lịch sử giai đoạn này đặt ra hai đòi hỏi chủ yếu cần phải giải quyết : Chiến hay hoà ; duy tân hay thủ cựu ? Đây là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, có đổi mới đất nước mới đủ sức đánh đuổi quân xâm lược và ngược lại có đánh đuổi được quân xâm lược mới có điều kiện đổi mới đất nước. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân kiên quyết đứng lên chống giặc. Khi triều đình còn chống giặc thì nhân dân đi theo triều đình để chống giặc. Khi triều đình nhu nhược, đầu hàng nhân dân ta vẫn cương quyết kháng chiến. Đã có nhiều cuộc khởi nghĩa đáng kể trong giai đoạn này. Một trong các cuộc khởi nghĩa đó là do Trương Định lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định mà tiếp nối là người con Trương Quyền đã làm cho quân Pháp ở Nam Kì phải kinh sợ.Bên cạnh phong trào chủ chiến của nhân dân và một số quan lại triều đình còn có một phong trào cổ động cho tinh thần duy tân đất nước của một số trí thức thời đó mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ.Trong khi phong trào chống Pháp của nhân dân liên tục nổi dậy và những đề nghị duy tân đất nước được đệ trình lên triều đình thì nhà Nguyễn thi hành một đường lối rất nhu nhược trước vận mệnh sống còn của dân tộc và cự tuyệt những đề nghị cải cách, khăng khăng duy trì chính sách cai trị cũ. Chính vì lẽ đó mà nước ta đã bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX. - Giai đoạn đầu thế kỉ XX : Vào đầu thế kỉ XX, ngọn cờ giải phóng dân tộc của giai cấp phong kiến đã hoàn toàn mục rỗng. Trong bối cảnh có những ảnh hưởng của xu hướng tư sản từ bên ngoài tràn vào, một số nhầ nho yêu nước đã tiếp thu và tiến hành cuộc vận động giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ mang màu sắc tư sản. Trong phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX có nhiều nhân vật lịch sử chủ trương phương pháp cách mạng của mình tiêu biểu là xu hướng nâng cao dân trí, dân quyền của Phan Chu Trinh và bạo động của Phan Bội Châu.Trong thời điểm này đã xuất hiện một con người vĩ đại Nguyễn Tất Thành mà sau này là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành cũng xuất phát từ truyền thống yêu nước mà tìm đường cứu nước. Nhưng cái khác của Nguyễn Tất Thành so với các bậc tiền bối là dịnh hướng và phương thức đi tìm đường cứu nước. Người không sang phương Đông mà sang phương Tây, không đi với tư cách của một chính khách mà là tư cách người thợ. Chính sự khác biệt đó đã giúp cho người có điều kiện đến được với Chủ nghĩa Cộng sản và trở thành người cộng sản. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến Nhà Rồng, đã đánh dấu mốc mở đầu con đương cứu nước của Người. - Giai đoạn từ 1930 đến 1945: Giai đoạn này được mở đầu bằng sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930). Đây là quá trình từ một người cộng sản Nguyễn Ái Quốc (1920), đến một tổ chức cộng sản chưa hoàn chỉnh – Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội (1925), đến một tổ chức hoàn chỉnh - Đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình này diễn ra quanh co và khúc khuỷu, nhưng với xu thế của thời đại và uy tín của lãnh tụ Nguyễn Ái Quuóc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời. Sự kiện này là một trong những sự kiện đánh dấu sự chấm dứt thời kì song song tồn tại hai con đường cứu nước : tư sản và vô sản. Từ đậy, Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ 1930 đến 1945 là thời kì vận động cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường của giai cấp vô sản. Trong giai đoạn này có nhiều cao trào cách mạng đáng lưu ý : cao trào 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh, cao trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939, cao trào vận động cách mạng tháng Tám 1941 – 1945 và cách mạng tháng Tám năm 1945.Ngày 2 – 9 năm 1945, lễ tuyên ngôn độc lập đã được tổ chức tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong không khí trang nghiêm và xúc động. 2.2. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) - Ngay sau ngày độc lập, thực dân Pháp được một số nước đế quốc ủng hộ thực hiện ý đồ quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Chúng đã gây hấn ở Sài Gòn, vi phạm hầu hết các điều khoản của Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946) và Tạm ước Việt – Pháp (14 – 9 – 1946). Nghiêm trọng hơn, chúng gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta giả tán lực lượng chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Đảng và nhân dân ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường cầm vũ khí chiến đấu.Trước hết là cuộc chiến đấu diễn ra ở Sài Gòn rồi tiếp đó là Hà Nội. Chiến tranh lan ra cả nước kể từ ngày 19 – 12 – 1946. - Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện : + Trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá : Trong kháng chiến, cuộc đụng đầu giữa ta và Pháp không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà trên tất cả các mặt trận, các lĩnh vực của đời sống xã hội : chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,
- ngoại giao...chính các mặt trận này đã tạo nên hậu phương vững chắc làm cơ sở cho thắng lợi về mặt quân sự trong cuộc kháng chiến. + Trên mặt trận quân sự : Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là hai cái mốc quan trọng nhất đánh dấu sự trưởng thành của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến. Với chiến thắng Biên giới 1950, cuộc chiến tranh ở Việt Nam chuyển sang giai đoạn ta giành thế chủ động trên chiến trường chính. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là đỉnh cao chiến thắng cảu quân ta trong cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954, đồng thời là đỉnh cao thắng lợi của quân dân ta trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ là một trong những chiến thắng oanh liệt nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơ - ne – vơ (1954) trả lại hoà bình cho dân tộc Việt Nam. 2.3. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 – 1975) - Trong thời kì này, do đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền dưới hai chế độ chính trị, xã hội khác biệt nhau mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành ở mỗi miền một chiến lược cách mạng khác nhau. Đối với miền Bắc là xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam. Đối với miền Nam là trực tiếp chống đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. - Quân dân ta ở miền Nam, có hậu phương miền Bắc hỗ trợ chi viện sức người sức của đã chiến đấu anh dũng đánh bại liên tiếp 4 chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mĩ, đó là các kế hoạch : + Chiến tranh đơn phương (1954 – 1960) + Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) + Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) + Việt Nam hoá chiến tranh (1969 – 1973) Trong đó có những thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là thắng lợi “Đồng khởi” (cuối năm 1959 đầu năm 1960) ; Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) ; Tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Bắc buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ; Cuối cùng là cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh, trận thắng quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc. - Quân và dân miền Bắc sau ba năm (1954 – 1957) thực hiện những nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã chuyển sang xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam. Từ cuối năm 1964, nhân dân miền Bắc còn phải trực tiếp chống trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. - Một số sự kiện, hiện tượng tiêu biểu trong giai đoạn này là : “Cánh đồng năm tấn” ; Đường mòn Hồ Chí Minh ; 12 ngày đêm (tháng 12 – 1972) đương đầu với máy bay B52 của Mĩ. 2.4. Xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đến nay)
- - Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Một trong những sự kiện thể hiện điều đó là sau gần 30 năm đường sắt đã được nối liền từ Bắc tới Nam. - Cũng gần 30 năm chiến đấu liên miên, khi đất nước đã được tự do, độc lập, nhân dân ta không mong muốn gì hơn là được sống yên ổn, đem tài năng và sức lực xây dựng đất nước phồn vinh, cuộc sống văn minh hạnh phúc ; được chung sống hoà bình hữu nghị với các nước, các quốc gia trên thế giới.- Sau 10 năm (1976 – 1986) xây dựng Chủ nghĩa xã hội đầy khó khăn thử thách, từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 – 1986), nhân dân ta đã bước vào công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu bước đầu trên mọi mặt của đất nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học Lịch sử ở trường THPT góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại)
51 p | 357 | 59
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học môn Lịch sử ở trường THCS
7 p | 378 | 45
-
SKKN: Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức các trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 tại trường THCS Nguyễn Trãi
33 p | 145 | 11
-
SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém ghi nhớ kiến thức và sự kiện lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 5
13 p | 152 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử hiệu quả trong dạy học theo hướng phát triển năng lực môn Lịch sử lớp 9
27 p | 75 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử 7 theo hướng rèn luyện cho học sinh tiếp cận lịch sử qua tư liệu
20 p | 62 | 8
-
Sách bài tập Lịch sử lớp 10 (Bộ sách Cánh diều)
70 p | 17 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Trần Quang Khải
5 p | 4 | 3
-
Bộ 9 đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
30 p | 102 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 - THPT Hùng Vương
2 p | 43 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Bồ Đề, Long Biên
37 p | 6 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Hiệp Đức
8 p | 3 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 năm học 2010-2011 – Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang (Đề chính thức)
7 p | 32 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2016-2017
2 p | 53 | 1
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Lê Quang Cường
1 p | 42 | 1
-
Báo cáo sáng kiến: Các hình thức khởi động nhằm tạo hứng thú trong học tập ở bộ môn Lịch sử trường THCS Trà Mai
19 p | 11 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam trước năm 1858 Lịch sử 10 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
50 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn