Cách dạy văn học sử
lượt xem 16
download
A- Tại sao phải dạy văn học sử? - Do sách giáo khoa hiện nay biên soạn theo quan điểm “tam thể nhất hợp” vì vậy không theo từng giai đoạn văn học .vì vậykhi dạy văn giáo viên thường băm nát tác phẩm để tìm ra cho được cái tích hợp ở trong đó mà quên đi cải giá trị tư tưởng của tác phẩm.Cho nên khi làm bài học sinh rất lúng túng và thường mắc phải những lỗi sau : +Thường theo văn mẫu rồi ghi lại một cách nguyên xi hoăc cắt xén mà ta hay...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách dạy văn học sử
- Cách dạy văn học sử A- Tại sao phải dạy văn học sử? - Do sách giáo khoa hiện nay biên soạn theo quan điểm “tam thể nhất hợp” vì vậy không theo từng giai đoạn văn học .vì vậykhi dạy văn giáo viên thường băm nát tác phẩm để tìm ra cho được cái tích hợp ở trong đó mà quên đi cải giá trị tư tưởng của tác phẩ m.Cho nên khi làm bài học sinh rất lúng túng và thường mắc phải những lỗi sau : +Thường theo văn mẫu rồi ghi lại một cách nguyên xi hoăc cắt xén mà ta hay gọi là chiết ghép. + phân tích nhưng thờ ơ với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. + Lôi phẩm về hiện tại để phân tích ,dễ dẫn đến hiện đại hoá tác phẩ m, hiện đại hoá nhân vật.Tôi đã dự một cô giáo trẻ khi dạy bài “Lợn cưới, áo mới”cô có giảng rằng: Đây là một anh chàng hay khoe, khoe đến cả những cái vụn vặt.Cái áo thì đáng gì mà phải khoe.Tôi cảm thấy buồn nhưng tôi cũng chẳng nói ra .Không biết cô có hiểu câu ca dao: Vợ chồng được cái quần sồi Chồng đi chồng mặc vợ ngồi vợ trông.
- Hay: Mua cho một vạt khố sồi Bề ngang chiếc đũa bề dài nửa phân Đi đâu cũng phải cởi trần Trông thấy chúng bạn cực thân thay là -Vậy nên phải dạy văn học sử .Dạy để học sinh nắm được hoàn cảnh xã hội mà tác phẩm đó ra đời .Thấy được tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội đương thời.Thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩ m mà tác giả gửi gắm vào trong đó . B- Các giai đoan phát triển văn học viết Việt Nam : 1- Giai đoạn từ thế kỷ X-> thế kỷ XV: Học sinh phải nắ m được các đặc điểm về lịch sử và xã hội sau đây : Đây là thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam .Dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến ,dân tộc ta đoàn kết trên dưới một lòng đập tan các cuộc xâm lược của các thế lực phong kiến phương Bắc viết nên những trang sử vàng chói lọi . Những trận đánh đẫ đi vào lịch sử dân tộc như: Bạch Đằng, hàm tử ,Chi Lăng ,Xương Giang… Vì vậy văn học giai đoạn nàytập trung đề cao chủ nghĩa yêu nước đó là: - Khẳng định chủ quyền của đất nước qua bài “Sông núi nước Nam”của Lí Thường Kiệt:
- Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành đã định ở sách trời Cớ sao quân giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Hay: Như nước đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi) -Tự hào về truyền thống đấu tranh chống xâm lược cha ông : Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán Đường mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng luc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có. (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi) -Tố cáo tội ác của giặc : Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế
- Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bãi nhân nghĩa nát cả đất trời Nặng thuế khoá sạch không đầm núi (Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi) - Căm thù giặc sẵn sàng xả thân vì đất nước :như “Hịch tướng sĩ” - Trần Quốc Tuấn. 2- Giai đoạn từ thế kỷ 16 -> thế kỷ 17 : Học sinh phải nắ m hoàn cảnh lịch sử và xã hội sau : Đây là giai đoạn xã hội phong kiến suy tàn ,các thế lực phong kiến gây bè kéo cánh chém giết lẫn nhau tạo nên các cuộc chiến tranh phi nghĩa như: Chiến tranh Trịnh -Mạc ,chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm trời khiến cho xương chất thành núi máu chảy thành sông. - Về văn học giai đoạn này chủ yếu đề cao tư tưởng “Nhân giả vô địch”, tố cáo chiến tranh bênh vực cho người dân vô tội . Điển hình cho các tác giả và tác phẩm giai đoạn này gồm có :Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Hữu cảm”, hay Nguyễn Dữ với “ Chuyện người con gái Nam Xương”…v.v… 3- Giai đoạn thế kỷ 18 -> 1858 : Chế độ phong kiến đã đi vào con đường mục ruỗng thối nát. Vua quan lo ăn chơi xa hoa truỹ lạc đời sống nhân dân cực khổ trăm bề .Bên cạnh đó lễ giáo phong
- kiến hà khắc đã tước đoạt quyền sống của người phụ nữ, biến họ trở thành những món hàng, những thứ đồ chơi không hơn không kém . Đồng tiền đã ngự trị lên nhân phẩ m và lương tâm con người,khiến cả xã hội phải chạy theo tiền sống ngược với lương tâm. Văn học giai đoạn này chủ yếu tập trung đề cao chủ nghĩa nhân đạo gồm có bốn vấn đề sau : - Lên án các thế lực chà đạp lên quyền sống con người điển hình là nhân vật Thuý Kiều . Một người con gái tài sắc vẹn toàn thế nhưng bị cái xã hội bất công ấy xô đẩy đưa đến cho nàng một cuộc đời đầy giông bão . Vào giai đoan này thế lực đồng tiền đã len lỏi khắp mọi ngõ ngách cuộc sống . Biến những người có học như Mã Giám Sinh thành những kẻ lưu manh với những hành động táng tận lương tâm .Biến những người cầm cân nảy mực của xã hội thành những kẻ “Đầu trâu mặt ngựa”..v.v…Đúng như nhà thơ Nguyễn Du đã viết : Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. Hay: Trong tay đã sẵn đồng tiền Dậu rằng biến trắng đổi đen khó gì.
- - Ca ngợi vẻ đẹp ,phẩm chất con người:Nổi bật đó là vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều .Có lẽ trong nền văn học nước nhà cặp mỹ nhân Thuý Kiều ,Thuý Vân đã được miêu tả đạt đến mức hoàn mỹ . Nguyễn Du đã giành những ngôn từ hay nhất để xây dựng nhân vật của mình .Phải nói rằng cả hai chị em Thuý Kiều hình như tất cả sắc nước hương trời đều hội tụ vào đây . Hãy nghe ông trân trọng giơi thiệu: Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Lan thu thuỷ ,nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành… - Không chỉ có ca ngợi vẻ đẹp mà Nguyễn Du còn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp con người đó là tình thương cha mẹ, sự thuỷ chung với người yêu: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
- Tin sương luống những rày trông mai chờ Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. - Một giá trị nhân đao đáng chú ý văn học giai đoạn này , đó là thông cảm, thương cảm cho số phận con người . Ở “Truyện Kiều” của Nguyễn Du hay “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu ta đêu thấy rất rõ .Hãy lắng nghe nước măt của Tố Như đang chảy trên từng trang viết : Rường cao rút ngược giây oan Dậu là đá cũng nát gan lọ người Mặt trông đau đớn rụng rời Oan này còn một kêu trời nhưng xa. - một giá trị nhân đạo nữa mà văn học giai đoạn này đề cập đó là nói lên niề m mơ ước một cuộc sống tốt đẹp và công bằng .Nhân vật đại diện cho công lý đó là Từ Hải, Lục Vân Tiên những con người dám “Chọc trời khuấy nước” đạp bằng sự bất công để tìm công lý . 3- Giai đoạn 1858 -> 1930: -Hoàn cảnh lịch sử : Thực dân pháp xâm lược nước ta triều đình nhà Nguyễn đầu hàng .Hưởng ứng chiếu cân vương của Tôn Thất Thuyết phong
- trào chống pháp nổ ra khắp nơi ,nhưng kết quả đều thất bại.Pháp lần lượt bình định nước ta và tiến hành khai thác thuộc địa .Pháp mở một số trường học , văn hoá phương tây được du nhập vào nước ta . - Văn học giai đoạn này chủ yếu tập trung tố cáo tội ác của giặc pháp ,kêu gọi nhân dân đấu tranh,ca ngợi những tấ m gương hy sinh vì đất nước . Tác giả tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu với các bài “chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ cân Giuộc”.Nhân vật trong tác phẩ m là những người nông dân bình dị , vì yêu nước căm thù giặc mà đứng lên chống pháp: Chẳng phải là quân cơ quan vệ Cũng chẳng phải là lính diễn binh Chẳng qua là dân ấp dân lân Mến nghĩa làm quân chiêu mộ - Sau khi bình định xong nước ta để bình định bản xứ pháp đã mở trường đào tao một số trí thức tây học. Dưới tac động của tầng lớp trí thức này , ở nước ta đã xuất hiện một phong trào “tây hoá”, thế là nho học đã nhường chỗ cho tây học. Hãy nghe Nguyễn Bính nói về sự thay đổi nhanh chóng : Hôm qua em đi tỉnh về - Đợi em ở mãi con đê đầu làng - Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng -
- Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi - Nào đâu cái yếm vải sồi - Cái dây lưng đụi nhuộm hồi sang xuân - - Vì vậy khi dạy bai thơ “Ông Đồ”ta phải hiểu được tâm trạng tâm trạng của tác giả. Đó là tâm trạng nuối tiếc cho một thời vàng son của nho học và tâm trạng chua xót trước sự lạc lỏng của cai chữ nho trong xã hội đang ồ ạt bị tây hoá .Tâm trạng đố cũng được Tú Xương phản áng qua mỗi trang viết của ông : Nào có ra gì cái chữ nho Ông nghè ông cống cũng nằm co Phải nói rằng ở giai đoạn này mọi vấn đề thi cử đều đươc định giá bằng tiền. Vì vậy các tri thức nho học họ chán chường trước cái xã hội ấy .Chúng ta sẽ hiểu hơn qua bài thơ của Nguyễn Khuyến: Thằng bán tơ kia giở mối ra Làm cho bận đến cụ viên già Có tiền việc ấy mà xong nhỉ Đời trước làm quan cũng thế a ! 4 – Giai đoạn 1930-> 1945:
- Đây là giai đoạn đảng cọng sản ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh .Tạo nên các cao trào cách mạng như Xô viết Nghệ tĩnh 1930- 1931, phong trào mặt trận bình dân 1936-1939. Vì vậy văn học giai đoạn này bị phân hoá thành ba dòng văn hoc : + Dòng văn học lãng mạn : Đây là dòng văn học có vai trò cải tổ nền văn học nước ta .Nó phá bỏ phương pháp sáng tác cũng như đề tài sáng tác cũ tạo nên một bước nhảy vọt cho thơ văn việt Nam.Nó để lại nhiều tác phẩm sông mãi với thời gian. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều cây bút tài hoa như: Nhất Linh ,Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Nguyễn Bính ,Xuân Diệu …v.v… + Dòng văn học hiện thực: Vào giai đoạn này do chính sách bóc lột hà khắc của chế độ thực sân nửa phong kiến,làm cho đời sống nhân dân cùng cực .Họ đã bị bần cùng hoá như lão Hạc hay bị lưu manh hoá như Chí Phèo . Vì vậy đã có nhiều tác giả dàm đứng lên dùng ngòi bút của mình tốcáo giai cấp thống trị như “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan, “Chí Phèo” của Nam Cao…v.v… + Dòng văn học cách mạng : chủ là do các chiên sĩ cộng sản viết ra nhằ m mục đích chỉ cho quần chúng thấy được nguyên nhân của sự
- nghèo khổ ,thấy được kẻ thù của dân tộc ,kêu gọi nhân dân vùng lên đâú tranh : Hỡi anh chị em Nam Việt Nông nỗi này ai biết chăng ai ? Đã non tám chục năm trời Làm thân trâu ngựa cho loai chó dê ( Bai ca cách mạng) . Hoặc nói ý chí buất khuất của người chiến sĩ : Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đày Là gươm kề tận cổ súng kề tai Là thân sống chỉ coi còn một nửa (Trăng trối-Tố Hữu) Thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng: Rồng quấn vòng quanh chân với tay Trông như quan võ quấn tua vai Tua vai quan võ bằng kim tuyến Tua của ta là một sợi gai (Dây trói- Hồ Chí Minh) 5-Giai đoạn 1946-> 1954:
- - Về lịch sử ,cách mạng tháng Tám thành công mở ra một trang sử mới cho dân tộc ta .Nhưng chính quyền non trẻ đứng trước nhiều thử thách lớn. Ngân khố nhà nước trống rỗng, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp năm ất dậu,95% dân số mù chữ, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta . Nghe theo lời kêu gọi của Bác cả dân tộc lên đường đi kháng chiến : Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm Và đoàn quân vễ quốc lên đường (Tố Hữu) Trong kháng chiến người lính là “Điểm tựa” của lịch sử: Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn bằng người lính đi đầu Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa (Tố Hữu) Vinh dự là vậy , thế nhưng trong cuộc kháng ấy người lính phải trải muôn ngàn gian khổ khó khăn. Từ những miền quê nghèo họ đi kháng chiến mang theo những gì ở nhà họ có; Chiếc xắc mây anh mang Em nách mo cơm nếp
- Lúa níu anh trật dép Anh cúi sửa vội vàng (Thăm lúa-Trần Hữu Thung) Chúng ta hãy đọc bài “Nhớ” của Hồng Nguyên để hiểu được thực tại cuộc sống người lính bấy giờ: Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi một hai Súng bắn chưa quen ,quân sự mười bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến Lột sắt đường tàu rèn thêm dao kiếm Áo vải chân không đi lùng giặc đánh. (Nhớ- Hồng Nguyên) Không chỉ thiếu thốn về vật chất mà họ còn bị những cơn sốt rét rừng hành hạ , đói không có ăn ,rét không có mặc , ốm đau không có thuốc, khiến cho họ da vàng tóc rụng: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùng Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (Tây tiến –Quang Dũng) Khó khăn gian khổ là thế ,nhưng với tinh thần yêu nước họ đã vượt lên tất cả để làm nên một Điện Biên lịch sử chấn động địa cầu , kết thúc chín năm trường kỳ chống thực dân Pháp . - Văn học giai đoạn này đi sâu đi sát cuộc kháng chiến thánh thần của dân tộc đẻ phản ánh và ca ngợi . Vậy nên người lính đi vào thơ ca bình dị chân thật như cuộc sống nông dân vốn có của họ .Bên cạnh hình ảnh người lính ,thì người nông dân cũng được phản ánh khá rõ nét .Họ là những người “chân toe mắt toét gọi lựu đạn là nịu đạn, hát tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh” .Nhưng trong họ lại có một tinh thần yêu nước mạnh liệt và đó là cơ sở tạo nên sức mạnh cho cả dân tộc. 1- Giai đoạn 1955->1975: Vơi chiến thắng Điện biên phủ hiệp nghị giơ ne vơ được ký kết Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng CNXH. Miền Nam tạm thời bị chia cắt .Dân tộc ta lại phải hàn gắn vết thương chiến tranh Xây dựng Miền Bắc thành hậu phương lớn chi viện cho chiến trường Miền Nam. Để hoàn thành trọng trách lớn lao đó, cả Miền Bắc dấy lên phong trào “tiền tuyến
- gọi, hậu phương trả lời” với khẩu hiệu”Thóc không thiếu một cân ,quân không thiếu một người”Thế là những người mẹ , người chị lại tiễn chồng con ra trận : Rất đẹp thay những tấm lòng đại nghĩa Vầng trăng nào sánh được vẻ kiên trinh Xưa tiễn chồng đi cứu nước rười rưỡi tóc xanh Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc (Lưu Trọng Lư) - Để có thực lực chi viện cho Miền Nam Đảng đẫ phát động phong trào”Mỗi người làm việc bằng hai”. Tất cả mỗi người dân Miền Bắc đều lao động không quản ngày đêm với tinh thần “tất cả cho Tổ Quốc ,tất cả để đánh thăng giặc Mỹ xâm lược”. Đẻ thực hiện được nhiệm vụ thống nhất đất nước trung ương - đảng đã quyết định mở con đường mòn Hồ Chí Minh. Đây là con đường huyết mạch chi viện cho miền nam. Thấy được tầm quan trọng của con đường này , đế quốc Mỹ đã dội xuống đây hàng triệu tấn bom đạn hòng căt đứt sự chi viện của Miền bắc. Để bảo vễ con đường hàng vạn nữ thanh niên xung phong lại đi vào tuyến lửa .Con đường Trường Sơn đã trở thành nơi đối đầu giữa sức mạnh vật chất của đế quốc Mỹ và sức mạnh tinh thần của dân tộc chúng ta :
- Trường sơn xẻ dọc rọc ngang - Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng - Trường Sơn xẻ núi băng sông - Xe đi trăm ngả chiến công bốn mùa - Trường Sơn đông nắng tây mưa - Ai chưa đến đó như chưa rõ mình - (Nước non nghàn dặm -Tố Hữu) - - Thế là cả thế hệ trẻ Việt Nam : Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phới dậy tương lai - +Về văn hoc: Giai đoạn này được chia làm hai mảng. - Mảng thứ nhất viết về đề tài Miền Bắc : Các văn nghệ sĩ đã đi sát với thực tế cuộc sống ca ngợi tinh thần lao động khẩn trương không quản ngày đêm như bài” Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận, ca ngợi hình ảnh “Con người mới xã hội chủ nghĩa”, đó là những con người biết đặt lợi ích tập thể , lợi ích đất nước lên trên lợi ích cá nhân mà hành động. Họ sống với tinh thần “Mình vì mọi người”mà tiêu biểu là truyên ngắn “Lặng lẽ Sa pa” của Nguyễn Thành Long mà Anh thanh niên là hình mẫu con người mới XHCN.
- Mảng thứ hai viết về đề tài Miền Nam : Văn học đã phản ánh nỗi - đau của chiến tranh, tinh thần quật cường của nhân dân Miền Nam như”Hòn Đất” của Anh Đức ,”Người mẹ cầm súng “ của Nguyễn Thi, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng . Đặc biệt là những tác phẩm viết về những con người huyền thoại nơi tuyến đường trường Sơn . Đó là những anh lính lái xe,những cô thanh niên xung phong ,họ là những con người có tuổi đời mười chín đôi mươi đang hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước mà vẫn lạc quan yêu đời bất chấp mọi gian nguy: Anh lên xe trời đổ cơn mưa - Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ - Em xuống núi năng vàng rực rỡ - Cái nhành cây gạt mối riêng tư. - (Đông trường Sơn, tây trường Sơn-Phạm tiến Duật)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án văn học lớp 10
103 p | 1665 | 176
-
SKKN: Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học
19 p | 309 | 69
-
ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC
11 p | 291 | 32
-
Giáo án Ngữ văn 12 tuần 7 bài: Nghị luận về một ý kiến bàn về Văn học
8 p | 435 | 28
-
SKKN: Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
26 p | 276 | 18
-
Giáo án làm văn: Tiểu sử tóm tắt - GV. Trương Thị Hồng Dịu
6 p | 159 | 14
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy học Văn học sử ở trường phổ thông
14 p | 192 | 14
-
Văn tự sự lớp 9: Kể lại câu chuyện ý nghĩa mà cô dạy bài học về lòng hiếu thảo
7 p | 679 | 14
-
Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường
3 p | 145 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Cách Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS có hiệu quả
28 p | 49 | 9
-
Cảm nhận về âm hưởng văn học dân gian qua bài thơ Thương Vợ của Trần Tế Xương
8 p | 62 | 7
-
Văn học sử Tác gia NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
6 p | 168 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kế hoạch bài dạy văn bản Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11) theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
57 p | 27 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học bài cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX chương trình lịch sử lớp 12 theo hướng trải nghiệm sáng tạo
79 p | 18 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 phục vụ cho việc thi tuyển sinh vào các trường THPT phần Nghị luận văn học
27 p | 31 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn lớp 11 bài: Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 thế kỉ XX
9 p | 14 | 4
-
Bài giảng Ngữ văn 10: Văn bản văn học
32 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn