intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách quản lý công nhân hiệu quả trong sản xuất

Chia sẻ: Ze Wu Jun | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nhân là đội ngũ lao động vô cùng quan trọng, lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm cho nhà máy, xí nghiệp. Vì thế, cách quản lý công nhân dành cho tổ trưởng, quản lý sản xuất là vấn đề vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của cả một doanh nghiệp. Bài viết dưới đây xin chia sẻ những cách quản lý công nhân hiệu quả mà tổ trưởng, quản lý sản xuất cần biết. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách quản lý công nhân hiệu quả trong sản xuất

  1. CÁCH QUẢN LÝ CÔNG NHÂN HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT Công nhân là đội ngũ lao động vô cùng quan trọng, lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra sản   phẩm cho nhà máy, xí nghiệp. Vì thế, cách quản lý công nhân dành cho tổ  trưởng, quản lý   sản xuất là vấn đề  vô cùng quan trọng quyết định sự  phát triển của cả  một doanh nghiệp.   Bài viết dưới đây xin chia sẻ những cách quản lý công nhân hiệu quả mà tổ trưởng, quản lý  sản xuất cần biết. Tổ trường, quản lý sản xuất có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp Công ty Phúc Trường Hải – doanh nghiệp hàng đầu về  sản xuất năng lượng từ  lò hơi công  nghiệp cho biết rằng: Tổ  trưởng, quản lý sản xuất là người có nhiệm vụ  quản lý phân   xưởng, nhân viên trong tổ  sản xuất của mình. Đây là đơn vị  trực tiếp tạo ra các sản phẩm  cho doanh nghiệp, những yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nhân, … Vì thế, người tổ trưởng cần phải có trình độ chuyên môn cao, đồng thời có kỹ năng quản  lý tốt để vận hành tốt các yếu tố đầu vào và cho ra sản phẩm đạt yêu cầu, chất lượng, nâng  cao hiệu quả sản xuất.
  2. Tuy nhiên, tổ trưởng, quản lý sản xuất thường gặp phải các vấn đề  khó khăn trong quản lý   con người. Vì thế, người tổ trưởng phải nắm bắt một số kỹ năng như: Tìm giải pháp để giảm thiểu những khó khăn hoặc điều không thuận lợi. Điều đó sẽ  minh chứng cho các tổ viên thấy rằng sự thay đổi không làm giảm thu nhập mà ngược  lại có thể làm tăng thu nhập. Phát huy thuận lợi trong công việc mới để  mọi người tận dụng cơ  hội tăng thêm thu  nhập. Trong tổ sản xuất, sẽ có một vài cá nhân không theo kịp hướng dẫn, thiếu năng lực, người tổ  trưởng cần xây dựng phương pháp phù hợp để họ theo kịp mô hình sản xuất. Một số cá nhân   cần lưu ý như: o Đối tượng tiếp thu chậm o Dễ bị tổn thương do kế hoạch sản xuất thay đổi o Không dễ thích ứng với sự thay đổi… Ngoài việc tích cực kèm cặp hướng dẫn cá nhân thiếu năng lực, người tổ  trưởng sản xuất   còn phải từng bước thay đổi nhận thức của họ  để  tạo điều kiện cho chính các cá nhân đó   phát triển bản thân, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất của toàn đội. Với vai trò quan lý, tổ  trưởng sản xuất phải biết phối hợp giữa các cá nhân lại với nhau.  Giúp phát huy hết các điểm mạnh cũng như hỗ trợ, khắc phục điểm yếu giữa các thành viên   trong tổ sản xuất. Mà việc trước tiên đó là cần phải xác định được năng lực của các tổ  viên. Một số  điều cần   lưu ý của tổ trưởng sản xuất như: Cần phối hợp với nhau để  làm việc tốt, không có tổ  nào toàn những người giỏi và   cũng không có tổ nào toàn người kém. Ai sức khỏe tốt, tiếp thu nhanh Ai sức khỏe kém
  3. Điều hành phối hợp còn được hiểu là sự phối hợp giữa các tổ với nhau Tổ trưởng sản xuất khi nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong tổ sản xuất   thì mới dễ dàng phối hợp với các tổ viên để hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp. 6 cách quản lý công nhân dành cho tổ trưởng, quản lý sản xuất Quản lý công nhân hiệu quả sẽ đẩy nhanh tiến độ  làm việc, tạo môi trường chuyên nghiệp,   hạn chế được nhiều rủi ro, quyết định rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Nếu bạn   đang muốn biết cách quản lý công nhân dành cho tổ  trưởng, quản lý sản xuất thì hãy tham  khảo ngay những chia sẻ dưới đây của chúng tôi. 1. Nắm chính xác số lượng công nhân trong mỗi bộ phận Trong quá trình làm việc, so sự điều chuyển công việc hoặc do người lao động nghỉ việc mà  số  lượng công nhân mỗi bộ  phận có thể  thay đổi. Không phải số  lượng công nhân lúc nào   cũng ổn định để người lý có thể ấn định được công việc từng bộ phận. Vì thế, các nhà quản lý cần cập nhật và nắm bắt được chính xác lượng công nhân làm việc ở  từng bộ  phận thường xuyên để  phân bổ  khối lượng công việc phù hợp. Tránh trường hợp  
  4. phân công khối lượng công việc quá nhiều cho những tổ ít công nhân, còn tổ nhiều công nhân  lại ít việc, điều đó làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thành sản phẩm. 2. Đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận Đặt ra chỉ  tiêu cụ  thể  cho mỗi bộ  phận, mỗi đội công nhân nhất định là một yếu tố  quan   trọng trong kĩ năng quản lý công nhân. Việc đặt ra chỉ  tiêu rõ ràng sẽ  khiến cho mỗi công  nhân, mỗi tổ  sẽ  có mục tiêu để  phấn đấu, tăng cao khả  năng tự  chịu trách nhiệm của bản  thân, của tổ với công việc. Đó là thước đo cho chất lượng công việc của mõi công nhân, mỗi tổ, đảm bảo hoàn thành   các đơn hàng đúng thời gian dự  kiện, thúc đẩy tổng thể  bộ  máy doanh nghiệp được thực   hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. 3. Kiểm soát thời gian làm việc và chất lượng mỗi nhân công Kiểm soát số lượng nhân viên là chưa đủ, quan trọng hơn là người quản lý cần phải nắm bắt   được chất lượng công việc của mỗi nhân công nhất định. Có rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy hiện nay sản xuất thực hiện việc kiểm soát chất lượng  và thời gian hoàn thành công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức  theo sản lượng hay theo thời gian. Đó là việc làm nhằm mục đích tránh được sự lãng phí về  thời gian, sức lực, tránh tổn thất hiệu quả cho xí nghiệp.
  5. Người quản lý phải là người kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân gồm năng   suất công việc và thời gian hoàn thành để có thể định hình được chiều hướng công việc của  từng bộ  phận và toàn doanh nghiệp để  có những biện pháp khắc phục kịp thời. Các công   nhân họ sẽ nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay thậm chí vượt định mức   để  có được thu nhập tốt hơn. Điều đó mang đến lợi ích cho cả  người lao động và doanh   nghiệp. 4. Phân tầng, sắp xếp đội ngũ nhân công hợp lý Hiệu quả  của công việc trong một công trình, nhà máy chỉ  có thể  hiệu quả  khi có sự  phối  hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong tổ và giữa các tổ với nhau. Để thực hiện được điều   đó, việc sắp xếp vị trí nhân công là điều rất cần thiết. Tính chất công việc, khả  năng và kinh nghiệm làm việc khác nhau giữa các nhân công làm   cho việc kết hợp không được hiệu quả. Người quản lý cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp  giữa người có ít kinh nghiệm với người làm việc tốt hơn để  có thể  học hỏi và rèn luyện  thêm.
  6. Ngoài ra, việc sắp xếp những thành viên có những thế mạnh khác nhau cũng chính là cách để  họ  có thể  trau dồi thêm nhiều kỹ  năng, kinh nghiệm hơn trong quá trình làm việc. Đó là kỹ  năng quản lý công nhân không thể thiếu để bộ máy doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả  nhất. 5. Thưởng phạt rõ ràng, hợp lý khi quản lý công nhân Chế  độ  thưởng phạt hợp lý cho đội ngũ công nhân luôn là điều không thể  thiếu trong hoạt  động của doanh nghiệp. Cần có những chính sách khen thưởng xứng đáng để  động viên tinh  thần làm việc của nhưng công nhân, tổ công nhân: đề xuất ý tưởng hay, hoàn thành tốt công   việc,… Việc đưa ra một định mức phần thưởng và hình phạt chính là tiêu chí giúp họ cố gắng nhiều   hơn trong công việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Nhưng người quản lý cũng cần   linh hoạt trong vấn đề này, không chỉ thưởng cho những nhân viên chăm chỉ mà còn chú trọng  vào những người có ý tưởng hay, có khả năng tăng năng suất công việc nhanh, rút ngắn thời  gian.
  7. Bên cạnh việc khen thưởng thì những quy chế xử phạt với công nhân vi phạm cũng cần phải   rõ ràng và cần thực hiện một cách công bằng để duy trì nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Một yếu tố  quan trọng để  gắn kết công nhân lại với nhau là đừng quên việc thưởng phạt   cũng cần lưu tâm đến việc đối xử  công bằng với tất cả  các công nhân. Thiên vị  trong khen  thưởng là điều không nên trong công tác quản lý bởi bất kể sử thiện vị nào cũng sẽ làm phát   sinh mâu thuẫn trong nội bộ, tiềm ẩn những nguy cơ xung đột. Ngoài khen thưởng, hình thức phạt cũng là một con dao hai lưỡi, người quản lý cũng cần  phải cân nhắc xem xét linh hoạt xử lý trong từng trường hợp. Vẫn biết quy định đặt ra cần   thực hiện một cách nghiêm túc, tuy nhiên, đôi khi quản lý cũng cần đến phương pháp “lạt   mềm buộc chặt”. Chẳng hạn: Với những công nhân đi trễ vài phút nhưng có lý do chính đáng   thì chỉ cần đến nhắc nhở nhẹ nhàng “Hôm nay, anh/chị/em ở lại làm thêm 5 phút nhé”. Điều  đó sẽ khiến công nhân vui vẻ làm việc thêm vì như thế vừa đảm bảo công nhân vẫn làm đủ  thời gian quy định vừa không bị trừ lương. 6. Tạo môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng Môi trường làm việc tức tâm lý công nhân là một trong những yếu tố tác động lớn đến năng   suất lao động. Đây là vấn đề  khiến không ít tổ  trưởng sản xuất đau đầu. Môi trường làm  việc thân thiện, hòa đồng, công nhân được đối xử công bằng, được trang bị đầy đủ kỹ năng,   kiến thức, làm việc trong điều kiện tốt,… là những điều mà mọi công nhân đều mong muốn   có được. Để làm được điều đó, người làm công tác quản lý sản xuất cần phải: Có khả năng tạo lực hút, thu hút công nhân lắng nge trong giao tiếp và tán đồng. Làm việc cởi mở, chủ động động viên, hỗ trợ công nhân kịp thời không chỉ trong công   việc mà còn trong đời sống Đánh giá công nhân công bằng theo năng lực, kết quả công việc, công tư rõ ràng. Thiết lập mục tiêu rõ ràng, tạo điều kiện để công nhân nỗ lực hoàn thành nó
  8. Nghiêm minh và công bằng trong vấn đề xử lý mâu thuẫn liên quan đến con người, xử  lý đúng người đúng tội, không bênh vực, không định kiến Nỗ  lực hết mình trong việc “đòi” quyền lợi chính đáng cho công nhân, tích cực phát   động thi đua, tạo động lực để công nhân hăng say sản xuất. Cách quản lý công nhân dành cho tổ  trưởng, quản lý sản xuất không phải là điều dễ  dàng.  Một tổ trưởng sản xuất thực thụ phải hội tụ cả tài và đức, vừa nắm vững chuyên môn, vừa   có tâm. Chỉ khi tất cả các thành viên trong tổ  đều cảm nhận được vai trò, nhiệm vụ, quyền   lợi chính đáng của mình thì họ mới thực sự cố gắng và nỗ lực đóng góp cho doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1