Cẩm nang: văn ôn võ luyện, để trở lại con đường Đại học ước mơ
lượt xem 11
download
Nếu đã cân nhắc kỹ khi quyết định ôn thi để trở lại con đường Đại học mà bạn đã từng mơ ước. Nếu bạn có căn cứ để tin vào năng lực bản thân, bạn có quyết tâm và hoàn cảnh gia đình không có nhiều trở ngại thì không việc gì bạn phải từ bỏ ngành nghề và trường Đại học mà mình đã chọn. Đầu tiên hãy tạo cho mình và cho mọi người xung quanh một tâm lý thoải mái. Bỏ qua áp lực tâm lý và nhìn về phía trước.. Hãy nghĩ rằng chuyện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cẩm nang: văn ôn võ luyện, để trở lại con đường Đại học ước mơ
- Cẩm nang: văn ôn võ luyện, để trở lại con đường Đại học ước mơ
- Nếu đã cân nhắc kỹ khi quyết định ôn thi để trở lại con đường Đại học mà bạn đã từng mơ ước. Nếu bạn có căn cứ để tin vào năng lực bản thân, bạn có quyết tâm và hoàn cảnh gia đình không có nhiều trở ngại thì không việc gì bạn phải từ bỏ ngành nghề và trường Đại học mà mình đã chọn. Đầu tiên hãy tạo cho mình và cho mọi người xung quanh một tâm lý thoải mái. Bỏ qua áp lực tâm lý và nhìn về phía trước.. Hãy nghĩ rằng chuyện thi chưa đậu chỉ là sự gián đoạn chứ không phải là chấm dứt trên con đường học hành Bạn còn có cơ hội để vào trường ĐH. Bạn nên đặt ra mục tiêu cho năm “tự học” mới của bạn là gì? Chọn một trường mà bạn tâm đắc để theo đuổi lý tưởng? Cần phải rà soát lại bản thân, xem khối thi của mình có thật sự phù hợp với khả năng của mình không? Sau đó, cần phải lập kế hoạch và nhất là phải nắm được “phương pháp học có khoa học”. Có phương pháp học hiệu quả a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể: - Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.
- - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình: + Bạn định thi đỗ trường nào? + Số điểm dự kiến là bao nhiêu? + Bạn thực sự muốn chiến thắng? - Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày. Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước. . Nên “Văn ôn võ luyện” thường xuyên
- Đừng quá chủ quan về những gì mình đã hiểu. Nếu bạn không xem lại những điều đã hiểu đó thường xuyên thì rồi bạn cũng sẽ thành quên hết thôi. Hãy chủ động ôn tập lại những điều đã học để có thể nắm kiến thức cũ chắc hơn và cũng sẽ không tốn thời gian để tiếp thu kiến thức mới. b. Cách ghi nhớ hiệu quả: Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau: - Ghi thành dàn bài: Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó. - Nhẩm trong óc: + Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách "nhẩm trong óc" nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng
- đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài. + Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn t ìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn. + Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. - Ghi ra giấy: Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. c. Cách học hiệu quả:
- Về mặt nhận thức, bạn nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận... Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến: - Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực... - Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory). -Và nếu có thể học với nhóm, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Nhưng cần phải tập trung, lúc học ra học, chơi ra chơi không làm mất thời gian. Bạn sẽ
- đươc giúp hệ thống lại kiến thức và khi giúp họ thì bạn sẽ tự trau dồi lại kiến thức của mình. d. Về thời gian học: Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng. Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
- Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi a. Không nên học ngay sau bữa ăn. b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút - 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh. c. Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa. d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điể m tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ
- bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600). Thường xuyên khích lệ mình để bản thân duy trì một trạng thái tâm lý tốt. Tự khích lệ không chỉ giúp con người đạt thành công lớn hơn trên cơ sở hiện có mà còn khích lệ con người từ kẻ yếu trở thành kẻ mạnh, từ thất bại đi đến thành công, từ tai họa đi đến may mắn, từ nghèo khó trở thành người giàu có. Trong cuộc sống bạn đừng bao giờ quên điều này: Dù phải đối diện với bất kể khó khăn lớn đến đâu cũng không được chùn bước mà phải biết tự khích lệ, tin tưởng vào bản thân mình thì thành công sẽ mỉm cười với bạn. Gửi thời gian biểu của bạn cho mọi người cùng biết. Nếu những cú điện thoại cứ làm phiền bạn. Hãy nói với bạn bè là bạn chỉ có thể nhận điện thoại từ 7 đến 8 giờ tối. Điều này nghe có vẻ nhỏ nhặt nhưng lại rất có ích đấy. Biết đặt mục tiêu vừa sức: Lập nên những mục tiêu không thực tế cỡ như thông thạo tiếng Anh trong vòng 2 tháng, nâng điểm tổng kết từ 6,5 lên 8,0…chỉ khiến bạn tự chuốc lấy thất bại mà thôi. Đặt những mục tiêu lớn cho bản thân là rất tốt nhưng không nên quá xa vời. Bạn nên đặt ra những mục tiêu khó nhưng có khả năng làm được và có thể chia nhỏ ra làm nhiều bước để thực hiện từng bước một.
- Những bí quyết này mang tính chất tham khảo chứ không hề đúng tuyệt đối. Vì vậy, bạn có thể thay đổi cho phù hợp với thói quen của bạn. Nếu bạn biết đặt những ưu tiên hợp với bạn, cơ hội để hoàn tất những ưu tiên đó là rất lớn. Ngoài gia đình, Thầy cô và bạn bè sẽ là những người bạn tốt truyền thêm lửa cho bạn. Không thể thiếu đi thầy cô, không thể vắng bạn bè. Đừng vì thất bại của mình mà xa lánh họ, họ luôn bên bạn và giúp đỡ khi bạn cần. Tất cả là ở phía trước và bạn khởi hành….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn thi đại học môn văn – Bài Văn đạt điểm 10 thi ĐH năm 2009
22 p | 329 | 119
-
Giáo án Học vần lớp 1 - Bài 60: om - am
6 p | 416 | 45
-
Giáo án bài 9: Nói quá - Ngữ văn 8
5 p | 548 | 36
-
Cách làm bài thi ĐH CĐ môn hóa
3 p | 159 | 29
-
Giáo án Tin Học lớp 10: Bài tập và thực hành 7 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
3 p | 1056 | 28
-
Bài 19: Câu nghi vấn ( tiếp theo ) - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 419 | 26
-
Bí quyết làm bài thi môn năng khiếu
3 p | 157 | 8
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Từ trái nghĩa - GV: Nguyễn Kim Loan
3 p | 223 | 6
-
Khối ngành đặc biệt
3 p | 70 | 6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nghi Xuân
5 p | 58 | 5
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
5 p | 11 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
7 p | 16 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
2 p | 9 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
32 p | 7 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Nguyên Giáp, Quảng Nam
2 p | 7 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Phước Sơn
2 p | 8 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Võ Như Hưng, Điện Bàn
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn