intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chính sách đầu tư phát triển Nông nghiệp ở Hà Tây - 5

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn vốn này tuy không có giá trị cao nhưng nó góp phần cực kì quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp từng huyện thị xã. Tóm lại, nguồn vốn ngân sách trung ương đóng vai trò then chốt trong vốn đầu tư cho nông nghiệp.Các dự án đầu tư của nó không những tạo ra cơ sở hạ tầng cực kì quan trọng cho phát triển nông nghiệp mà còn góp phần tạo nền tảng ban đầu để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chính sách đầu tư phát triển Nông nghiệp ở Hà Tây - 5

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đồng tăng 59.68 % so với năm 1999, do được bổ sung một phần khá lớn vốn đầu tư trong đợt giữa năm và các dự án nhỏ cần được đầu tư để khai thác các dự án lớn do trung ương đầu tư đã hoàn thành.Nguồn vốn này tuy không có giá trị cao nhưng nó góp phần cực kì quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp từng huyện thị xã. Tóm lại, nguồn vốn ngân sách trung ương đóng vai trò then chốt trong vốn đầu tư cho nông nghiệp.Các dự án đầu tư của nó không những tạo ra cơ sở hạ tầng cực kì quan trọng cho phát triển nông nghiệp mà còn góp phần tạo nền tảng ban đầu để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Khai thác và sử dụng nguồn vốn này sẽ rất hữu ích đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây . 1.2 Vốn từ thuế nông nghiệp Nguồn vốn này có được do việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và một số loại thu khác ... và được nhà nước giao cho tỉnh một phần. Cụ thể, theo qui định của nhà nước Việt Nam, các tỉnh thành phố trong cả nước có quyền giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thuế nông nghiệp này và năm đầu tiên áp dụng chính sách này là năm 1996. Trong năm 1996, tỉnh Hà Tây được phép giữ lại 45 % thuế nông nghiệp và mỗi năm có những sự thay đổi khác nhau , riêng năm 1999 ,tỉnh được phép giữ lại toàn bộ nguồn thuế này phục vụ đầu tư phát triển,năm 2000 có tỷ lệ để lại nhỏ hơn. Với chủ trương này, nhà nước đã tạo điều kiện cho chính tỉnh đó lấy vốn từ thuế để đầu tư cho chính mình, như vậy là rất thiết thực đối với người dân. Nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp được trao cho chính địa phương quản lí, do vậy nó cũng nằm trong ngân sách tỉnh hàng năm . Nhìn vào bảng 4 ,ta thấy rằng nguồn vốn này không chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư và giá trị cũng tương
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đối thấp. Nhưng nó lại tạo ra một khối lượng không nhỏ các dự án đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp. Nói chung ,nguồn vốn này thường không hình thành các dự án đầu tư độc lập mà nó thường kết hợp với vốn ngân sách do địa phương quản lí và vốn tự cân đối để tiến hành đầu tư. Xem bảng 4, ta thấy trong thời kì 1996 -2000 nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp có xu hướng tăng ,phù hợp với xu thế đưa vốn trở lại chính nơi xuất phát để đầu tư cho hiệu quả. Với năm 1999, là điển hình, giá trị vốn lên đến 20.14 tỉ đồng, chiếm tới 19,64 % tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp . Năm 1999 có giá trị cao như vậy bởi năm này theo xu hướng chung là cần đầu tư cho những dự án có vốn nhỏ và cũng là năm tỉnh được nhà nước cho phép giữ lại 100% thuế nông nghiệp cho đầu tư.Nếu xét cả quá trình từ năm 1996 -1999, năm 1997 cao hơn năm 1996 là 98.6%, năm 1998 lại cao hơn năm 1997 là 25.3%, còn năm 1999, cao nhất tăng hơn năm 1998 là 2.6 %, như vậy xu hướng tăng vốn chậm dần. Nguyên nhân vốn tăng chậm không phải là do nhu cầy đầu tư cho nông nghiệp giảm xuống mà do nguyên nhân khách quan: đất nông nghiệp thì diện tích luôn cố định nên số thuế không thể tăng liên tục cao được, do vậy dù nhà nước có để lại cho tỉnh hết cũng không cao hơn nữa. Riêng năm 2000,ta thấy vốn đầu tư cho nông nghiệp tư thuế nông nghiệp giảm sút mạnh chỉ có 11tỉ đồng; tuy nhiên lí do giảm không phải là thuế nông nghiệp thu ít hay nhà nước để lại cho tỉnh không nhiều mà do tỉnh tập trung vốn lớn để đầu tư cho việc xây dựng hệ thống kênh mương huyện Phúc Thọ dài 73.6 km vào cuối nă m với tổng vốn đầu tư là 11.5 tỉ đồng nhưng chưa được tính vào vốn đầu tư năm 2000.
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp nói chung được sử dụng khá đa dạng trong việc đầu tư cho nông nghiệp. Năm 1996 như đã trình bày là năm đầu tiên thực hiện chích sách để tiền thu được từ thuế nông nghiệp cho công cuộc đầu tư của từng địa phương . Do vậy năm này, nguồn vốn đầu tư là thấp về cả giá trị và tỷ trọng vốn đầu tư; cho nên nó chỉ góp phần vào các công cuộc đầu tư thông qua bổ sung và kết hợp với vốn ttừ ngân sách. Tuy vậy năm 1996 , vốn đầu tư này vẫn đóng góp quan trọng vào sự phát triển nông nghiệp và sơ sở hạ tầng nông nghiệp. Nguồn vốn này được sử dụng một phần nhằm kiên cố hoá hệ thống kênh mương, phát triển và nâng cấp hệ thống thú y, hệ thống giống và bảo vệ thực vật....Năm 1996 cũng có một vài dự án từ nguồn vốn này như xây dựng trạm bơm tiêu Phụng Châu(Thường Tín ) với vốn đầu tư 1 tỷ đồng. Sang năm 1997, vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp bắt đầu tăng lên, cơ cấu vốn đã đa dạng và phức tạp hơn trước. Trong cơ cấu vốn năm 1997, thì vốn đầu tư cho nâng cấp hệ thống và kiên cố hoá kê mương chiếm một phần khá cao trong tổng vốn đầu tư. Điều này cho thấy tỉnh đã chú trọng đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng và vào công nghệ giống, những nhân tố quyết định phần lớn năng xuất của sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra ,các lĩnh vực khác của nguồn này cũng cao hơn so với năm 1996. Trong năm 1997, số dự án từ nguồn này cũng tăng lên rõ rệt và ngày càng quan trọng hơn.; như dự án xây dựng hệ thống trạm trại nông nghiệp trên toàn tỉnh với vốn 1.5 tỉ đồng hoặc góp một phần vốn là 1 tỉ đồng vào dự án trạm bơm tiêu hạ du Đồng Mô. Như vậy năm 1997 đánh dấu sự biến chuyển tích cực của nguồn vốn đầu tư này.
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong hai năm tiếp theo, cùng với việc nhà nước trao cho tỉnh nhiều hơn nữa tiền thu được từ thuế nông nghiệp nên trong hai năm 1998, 1999 tổng vốn đầu tư từ thuế và tững cơ cấu lĩnh vực đều tăng , trong đó năm 1999 cao hơn năm 1998 về mọi mặt.Trong hai năm 1998, 1999 vốn đầu tư cho hệ thống giống và cho việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương vẫn tăng và chiểm tỷ lệ cao ( với tỷ trọng t ương ứng năm 1998 là 28.75 % và năm 1999: 48.81 % ). So với năm 1997, thì vốn đầu tư năm 1998 cho hệ thống giống tăng 112.96 % , năm 1999 lại tăng so với năm 1998 là 7.8 % .Việc tăng đầu tư cho giống trong thời gian này là do tỉnh bắt đầu chú trọng hơn đến các loại giống cho ngành chăn nuôi, dặc biệt là giống về lợn và tỉnh cũng thử nghiệm các loại cây trái có thể đem lại hiệu quả cao trong mô hình kinh tế trang trại ở các vùng đồi núi. Cùng với đó là nâng cấp hệ thống thú y và phát triển các chương khuyến nông cũng nhận được sự đầu tư trợ giúp lớn nhằm đáp ứng chủ trương phát triên chăn nuôi và khuyến khích làm kinh tế mới. Như vậy trong hai năm này ,nguồn vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp đạt tới giá trị cao nhất. Trong thời gian n ày cũng có nhiều dự án lớn như dự án Hệ thống tưới tiêu đồng Mô, vốn là 1 tỉ đồng năm 1998 và tiếp tục sang năm 1999 với vốn 1 tỉ đồng , dự án cải tạo bãi Phướn Ba Vì với vốn 1.5 tỉ đồng, hoặc như dự án trại giống lợn Thanh Hưng với vốn đầu tư 2.5 tỉ đồng...Có thể nói các dự án trên là thiết thực với sự phát triển nông nghiệp Hà Tây. Năm 2000 tỉnh vẫn được nhà nước cho phép giữ lại phần lớn thuế nông nghiệp. Nhìn chung năm 2000, tỉnh vẫn tập trung đầu tư mạnh cho hệ thống kênh mương và các trạm bơm được đầu tư cao hơn trước trong khi đầu tư cho các lĩnh vực khác giảm hẳn thậm chí chương trình khuyến nông không nhận được vốn đầu tư .Có thể
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giải thích cho vốn trong năm này cho các lĩnh vực giảm do các năm trước đã được đầu tư thích đáng và phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của tỉnh.Năm 2000, đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, qua các dự án như trạm bơm Ngọ Xá 2 với vốn từ thuế nông nghiệp 2.8 tỉ đồng( trong tổng vốn đầu tư 3.8 tỉ đồng), hay dự án kênh mương Phúc Thọ(đã trình bày ở trên). Việc đầu tư mạnh này là do chủ chương vừa phát triển nông nghiệp vừa kích thích đầu tư và tăng tiêu dùng trong nền kinh tế để kích cầu đầu tư và tiêu dùng của toàn tỉnh. Có thể khẳng định rằng , vốn đầu tư từ thuế nông nghiệp chiếm một vai trò khá quan trọng trong vốn đầu tư cho nông nghiệp.Khai thác nguồn vốn này hiệu quả là yêu cầu cho sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tây. 1.3 Vốn tự cân đối Nguồn vốn này ở đây được hiều là vốn huy động trong nội bộ tỉnh từ các doanh nghiệp, từ nhân dân...bao gốm một phần thuỷ lợi phí( khác với thuế nông nghiệp) và vốn do dân đóng góp; nó không thuộc phạm vi quản lí của chính quyền cũng nh ư phải nộp vào ngân sách theo nh ư những qui định của nhà nước và pháp luật. Ta biết rằng để phát triển một nền kinh tế, một ngành nhất định thì vốn từ các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp mới là quyết định cho quá trình đầu tư phát triển, trong khi vốn ngân sách nhà nước và vốn ngân sách địa phương chỉ là nguồn vốn tiền đề ,nền tảng để từ đó có thể kêu gọi các nguồn vốn đầu tư khác. Như vậy ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tây muốn phát triển thì phải có khối lượng vốn từ các doanh nghiệp của ngành và từ dân cư phải có giá trị lớn. Tuy nhiên ,đặc trưng của đầu tư trong nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp có độ rủi ro cao nên ít người dân dám đàu tư ; vì vậy nguồn vốn
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com đầu tư này khônglớn. Nhưng ta cũng không thể phủ nhận những đóng góp của nó vào quá trình phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh .Đây là nguồn vốn rất rải rác ,nhỏ, lẻ nên việc thu thập số liệu và thống kê là rất khó khăn. Do vậy các con số về đầu tư về nguồn vốn này chỉ là ước tính bình quân và mang tính tương đối nhưng nó cũng có thể phản ánh tương đối chính xác về tình hình đầu tư. Trong tổng vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp trong giai đoạn 1996- 2000 thì nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trong khoảng 20 % và trong đó đầu tư từ thuỷ lợi phí chiếm 3/4 trong số này.Ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư trong thời kì 1996 -2000 là tương đối ổn định và không có nhiều sự biến động lớn, với số vốn bình quân khoảng 25 tỉ đồng , trong đó năm cao nhất 1997 có giá trị vốn đầu tư 25.85 tỉ đồng tăng hơn so với năm thấp nhất 1996 ( với vốn đầu tư 24.5 tỉ đồng ) là 5.5 %. Đi vào phân tích kĩ hơn thì nguồn vốn này được sử dụng tập trung chủ yếu để đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi: như kiên cố hoá kênh mương cấp III( các kênh mương nhỏ ,trong địa bàn một xã). Nhờ có nguồn vốn này mà nhiều công trình xây dựng được hoàn thành và hoạt động tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp . Nhưng kể từ năm 1997 trở về nă m 2000 vốn đầu tư có xu hướng giảm, năm sau thấp hơn so với năm trước; điển hình là năm 2000 có vốn đầu tư thấp nhất. đây là một dấu hiệu không tốt. Việc giảm sút này do các công trình lớn kêu gọi được nhiều các nguồn vốn đầu tư phù hợp trong khi các công trình đầu tư nội đồng cũng đã giảm nhiều. Nhưng nguyên nhân giảm chủ yếu là do công tác thu thuỷ lợi phí và kêu gọi nhân dân đóng góp có nhiều điều khúc mắc và bất cập khiến cho người dân không đồng tình và họ không chịu góp vốn.Vì vậy để không ngừng nâng cao khối lượng vốn đầu tư cho những công trình
  7. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thiết thực cho sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi các cấp chính quyền phải rõ ràng minh bạch trong quá trình sử dụng vốn và thực hiện đầu tư. Tóm lại đây là một nguồn vốn đầu tư có nhiều tiềm năng lớn chưa được khám phá và khai thác triệt để. Vì vậy thu hút và kêu gọi nhiều hơn nữa nguồn vốn này sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp. Điều này đòi hỏi các cấp chính quyền tỉnh Hà Tây cần cố gắng và nỗ lực hơn nhằm để cho người dân tin và hiểu như vậy họ sẽ đóng góp nhiều hơn cho những chương trình đầu tư ở địa phương. 1.4 Vốn tín dụng ưu đãi. Do đầu tư trong nông nghiệp có lợi nhuận thấp, nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư, mặt khác những người nông dân sống trong khu vực này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, đời sống khó khăn vì thế họ rất thiếu vốn sản xuất. Trong khi đó nhiều địa phương như Hà Tây lại không giàu có, cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp lại đang ở tình trạng xuống cấp. Do vậy bên cạnh nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì rất cần sự trợ giúp của ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua các chương trình cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng các điều kiện vay thuận lợi , dễ dàng. Nếu như các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thực hiện tốt chương trình này sẽ giúp cho người nông dân gia tăng sản xuất và nâng cao đời sống của họ đồng thời làm cho những tiềm năng của tỉnh Hà Tây được khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 1996 -2000 , vốn đầu tư từ tín dụng có giá trị thấp và chiếm tỷ trọng không lớn. Cụ thể nh ư năm 1997 là năm có khối lượng vốn đầu tư lớn nhất , với 17.56 tỉ đồng , cũng chỉ chiếm 15.84 % trong tổng vốn đầu tư cùng năm đó.; các năm khác thấp hơn nhiều.Không những thế nguồn vốn đầu tư này còn
  8. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com giảm đi trong những năm gần đây, năm 1998 với vốn 9.36 tỉ đồng , năm 1999 với 8.36 tỉ đồng , giảm 11.69 % so với năm 1998, còn năm 2000 thấp hơn nữa với vốn 8 tỉ đồng. Vốn đầu tư cho nông nghiệp thấp là do ngân hàng và các tổ chức tín dụng tỉnh ch ưa thật sự nhiệt tình trong việc giúp đỡ các hộ nông dân vốn cho sản xuất, đồng thời các thành phần kinh tế trong tỉnh chưa năng động trong việc tìm kiếm và phát hiện các cơ hội đầu tư để vay vốn . Nguồn vốn đầu tư này nói chung không chỉ bao gồm ngành nông nghiệp thuần tuý mà nó còn tính cả vốn đầu tư cho cả các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản. Trong giai đoạn 1996 -2000 , nguồn vốn này cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua các dự án như:dự án chuyển dịch cơ cấu kết hợp nuôi trồng thuỷ sản du lịch ở Mĩ Đức ( vốn 11.43 tỷ đồng ) , đề án cấp nước và vệ sinh môi truờng nông thôn (vốn 3.62 tỷ đồng), hay như dự án nâng cấp hệ thống giống cây trồng Thường tín ( vốn 1.21 tỷ đồng). Tóm lại , đầu tư đã đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp háo và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư ta thấy vốn từ ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong khi cácnguồn vốn khác chưa thể hiện được vai trò của mình. Vì vậy trong thời gian, tỉnh một mặt phải nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn đầu tư ngân sách , mặt khác phải có những biện pháp chính sách nhằm huy động nhiều hơn các nguồn vốn khác phục vụ phát triển. 2.Cơ cầu lĩnh vực đầu tư
  9. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Hà Tây là một tỉnh không có tiềm lực kinh tế mạnh, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp; trong khi đó các điều kiện cho phát triển nông nghiệp như cơ sở hạ tầng, giống ... yếu kém và chưa đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất. Vì vậy để phát triển một nền nông nghiệp vững mạnh thì tỉnh đã đầu tư nhiều cho nông nghiệp và có định hướng đầu tư hợp lí cho những lĩnh vực cần thiết. Trong việc thống kê đầu tư ở Hà Tây còn chưa thật hệ thống và chính xác ,ngoài ra còn có nhiều dự án của nhiều lĩnh vực chưa được thống kê đầy đủ nên các con số trên chỉ là tương đối . Các lĩnh vực đầu tư khác bao gồm : đầu tư cho vệ sinh môi trường ,nước sạch nông thôn . .. trong việc phân tích ta chủ yếu sử dụng số liệu d òng (1) đến dòng (6) . Qua bảng 6; ta thấy rằng tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp theo cơ cấu lĩnh vực đầu tư ở dòng (6) là không ngừng gia tăng và với tốc độ khá cao .Cụ thể năm 1997 cao hơn năm 1996 là 81,6% ,năm 1999 cao hơn năm 1997 và cả năm 1998 , tốc độ tăng vốn đầu tư 1999 so với 1998 là 5.4%. Còn năm 2000 là năm cao nhất của giai đoạn 1996 -2000 có tổng vốn đầu tư 93.146 tỉ đồng ,nó cao gấp 1.95 lần năm 1996 và vốn đầu tư tăng hơn năm1999 là 1.11 %. Vốn đầu tư trong thời kỳ này tăng do nhà nước đầu tư cho hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cấp cải tạo khi chúng đã có biểu hiện xuống cấp . Đồng thời cùng với tỉnh nhân dân trong các huyện nâng cấp hệ thống thuỷ lợi : các trạm bơm ,kênh mương ...nhằm đáp ứng tưới tiêu và ổn định sản xuất nông nghiệp. Trong các lĩnh vực đầu tư , đầu tư cho đê điều luôn chiếm một vị trí ổn định và chiếm tỷ trọng cao ,năm cao nhất 1997 chiếm tới 21.87% .Đầu tư cho lĩnh vực đê
  10. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com điều là ổn định là bởi lẽ tỉnh Hà Tây có nhiều sông ,đặc biệt là sông Hồng ,sông luôn có lượng nước thất thường và nguy hiểm .Tuy nhiên đầu tư cho đê điều nói chung không tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp .Đầu tư này góp phần an toàn hệ thống đê ,để nhân dân trong toàn tỉnh ,các ngành kinh tế, không riêng gì nông nghiệp được yên tâm sản xuất và kinh doanh .Do vậy mức đóng góp của nó không cao cho sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn được tính vào đầu tư cho nông nghiệp . Đáng kể nhất là vốn đầu tư cho hệ thống trạm bơm và kênh mương . Nguồn vốn đầu tư từ nguồn này khá đa dạng : vốn ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương ,dân góp ,thuỷ lợi phí... Vốn đầu tư cho lĩnh vực này luôn chiếm một tỷ lệ cao thậm chí là rất cao trong tổng vốn đầu tư ,ví dụ như : năm1996 ( vốn đầu tư 31.449 tỉ đồng) chiếm 53.45%, năm 1998( vốn 63.07 tỉ đồng) là 56.07% ,năm1999 ( vốn 66.92 tỉ đồng )là 62.33% và đến năm 2000 là năm cao nhất, với vốn đầu tư 74.956 tỉ đồng, chiếm 78.25%. Qua tỷ lệ trên ta thấy, nó đóng góp vai trò quan trọng vào quá trình phát triển nông nghiệp .Đầu tư cho hệ thống kênh mương là chính sách khá hợp lý của tỉnh . Bởi kênh mương các loại :cấp1, cấp 2, cấp 3 ở tỉnh đã xuống cấp .Trong khi đó đòi hỏi tưới tiêu cho hệ thống nông nghiệp ngày càng cao. Nâng cấp hệ thống kênh mương là điều tất yếu . Đi sâu vào các năm ta thấy : năm 1996 vốn đầu tư khá lớn ,đến năm1997 hơn năm 1996 là 74.6% ,năm 1998 tăng 14.86% so với 1997,năm 1999 tăng 6.1% so với năm 1998 và năm 2000 tăng 19.92% so với năm 1999. Như vậy ,giai đoạn 1997 -2000 vốn đầu tư cho trạm bơm và kênh mương tăng mạnh và ở mức cao . Bởi trong giai đoạn này tỉnh đầu tư mạnh cho hệ thống các trạm bơm Phụng Châu ,Gia Khánh và hệ
  11. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thống tưới tiêu Đồng Mô. Và đặc biệt là nhiều công trình do trung ương cấp vốn như nâng cấp và cải tạo hệ thống sông Nhuệ , công trình hồ Quan Sơn ,cống Bến Mắm (Sơn Tây)... Đây là những công trình trọng điểm và liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh ,các trạm bơm còn cần cho sản xuất nông nghiệp...Do vậy đầu tư cho lĩnh vực này là thích đáng . Ngoài ra các lĩnh vực khác như giống, thú y ,bảo vệ thực vật cũng được quan tâm đầu tư nhưng chúng lại có vốn khá nhỏ chiếm tỷ trọng thấp ,vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân sách tỉnh và thuế nông nghiệp ... Tuy vậy ta nhận thấy đầu tư cho các lĩnh vực này là khá ổn định và ít biến động . Đầu tư ít không có nghĩa là có vai trò nhỏ, mà những lĩnh vực này góp phần tạo ra một nền sản xuất mới với nhiều giống cây trồng vật nuôi mới với những phương thức sản xuất tiên tiến . Trong khi các lĩnh vực này chủ yếu từ nguồn thuế nông nghiệp và do đã phân tích ở phần thuế nông nghiệp nên ta không đi sâu phân tích thêm bởi chúng không có sự khác biệt nhiều .Do nguồn đầu tư như vậy nên đây là điều đáng lo ngại bởi tỉnh thiếu các các doanh nghiệp đầu tư cho giống nông nghiệp nhằm đưa giống tư nơi khác về nhằm bán cho người dân hoặc tự đầu tư cho mình. Kết Luận, Đầu tư nông nghiệp Hà Tây theo cơ cấu lĩnh vực là tương đối toàn diện và khá hợp lí nhưng tỉnh cũng đã đầu tư vào nhưng lĩnh vực trọng điểm ,cần thiết nhất cho nông nghiệp .Trong thời gian tới tỉnh nên có những chính sách để thu hút đầu tư cho công nghệ sinh học để phát triển những loại giống mới tốt hơn. 3.Theo cơ cấu lãnh thổ.
  12. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com liên quan chặt chẽ và rất khó phân chia rõ ràng vốn đầu tư cho từng huyện như : dự án cải tạo sông Nhuệ( đây là con sông chảy qua nhiều vùng trong tỉnh) , hay nhiều công trình về đê điều; mặt khác việc thống kê và thu thập số liệu về vốn đầu tư của các nguồn khác nhau cho từng huyện thị là rất khó. Cho nên để có thể tìm hiểu phần nào về cơ cấu đầu tư của vùng lãnh thổ, nên ta chỉ có thể sư dụng vốn đầu tư ngân sách địa phương và từ thuế nông nghiệp ( Nguồn: Kế hoạch đầu tư cho các ngành kinh tế hàng năm của tỉnh Hà Tây cho các ngành kinh tế giai đoạn 1996 - 2000) Có thể thấy đầu tư của tỉnh Hà Tây cho nông nghiệp phân bố tương đối đồng đều cho 12 huyện và 2 thị xã. Nguồn vốn này tuỳ theo nhu cầu của ngành nông nghiệp từng vùng mà có những kế hoạch đầu tư cần thiết. Do vậy vốn đầu tư của từng năm cho mỗi huyện thị là khá biến động và không ổn định mặt khác tính chất dự án và kiểu đầu tư cho các vùng không giống nhau. Hai thị xã Hà Đông và Sơn Tây, các dự án tập trung đầu tư cho xây dựng trụ sở hoặc cho hệ thống thú y và bảo vệ thực vật( Các trung tâm thú y và bảo vệ thực vật của tỉnh thường đóng ở hai thị xã này).Hai nơi này chủ yếu phát triển công nghiệp và dịch vụ trong khi nông nghiệp th ì kém phát triển và không được chú trọng đầu tư. Như Hà Đông , tổng vốn đầu tư cả giai đoạn 1996 -2000 là 4159 triệu đồng. Riêng Sơn Tây có thêm dự án tưới tiêu hạ du Đồng Mô( tổng vốn đầu tư 5000triệu đồng ) nên vốn đầu tư cao hơn. Nhưng có lẽ nơi có được nhiều vốn đầu tư nhất là các huyện nông nghiệp. Bởi vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh lại tập trung nhiều cho hệ thống trạm b ơm và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2