CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC
lượt xem 125
download
FDI đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc để tiến tới trở thành một quốc gia phát triển. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai đoạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC
- Nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Kim Chi 2. Nguyễn Anh Đức 3. Nguyễn Thị Kim Hoàn 4. Trần Thị Quỳnh 5. Mai Bảo Trâm 6. Nguyễn Anh Việt CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC FDI đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của Hàn Quốc để tiến tới trở thành một quốc gia phát triển. Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc được chia làm nhiều giai đoạn. Ứng với mỗi giai đoạn, Hàn Quốc thực hiện các mô hình chiến lược khác nhau phù hợp với điều kiện từng thời kỳ. Ta có thể chia làm 2 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn 1960-1975: Mô hình chính sách trong giai đoạn này là Hàn Quốc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất trong nước. Và những chính sách này luôn có những biến đổi quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của mỗi thời kỳ khác nhau. Cụ thể: Những năm 1960: Tập trung thu hút viện trợ của nước ngoài và vay nợ để phục hồi nền kinh tế. Từ sau thời kỳ Nhật Bản thống trị và chiến tranh Triều Tiên, chính quyền mới của Hàn Quốc được thành lập đã sử dụng viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ suốt trong những năm 1950-1960 để xây dựng hạ tầng cơ sở, đường xá và hệ thống thông tin hiện đại khắp toàn quốc cùng với một mạng lưới các trường tiểu học và trung học. Kết quả là, Hàn Quốc có được một lực lượng lao động được đào tạo bài bản cộng với cơ sở hạ tầng hiện đại tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế. Cuối những năm 1960-1975: khuyến khích thu hút FDI với các biện pháp thực hiện: 1
- - Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài và đến tháng 7 năm 1962 luật đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đ ầu có hiệu lực. Tuy nhiên Hàn quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực nhất định như: công nghiệp đóng tàu, hoá dầu, ô tô,… và hạn chế đầu tư nước ngoài vào vào các nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viễn thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,… Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đựơc góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh. - Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ; nỗ lực sắp xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính r ườm rà, phù hợp với nguyên tắc quốc tế, hơn là việc cắt giảm nhân sự; đồng thời, phải chú trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, Luật ngân hàng Hàn Quốc đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Hàn Quốc, chính phủ đã cho phép thành l ập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960, tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Hơn nữa, Hàn Quốc đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đ ầu t ư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn. - Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đ ầu t ư nước ngoài. Với những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng thiếu vốn liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn sẽ được nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện. - Vào đầu những năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc nhằm có được những kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện sửa đổi một số điểm trong luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hoá vào đầu những năm 1980. Từ đó, FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh. 2
- Giai đoạn 2: 1976 – nay Mô hình chính sách: Kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài Các biện pháp thực hiện: - Tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút vốn FDI - Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào ngày 2/9/1998 và có hiệu lực vào 17/11/1998. Đạo luật này nhằm tạo môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các tiện ích như: các ưu đãi về thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình- thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực…Đối với các nhà đâu tư công nghệ cao, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm. Chính quyền địa phương cũng được phép tự quy đ ịnh mức ưu đãi giảm/miễn thuế từ 8 đến 15 năm và được phép lập và điều hành các Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư FDI. Các thủ tục hành chính r ườm rà, tr ước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa. - Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đ ối với hầu hết các lĩnh vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh vực kinh tế vẫn còn đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một ph ần. Nh ư vậy, chính phủ đã tự do hóa trên 98% nền kinh tế. 2% còn lại là các lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, tài sản văn hóa hoặc công việc làm ăn của các nông dân nhỏ lẻ. - Năm 1978 Ngân hàng Hàn Quốc thành lập theo pháp luật về việc phê duyệt các hoạt động đầu tư nước ngoài. Công ty đầu tư phải được sự chấp thuận trước của kế hoạch kinh doanh của họ. Trong giai đoạn (1980-1985), chính phủ Hàn Quốc tự do hoá các luật liên quan đến việc ra nước ngoài FDI. Nhiều điều kiện hạn chế để FDI ra nước ngoài được nới lỏng. Từ năm 1986, nền kinh tế Hàn Quốc đã thặng dư thương mại và do đó FDI ra nước ngoài được khuyến khích tích cực hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã nới lỏng hầu hết các quy định liên quan đến FDI ra nước ngoài bao gồm cả mức trần đầu tư cho các nhà đầu tư. Năm 2003, một thực thi mới pháp lệnh về luật thương mại nước ngoài được thành lập, trong đó bao gồm hỗ trợ cho ra nước ngoài FDI của các công ty Hàn Quốc bằng cách giải quyết những trở ngại phải đối mặt với các công ty Hàn Quốc hoạt động ở nước ngoài.. 3
- - Từ 1991 đến nay, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt với những nước mà Hàn quốc chưa có quan hệ ngoại giao. - Trong việc cải cách hành chính, để tạo sự thuận lợi, nhanh chóng, tránh làm l ỡ mất các cơ hội đầu tư của các công ty chính phủ đã uỷ quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng Hàn quốc đối với những dự án có quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống, còn những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và phê duyệt. - Để đưa ra được những chính sách thích hợp với nhu cầu thực tế của các công ty, chính phủ Hàn quốc đã thành lập các uỷ ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty Hàn quốc đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức các diễn đàn gặp mặt giữa uỷ ban, hiệp hội, các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt những vướng mắc, khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài để có các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời Đánh giá những thành công và hạn chế trong chính sách đầu tư của Hàn quốc về việc đầu tư ra nước ngoài Thành công: Giai đoạn 1976-1979 là thời kỳ xuất phát về vốn đầu tư ra nước ngoài của Hàn quốc, đầu tư vào thương mại, xây dựng phát triển nhanh do quy mô buôn bán đ ược mở rộng ra toàn cầu. Năm 1977 là lần đầu tiên Hàn quốc dư thừa tài khoản hiện hành với tổng vốn đầu tư nước ngoài là 77 triệu USD. Năm 1986 Hàn quốc rơi vào tình trạng dư thừa ngoại tệ, giá nhân công trong nước tăng vọt là cho chi phí sản xuất trong nước tăng theo. Trước tình hình đó các công ty Hàn quốc đựơc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ. Tất cả các ràng buộc về vốn đầu tư, các quyết định khác đối với các công ty đầu tư ra nước ngoài đều đ ựơc dỡ bỏ. Chính sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá, hợp tác khu vực và tiến t ới toàn cầu hoá đã là động lực thúc đẩy nguồn vốn đầu tư ở Hàn Quốc ngày càng tăng. Giữa những năm 1980 đầu tư ra nước ngoài tăng đột ngột: 1,2 tỉ USD (1988) năm 1995 đạt xấp xỉ 2,9 tỉ USD. 4
- Tuy nhiên từ năm 1997, các công ty Hàn quốc bận rộn cải tổ lại cơ cấu kinh tế trong nước sau khủng hoảng nên đầu tư ra nước ngoài có giảm đôi chút. Trong những năm đầu của thế kỷ 21, đầu tư của Hàn quốc ra nước ngoài lại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2005 đã đạt 40,3 tỉ USD tăng hơn 10 tỉ USD so với năm 2002, năm 2006 đã vượt ngưỡng 100 tỉ USD và dự đoán con số này trong những năm tới còn mạnh mẽ hơn nữa. Trong đó có đến 2/3 là đầu tư của các tập đoàn lớn, tiếp sau đó là các công ty vừa và nhỏ. Hạn chế Đặc trưng của nền kinh tế Hàn quốc hiện đại đó là sự thống trị của các Chaebol. Đó là bộ xương sống của nền kinh tế, tiếp thu công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển và có sức cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiêp chế tạo, điện tử; các Cheabol này không chỉ gây ảnh hưởng trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu với hàng trăm chi nhánh nước ngoài và số tài sản vài chục tỉ USD. Tuy nhiên những Cheabol này lại là con dao hai lưỡi vì một mặt nó là động lực cho phát triển kinh tế, mặt khác nó lại gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và môi trường xã hội Hàn quốc. Điều đó thể hiện ở chỗ chính phủ Hàn quốc đã hầu như mất khả năng khiểm soát mối quan hệ kinh tế trong các Cheabol. Do đó năm 1997-1998 việc Hàn quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng đã dẫn tới sự phá sản hàng loạt các Chaebol này. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các chính sách khác, Hàn quốc cũng vấp phải không ít sai lầm nhưng sau đó đã nhanh chóng nhận thức lại để điều chỉnh, sửa sai. Bài học cho Việt Nam: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được nhìn nhận như là một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến như một quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của c ộng đồng quốc tế. Qua việc nghiên cứu các chính sách thu hút FDI của Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: 5
- - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, nhất quán hơn và minh bạch hơn. Cải cách cơ chế quản lý theo h ướng đơn giản gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, thông thoáng nhất cho các hoạt động kinh tế. - Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đ ội ngũ cán b ộ hoạt động trên lĩnh vực hợp tác và đầu tư quốc tế. - Mở rộng lĩnh vực cho phép đầu tư nước ngoài. Cần thu hút FDI hơn nữa vào những ngành Việt Nam có lợi thế như nông- thuỷ sản.. tạo cơ hội cho những ngành đó phát triển hơn. - Hoạt động của Cơ quan xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc ( KOTRA) hoạt động rất hiệu quả trong việc thu hút nguồn FDI từ bên ngoài vào. Việt Nam cũng đã thành lập cơ quan xúc tiến thương mại nhưng hoạt động không như mong muốn, vì vậy cần học hỏi kinh nghiệm của KOTRA để đạt hiệu quả hơn. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng và giải pháp phát triển”
73 p | 2169 | 1215
-
Chính sách thương mại quôc tế của Singapore
8 p | 1124 | 224
-
Tiểu luận: Chính sách đầu tư quốc tế của Singapore
11 p | 743 | 181
-
Luận văn tiến sỹ kinh tế: Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc và khả năng vận dụng tại Việt Nam
211 p | 369 | 169
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực 1"
43 p | 313 | 113
-
Tiểu luận: Các chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
12 p | 273 | 79
-
LUẬN VĂN: Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
86 p | 323 | 74
-
Tiểu luận tài chính quốc tế: Hoạch định ngân sách vốn đầu tư quốc tế
31 p | 255 | 47
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA ANH QUỐC VÀO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
117 p | 141 | 46
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
114 p | 166 | 39
-
Luận văn: Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
215 p | 129 | 39
-
Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp
53 p | 237 | 35
-
Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp ở Việt Nam
101 p | 166 | 33
-
Tiểu luận Kinh tế dầu khí: Chính sách của các quốc gia trong phát triển các mỏ dầu khí cận biên và một số định hướng, giải pháp cho Việt Nam
74 p | 34 | 15
-
Tiểu luận: Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế
35 p | 107 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách đối với đầu tư thiên thần tại Trung Quốc và hàm ý cho Việt Nam
92 p | 17 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Đặc điểm mới trong hoạt động đầu tư quốc tế của các công ty xuyên quốc gia và gợi ý chính sách cho Việt Nam
160 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn