Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt
lượt xem 34
download
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt trình bày về mục tiêu đào tạo, thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu, danh mục mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian học tập, chương trình và giáo trình mô đun đào tạo, chương trình mô đun nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT (Phê duyệt tại Quyết định số 590/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, Năm 2013
- 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT (Phê duyệt tại Quyêt đinh số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngay 26 thang 4 năm ́ ̣ ̀ ́ 2013 cua Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ̉ Tên nghề: Trồng sầu riêng, măng cụt Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”. Số lượng mô đun đào tạo: 07 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Liệt kê được các nhiệm vụ chính của quá trình trồng sầu riêng, măng cụt như chuẩn bị trước khi trồng, trồng và chăm sóc, phòng trừ dịch h ại để đạt năng suất cao, bền vững và chất lượng quả sầu riêng, măng cụt tốt; + Nêu được tiêu chuẩn quả khi thu hoạch và các bước công việc trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao. + Có hiểu biết về trồng sầu riêng, măng cụt theo tiêu chuẩn GAP - Kỹ năng: + Thực hiện được các bước chuẩn bị trong quá trình trồng sầu riêng, măng cụt như: Lập kế hoạch, chuẩn bị đất đai, giống cây để trồng; + Thực hiện thành thạo các công việc chủ yếu trong quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch hại cho sầu riêng, măng cụt đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt; + Thu hoạch sầu riêng, măng cụt đúng thời điểm, đảm bảo ch ất lượng và tiêu thụ được sản phẩm đạt hiệu quả cao. - Thái độ: + Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc trồng sầu riêng, măng cụt. + Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững.
- 3 2. Cơ hội việc làm Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Tr ồng sầu riêng, măng cụt”, người học có khả năng tự tổ chức trông sầu riêng, măng cụt tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có th ể làm vi ệc t ại các c ơ s ở s ản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt”. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 92 giờ; + Thời gian học thực hành: 348 giờ III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Mã MĐ Tên mô đun đào tạo Thời gian đào tạo (giờ) Tổng Trong đó số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra * MĐ 01 Chuẩn bị trước khi trồng 60 14 40 6 MĐ 02 Chuẩn bị cây giống 70 16 46 8 MĐ 03 Trồng cây sầu riêng, măng cụt 68 12 46 10 MĐ 04 Chăm sóc sầu riêng 70 16 46 8 MĐ 05 Chăm sóc măng cụt 50 8 36 6 MĐ 06 Phòng, trừ dịch hại 86 12 66 8 MĐ 07 Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, 60 14 40 6 măng cụt Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 92 320 68
- 4 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (68 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (28 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: http://www.omard.gov.vn ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo ngh ề; Th ời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghê. Khi ̀ người học học đủ các mô đun trong chương trình, tham dự và đ ạt k ết qu ả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học s ẽ được c ấp ch ứng ch ỉ s ơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun như mô đun 03 “Trồng cây sầu riêng, măng cụt”, mô đun 04 “Chăm sóc sầu riêng hay mô đun 05 “Chăm sóc măng cụt”, mô đun 06 “Phòng tr ừ d ịch hại” ... thì cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành mô đun/các mô đun đã học cho người học. Chương trình nghề “Trồng sầu riêng, măng cụt” bao gồm 07 mô đun v ới các nội dung như sau: - Mô đun 01: “Chuẩn bị trước khi trồng” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị đất, chuẩn bị mô/hố và chuẩn bị giống để trồng sầu riêng, măng cụt. Đồng thời cũng trang bị kiến thức và kỹ năng để lập kế hoạch và chuẩn bị vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công để phục vụ trồng sầu riêng, măng cụt. - Mô đun 02: “Chuẩn bị cây giống” có thời gian học tập là 70 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra; Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Chuẩn bị vườn ươm, nhân cây giống sầu riêng, măng cụt bằng phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế như gieo hạt hay chiết hoặc ghép, đảm bảo cây giống có chất lượng tốt. - Mô đun 03: “Trồng cây sầu riêng, măng cụt” có thời gian đào tạo là 68 giờ trong đó có 12 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 10 gi ờ ki ểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Trồng cây sầu riêng, măng cụt và trồng cây trồng xen trong vườn sầu
- 5 riêng, măng cụt ở những năm mới trồng, cây chưa giao tán và chưa cho thu hoạch quả. - Mô đun 04: “Chăm sóc sầu riêng” có thời gian đào tạo là 70 giờ trong đó có 16 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc : Bón phân; Điều chỉnh nước; Tỉa cành, tạo tán; Xử lý ra hoa, quả và t ỉa hoa, t ỉa quả; Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng; Khắc phục cơm sầu riêng bị sượng. - Mô đun 05: “Chăm sóc măng cụt” có thời gian đào tạo là 50 giờ trong đó có 08 giờ lý thuyết, 36 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc : Bón phân; Điều chỉnh nước; Tỉa cành, tạo tán; Xử lý măng cụt ra hoa s ớm và đ ồng loạt. - Mô đun 06: “Phòng, trừ dịch hại” có thời gian đào tạo là 86 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc : Phòng trừ cỏ dại, sâu hại, bệnh hại và động vật khác h ại v ườn s ầu riêng, măng cụt. - Mô đun 07: “Thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt” có thời gian đào tạo là 60 giờ trong đó có 14 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 06 giờ ki ểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xác định thời điểm thu hoạch; Chuẩn bị thu hoạch; Thu hoạch; Bảo quản sau thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng, măng cụt. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ- BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Lý thuyết nghề Vân đap/Trắc ́ ́ Không quá 60 phút nghiệm 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ Không quá 12 giờ năng nghề 3. Các chú ý khác Nên tổ chức lớp học tại địa phương có các vườn cây của các cơ sở sản xuất vào thời điểm trồng, chăm sóc hay thu hoạch sầu riêng, măng c ụt. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng, nhưng trong th ực t ế có th ể bố
- 6 trí thời gian học tập trùng với các thời điểm như: Trồng, chăm sóc, thu ho ạch sầu riêng, măng cụt để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học. Trong quá trình thực hiện chương trình , nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở trồng sầu riêng, măng cụt có uy tín hay đã áp dụng ti ến b ộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, th ể thao khác khi có đủ điều kiện.
- 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị trước khi trồng Mã số mô đun: MĐ 01 Nghề: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
- 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 44 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun 01: Chuẩn bị trước khi trồng được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng sầu riêng, măng cụt. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây và có các cơ sở sản xuất sầu riêng, măng cụt. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Liệt kê được các bước lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt. + Trình bày được cách chuẩn bị đất để trồng sầu riêng, măng cụt; - Kỹ năng: + Lập được kế hoạch để trồng sầu riêng, măng cụt hoàn chỉnh; + Chuẩn bị đất để trồng sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật - Thái độ: Có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Tên các bài trong mô Thời gian (Giờ chuẩn) TT đun Tổng số Lý Thực hành Kiểm thuyết tra* 1 Lập kế hoạch trồng sầu 12 4 8 riêng, măng cụt 2 Chuẩn bị đất 18 4 12 2 3 Chuẩn bị mô, hố 22 4 16 2 4 Chuẩn bị các điều kiện 6 2 4 trồng sầu riêng, măng cụt Kiểm tra hết mô đun 2 2
- 9 Cộng 60 14 40 6 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 01: Lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các bước trong kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt. - Xác định được nội dung của một bản kế hoạch; - Lập được bản kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt hoàn chỉnh. Nội dung của bài: 1. Bảng kế hoạch 1.1. Khái niệm 1.2. Tác dụng của bảng kế hoạch 2. Nội dung của bảng kế hoạch 3. Căn cứ để lập kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt 4. Các bước lập một bảng kế hoạch 5. Lập bảng kế hoạch trong 1 năm của 1 ha sầu riêng/măng cụt 5.1. Lập bảng kế hoạch ở giai đoạn cơ bản 5.2. Lập bảng kế hoạch ở giai đoạn thu quả Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2: Chuẩn bị đất Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách vệ sinh vườn, làm đất, đắp bờ bao , đặt cống bọng và trồng cây chắn gió cho vườn trồng sầu riêng, măng cụt; - Vệ sinh vườn và làm đất để trồng sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đắp được bờ bao, đặt được cống bọng và trồng cây chắn gió phù h ợp cho vườn trồng sầu riêng, măng cụt.
- 10 Nội dung của bài: 1. Vệ sinh đất trồng 1.1. Dọn cỏ dại và tàn dư cây trồng 1.2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật 2. Xác định thành phần cơ giới đất 3. Làm đất 3.1. Cày đất 3.2. Xới đất 3.3. San ủi 4. Xẻ mương và lên liếp 4.1. Xẻ mương 4.2. Lên liếp trồng sầu riêng, măng cụt 5. Đắp bờ bao, đặt cống bọng 5.1. Đắp bờ bao 5.2. Đặt cống bọng 6. Trồng cây chắn gió cho vườn trồng Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3. Chuẩn bị mô, hố Thời gian: 22 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách đắp mô, đào hố, bón phân lót và xử lý hố trước trồng; - Xác định được thời điểm trồng sầu riêng, măng cụt để chuẩn bị mô, hố; - Đắp mô, đào hố; Bón phân lót; Xử lý hố trước trồng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Xác định thời điểm trồng 2. Đắp mô, đào hố
- 11 2.1. Đắp mô 2.2. Đào hố 3. Bón phân lót 3.1. Xác định loại phân bón lót 3.2. Xác định lượng phân bón lót 3.3. Chuẩn bị phân để bón lót 3.4. Trộn phân trước khi bón lót 3.5. Bón lót 4. Xử lý hố trước trồng 4.1. Chuẩn bị dụng cụ để xử lý 4.2. Chuẩn bị vật liệu 4.3. Xử lý hố Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4: Chuẩn bị cơ sở vật liệu Thời gian: 06 giờ Mục tiêu: - Nêu được các việc cần phải chuẩn bị trước khi trồng sầu riêng (măng cụt) như: Chuẩn bị giống, vật tư, dụng cụ, trang thiết bị, nhân công để phục vụ trồng sầu riêng (măng cụt); - Xác định được giống cây để trồng phù hợp với điều kiện thực tế; - Chuẩn bị đầy đủ và đúng các loại vật tư, dụng cụ, trang thi ết b ị, nhân công để trồng sầu riêng (măng cụt). Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị giống cây để trồng 1.1. Trường hợp tự nhân được giống để trồng 1.2. Trường hợp không tự nhân được giống 1.3. Giới thiệu một số giống đang trồng phổ biến trong sản xuất 2. Chuẩn bị phân bón, thuốc bảo vệ thực vật 2.1. Chuẩn bị phân bón 2.2. Chuẩn bị thuốc bảo vệ thực vật 3. Chuẩn bị nhân công
- 12 3.1. Xác định lượng nhân công mà cơ sở đã có 3.2. Xác định nhân công thời vụ 3.3. Xác định nhân công cần thuê mướn 3.4. Xác định nơi thuê mượn nhân công 3.5. Thỏa thuận thuê mướn nhân công Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun Chuẩn bị trước khi trồng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng sầu riêng, măng cụt. - Các tài liệu như: Bài giảng, câu hỏi, hướng dẫn thực hiện bài tập/bài thực hành (nếu có). 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: 01 bộ máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng đĩa, tranh ảnh hướng dẫn chuẩn bị trước khi trồng 3. Điều kiện về cơ sở vật chất - 01 phòng học có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn gh ế cho l ớp h ọc 30 người. - 10 000 m2 (1 ha) vườn có để trồng sầu riêng, măng cụt. Vườn này có thể mượn của cơ sở trồng sầu riêng, măng cụt ở gần lớp học. - Các dụng cụ trang thiết bị để chuẩn bị và làm đất như bình phun thuốc, máy cày máy bừa … có thể liên kết với các cơ sở trồng sầu riêng, măng c ụt ở nơi gần lớp học. - Các dụng cụ giản đơn như liềm, dao, leng (xẻng), cuốc … đủ dùng cho lớp học có 30 người thực hành công việc (có thể kết hợp với các mô đun khác vì một số dụng cụ dùng được nhiều lần). Các dụng cụ đó cần như sau: T Nội dung Đơn vị tính Số lượng T 1 Thiết bị đo nhanh pH đất và độ ẩm đất Bộ 6 2 Dụng cụ vệ sinh vườn và đào mương, liếp, hố, Bộ 12 mô như: Cào, cuốc, liềm, dao, bình phun thuốc ... 3 Thiết bị làm đất, đào mương, lên liếp cỡ nhỏ Bộ 1 4 Thuốc xử lý đất, chế phẩm vi sinh xử lý tàn dư cây Kg 0,6 5 Dụng cụ pha chế và xử lý thuốc BVTV Bộ 6 6 Các loại dụng cụ an toàn lao động như: Đồ bảo Bộ 6
- 13 hộ lao động ... 4. Điều kiện khác: Một giáo viên hỗ trợ để dạy thực hành. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiến thức: Dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, trao đổi. - Kỹ năng nghề: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiếm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công vi ệc d ược th ực hi ện trong mô đun ho ặc thực hiện trắc nghi ệm h ọc viên theo b ảng câu h ỏi do giáo viên chu ẩn b ị trướ c như cách chuẩn bị mô/hố để trồng sầu riêng/măng cụt, cách lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt. + Thực hiện một công vi ệc ho ặc m ột s ố công vi ệc trong quá trình th ực hiện mô đun nh ư chuẩn bị mô/hố để trồng sầu riêng/măng cụt, lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra trắc nghiệm/vấn đáp trao đổi về + Cách vệ sinh vườn và chuẩn bị đất để trồng sầu riêng măng cụt + Cách lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt. - Thực hành: Đánh giá kỹ năng nghề của học viên thông qua bài thực hành: + Vệ sinh vườn, xẻ mương, lên liếp và đào hố, đắp mô, bón lót để trồng sầu riêng măng cụt. + Lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt; VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun Chuẩn bị trước khi trồng áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Chuẩn bị trước khi trồng có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên)
- 14 - Chương trình áp dụng cho vùng sản xuất có trồng sầu riêng, măng c ụt. Khi trồng sầu riêng, măng cụt như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh miền Đông và Tây Nguyên, nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: leng = xẻng; liềm = lưỡi hái ... - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao ki ến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nh ớ và ti ếp thu bài h ọc tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nh ưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy h ọc có s ự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết h ợp với lớp học hiện trường (FFS) … để phát huy tính tích cực của học viên. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan nh ư: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa … để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong l ớp th ực hi ện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành chuẩn bị mô/h ố để trồng s ầu riêng/măng c ụt, lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt... và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để th ực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: + Cách lập bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt; + Kỹ thuật làm đất và chuẩn bị mô/hố trước trồng - Phần thực hành: + Làm đất và chuẩn bị mô/hố trước trồng
- 15 + Lập hoàn chỉnh bảng kế hoạch trồng sầu riêng, măng cụt; 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Trần Văn Minh, Nguyễn Lân Hùng, Kỹ thuật trồng măng cụt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2005. 2. Nguyễn Ngọc Nông, Lương Văn Hinh, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thị Bích Hiệp, 2004. Giáo trình qui hoạch phát triển nông thôn. NXB NN. 3. Huỳnh Văn Tấn, Kỹ thuật trồng sầu riêng, Nxb Nông nghiệp, Tp. HCM 2001. 4. Trần Thế Tục, Chu Doãn Thành, Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 2004. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị cây giống Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: TRỒNG SẦU RIÊNG, MĂNG CỤT
- 16 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 70 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 50 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun 02: Chuẩn bị cây giống được bố trí học sau mô đun chuẩn bị trước khi trồng và học trước các mô đun khác trong ch ương trình s ơ cấp của nghề Trồng sầu riêng, măng cụt. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn nhân cây giống sầu riêng, măng cụt. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Kiến thức: + Có hiểu biết về cách chuẩn bị vườn ươm, chuẩn bị vật liệu để nhân cây giống và cách chọn mua cây giống sầu riêng, măng cụt. + Nêu được các phương pháp nhân cây giống sầu riêng, măng cụt. - Kỹ năng: + Chuẩn bị được vườn ươm và vật liệu, dụng cụ để nhân cây giống sầu riêng, măng cụt.
- 17 + Gieo hạt, chiết, ghép và chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng yêu cầu kỹ thuật; + Chọn mua được cây giống đạt tiêu chuẩn cây giống tốt. - Thái độ: Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật khi nhân hay mua cây giống và có trách nhiệm đối với cây giống được sản xuất ra. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian Thời gian (Giờ chuẩn) Tên các bài trong mô đun Tổn Lý Thực Kiểm TT g số thuyế hành tra* t 1 Chuẩn bị vườn ươm 8 2 6 2 Nhân cây giống bằng hạt 14 4 10 3 Nhân cây giống bằng phương pháp chiết 16 4 10 2 4 Nhân cây giống bằng phương pháp ghép 20 4 14 2 5 Mua cây giống 8 2 6 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 70 16 46 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Chuẩn bị vườn ươm Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được các phương pháp nhân cây giống và cách chuẩn bị vườn ươm để nhân cây giống sầu riêng, măng cụt; - Chuẩn được vườn ươm cây giống sầu riêng, măng cụt đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Các phương pháp nhân giống 1.1. Phương pháp nhân giống hữu tính 1.2. Phương pháp nhân giống vô tính 2. Chọn phương pháp nhân giống 3. Vệ sinh vườn
- 18 3.1. Thu dọn cỏ dại và tàn dư thực vật 3.2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật 4. Thiết kế vườn ươm 5. Làm đất 6. Lên luống 7. Rào vườn 8. Làm giàn che cây ươm Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 2: Nhân giống bằng hạt Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Nêu được cách chuẩn bị hạt giống cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và huấn luyện cây con; - Tính được lượng hạt giống cần gieo; - Gieo hạt chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và huấn luyện cây con đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị hạt giống 2. Xác định tỷ lệ nẩy mầm của hạt 2.1. Đếm hạt để thử độ nảy mầm 2.2. Ngâm, ủ hạt 2.3. Đếm hạt nảy mầm 2.4. Tính tỉ lệ 3. Xác định lượng hạt giống cần gieo 3.1. Tính số cây trồng thực tế 3.2. Tính số cây con dự phòng 3.3. Tính lượng hạt giống 4. Xử lý hạt trước khi gieo 5. Gieo hạt 6. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và huấn luyện cây con
- 19 6.1. Chăm sóc cây con 6.2. Phòng trừ dịch hại 6.3. Huấn luyện cây con Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 3: Nhân giống bằng phương pháp chiết Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được cách chiết cành, chăm sóc cành sau khi chiết, xử lý cành chiết sau ra rễ và chăm sóc cành chiết trong vườn ươm; - Thực hiện được các việc chọn cây mẹ, chọn cành chiết và chiết cành, chăm sóc cành sau khi chiết, xử lý cành chiết sau ra rễ và chăm sóc cành chiết trong vườn ươm đạt tỷ lệ xuất vườn 70% . Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị trước khi chiết 2. Chọn cây mẹ 3. Chọn cành để chiết 3.1. Chọn vị trí cành chiết 3.2. Chọn đường kính cành chiết 3.3. Chọn chất lượng cành 3.4. Đánh dấu cành đã chọn 4. Chiết cành 4.1. Khoanh vỏ 4.2. Bóc vỏ 4.3. Bôi thuốc kích thích 4.4. Bó bầu 5. Chăm sóc cành sau khi chiết 5.1. Giữ ẩm độ của bầu chiết 5.2. Theo dõi sự ra rễ của cành chiết 6. Xử lý cành chiết sau ra rễ 6.1. Kiểm tra ra rễ của chỗ chiết 6.2. Cắt cành chiết
- 20 6.3. Ươm cành chiết sau cắt 7. Chăm sóc sau ươm 7.1. Điều chỉnh độ ẩm 7.2. Bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập, thực hành Bài 4. Nhân giống bằng phương pháp ghép Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Trình bày được cách chuẩn bị trước khi ghép, chọn gốc ghép, chăm sóc gốc ghép, chọn cành ghép, mắt ghép, chăm sóc sau ghép và cắt, tỉa, thay bầu gốc ghép; - Chọn được gốc ghép, chăm sóc gốc ghép, chọn cành ghép, mắt ghép, chăm sóc sau ghép, cắt, tỉa, thay bầu cây giống đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị trước khi ghép 1.1. Chuẩn bị dụng cụ ghép 1.2. Chuẩn bị vật liệu để ghép 2. Tạo gốc ghép và chăm sóc gốc ghép 2.1. Tạo gốc để ghép 2.2. Chăm sóc gốc ghép 3. Lấy cành ghép, mắt ghép 3.1. Lấy cành ghép 3.2. Lấy mắt ghép 4. Ghép cành, ghép mắt 4.1. Ghép cành 4.2. Ghép mắt 5. Chăm sóc sau ghép 5.1. Tước nước 5.2. Bón phân 5.3. Phòng trừ sâu bệnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng rau công nghệ cao
41 p | 327 | 107
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ
66 p | 444 | 102
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng chuối
37 p | 251 | 63
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng chè
51 p | 225 | 46
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng cây làm gia vị
59 p | 163 | 33
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi cá diêu hồng, cá rô phi
61 p | 174 | 31
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng ba kích, sa nhân
47 p | 143 | 29
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Chăn nuôi cừu
66 p | 121 | 25
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Nuôi nhím, cày hương, chim trĩ
49 p | 139 | 23
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
72 p | 127 | 23
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy
61 p | 127 | 22
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Mai vàng, mai chiếu thủy
56 p | 124 | 22
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Chế biến mắm nêm
51 p | 118 | 16
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Chế biến nhuyễn thể chân đầu đông lạnh
62 p | 103 | 14
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Trồng nho
40 p | 85 | 12
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới vây
57 p | 104 | 12
-
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê
48 p | 104 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn