BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
<br />
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP<br />
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA<br />
NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br />
<br />
Người hướng dẫn : Thạc sỹ, Bác sỹ Đỗ Gia Quý<br />
Học viên<br />
<br />
: Phí Thị Hòa<br />
<br />
Mã học viên<br />
<br />
: B00031<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Điều dưỡng<br />
<br />
Hà Nội 01/2011<br />
<br />
Mục lục<br />
Mở đầu<br />
Chương 1: Giải phẫu – sinh lý hệ thống tuần hoàn não<br />
1.1.<br />
<br />
Giải phẫu hệ thống động mạch não<br />
<br />
1.2.<br />
<br />
Sinh lý tuần hoàn não<br />
<br />
Chương 2: Bệnh nguyên – bệnh sinh tai biến mạch máu não<br />
2.1. Sinh lý bệnh nhồi máu não<br />
2.2. Sinh lý bệnh xuất huyết não<br />
Chương 3: Chẩn đoán tai biến mạch máu não<br />
3.1. Định nghĩa và phân loại<br />
3.2. Chẩn đoán – điều trị mạch máu não<br />
3.3. Chẩn đoán và điều trị xuất huyết não<br />
Chương 4: Chăm sóc bệnh nhân liệt người do tai biến mạch máu não<br />
4.1. Mục tiêu<br />
4.2. Tiến triển của bệnh<br />
4.3. Nhận định<br />
4.4. Chẩn đoán điều dưỡng<br />
4.5. Lập kế hoạch chăm sóc<br />
4.6. Thực hiện kế hoạch chăm sóc<br />
4.7. Lượng giá<br />
Kết luận<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tai biến mạch máu não ( TBMMN ) là một vấn đề thời sự và cấp bách trên thế<br />
giới cũng như ở Việt Nam. Đây là một nguyên nhân gây tử vong và tàn tật cao.Theo<br />
thống kê của tổ chức y tế thế giới tỉ lệ tử vong do TBMMN đứng thứ 3 sau bệnh tim và<br />
ung thư [9].<br />
Hàng năm ở Mỹ có khoảng 500.000 trường hợp tai biến mới , phần lớn xảy ra sau<br />
55 tuổi [4]. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì tuổi càng cao tỷ lệ bị TBMMN<br />
càng tăng. Theo số liệu của Sudlow và Warlow cho thấy tỷ lệ mới mắc chiếm 50% ở tuổi<br />
trên 75. Trong đó tỷ lệ nam nữ là gần như nhau. Ở Việt Nam, theo thống kê của Khoa<br />
Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 2001-2005 cho thấy bệnh nhân vào điều trị do bệnh lý<br />
mạch máu não là 39,96 %[9]. Hậu quả của TBMMN là cướp đi sinh mạng của nhiều<br />
người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội.<br />
Ngày nay với các phương tiện chẩn đoán hiện đại cho phép chẩn đoán sớm<br />
TBMMN và đặc biệt chẩn đoán phân biệt được tổn thương TBMMN để có phác đồ điều<br />
trị thích hợp.Việc điều trị cho bệnh nhân TBMMN đòi hỏi phải rất khẩn trương và tích<br />
cực “Thời gian là não”. Do vậy một số đơn vị chống đột quỵ ở Việt Nam đã được thành<br />
lập.<br />
Cùng với việc điều trị TBMMN hết sức khẩn trương thì vấn đề chăm sóc bệnh<br />
nhân TBMMN trong và sau giai đoạn cấp cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Bệnh nhân<br />
được nuôi dưỡng đúng cách, làm giảm tỉ lệ tử vong, hạn chế thương tật thứ phát, giảm<br />
nhẹ mức độ di chứng cho bệnh nhân, để bệnh nhân sớm thích nghi với cuộc sống cộng<br />
đồng.<br />
Trong bài viết này chúng tôi đề cập một cách hệ thống các phương pháp điều trị, chăm<br />
sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân TBMMN trong và sau giai đoạn cấp.<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1: GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NÃO<br />
1.1 . Giải phẫu hệ thống động mạch não<br />
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ thống động mạch là hệ thống động mạch cảnh<br />
trong ở phía trước, cung cấp máu cho phần lớn bán cầu đại não và hệ thống động<br />
mạch sống nền nuôi dưỡng cho thân não, tiểu não và phần sau của bán cầu đại não.<br />
1.1.1. Hệ thống động mạch cảnh trong<br />
Động mạch cảnh trong xuất phát từ xoang cảnh. Ở cổ động mạch cảnh trong nằm ở<br />
vùng cổ bên, dưới bờ trước của cơ ức đòn chũm. Sau đó chui vào trong sọ đi qua xương<br />
đá, nằm trong xoang tĩnh mạch hang. Sau khi ra khỏi xoang tĩnh mạch hang, động mạch<br />
cảnh trong cho một nhánh bên là động mạch mắt và phân chia thành 4 nhánh tận là động<br />
mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc<br />
trước.<br />
- Động mạch não trước: Nằm ở mặt trong của thùy trán, hai động mạch não trước đi rất<br />
gần nhau và có một nhánh nối gọi là động mạch thông trước. Động mạch não trước chia<br />
ra các nhánh nhỏ nuôi dưỡng cho não. Các nhánh nông chi phối cho khu vực vỏ não và<br />
dưới vỏ bao gồm các vùng như mặt trong của thùy trán và thùy đỉnh, bờ trên và một phần<br />
nhỏ mặt ngoài bán cầu. Nhánh sâu nuôi dưỡng cho phần đầu nhân đuôi, phần trước nhân<br />
đậu, nửa trước của bao trong và phần dưới đồi trước.<br />
- Động mạch não giữa: Đi sâu vào phía trong và tận hết sau khi phân ra nhiều nhánh nhỏ,<br />
bao gồm các nhánh nông và nhánh sâu. Các nhánh nông cấp máu cho phần lớn mặt ngoài<br />
bán cầu đại não, phần ngoài mặt dưới của thùy trán, thùy đảo. Các nhánh sâu tưới máu<br />
cho thể vân, bao trong và bao ngoài.<br />
- Động mạch thông sau: Động mạch này rất ngắn, nối giữa hệ động mạch cảnh và hệ<br />
động mạch sống nền. Nó cũng có các nhánh chi phối cho đồi thị, vùng dưới đồi, cánh tay<br />
sau và chân cuống não.<br />
<br />
2<br />
<br />
Thang Long University Library<br />
<br />
- Động mạch mạch mạc trước: Đi ra phía sau cấp máu cho dải thị, thể gối ngoài, đuôi<br />
nhân đuôi, phần trước của não hải mã và đám rối mạch mạc.<br />
1.1.2. Hệ thống động mạch sống nền<br />
Động mạch sống nền xuất phát từ động mạch dưới đòn, đi lên trên chui qua ống<br />
xương ở mỏm ngang của các đốt sống cổ.Tiếp theo nó chui qua lỗ chẩm vào trong sọ đi ở<br />
mặt trước hành tủy. Đến rãnh hành cầu hai động mạch sống hợp lại thành động mạch<br />
thân nền nằm ở mặt trước cầu não. Động mạch thân nền tận hết ở rãnh cầu cuống và chia<br />
ra hai nhánh tận là hai động mạch não sau. Hệ động mạch sống nền tưới máu cho các<br />
vùng như cầu não, hành tủy, tai trong, tiểu não, đồi thị, vùng dưới đồi sau, mặt trong thùy<br />
chẩm, thể gối ngoài, và hồi thái dương 3,4,5.<br />
1.1.3. Các hệ thống tiếp nối<br />
- Vòng nối đa giác Willis là hệ thống nối độc đáo duy nhất trong cơ thể nối các động<br />
mạch với nhau. Ở não động mạch thông trước nối thông hai động mạch não trước. Động<br />
mạch thông sau nối hai động cảnh trong và động mạch đốt sống thân nền.<br />
- Vòng nối động mạch cảnh trong - động mạch cảnh ngoài cùng bên.<br />
- Vòng nối giữa các nhánh nông của động mạch não trước, não giữa, não sau ở bề mặt<br />
của bán cầu đại não.<br />
1.1.4. Hoạt động của hệ thống tiếp nối<br />
Trong điều kiện sinh lý bình thường, các nhánh tiếp nối không hoạt động do<br />
không có sự chênh lệch áp lực máu giữa các hệ thống tiếp giáp nhau. Khi có một động<br />
mạch bị tắc, các hệ thống tiếp nối sẽ phát huy tác dụng. Hiện tượng tưới máu bù sẽ diễn<br />
ra do có sự chênh lệch áp lực. Qua chụp động mạch não người ta có thể thấy rõ sự hoạt<br />
động của hệ thống tuần hoàn bàng hệ này.<br />
<br />
3<br />
<br />