ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay tăng huyết áp (THA) được xem là một trong<br />
10 bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân loại có thể làm giảm thọ từ 10 đến<br />
20 tuổi. Thực tế cũng đã cho thấy hậu quả của việc điều trị không đúng bệnh THA sẽ dẫn<br />
đến tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột có thể làm đứt mạch máu não gây xuất huyết<br />
não, đột quỵ, suy tim cấp, phù phổi cấp hay tình trạng huyết áp tăng vừa phải thường<br />
xuyên sẽ gây ra suy tim mạn, suy thận mạn, tổn thương ở đáy mắt. Qua đó chúng ta thấy<br />
hầu hết các biến chứng này đều nguy hiểm tính mạng hoặc không hồi phục. Vì vậy việc<br />
phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc tốt bệnh THA có thể giúp đẩy lùi các tai biến nguy<br />
hiểm này.<br />
Tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% tương đương 972 triệu bệnh nhân<br />
THA bao gồm cả nam và nữ. Dự đoán sẽ tăng lên 29,2% (1,5 tỷ người bệnh) vào năm<br />
2025. Tại Việt Nam, xu hướng bị THA tăng: Tỷ lệ năm 1992 trên toàn quốc là 12%. Điều<br />
tra năm 2010 cho thấy 25,1% ở người từ 25 tuổi trở lên bị THA (khoảng 5 triệu người).<br />
Điều đáng lo lắng là trong số những người bị THA theo WHO tỷ lệ kiểm soát tốt chỉ<br />
chiếm 19% còn 81% không được kiểm soát lơ lửng các mối hiểm nguy do THA gây ra.<br />
Tại các nước phát triển việc kiểm soát tốt bệnh THA vẫn ở một tỷ lệ khá thấp. Chẳng hạn<br />
như bệnh nhân THA được kiểm soát tốt huyết áp dưới mức 140/90mmHg tại Mỹ là 24%,<br />
tại Anh quốc là 6% và tại nhiều nước đang phát triển con số này cũng chỉ khoảng 1- 2%.<br />
Hiện nay đã có nhiều tài liệu, nghiên cứu về THA đề cập nhiều đến yếu tố nguy<br />
cơ, triệu chứng, biến chứng, dùng thuốc… Thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều bài viết đi<br />
sâu về chăm sóc bệnh nhân THA. Chính vì vậy chuyên đề này đề cập đến những nội<br />
dung chính sau đây:<br />
1. Cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh THA.<br />
2. Chăm sóc cho bệnh nhân THA.<br />
<br />
CHƢƠNG 1. NỘI DUNG<br />
<br />
1. Định nghĩa huyết áp.<br />
- Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc<br />
vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của<br />
thành động mạch.<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh mô tả tác động của máu lên thành động mạch<br />
- Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:<br />
+ Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường<br />
từ 90 đến 139 mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân).<br />
+ Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình<br />
thường từ 60 đến 89 mmHg.<br />
Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình!<br />
2. Khái niệm tăng huyết áp.<br />
Huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng khi tăng tới mức gây nguy hại cho cơ thể mà ở<br />
mức này việc chữa trị có lợi hơn là hại thì gọi là THA.<br />
<br />
Tăng huyết áp được chẩn đoán xác định khi:<br />
- Đo huyết áp khi nghỉ ngơi > 10 phút ở tư thế ngồi hoặc nằm. Đo > 2 lần x 3 ngày riêng<br />
rẽ. Đặc biệt đối với người già và người đái tháo đường nên đo huyết áp cả ở tư thế ngồi vì<br />
sẽ có hiện tượng hạ huyết áp khi đứng.<br />
- Hoàn cảnh đo: Chú ý Stress (hiện tượng áo choàng trắng: Huyết áp tăng hơn bình<br />
thường).<br />
- Kết quả đo: ≥ 140mmHg: Huyết áp tâm thu<br />
≥ 90 mmHg: Huyết áp tâm trương<br />
Từ gọi thông dụng nhưng không đúng:<br />
Các vùng miền có các cách gọi khác nhau về tăng huyết áp như tăng xông, cao<br />
máu, lên máu, cao áp huyết.<br />
3. Nguyên nhân tăng huyết áp.<br />
- THA nguyên phát: Khi không tìm thấy nguyên nhân lý giải cho tăng huyết áp.<br />
- THA thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng, tăng huyết áp là một triệu chứng<br />
của một bệnh lý nào đó.<br />
3.1. Tăng huyết áp nguyên phát<br />
Chiếm trên 90% các trường hợp THA, thường gặp ở người trên 50 tuổi.<br />
Tuy không tìm thấy nguyên nhân, nhưng các yếu tố sau được coi là các yếu tố nguy cơ<br />
gây THA:<br />
3.1.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: Tuổi, giới, chủng tộc, yếu tố gia đình.<br />
3.1.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:<br />
- Béo phì.<br />
- Tăng lipid máu.<br />
- Tăng lipid máu.<br />
- Sang chấn tinh thần.<br />
- Thuốc lá.<br />
- Thói quen ăn mặn.<br />
- Ít hoạt động thể lực.<br />
<br />
- Lạm dụng một số thuốc.<br />
3.2. Tăng huyết áp thứ phát<br />
Chiếm khoảng 10% các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi. Các nguyên nhân<br />
thường gặp có thể là:<br />
3.2.1. Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp và mạn, viêm thận, bể thận, sỏi thận, bệnh động<br />
mạch thận (hẹp), các bệnh thận bẩm sinh, suy thận.<br />
3.2.2. Bệnh nội tiết: U tuyến thượng thận, u tuyến yên, cường tuyến giáp.<br />
3.2.3. Bệnh tim mạch:<br />
- Hẹp eo động mạch chủ gây THA chi trên, giảm huyết áp chi dưới.<br />
- Hở van động mạch chủ gây THA tâm thu, giảm huyết áp tâm trương.<br />
3.2.4. Một số nguyên nhân khác<br />
- Nhiễm độc thai nghén: Một trong các tai biến nguy hiểm gặp trong bệnh lý sản khoa.<br />
Điều<br />
<br />
dưỡng<br />
<br />
cần<br />
<br />
chú<br />
<br />
ý<br />
<br />
theo<br />
<br />
dõi<br />
<br />
huyết<br />
<br />
áp<br />
<br />
chặt<br />
<br />
chẽ<br />
<br />
cho<br />
<br />
bệnh<br />
<br />
nhân.<br />
<br />
- Bệnh tăng hồng cầu.<br />
- Nhiễm toan hô hấp.<br />
4. Yếu tố tăng huyết áp.<br />
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng dễ bị THA đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch<br />
trở<br />
<br />
nên<br />
<br />
cứng<br />
<br />
hơn,<br />
<br />
nguyên<br />
<br />
nhân<br />
<br />
là<br />
<br />
do<br />
<br />
bệnh<br />
<br />
xơ<br />
<br />
cứng<br />
<br />
động<br />
<br />
mạch.<br />
<br />
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp<br />
- Cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.<br />
- Tiền sử gia đình (tính di truyền): Bệnh THA có khuynh hướng di truyền theo gia đình.<br />
- Giới: Thường thì nam giới dễ bị THA hơn nữ. Điều này thay đổi theo tuổi tác và chủng<br />
tộc.<br />
- Thừa cân (béo phì): Những người béo phì có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp từ 2 đến 6<br />
lần<br />
<br />
những<br />
<br />
người<br />
<br />
có<br />
<br />
trọng<br />
<br />
lượng<br />
<br />
trong<br />
<br />
giới<br />
<br />
hạn<br />
<br />
bình<br />
<br />
thường.<br />
<br />
- Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối) do đó huyết áp<br />
của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ huyết áp<br />
- Những thức ăn nhanh chứa một lượng Natri đặc biệt cao hơn bình thường. Nhiều loại<br />
<br />
thuốc thông dụng (OTC - over the counter), chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chữa<br />
loãng xương cũng có thể chứa một lượng lớn Natri. Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà<br />
bạn đang dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao.<br />
- Uống rượu: Uống nhiều hơn 1 hay 2 ly rượu 1 ngày có thể làm tăng huyết áp đối với<br />
những người nhạy cảm với rượu.<br />
- Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể<br />
bị tăng huyết áp.<br />
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp.<br />
- Thuốc: một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc<br />
cảm và dị ứng có thể làm THA.<br />
5. Triệu chứng tăng huyết áp.<br />
Phần lớn THA không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng<br />
váng, buồn nôn, nôn, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ của mỗi THA.<br />
Khi có triệu chứng THA, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng THA đã<br />
nặng.<br />
6. Cận lâm sàng.<br />
- Xét nghiệm cần làm về máu: Bilan lipid máu, đường máu, công thức máu, Ure,<br />
creatinin.<br />
- Đối với nước tiểu: Protein, tế bào vi trùng, đường niệu.<br />
- Một số xét nghiệm khác: Soi đáy mắt, đo điện tâm đồ, chụp X-quang tim phổi, siêu âm<br />
tim, chụp mạch thận, định lượng các hormone trong huyết thanh.<br />
<br />
7. Chẩn đoán.<br />
1. Chẩn đoán xác định: Chủ yếu bằng cách đo huyết áp theo đúng các quy trình.Tuy<br />
nhiên điều quan trọng là nên đi khám sức khỏe định kỳ để khám xét toàn bộ nhằm phát<br />
hiện sớm những trường hợp tiềm tàng hoặc chưa có triệu chứng.<br />
2. Chẩn đoán giai đoạn tăng huyết áp: Theo tổ chức y tế thế giới (1996)<br />
Chia làm 3 giai đoạn.<br />
<br />