intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết góp phần làm rõ ý nghĩa, quy trình và thực tiễn của chuyển đổi số kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số kế toán quản trị trong doanh nghiệp

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP DIGITAL TRANSFORMATION IN MANAGEMENT ACCOUNTING IN ENTERPRISES Trần Thị Hồng Mai Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Trong những năm gần đây, chuyển đổi số là là xu hướng được Chính phủ, các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản trị doanh nghiệp như là một công cụ quản lý hữu hiệu, tuy nhiên việc áp dụng chuyển đổi số vào công việc của kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn rất hạn chế. Bài viết góp phần làm rõ ý nghĩa, quy trình và thực tiễn của chuyển đổi số kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từ khóa: Chuyển đổi số, Kế toán quản trị Abstract: In recent years, digital transformation is a trend that the Government and businesses are particularly interested in. Although, management accounting plays an important role in supporting corporate governance as an effective management tool, the application of digital transformation to the work of management accountants in enterprises is still quite limited. The article contributes to clarifying the meaning, process and practice of digital transformation of management accounting in Vietnamese enterprises today. Accordingly, the author proposes a number of recommendations to assist businesses in digital transformation more quickly and effectively. Keywords: digital transformation, management accounting JEL Classification: M40, M30, M41 DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.04202311 1. Chuyển đổi số kế toán quản trị doanh nghiệp - Vai trò và thực tiễn Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 đã ảnh hưởng lớn tới các tổ chức kinh tế trên toàn cầu, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực chuyển đổi ngày càng tăng - chuyển từ mô hình kinh doanh dựa trên sản phẩm sang mô hình mới hướng tới việc tạo ra và nắm bắt
  2. các nguồn giá trị mới khác nhau. Chuyển đổi số (CĐS) là một bước phát triển mang tính đột phá mang tính toàn cầu trong những năm gần đây. Chuyển đổi số là việc tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. (https://fsivietnam.com.vn/). Nhờ chuyển đổi số có thể mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội, tiềm năng hơn nữa bằng cách mở rộng quy mô hoạt động hiệu quả, cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí tối ưu hơn. Trong bối cảnh áp dụng công nghệ 4.0 doanh nghiệp cần cập nhật dữ liệu thường xuyên, lưu trữ các dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu tài chính và phi tài chính; tích hợp phần mềm kế toán với hệ thống quản trị trong hệ thống công nghệ thông tin chung; xây dựng phần mềm kế toán… Chuyển đổi số có khả năng giúp DN có thể xử lý tự động các hóa đơn đầu vào, liên kết chặt chẽ với các hệ thống khác như nhân sự, marketing, bán hàng… để có thể ghi nhận dữ liệu doanh thu, chi phí một cách hoàn toàn tự động. Từ khái niệm chuyển đổi số nói chung có thể hiểu chuyển đổi số ngành kế toán là việc áp dụng công nghệ vào hoạt động kế toán. Vì vậy, chuyển đổi số tác động đến phương pháp, chức năng, quy trình của hoạt động kế toán trong doanh nghiệp. Giúp công việc của các kế toán viên diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Có thể khẳng định trong một thế giới kinh doanh hiện nay bị thách thức bời những đột phá về công nghệ, rủi ro do bất ổn về chính trị, dịch bệnh thì kế toán truyền thống không còn đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta cần có những đánh giá thích hợp về khả năng kế toán quản trị (KTQT) mang lại, thực tiễn đòi hỏi năng lực, trách nhiệm và chức năng của kế toán quản trị trong bối cảnh mới như thế nào? Kế toán quản trị là loại kế toán mang tính nội bộ do mục đích chủ yếu là cung cấp thông tin cho các cấp quản trị trong nội bộ, hỗ trợ ban quản lý xây dựng và thực hiện chiến lược hoạt động (Theresia Baier, 2019). Kế toán quản trị thực hiện trong mối liên kết chặt chẽ với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, sử dụng dữ liệu tài chính và phi tài chính trong và ngoài doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng là xu thế, là yêu cầu các DN thực hiện tuy không mang tính bắt buộc nhưng là điều kiện cần thiết để đơn vị có thể tồn tại, phát triển. Bộ Tài chính đã, đang hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kế toán tạo điều kiện cho chuyển đổi số, như xây dựng
  3. lại Luật Kế toán, Chuẩn mực và chế độ kế toán. Nâng cấp, hoàn thiện trung tâm dữ liệu quốc gia để xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác dữ liệu, tăng cường cải cách hành chính và áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Hầu hết các thủ tục nộp báo cáo ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán đã được cải cách hành chính và áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, tức là doanh nghiệp không phải nộp báo cáo bằng giấy mà thực hiện nộp bằng phương thức điện tử (Trịnh Đức Vinh, 2021). Cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về CĐS kế toán nói chung. Kế toán quản trị là công việc mang tính chất nội bộ, có mối liên quan mật thiết với các bộ phận chức năng khác trong đơn vị để phục vụ quản trị DN rất cần thiết thực hiện CĐS. Từ đặc điểm, lợi ích của chuyển đổi số nói chung và những tác động tới KTQT có thể xác định ý nghĩa của ứng dụng chuyển đổi số trong KTQT đối với thông tin kế toán và tổ chức như sau: - Thúc đẩy việc tạo ra các khả năng mới cho tổ chức, tăng hiệu quả và tính linh hoạt của doanh nghiệp từ đó tăng khả năng cạnh tranh. - Tự động hóa và tăng tốc độ luân chuyển của sản phẩm, hàng hóa kinh doanh; - Đảm bảo sự tương tác không bị gián đoạn giữa các bộ phận chức năng với chuỗi cung ứng nói chung. - Khả năng phân tích dữ liệu sâu hơn, đầy đủ hơn từ nguồn dữ liệu phong phú hiện có, giúp cải thiện chất lượng của các tương tác cả trong nội bộ doanh nghiệp cũng như với các nhà cung cấp và các đối tượng bên ngoài. - Tăng khả năng của nhân viên tập trung vào sự đổi mới và sáng tạo, thay vì vào các hoạt động thông thường. Bhimani (2020) cho rằng kế toán quản trị cần phải nắm bắt được tính đa dạng 'khi sự gia tăng của internet, công nghệ di động và các công cụ nền kinh tế kỹ thuật số tạo ra độ sâu, chiều rộng và sự đa dạng của dữ liệu vượt xa những gì các nhà nghiên cứu đã tiếp cận trong quá khứ". Trong chiến lược số hóa, kế toán quản trị nói riêng, kế toán nói chung phải có khả năng xử lý dữ liệu lớn được tạo ra từ các công nghệ thông tin phức tạp và hướng dẫn các nhà quản lý lập kế hoạch cũng như thực hiện các quyết định hoạt động và chiến lược cần thiết cho quản trị, trách nhiệm giải trình và kiểm soát của tổ chức.
  4. Kết quả khảo sát 1000 DN đến từ nhiều lĩnh vực Công nghiệp chế biến, Chế tạo, Khai khoáng, bán buôn, bán lẻ, Giáo dục đào tạo,…của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022 cho biết các DN chủ yếu đang ở bước số hóa, hoặc đã từng bước sử dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra nên đã ngừng sử dụng, hoặc vẫn đang sử dụng nhưng còn gặp khó khăn, chưa thực sự thuận lợi. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nghiệp vụ kế toán là nơi diễn ra mức độ CĐS cao hơn cả với trên 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đều tập trung chuyển đổi số ở các khía cạnh mà mang lại hiệu quả trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của tổ chức. Kế toán là một trong những nghiệp vụ được ưu tiên hàng đầu bởi doanh nghiệp trong quá trình CĐS. Tuy nhiên, vẫn còn đến 33% doanh nghiệp vẫn còn chưa biết khai thác các phần mềm công nghệ số cho dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về kỹ năng số của người Việt Nam là khả quan. Nghiên cứu của PWC năm 2020 từ 1146 đối tượng có trình độ từ cấp 3 trở lên, thuộc 4 thế hệ Z, Y, X cho biết 89% có cảm nhận tích cực về vai trò của công nghệ đối với công việc, 84% sẵn sàng học các kỹ năng mới. Sau 2 năm đại dịch COVID 19, cùng với việc học, làm việc online chắc chắn nhận thức về kỹ năng số của người dân sẽ tăng lên, tạo thuận lợi cho CĐS. 2. Quy trình và điều kiện áp dụng chuyển đổi số kế toán quản trị trong doanh nghiệp Chuyển đổi số là công việc phức tạp, liên quan không chỉ bộ phận kế toán/kế toán quản trị mà còn có các bộ phận khác như công nghệ thông tin và các bộ phận chức năng khác. Lên kế hoạch và thực hiện CĐS là việc không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tiếp cận khác nhau nhưng thường là lộ trình của họ không rõ ràng do thiếu định hướng, hướng dẫn. Để việc CĐS trong KTQT thành công, các DN có thể thực hiện theo quy trình 6 bước. Cụ thể: Bước 1 - Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số trong KTQT Bước đầu tiên này rất quan trọng, quyết định hướng thực hiện, sự thành công của CĐS kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn này bộ phận chịu trách nhiệm CĐS kế toán quản trị cần: Xác định cấu trúc tổng thể của DN; Xác định mục
  5. tiêu chiến lược và tầm nhìn CĐS trong KTQT; Xây dựng chiến lược CĐS tích hợp dữ liệu KTQT vào dữ liệu chung của DN. Bước 2 - Xác định mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong KTQT Doanh nghiệp cần xác định mức độ sẵn sàng về: tài chính, nhân lực, công nghệ cho CĐS; kiểm tra lại mục tiêu có phù hợp với khả năng thực thi của DN không, có theo đúng mục tiêu CĐS các hoạt động của DN không; Xác định rủi ro có thể xảy ra. Bước 3 -Lập kế hoạch chuyển đổi số trong KTQT Trong kế hoạch sẽ xác định những việc cần làm, tiến độ thực hiện, dự kiến kết quả đạt được; Lựa chọn công nghệ: máy móc kỹ thuật, phần mềm thực hiện, ngân sách. Bước 4 – Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chuyển đổi số trong KTQT Trong giai đoạn này DN thực hiện đào tạo nhân lực thực hiện: người làm kế toán, nhân viên các bộ phận khác có liên quan; Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp. Công nghệ áp dụng phải tương thích với CĐS chung toàn DN. Bước 5 - Thực hiện chuyển đổi số trong KTQT Triển khai thực hiện CĐS kế toán quản trị DN sẽ ứng dụng công nghệ mới; Số hóa dữ liệu đã có, quản lý dữ liệu và kiểm soát rủi ro. Bước 6 – Đánh giá và cải thiện quy trình Sau khi hoàn thành CĐS kế toán quản trị DN đánh giá kết quả thực hiện chuyển đổi số về những thành công, hạn chế cần khắc phục từ đó cải thiện quy trình để có hiệu quả cao hơn. Kết thúc bước 6 cần đảm bảo đạt tối thiểu ở mức 3 – Hình thành, cao hơn là mức 4 – Nâng cao theo Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông (2023). Từ quy trình chung, DN xây dựng các quy trình riêng thích hợp cho mỗi loại đối tượng của KTQT có nhu cầu cao về thông tin, công việc phức tạp như hàng tồn kho, bán hàng, thanh toán,…. Chẳng hạn, đối với hàng tồn kho các DN có nhu cầu thông tin phong phú về chủng loại hàng, kho bảo quản, chất lượng hàng, người bảo quản, tình hình nhập xuất thường xuyên, nhà cung cấp và giá cả, khả năng cung ứng hàng, khách hàng thân thiết, khách hàng mới, khả năng và nhu cầu về các loại hàng,… Đồng thời, cùng với việc thu thập và cung cấp thông tin về hàng tồn kho KTQT còn phải giúp DN kiểm soát sự an toàn của hàng.
  6. Để áp dụng thành công CĐS trong kế toán quản trị, đòi hỏi DN phải chuẩn bị và đáp ứng một số điều kiện nhất định: - Lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận kế toán và các bộ phận chức năng khác nhận thức đúng đắn về CĐS kế toán quản trị cũng như lợi ích có thể đem lại. Rào cản của nhiều DN đến CĐS bắt nguồn từ thái độ không muốn thay đổi của ban quản lý (Nguyễn Thúy Hằng, 2023). - Xác định được khoảng cách thiếu hụt về năng lực của nhân lực kế toán, công nghệ thông tin và các bộ phận có liên quan khác. Năng lực làm việc trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao đóng vai trò then chốt đến sự thành công của CĐS. Ngoài ra, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến là điều kiện đủ để thực thi CĐS. - Dự kiến được chi phí đầu tư, hiệu quả đầu tư. Chi phí đầu tư bao gồm đào tạo kỹ năng làm việc cho kế toán. Chuẩn bị số vốn cần thiết cho việc CĐS. 3. Khuyến nghị nhằm tăng cường áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Chuyển đổi số trong điều kiện hiện tại là khách quan đi kèm với sự hình thành của nền kinh tế thông tin và quá trình toàn cầu hóa. Chuyển đổi số trong kế toán quản trị đem lại nhiều lợi ích như: tạo ra các cơ hội tổ chức mới, tăng hiệu quả và tính linh hoạt của các hoạt động; đảm bảo sự tương tác không bị gián đoạn của các đơn vị cấu thành với chuỗi cung ứng nói chung; khả năng phân tích dữ liệu sâu hơn; nâng cao chất lượng tương tác cả trong doanh nghiệp và với bên ngoài. Để chuyển đổi số trong kế toán quản trị thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế chúng tôi có một số khuyến nghị: Một là, lãnh đạo các DN, chính phủ và các tổ chức giáo dục cần hợp tác chặt chẽ để nâng cao kỹ năng cho người làm kế toán. DN cần điều tra, đánh giá nhu cầu hiện tại và trong tương lai đối với kỹ năng của người làm kế toán, xác định những điểm yếu, định hướng kỹ năng phù hợp. DN cần có biện pháp để người làm kế toán có động lực tham gia đào tạo tăng cường kỹ năng như không thực hiện đào tạo ngoài giờ, nội dung đào tạo cụ thể, thiết thực và sau đào tạo tăng khả năng gia tăng thu nhập. Các tổ chức giáo dục cần thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với kỹ thuật số, tìm hiểu những công nghệ mới và tác động của chúng đến học tập của người học. Cần lưu ý các kiến thức về kế toán quản trị không chỉ cần cho người học chuyên ngành kế toán mà còn dùng cho các ngành khác như quản trị kinh doanh, tài chính,…. Và ngược lại, người học kế toán cũng cần có kiến thức rộng về quản trị doanh nghiệp cũng như các hoạt động khác trong DN.
  7. Hai là, người làm kế toán sẵn sàng cho việc CĐS thông qua tích cực nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc khi CĐS, mạnh dạn thay đổi cách thức làm việc trong điều kiện mới. Mỗi cá nhân cần xác định việc đào tạo kỹ năng không chỉ là trách nhiệm của DN mà còn là trách nhiệm của cá nhân. Ba là, DN cần lưu ý đến những rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng CĐS như: - Rủi ro từ việc hiển thị thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ liên quan đến việc nhân viên không đủ trình độ chuyên môn hoặc không trung thực do việc tuân thủ một cách không chủ ý hoặc lỗi cố ý; - Rủi ro mất thông tin do hệ thống không được bảo vệ đầy đủ khỏi các tác động bên ngoài (các cuộc tấn công của hacker); - Nguy cơ gián đoạn (thời gian chết) trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do sự gián đoạn tạm thời trong hoạt động của phần mềm, thiết bị của nhà cung cấp Internet. 4. Kết luận Chuyển đổi số đem lại nhiều lợi ích cho DN, đòi hỏi các doanh nghiệp, người làm kế toán cần mạnh dạn nhưng thận trọng trong xây dựng quy trình và triển khai thực hiện; doanh nghiệp cần quan tâm tới đội ngũ người làm kế toán có chất lượng cao, có kỹ năng công nghệ thông tin tốt; lựa chọn công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý. CĐS kế toán quản trị thành công sẽ góp phần CĐS doanh nghiệp thành công, nhanh chóng đạt mức 5 "Dẫn dắt: Chuyển đổi số DN đạt mức độ tiếp cận hoàn thiện, DN thực sự trở thành DN số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số" (QĐ 1970/QĐ-BTTTT) Tài liệu tham khảo Alexey Platov và cộng sự. (2021). Management accounting in the context of digitalization, SHS Web of Conferences 106, 01037 (2021), MTDE 2021, https://doi.org/10.1051/shsconf/20211060103 Alnoor Bhimani. (2020). Digital data and management accounting: why we need to rethink research methods, Journal of Management Control (2020) 31: 9-23 https://doi.org/10.1007/s00187-020-00295-z
  8. Bộ Thông tin và Truyền Thông. (2021). Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 về Phê duyệt đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ CĐS doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy D chuyển đổi số Nguyễn Thúy Hằng. (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong công tác kế toán, Tạp chí Công thương, số 2, tháng 1/2023 Maria José Angélico Gonçalves và cộng sự. (2022). The Future of Accounting: How Will Digital Transformation Impact the sector?, https://doi.org/10.3390/informatics9010019 Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc và Thời báo Tài chính Việt Nam. (2021). Hội thảo "Chuyển đổi số trong công tác quản trị tài chính - kế toán - thuế tại doanh nghiệp”, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chuyen-doi-so-giup-doanh-nghiep-quan-tri-tai- chinh-ke-toan-thue-tot-hon-93878.html Cục Phát triển DN, Bộ KH và ĐT. (2023). Báo cáo thường niên chuyển đổi số DN 2022. Theresia Baier. (2019). Digitalisation in Management Accounting, https://www.theseus.fi/handle/10024/262141 Trang web: https://ionetech.vn/cong-nghe-so-la-gi-cac-dinh-nghia-lien-quan-den- thoi-dai-cong-nghe-so-21518/#:~:text=C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20s %E1%BB%91%20l%C3%A0%20qu%C3%A1,vi%E1%BB%87c%2C%20v %C4%83n%20h%C3%B3a%20c%C3%B4ng%20ty.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2