intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương

Chia sẻ: Lan Zhan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

51
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước. Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận. Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại….

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương

Ngữ văn 12: Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương<br /> <br /> Mời các em tham khảo:<br /> <br /> Đề  bài: Cảm nhận của anh/chị  về  vẻ  đẹp của hình tượng sông Đà trong tác phẩm “Người lái đò  <br /> sông Đà” – Nguyễn Tuân và hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” <br /> – Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên <br /> của quê hương, đất nước.<br /> <br /> Dàn ý 1: Phân tích song song hai vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương<br /> <br /> I. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần bàn luận.<br /> <br /> – Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Người lái đò sông Đà<br /> – Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Ai đã đặt tên cho dòng sông<br /> – Giới thiệu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương, sông Đà, và về việc bảo vệ cảnh quan thiên <br /> nhiên của quê hương, đất nước.<br /> <br /> II. Thân bài:<br /> <br /> 1. Nét tương đồng của 2 dòng sông:<br /> <br /> a. Sông Đà và sông Hương đều được các tác giả miêu tả như một nhân vật trữ tình có tính cách với  <br /> những vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.<br /> <br /> b. Sông Đà và sông Hương đều mang nét đẹp của sự hùng vĩ, dữ dội.<br /> – Vẻ đẹp hùng vĩ của sông Đà được thể hiện qua sự hung bạo và dữ dội của nó trên nhiều phương  <br /> diện khác nhau cảnh trí dữ dội, âm thanh ghê rợn, đá sông Đà như đang bày trùng vi thạch trận.<br /> – Khi chảy giữa lòng Trường Sơn, sông Hương chảy dữ dội tựa 1 bản trường ca của rừng già, tựa  <br /> cô gái Di­gan phóng khoáng và man dại….<br /> <br /> c. Sông Đà và sông Hương đều có vẻ đẹp thơ mộng và trữ tình:<br /> <br /> – Sông Đà: dáng sông mềm mại tựa mái tóc tuôn dài tuôn dài, màu nước thay đổi qua từng mùa, vẻ <br /> đẹp hoang sơ, cổ kính…<br /> – Sông Hương: với dòng chảy dịu dàng và đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ <br /> quyên rừng. Sông Hương còn mang vẻ đẹp của người con gái ngủ  mơ  màng chờ  người tình mong  <br /> đợi đánh thức. Nó còn được ví như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế… <br /> <br /> d. Cả 2 đều được miêu tả qua ngòi bút tài hoa, uyên bác:<br /> <br /> – Tài hoa:<br /> 2 dòng sông đều được miêu tả trên phương diện văn hóa, thẩm mĩ:<br /> + Sông Đà là nơi hội tụ 2 nét tiêu biểu, đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc vừa hùng vĩ, uy nghiêm,  <br /> dữ dội lại vừa trữ tình, thơ mộng.<br /> + Sông Hương là dòng sông của âm nhạc, dòng sông của thơ ca, của lịch sử gắn liền với những nét  <br /> đặc sắc về văn hóa, với vẻ đẹp của người dân xứ Huế.<br /> – Uyên bác:<br /> cả 2 tác giả đều vận dụng cái nhìn đa ngành, vận dụng kiến thức trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật để <br /> khắc họa hình tượng 2 dòng sông. <br /> <br /> 2. Nét độc đáo riêng trong từng hình tượng dòng sông:<br /> <br /> a. Sông Đà:<br /> <br /> – Trong đoạn trích, nhà văn tập trung tô đạm nét hung bạo, dữ dội của sông Đà giống như 1 kẻ thù  <br /> hiểm độc và hung ác<br /> ­> Thể hiện rõ nhất qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt đá bày trùng vi thạch trận chực  <br /> lấy đi mạng sống của con người. – Sông Đà được cảm nhận  ở  chính nét dữ  dội, phi thường, khác  <br /> lạ: tiếng thét của sông Đà như tiếng thét của ngàn con trâu mộng, đá trên sông đà mỗi viên đều mang  <br /> 1 khuôn mặt hung bạo, hiếu chiến…<br /> – Đặc biệt, tác giả miêu tả sự hung bạo của sông Đà để làm nổi bật sự tài hoa, tài trí của người lái  <br /> đò. Lúc này đây, sông Đà như 1 chiến địa dữ dội. Và mỗi lần vượt thác của người lái đò là mỗi lần  <br /> ông phải chiến đấu với thần sông, thần đá…<br /> <br /> b. Sông Hương:<br /> <br /> – Sông Hương được tô đậm  ở  nét đẹp trữ  tình, thơ  mộng, gợi cảm và nữ  tính, luôn mang dáng vẻ <br /> của 1 người con gái xinh đẹp, mong manh có tình yêu say đắm. Khi  ở  thượng nguồn, nó là cô gái <br /> Digan phóng khoáng, man dại; khi  ở cánh đồng Châu Hóa, nó là cô thiếu nữ  ngủ  mơ  màng; khi lại <br /> như  người tài nữ  đánh đàn giữa đem khuya, hay là nàng Kiều tài hoa, đa tình mà lại chung tình, là  <br /> người con gái dịu dàng của đất nước.<br /> – Sông Hương được miêu tả  qua chiều sâu văn hóa xứ  Huế, nó như  người mẹ  phù sa bồi đắp cho <br /> vùng đất giàu truyền thống văn hóa này từ bao đời nay.<br /> – Sông Hương được cảm nhận qua lăng kính của tình yêu: thủy trình của sông Hương là thủy trình  <br /> có ý thức tìm về người tình mong đợi. Khi chảy giữa Huế, sông Hương mềm hẳn đi như  1 tiếng ” <br /> vâng” không nói ra của tình yêu. Trước khi đổ  ra cửa biển, sông Hương như  người con gái dùng  <br /> dằng chia tay người yêu, thể hiện 1 nỗi niềm vương vấn với 1 chút lẳng lơ kín đáo.<br /> – Thông qua hình tượng sông Hương mang nét đẹp nữ tính, nhà văn thể hiện nét đẹp lãng mạn, trữ <br /> tình của đất trời xứ Huế<br /> <br /> 3. Trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước<br /> <br /> Học sinh có thể  trình bày quan điểm cá nhân dựa trên những gợi ý sau : Thế  hệ  trẻ  cần có trách <br /> nhiệm bảo vệ cảnh quan đất nước qua hành động cụ thể như: yêu quí, bảo vệ môi trường, quảng bá <br /> thắng cảnh…<br /> <br /> III/ Kết luận<br /> <br /> Đánh giá chung về đóng góp của hai nhà văn:<br /> <br /> – Qua vẻ đẹp tương đồng của 2 dòng sông, ta bắt gặp sự tương đồng độc đáo của 2 tâm hồn có tình  <br /> yêu thiên nhiên tha thiết và niềm tự hào với vẻ đẹp của non sông đất nước Việt Nam.<br /> – Mỗi nhà văn đều có 1 phong cách nghệ  thuật độc đáo trong việc thể  hiện hình tượng các dòng <br /> sông, giúp người đọc có những cách nhìn phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của quê hương, đất nước <br /> mình.<br /> <br /> Dàn ý 2: Phân tích lần lượt vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương<br /> <br /> I. Mở bài<br /> <br /> Đã từ lâu, trong tâm khảm của người Việt Nam, câu chuyện về một làng, một thôn nào đấy bắt đầu <br /> từ câu chuyện về những con sông. Đã bao nhiêu dòng sông trên đất nước hình chữ S này cặm cùi với  <br /> vai trò người mẹ phù sa nuôi lớn tâm hồn bao thế hệ. Bằng sự gắn bó và tình yêu mến dành cho quê  <br /> hương, Hoàng Phủ  Ngọc Tường đã khác họa hình tượng sông Hương – xứ  Huế  với dáng dấp yêu <br /> kiều của một nàng thiếu nữ. Trong khi đó, Nguyễn Tuân lại xây dựng một con sông Đà có tính cách  <br /> đặc biệt vừa hung bạo, vừa trữ tình.<br /> <br /> II. Thân bài<br /> <br /> 1. Vẻ đẹp sông Hương:<br /> <br />  Vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương<br /> <br /> +   Sông   Hương   ở   thượng   lưu:   dòng   sông   ở   thượng   nguồn   như   một   “bản   trường   ca   của   rừng  <br /> già”được ví như “cô gái Digan phóng khoáng và man dại, sông Hương mang vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ <br /> của người mẹ phù sa => nơi khởi nguồn sông Hương mang vẻ đẹp hoang dại, đầy cá tính.<br /> + Sông Hương trên hành trình tìm đến với Huế:Sông Hương như người gái đẹp ngủ mơ màng giữa  <br /> cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, khi về xuôi nó như người con gái tìm kiếm tình nhân đích thực.<br /> + Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: nhìn bằng đôi mắt hội họa, sông Hương và những chi lưu  <br /> của nó tạo thành đường nét hết sức tinh tế; sông như  điệu slow sâu lắng, trữ  tình dành riêng cho <br /> Huế; sông Hương trong cái nhìn say đắm của nhà văn là một người tình chung thủy.<br /> + Sông Hương trước khi từ biệt Huế: như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước <br /> lúc đi xa.<br /> Sông Hương – dòng sông của lịch sử, thơ ca, âm nhạc<br /> + Lịch sử: Sông Hương như một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của đất nước<br /> + Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ, dòng sông chưa <br /> bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng của các nhà thơ.<br /> <br /> Nghệ thuật: Bút pháp giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, sử dụng nhiều nghệ thuật nhân hóa, so  <br /> sánh, văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa..<br /> <br /> 2. Vẻ đẹp của sông Đà<br /> <br /> a. Vẻ đẹp hung bạo của một dòng sông duy nhất trên đất nước chảy về hướng Bắc.<br /> <br /> + Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái yết hầu<br /> + Đoạn mặt ghềnh Hát Loong: trong khung cảnh mênh mông hàng cây số là một thế giới đầy gió, đá <br /> giăng đến chân trời, bọt tung trắng xóa.<br /> + Những cái hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan mọi chiếc thuyền<br /> + Âm thanh của dòng thác luôn thay đổi: lúc thì oán trách nỉ  non, lúc khiêu khích chế  nhạo, lúc đột <br /> ngột gầm thét..<br /> + Những trùng vi thạch trận bày sẵn ra, bí hiểm để ăn chết con thuyền và người lái đò<br /> <br /> Nguyễn Tuân làm trang văn mình lung linh nhờ những vẻ đẹp mà ông vay mượn ở các bộ môn nghệ <br /> thuật khác làm nên hàng loạt so sánh, liên tưởng bất ngờ.<br /> <br /> b. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:<br /> <br /> + Dòng chảy uốn lượn như mái tóc người thiếu nữ “con sông Đà tuôn tài, tuôn dài như một áng tóc  <br /> trữ  tình, đầu tóc chân tóc  ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở  hoa ban, hoa gạo tháng hai và  <br /> cuộn cuộn mù khéo mèo đốt nương xuân”<br /> + Cảnh vật hai bên bờ hoang sơ nhuốm màu cổ tích, trù phú tràn trề nhựa sống<br /> <br /> Nghệ  thuật: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để  xây dựng hình tượng con sông; <br /> kết hợp nhiều thủ  pháp nghệ  thuật như  nhân hóa,  so sánh, liên tưởng; khám phá con người  ở <br /> phương diện tài hoa, nghệ sĩ.<br /> <br /> 3. Điểm tương đồng và khác biệt<br /> <br /> a. Tương đồng:<br /> <br /> Cả hai con sông đều được khám phá ở phương diện trữ tình, thơ mộng và hoang sơ. Hai nhà văn đều  <br /> sử dụng thể loại tùy bút một áng văn xuôi trữ  tình mang nhiều cảm hứng sáng tạo và tính cá nhân.  <br /> Hoàng Phủ  Ngọc Tường và Nguyễn Tuân đều huy động kiến thức từ các bộ  môn văn hóa, lịch sử,  <br /> địa lý và tài năng uyên bác của mình trong sử dụng ngôn ngữ.<br /> <br /> b. Khác biệt:<br /> <br /> + Hoàng Phủ Ngọc Tường ví dòng sông Hương với hình tượng người phụ nữ khi thì mang dáng vấp  <br /> của cô gái Digan phóng khoáng và man dại, khi thì như nàng thiếu nữ ngủ mơ mang, lúc lại như tài <br /> nữ đánh đàn lúc nữa đêm, rồi có lúc như nàng Kiều thủy chung tìm về với chàng Kim. Tác giả viết  <br /> tùy bút về dòng sông từ cảm hứng một cuộc tìm kiếm có ý thức trong tình yêu<br /> + Nguyễn Tuân cảm nhận vẻ đẹp của sông Đà ở  hai mặt hung bạo và trữ  tình, khám phá con sông <br /> đầy tiềm năng cho sự phát triển của đất nước. Sông Đà đẹp nét đẹp của một con người đầy cá tính: <br /> lúc như bầy thủy quái, lúc như một cố nhân. Đặc biệt, Nguyễn Tuân miêu tả  vẻ đẹp hung bạo của  <br /> con sông để làm nổi bật sự tài hoa, trí tuệ của con người.<br /> <br /> => Lí giải sự khác biệt<br /> <br /> Dựa trên sự khác nhau trong hoàn cảnh sáng tác, phong cách nghệ  thuật của từng nhà văn: Tuỳ  bút <br /> Nguyễn Tuân giàu chất kí, chất truyện. Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu chất trữ tình ­ chất  <br /> tuỳ bút. Cùng có phong cách tài hoa uyên bác, nhưng Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, Hoàng Phủ Ngọc  <br /> Tường tài hoa sâu lắng.<br /> <br /> III. Kết bài<br /> <br /> Hoàng Phủ  Ngọc Tường đến với sông Hương như  một sự  tương giao linh diệu của một tâm hồn  <br /> Huế, gắn bó tha thiết với dòng sông với xứ  Huế, với chiều sâu văn hoá của đất quê hương thì <br /> Nguyễn Tuân đến với sông Đà như đến với một sự thử thách để bộc lộ cái Tôi độc đáo tài hoa, thể <br /> hiện cảm hứng mãnh liệt trước cái đẹp, cái khác thường phi thường.<br /> <br /> VnDoc xin giới thiệu tới các em Dàn ý so sánh vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương. Hi vọng đây sẽ <br /> là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập và làm bài hiệu quả. Các em có thể xem thêm các tài liệu khác <br /> tại mục Tài liệu học tập lớp 12<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2