Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LẤY SỎI QUA DA<br />
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br />
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI<br />
Nguyễn Văn Truyện*, Đặng Đức Hoàng*, Nguyễn Đình Nguyên Đức*, Cao Chí Viết*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua da lấy sỏi thận, sỏi niệu quản đoạn lưng và xác<br />
định các yếu tố liên quan tại bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu mô tả 106 bệnh nhân (BN) trong số<br />
110 BN được phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da từ tháng 6/2012 đến tháng 8/2013.<br />
Kết quả: 110 trường hợp (TH) thực hiện phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (PNL), chỉ thực hiện được<br />
106 TH. 04 TH thất bại phải chuyển mổ mở. Kết quả thực hiện 106 TH PNL như sau: có 67 nam (63,21%)<br />
và 39 nữ (36,79%). Tuổi trung bình 47 ± 12,15 (22 – 76 tuổi). Sỏi tái phát 21 TH (19,81%). Sỏi bể thận và<br />
đài dưới chiếm tỉ lệ cao nhất 55,66%. Sỏi niệu quản đoạn lưng gần khúc nối và sỏi thận chiếm tỉ lệ thấp<br />
nhất 6,60%. Sỏi có kích thước trung bình 29,37 ± 6,97mm (16 – 50mm). Thời gian mổ trung bình 104,15 ±<br />
35,87 phút (40 – 240 phút). Tỉ lệ sạch sỏi chung lần đầu 77 (72,64%), còn sỏi 29 (27,36%) phải làm các<br />
phẫu thuật hoặc thủ thuật hỗ trợ: 01 PNL lần hai sau 04 tuần, 28 tán sỏi ngoài cơ thể sau 1 – 3 tháng. Các<br />
yếu tố liên quan đến kết quả sạch sỏi: giới tính, kích thước sỏi, vị trí sỏi trong thận.<br />
<br />
Kết luận: phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da là một phương pháp ít xâm hại, an toàn, hiệu quả, thẩm<br />
mỹ, đang dần thay thế mổ mở đối với sỏi thận > 20mm, sỏi niệu quản đoạn lưng > 15mm gần khúc nối<br />
và đặc biệt sỏi thận tái phát.<br />
Từ khóa: sỏi niệu quản đoạn lưng, sỏi thận, phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da.<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATING THE RESULTS OF PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTOMY<br />
AND RELATIONSHIP OF FACTORS<br />
AT THONG NHAT DONG NAI GENERAL HOSPITAL<br />
Nguyen Van Truyen, Dang Duc Hoang, Nguyen Dinh Nguyen Duc, Cao Chi Viet<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 71 - 77<br />
<br />
Objectives: we reported our experiences, evaluated our outcome and relationship of factors by PNL<br />
in management of renal stones and upper ureteral stones at the Department of Urology at Thong Nhat<br />
Dong Nai General Hospital.<br />
Materials and Methods: prospective description study. In 110 patients with PNL, there were 04<br />
patients who had been failed converting to open surgery. So, 106 patients with renal stones or ureteral<br />
stones were treated by PNL. Our study was conducted from June 2012 to August 2013 at Thong Nhat<br />
Dong Nai General Hospital. Patients were performed on the Karl Storz endoscopic system with single<br />
* Khoa Ngoại Niệu, Bệnh Viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai<br />
Tác giả liên lạc: BS CKII. Nguyễn Văn Truyện ĐT: 0919006593 Email: bsnguyenvantruyen@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
71<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
pneumatic lithotripsy or Holmium YAG laser lithotripsy or combination of pneumatic and Holmium<br />
YAG laser lithotripsy. Siemen C-arm X – ray machine have been used to determine the position of<br />
stones.<br />
Results: In 106 patients with PNL, there were 67 males (63.21%) and 39 females (36.79%). The<br />
mean age was 47 ± 12.15 years old (22 – 76). Recurrent renal stones 21 cases (19.81%). Mean stone size:<br />
29.37 ± 6.97mm (16 – 50). Pelvic and lower calyx stones 55.66%. Ureteropelvic junction and calyx<br />
stones 6.60%. Mean operating time 104.15 ± 35.87 minutes (40 – 240 minutes). The stone – free rate<br />
77(72.64%). There were 29(27.36%) patients who needed auxiliary procedures: 01 second looks PNL<br />
after 04 weeks, 28 ESWL after 1 – 3 months. No one had been died due to PNL. Sex, size of stones and<br />
stone position in the kidney were factors affecting to stone free rate.<br />
Conclusion: Exclusion of 04 cases that had been converted to open surgery, PNL is small invasive,<br />
safe, effective and aesthetic in treatment renal or lumbar ureteral stones, especially in recurrent renal<br />
stones.<br />
Key words: lumbar ureteral stone, renal stone, percutaneous nephrolithotomy (PNL).<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sỏi niệu là một bệnh thường gặp trong niệu<br />
khoa trong đó sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn<br />
lưng chiếm tỉ lệ cao. Sỏi thận và sỏi niệu quản<br />
đoạn lưng khi có chỉ định can thiệp ngoại khoa<br />
có nhiều phương pháp tuỳ theo vị trí và kích<br />
thước sỏi. Xu hướng chung hiện nay thiên về<br />
phẫu thuật không xâm lấn hoặc ít xâm lấn(3). Tại<br />
các nước phát triển, phẫu thuật nội soi lấy sỏi<br />
qua da (Percutaneous Nephrolithotomy – PNL)<br />
từ khi được Ferntrom và Johanson thực hiện lần<br />
đầu tiên vào năm 1976, đã phát triển, ngày càng<br />
hoàn thiện và hiện trở thành thường quy, thay<br />
thế hầu hết mổ mở và tỉ lệ mổ mở điều trị sỏi<br />
niệu có nơi chỉ còn dưới 5%(3,7,12). Tại Việt Nam,<br />
phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da hiện đã được<br />
thực hiện tại nhiều bệnh viện như: BV Bình Dân,<br />
BV 175, BV Nhân Dân 115, BV Việt – Pháp Hà<br />
Nội,…(6,5,4,9,8,2,10). Tại bệnh viện Đa Khoa Thống<br />
Nhất Đồng Nai, điều trị ngoại khoa sỏi thận hoặc<br />
sỏi niệu quản đoạn lưng tùy theo chỉ định, bao<br />
gồm: mổ mở, mổ nội soi hông lưng, tán sỏi trong<br />
hoặc ngoài cơ thể. Cập nhật các tiến bộ của thế<br />
giới và trong nước về điều trị sỏi thận và sỏi niệu<br />
quản đoạn lưng, phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua<br />
da (PNL) tại BV chúng tôi bắt đầu được thực<br />
hiện từ 22/6/2012 với sự giúp đỡ của BS CKII. Vũ<br />
Văn Ty và KTV Lê Quang Huân, BV Bình Dân.<br />
<br />
72<br />
<br />
Qua hơn một năm thực hiện phẫu thuật nội soi<br />
lấy sỏi qua da tại bệnh viện sở tại, chúng tôi tổng<br />
kết, đánh giá kết quả nhằm mục tiêu:<br />
<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật và các yếu tố<br />
liên quan.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Xác định tỉ lệ sạch sỏi lần đầu chung.<br />
Xác định mối tương quan giữa kết quả sạch<br />
sỏi và các yếu tố: giới tính, kích thước sỏi, vị trí<br />
sỏi, độ ứ nước của thận do sỏi.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhân bị sỏi thận > 20 mm<br />
hoặc sỏi niệu quản đoạn lưng > 15 mm gần khúc<br />
nối bể thận – niệu quản có chỉ định làm phẫu<br />
thuật nội soi lấy sỏi qua da sau khi thảo luận,<br />
giải thích, đồng ý được đưa vào nghiên cứu.<br />
Chống chỉ định: BN không đồng ý, chống chỉ<br />
định gây mê, không nằm sấp được do có bệnh<br />
tim mạch như nhịp chậm xoang, suy tim; bệnh<br />
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), có rối loạn<br />
đông máu, nhiễm trùng niệu chưa được điều trị<br />
ổn, không theo dõi được.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
máy C – Arm của Siemen để định vị sỏi, dàn<br />
máy mổ nội soi sỏi thận: monitoring, nguồn<br />
sáng, dây dẫn sáng, máy tán sỏi xung hơi của<br />
Karl Storz, máy tán sỏi laser Accu – Tech của<br />
Trung Quốc, guide wire, thông niệu quản, thông<br />
Foley số 16 hai nhánh, thông Foley số 22 ba<br />
nhánh.<br />
<br />
Qui trình kỹ thuật mổ<br />
Vô cảm: gây mê nội khí quản.<br />
BN nằm tư thế sản phụ khoa để đặt thông<br />
niệu quản theo guide wire vượt qua sỏi dưới<br />
màn hình tăng sáng. Đặt thông tiểu Foley số 16<br />
hai nhánh. Cố định thông niệu quản vào thông<br />
Foley đã được bơm bóng 10 cc.<br />
Đặt BN nằm sấp có kê gối ở ngực, bụng để<br />
làm căng vùng hông lưng.<br />
Chỉnh C – Arm tư thế thẳng, nghiêng để<br />
định vị sỏi, xác định các nhóm đài – bể thận,<br />
thông niệu quản giúp chọc chính xác vào đài<br />
thận mong muốn.<br />
Rửa, sát trùng vùng mổ.<br />
Chọc dò vào đài thận. Vị trí đài thận được<br />
chọc dò tuỳ theo vị trí sỏi, độ ứ nước của thận,<br />
đài thận dãn nở nằm phía sau sao cho đường<br />
tiếp cận ngắn và dễ tiếp cận sỏi nhất. Chọc dò<br />
đúng khi có nước tiểu chảy ra qua kim.<br />
Luồn guide wire qua kim chọc dò. Rạch da #<br />
1.5 cm, tách cân, cơ theo kim chọc dò tới lớp mỡ<br />
quanh thận. Rút kim, để lại guide wire. Nong tạo<br />
đường hầm vảo đài thận qua guide wire bằng bộ<br />
nong Cook hoặc Alken để đặt Amplatz số 28<br />
hoặc 30. Qua đó, đặt máy nội soi thận tiếp cận<br />
sỏi.<br />
Tán sỏi bằng xung hơi hoặc laser hoặc xung<br />
hơi + Laser. Trường hợp sỏi nhỏ có thể không<br />
cần tán mà có thể gắp sỏi ra luôn.<br />
Soi thận kiểm tra sạch sỏi trực tiếp và kiểm<br />
tra sạch sỏi dưới C – Arm.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Đặt ống thông số 22 ba nhánh bơm bóng 4cc<br />
mở thận ra da. Cố định ống dẫn lưu. Kết thúc<br />
cuộc mổ.<br />
Đặt BN nằm ngửa trở lại và chuyển về<br />
phòng hồi sức sau mổ giống như các ca mổ mở<br />
sỏi thận khác.<br />
<br />
Hậu phẫu<br />
Ghi nhận tình trạng tiểu máu, sốt, đau hông<br />
lưng sau mổ.<br />
BN được rút thông tiểu và thông niệu quản<br />
sau 03 ngày.<br />
Ống thông mở thận ra da được rút sau 05 –<br />
07 ngày.<br />
Chụp X quang KUB trước khi rút ống thông<br />
mở thận ra da để kiểm tra kết quả sạch sỏi.<br />
Tái khám sau 01 tháng: chụp KUB, siêu âm<br />
kiểm tra.<br />
Đánh giá kết quả sạch sỏi: dựa vào nội soi<br />
thận, C – Arm lúc mổ và chụp X quang KUB sau<br />
mổ.<br />
Tiêu chuẩn sạch sỏi: hết sỏi hoặc còn mảnh<br />
sỏi < 5mm.<br />
<br />
Thu thập số liệu và xử lý thống kê<br />
Các biến số được thu thập bằng phần mềm<br />
Epida 3.1 và được xử lý bằng phần mềm Stata<br />
11.0.<br />
Giá trị p < 0,05 được xem như có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Có 110 trường hợp được đưa vào nghiên<br />
cứu. Trong 110 TH làm PNL, có 04 TH thất bại<br />
phải chuyển mổ mở. Trong 106 TH thực hiện<br />
được PNL, kết quả như sau:<br />
<br />
Kết quả sạch sỏi lần đầu<br />
Sạch sỏi 77(72,64%), còn sỏi 29(27,36%).<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam > nữ, 67 BN (63,21%) so với 39 BN<br />
(36,79%).<br />
<br />
73<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Giới tính và kết quả sạch sỏi<br />
<br />
Nam có kết quả sạch sỏi nhiều hơn nữ<br />
54/67(80,60%) so với 23/39(58,97%). Sự khác biệt<br />
<br />
có ý nghĩa thống kê với kiểm định Chi square, p<br />
= 0,016.<br />
<br />
Tuổi, nhóm tuổi và kết quả sạch sỏi<br />
Tuổi trung bình 47 ± 12,15 (22 – 76) (bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. Nhóm tuổi và kết quả sạch sỏi<br />
Kết quả sạch sỏi<br />
Sạch sỏi<br />
Còn sỏi<br />
26 (78,79%)<br />
7 (21,21%)<br />
38 (71,70%)<br />
15 (28,30%)<br />
13 (65,00%)<br />
7 (35,00%)<br />
77 (72,64%)<br />
29 (27,36%)<br />
<br />
Nhóm tuổi * Kết quả<br />
Nhóm tuổi từ 22 – 39<br />
Nhóm tuổi từ 40 – 59<br />
Nhóm tuổi từ ≥ 60<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Vị trí sỏi bên P hay bên T<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Kiểm định, p<br />
<br />
33 (100%)<br />
53 (100%)<br />
20 (100%)<br />
106 (100%)<br />
<br />
ᵡ , p = 0,538<br />
<br />
2<br />
<br />
Kích thước sỏi và kết quả sạch sỏi<br />
<br />
106 TH nghiên cứu, sỏi bên P 54,72%, bên T<br />
45,28%.<br />
<br />
(Nhỏ nhất 16 mm, lớn nhất 50 mm). Trong số 77<br />
<br />
Sỏi tái phát<br />
<br />
TH sạch sỏi, sỏi có kích thước trung bình 28,12 ±<br />
<br />
21 TH (19,81%).<br />
<br />
Sỏi có kích thước trung bình 29,37 ± 6,97 mm<br />
<br />
6,47 mm so với 32,68 ± 7,37 mm là kích thước của<br />
nhóm còn sỏi sau phẫu thuật (bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Kích thước sỏi và kết quả sạch sỏi<br />
Kích thước sỏi * Kết quả<br />
Sạch sỏi<br />
Còn sỏi<br />
Kết hợp<br />
<br />
Số TH<br />
77<br />
29<br />
106<br />
<br />
Trung bình (mm)<br />
28,12<br />
32,68<br />
29,37<br />
<br />
Siêu âm<br />
Đánh giá độ ứ nước ở thận do sỏi. Đa số thận<br />
ứ nước độ 1 hoặc độ 2 (78,30%).<br />
<br />
Độ lệch chuẩn<br />
6,47<br />
7,37<br />
6,97<br />
<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
26,66 – 29,59<br />
29,92 – 35,45<br />
28,03 – 30,72<br />
<br />
Kiểm định, p<br />
t test, p = 0,002<br />
<br />
Mối liên quan giữa thận ứ nước trên siêu<br />
âm và kết quả sạch sỏi<br />
Thận ứ nước độ 2 có kết quả sạch sỏi cao<br />
nhất (81,40%). Khác biệt không có ý nghĩa thống<br />
kê (bảng 3).<br />
<br />
Bảng 3. Mối liên quan giữa thận ứ nước và kết quả sạch sỏi<br />
Thận ứ nước * Kết quả<br />
Không ứ nước<br />
Ứ nước độ 1<br />
Ứ nước độ 2<br />
Ứ nước độ 3<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Kết quả sạch sỏi<br />
Sạch sỏi (%)<br />
Còn sỏi (%)<br />
7 (58,33%)<br />
5 (41,67%)<br />
27 (67,50%)<br />
13 (32,50%)<br />
35 (81,40%)<br />
8 (18,60%)<br />
8 (72,73%)<br />
3 (27,27%)<br />
77 (72,64%)<br />
29 (27,36%)<br />
<br />
Vị trí sỏi<br />
Sỏi bể thận và đài dưới chiếm tỉ lệ cao nhất<br />
55,66%. Sỏi niệu quản đoạn lưng gần khúc nối và<br />
sỏi thận chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,60%.<br />
<br />
74<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Kiểm định, p<br />
<br />
12 (100,00%)<br />
40 (100,00%)<br />
43 (100,00%)<br />
11 (100,00%)<br />
106 (100,00%)<br />
<br />
Fisher’s exact, p = 0,292<br />
<br />
Mối liên quan giữa vị trí sỏi và kết quả sạch<br />
sỏi<br />
Vị trí sỏi trong thận có ảnh hưởng đến kết<br />
quả. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với phép<br />
kiểm Fisher, p = 0,001 (bảng 4).<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 4. Mối liên quan giữa vị trí sỏi và kết quả sạch sỏi<br />
Vị trí sỏi * Kết quả<br />
Sỏi bể thận<br />
Sỏi bể thận và đài dưới<br />
Sỏi bể thận và ≥ 2 đài thận<br />
Sỏi NQ lưng và sỏi thận<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Sạch sỏi<br />
12 (100,00%)<br />
50 (84,75%)<br />
9 (32,14%)<br />
6 (85,71%)<br />
77 (72,64%)<br />
<br />
Còn sỏi<br />
0 (0,00%)<br />
9 (15,25%)<br />
19 (67,86%)<br />
1 (14,29%)<br />
29 (27,36%)<br />
<br />
Số đường vào đài thận<br />
Đa số các TH nghiên cứu, chúng tôi sử dụng<br />
một đường vào (96,22%). Có 4 TH (3,78%), sử<br />
dụng 2 đường vào.<br />
<br />
Vị trí đường vào đài thận<br />
<br />
Tổng cộng<br />
12 (100,00%)<br />
59 (100,00%)<br />
28 (100,00%)<br />
7 (100,00%)<br />
106 (100,00%)<br />
<br />
Kiểm định, p<br />
<br />
Fisher’s exact, p = 0,001<br />
<br />
Vị trí đường vào đài thận và kết quả sạch<br />
sỏi<br />
Vị trí đường vào đài giữa hoặc đài dưới có<br />
kết quả sạch sỏi cao nhất (80% và 79,45%), p <<br />
0,05 (bảng 5).<br />
<br />
Thường chọn đài dưới 73(68,87%). Vào đài<br />
trên 19(17,92%), đài giữa 10(9,43%), kết hợp<br />
4(3,78%).<br />
Bảng 5. Mối liên quan giữa đường vào đài thận và kết quả sạch sỏi<br />
Vị trí đường vào đài thận * Kết quả<br />
Đài trên<br />
Đài giữa<br />
Đài dưới<br />
Kết hợp<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Sạch sỏi (%)<br />
11 (57,89%)<br />
8 (80,00%)<br />
58 (79,45%)<br />
0 (0,00%)<br />
77 (72,64%)<br />
<br />
Năng lượng tán sỏi<br />
<br />
Còn sỏi (%)<br />
8 (42,11%)<br />
2 (20,00%)<br />
15 (20,55%)<br />
4 (100%)<br />
29 (27,36%)<br />
<br />
Tổng cộng<br />
19 (100,00%)<br />
10 (100,00%)<br />
73 (100,00%)<br />
4 (100,00%)<br />
106 (100,00%)<br />
<br />
Kiểm định, p<br />
<br />
Fisher’s exact, p = 0,003<br />
<br />
Thời gian làm PNL<br />
<br />
trong khi chỉ dùng xung hơi là đủ trong 39 TH<br />
<br />
Trung bình 104,15 ± 35,87 phút. Ngắn nhất 40<br />
phút, lâu nhất 240 phút.<br />
<br />
(36,80%). Có 12(11,32%) do sỏi nhỏ, chỉ cần gắp<br />
<br />
Biến chứng<br />
<br />
sỏi (bảng 6).<br />
<br />
6 TH (5,66%) chảy máu phải truyền máu<br />
trong hoặc sau mổ. 1 TH hậu phẫu sốt nhiễm<br />
trùng niệu được điều trị kháng sinh ổn.<br />
<br />
Kết hợp xung hơi và laser, có 48 TH (45,28%)<br />
<br />
Bảng 6. Năng lượng tán sỏi<br />
Năng lượng tán sỏi<br />
Xung hơi<br />
Laser<br />
Kết hợp xung hơi và laser<br />
Gắp sỏi<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số TH<br />
39<br />
7<br />
48<br />
12<br />
106<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
36,80%<br />
6,60%<br />
45,28%<br />
11,32%<br />
100,00%<br />
<br />
Đặt thông niệu quản<br />
Hầu hết các TH mổ của chúng tôi đều được<br />
đặt thông niệu quản thường (76,40%) hoặc thông<br />
DJ (21,70%). Có 2 TH không phải đặt thông niệu<br />
quản.<br />
<br />
Mở thận ra da<br />
94,34% có mở thận ra da. 5,66% TH không<br />
cần mở thận ra da (tubeless) do đã kiểm soát<br />
được tình trạng chảy máu lúc mổ.<br />
<br />
Chuyên Đề Thận Niệu<br />
<br />
Số ngày nằm viện<br />
Trung bình 6,43 ± 2,18 ngày. Ngắn nhất 4<br />
ngày, lâu nhất 20 ngày.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong 110 TH thực hiện PNL của chúng tôi,<br />
có 04 TH bị thất bại ngay từ đầu phải chuyển mổ<br />
mở. Trong đó, 02 TH không chọc dò được vào<br />
đài thận, 02 TH chọc dò được vào đài thận<br />
nhưng 01 TH khi nong bị lạc đường, 01 TH còn<br />
lại nong bị rách rộng bể thận. Cả 04 TH này thận<br />
đều không ứ nước. Như vậy, chúng tôi chỉ thực<br />
hiện được PNL trọn vẹn 106 TH. Chúng tôi đánh<br />
giá kết quả và bàn luận về 106 TH này. Trong<br />
<br />
75<br />
<br />