intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005

Chia sẻ: Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

kết quả nhất định trong phát triển kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một số năm, giải quyết tốt vấn đề về lương thực..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005

  1. ĐÒ án môn học LỜI NÓI ĐẦU Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có s ự điều tiết của nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định trong phát triển kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong một số năm, giải quyết tốt vấn đề về lương thực...Tuy nhiên Việt Nam cũng còn phải đối phó với những thách thức to lớn trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức đó là t ỷ lệ thất nghiệp cao, nhu cầu về việc làm đang tạo lên sức ép to lớn đối với nền kinh tế. Trong bối cảnh đó việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội phải quan tâm.Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Đây là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Nó hỗ trợ, thúc đẩy, xây dựng các kế hoạch bộ phận khác trong tổng thể hệ thống kế hoạch hoá quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nước ta có được vị thế mới trên trường quốc tế. Qua bài viết này em muốn được tiếp cận sâu hơn về vấn đề này, góp phần nhỏ bé vào việc giải quyết việc là m cho đất nước. Kết cấu của đ ề tài gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về kế hoạch giải quyết việc làm. Chương II: Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu c ủa kế hoạch 5 năm 2001-2005 Chương III: Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 1 KÕ hoạch 42B
  2. ĐÒ án môn học Phần I : Lý luận chung về kế hoạch giải quyết việc làm I . Một số khái niệm 1. Lao động . Lao động là hoạt động có mục đích c ủa con ngườ i. Lao động là hành động diễn ra giữa con ngườ i và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con ngườ i vận dụng sức tiề m tàng trong thân thể mình, sử dụng công c ụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiế m lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi những vật chất đó, làm cho chúng trở nên có ích cho đờ i sống c ủa mình. Lao động chính là việc sử dụng sức lao động. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất hoạt động trong quá trình lao động. Nó tác động và đưa các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩ m. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba thành phần hợp thành (ngườ i lao động, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực khởi đầ u c ủa sản xuất. 2. Lực lượng lao động Dân số trong độ tuổi lao động c ủa một nước thườ ng được chia làm hai bộ phận là: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực lượ ng lao động là những ngườ i trong độ tuổi lao động, đang làm việc, hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Như vậy, lực lượ ng lao động trong độ tuổi lao bao gồm số ngườ i có việc là m và s ố ngườ i thất nghiệp là những ngườ i không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc. Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những ngườ i khác trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp. Bộ phận nà y bao gồm: những ngườ i không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau, mất sức kéo dài; những ngườ i chỉ làm việc nội trợ c ủa chính gia đình mình và được trả công; học sinh, sinh viên trong độ tuổi lao động; những nguời không hoạt động kinh tế vì những lí do khác. 2 KÕ hoạch 42B
  3. ĐÒ án môn học 3. Việc làm. Có ý kiến cho rằng, việc là m là một phạ m trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra c ủa cải vật chất và tinh thần c ủa xã hội. Như vậy theo quan điểm này khi và chỉ khi có sự phù hợp về số lượ ng c ủa hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất thì ở đó có việc làm. Với cách hiểu việc làm như khái niệ m trên thì chưa thật toàn diện. Bởi vì còn một yếu tố thư ba rất quan trọng đó là điều kiện lao động. Nếu điêù kiện lao động không đả m bảo thì qúa trình lao động c ũng không thể diễn ra được . Vì vậy, trong điều 13 Bộ luật Lao động c ủa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ : “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đề u đuợc thừa nhận là việc làm.” Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm các công việc được trả công dướ i dạng tiền hặc hiện vật ; công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó. Ngườ i có việc làm là ngườ i đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra : đang có việc làm để nhận tiền công , tiền lương; đang là m việc nhưng không được hưở ng tiền trong các công việc kinh doanh c ủa hộ gia đình mình hoặc đã có công việc trước đó song tuần lễ trước điều tra tạm thời nghỉ việc sau đó sẽ tiếp tục làm việc. 4. Thất nghiệp Thất nghiệp là hiện tượ ng có s ự tách rời , không phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất mà sức lao động lại gắn với từng con ngườ i c ụ thể vì thế nên ngườ i thất nghiệp là ngườ i không có phương tiện để sản xuất và đang muốn tìm việc làm. Trong cuộc tổng điều tra thực trạng lao động và việc làm nă m 1996, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã quy định như sau : “Ngườ i thất nghiệp là 3 KÕ hoạch 42B
  4. ĐÒ án môn học ngườ i từ độ tuổi từ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời kì điều tra không có vệc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.” 5. Kế hoạch việc làm Kế hoạch việc là m là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, nó xác định tổng quy mô, cơ cấu và chất lượ ng c ủa bộ phận dân số hoạt động kinh tế cần có trong thời kì kế hoạch; xác định một số chỉ tiêu xã hội c ủa lao động như : nhu cầu làm việ mới, nhiệm vụ giải quyết việc là m đồng thời đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và s ử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lao động. Trong hệ thống kế hoạch hoá quốc gia, kế hoạch hoá việc là m có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa c ủa kế hoạch biện pháp và kế hoạch mục tiêu. Là kế hoạch biện pháp, kế hoạch việc làm nhằm vào mục tiêu tăng trưở ng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển vùng kinh tế, tạo điề u kiện về việc làm để thực hiện mục tiêu này. Là kế hoạch mục tiêu vì kế hoạch việc là m bao hàm một số các chỉ tiêu nằm trong hệ thống các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như: giải quyết việc làm cho ngườ i lao động, hạn chế thất nghiệp, nâng cao chất lượ ng nguồn lao động. II.Vai trò của kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 1. Vai trò c ủa kế hoạch Đặc trưng c ủa nền kinh tế thị trườ ng là tính chất đa thành phần sở hữu, nó tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động c ủa đờ i s ống kinh tế xã hội . Trong nền kinh tế này kế hoạch thể hiện ý thức c ủa chính phủ để đạt được tăng trưở ng kinh tế nhanh với mức việc là m cao và ổn định giá cả thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ. Có kế hoạch sẽ giúp phủ ngăn chặn được sự mất ổn định c ủa nền kinh tế, giúp phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Thông qua kế hoạch trực tiếp, chính phủ sử dụng có cân nhắc nguồn vốn đầ u tư trong và ngoài nước để 4 KÕ hoạch 42B
  5. ĐÒ án môn học thực hiện dự án đầ u tư và để huy động, chuyển các nguồn lực khan hiếm vào các lĩnh vực có thể mong đợ i là đóng góp lớn nhất vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế lâu dài. Kế hoạch gián tiếp giúp chính phủ đưa ra các chính sách để kích thích và hướ ng dẫn kiểm soát các hoạt động kinh tế một cách hiệu quả nhất. 2. Vai trò c ủa kế hoạch việc làm trong hệ thống kế hoạch quốc gia 2.1. Kế hoạch việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kế hoạch việc là m là bộ phận rất quan trọng trong kế hoạch tổng thể phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thực hiên các mục tiêu phát triển không những cần phải đả m bảo các nguồn lực về tài chính mà còn cả các nguồn lực về con ngườ i (lao động). Kế hoạch giải quyết việc làm nhằm xác định nhu cầu về nguồn lao động trong tương lai. Nhu cầu sử dụng lao động có sự khác biệt rất lớn về kỹ năng, kiến thức, giới tính, lứa tuổi và phụ thuộc vào mức trả công lao động. Không giống như nguồn lực về tài chính, nguồn lao động không phải lúc nào c ũng sử dụng được ngay. M ột trong những nội dung rất quan trọng c ủa kế hoạch việc làm là phải bao gồm kế hoạch về đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, kế hoạch giải quyết việc là m có vai trò khác nhau. Trong thời kỳ những năm 60, kế hoạch giải quyết việc làm chỉ được xem như là một trong những biện pháp để có số lao động cần thiết hoà n thành nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ trước mắt mà không chú trọng đế n xu hướ ng và các biện pháp phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Đa số các nỗ lực c ủa nhà hoạch định chính sách chỉ tập trung xây dựng chiến lược lao động kèm theo. Từ những năm 80 đế n nay, kế hoạch giải quyết việc làm được đặc trưng bởi sự lồng ghép của các kế hoạch lao động việc là m với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội c ủa đất nước trên tầm vĩ mô. Trong trườ ng hợp này, kế hoạch giải quyết việc làm c ủa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là điề u kiện tiên quyết của các chiến lược phát triển kinh tế. 5 KÕ hoạch 42B
  6. ĐÒ án môn học 2.2. Kế hoạch việc làm có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch tăng trưởng kinh tế, kế hoạch vốn đ ầu tư và kế hoạch nguồn lao đ ộng. 2.2.1. Kế hoạch việc làm và kế hoạch tăng trưởng kinh tế Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch tăng trưở ng kinh tế là bộ phận quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định s ự phát triển c ủa đất nước. Các chỉ tiêu c ủa kế hoạch tăng trưở ng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu quan trọng khác trong đó có cả kế hoạch việc làm. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưở ng còn sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân dối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch. Kế hoạch tăng trưở ng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với kế hoạch giải quyết việc là m và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luận, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưở ng nhanh thì sẽ giải quyết được việc làm cho ngườ i lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra. Vì vậy, thông thườ ng việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưở ng kinh tế đất nước thườ ng phải gắn liền với thực trạng c ủa nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưở ng kinh tế phải xác định các mục tiêu về việc làm và tìm ra các giải pháp, chính sách thực hiện. 2.2.2. Kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đ ầu tư Lao động và vốn đầ u tư là hai yếu tố nguồn lực chủ yếu c ủa tăng trưở ng kinh tế. Vốn đầ u tư giúp bù đắp tài sản cố định, đả m bảo yêu cầu mở rộng quy mô, dung lượ ng c ủa nền kinh tế và yêu cầu cải tiến, hiện đạ i hoá phù hợp với yê u cầu c ủa s ự phát triển. Nó còn giúp cho các nhà đầ u tư tăng, giảm mức dự trữ hàng hoá tồn kho theo sự biến động c ủa giá cả. Kế hoạch khối lượ ng vốn đầ u tư là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển, nó xác định quy mô cơ cấu tổng nhu cầu đầu tư xã hội cần có và cân đối các nguồn bảo đả m nhằ m thực hiện mục tiêu tăng trưở ng và phát triển kinh tế trong thời kỳ kế hoạch. 6 KÕ hoạch 42B
  7. ĐÒ án môn học Có việc làm là một trong những điều kiện hình thành quá trình lao động, c ũng là một khâu quan trọng c ủa quá trình tái sản xuất xã hội. Có việc làm là điề u kiện tiền đề cơ bản khiến ngườ i lao động có tư liệu tiêu dùng, từ đó bắt đầ u quá trình tiêu dùng, đây là biện pháp mưu sinh c ủa ngườ i lao động. Lưu chuyển s ức lao động là yêu cầu tất yếu c ủa xã hội hoá nền sản xuất lớn, là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế hàng hoá. Quá trình đầ u tư về khoa học công nghệ gia tăng góp phần không ngừng nâng cao trình độ s ức sản xuất kết cấu sản phẩm, tất nhiên đòi hỏi phải có sự lưu chuyển tương ứng sức lao động. Ngoài ra, sự diễn biến c ủa kết cấu tự thân sức lao động c ũng là một nhân tố không thể bỏ qua. Vì vậy đả m bảo việc là m cho ngườ i lao động đồng thời phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất đó là yêu cầu cơ bản c ủa kế hoạch việc làm và kế hoạch vốn đầ u tư trong quá trình thực hiện kế hoạch tăng trưở ng kinh tế. 2.2.3. Kế hoạch việc làm và kế hoạch nguồn lao đ ộng Kế hoạch việc là m chủ động đặt ra yêu cầu cần thiết cho kế hoạch nguồn lao động. Từ nguồn lực lao động sẵn có xác định khả năng hiện tại về việc là m cho ngườ i lao động để quyết định xây dựng các kế hoạch biện pháp khác trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Kế hoạch việc làm chủ động đưa ra các chính sách, giải pháp để phát triển nguồn lao động đất nước. Căn c ứ vào số lao động có việc làm ở kỳ kế hoạch là cơ sở để đả m bảo đờ i sống vật chất, tinh thần, môi trườ ng xã hội, thu nhập bình quân đầ u ngườ i... Ngườ i lao động có việc làm thì đờ i sống c ủa họ được nâng cao. Vấn đề quan trọng là việc là m đó có phù hợp với nguyện vọng, khả năng ngườ i lao động, có phát huy sáng tạo đem lại thu nhập cho ngườ i lao động hay không? Sự lựa chọn từ cả hai phía ngườ i lao động và ngườ i sử dụng lao động, vì mục tiê u hiệu quả sẽ đưa đế n khả năng tăng nhanh hiệu quả toàn bộ nền kinh tế xã hội. Như vậy kế hoạch giải quyết việc làm là bộ phận kế hoạch biện pháp quan trọng c ủa kế hoạch nguồn lao động. 7 KÕ hoạch 42B
  8. ĐÒ án môn học Tóm lại, bên cạch việc thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm cần kết hợp vớ i kế hoạch tăng trưở ng kinh tế, kế hoạch vốn đầ u tư, kế hoạch nguồn lao động để có một bức tranh hoàn thiện về phát triển kinh tế xã hội. 8 KÕ hoạch 42B
  9. ĐÒ án môn học Phần II : Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 I.Quan điểm của đảng và nhà nước ta về vấn đề giải quyết việc làm Trong thời kỳ kế hoạch 10 năm 2001-2010, quan điểm c ủa Đả ng và nhà nướ c Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam là đặt con ngườ i vào vị trí trung tâ m, khơi dậy mọi tiề m năng c ủa mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triể n văn hoá xã hội; giữa đờ i sống vật chất và đời sống tinh thần c ủa nhân dân, coi phát triển kinh tế là cơ sở, là phương tiện và tiền đề để thực hiện các chính sách xẫ hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưở ng kinh tế bền vững. Từ quan điểm giải quyết việc là m là trách nhiệ m c ủa nhà nước và chỉ là m việc trong hai thành phần kinh tế cơ bản: Quốc doanh và Hợp tác xã trong thời k ỳ kế hoạch hoá tập trung, thì nay quan điểm của Đả ng và Nhà nước ta có nhận thức hoàn toàn mới: Cùng với Nhà nước, mỗi công dân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức đề u có thể và được phép tạo mở việc làm, được làm việc trong các thành phần kinh tế bao gồm mọi hình thức tổ chức kinh doanh từ các doanh nghiệp lớn đế n các loại quy mô vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, các hoạt động trong khu vực phi kết cấu. Nhà nước có định hướ ng rõ ràng chính sách phát triển nguồn nhân lực. Sự phát triển nhanh và bền vững phải bao trùm mọi mặt đờ i sống xã hội trong đó kinh tế là trung tâm, tăng trưở ng kinh tế phải gắn với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá nông nghiệp và nông thôn là một trọng điể m trong thập kỷ tới, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá khai thác phát triển lợi thế về điều kiện sinh thái phù hợp với nhu cầu thị trườ ng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng quỹ sử dụng thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn. Phát 9 KÕ hoạch 42B
  10. ĐÒ án môn học huy trí tuệ con ngườ i thông qua phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đuổi kịp trình độ tiên tiến của cả nước và khu vực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá và sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. II. Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm của kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở Việt Nam 1/Mục tiêu a.Mục tiêu cơ bản lâu dài :tạo việc làm mới và đả m bảo việc làm cho ngườ i lao động có khả năng lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp ngườ i thất nghiệp nhanh chóng có việc là m, ngườ i thiếu việc làm có đủ việc là m, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượ ng yếu thế trong thị trườ ng lao động. Thông qua đó giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa tăng trưở ng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm cho ngườ i lao động, nhằ m từng bước nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượ ng cuộc sống c ủa nhân dân. b. Mục tiêu cụ thể : mỗi nă m thu hút thêm 1,3-1,4 triệu lao động có chỗ là m việc,giải quyết việc là m mới cho 7,5 triệu lao động , giả m tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5,4% và nâng tỉ lệ s ử dụng thời gian lao động ở nông thôn lê n 80% vào năm 2005. Đạt cơ cấu lao động nông nghiệp 56%, công nghệp và xây dựng 21%, dịch vụ 23% vào năm 2005. Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% ( trong đó đào tạo nghề là 18,6% ) vào năm 2005. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội 45%/ năm. 2/Phương hướng 2.1. Thực hiện sự chuyển đ ổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng việc làm thu hút lao đ ộng với những nét đ ặc trưng chủ yếu sau: Ở khu vực nông thôn: Thúc đẩ y nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn là m cơ sở cho việc đẩ y nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trìmh cấu trúc hạ tầng: cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, 10 KÕ hoạch 42B
  11. ĐÒ án môn học các trung tâ m thương mại dịch vụ... khuyến khích dân cư nông thôn tự tạo việc làm ngay tại quê hương mình. Ngoài ra, khuyến khích phát triển các ngành nghề đặc biệt là những ngành nghề truyền thống nhằm thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Ở khu vực thành thị: Phát triển những ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh để hướ ng xuất khẩu, những ngành công nghiệp đòi hỏi phải sử dụng lao động có chất lượ ng chuyên môn cao. Tăng tỉ trọng c ủa các khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp nhằ m tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút ngày càng nhiều lao động. 2.2. Cải tiến và đ ổi mới cơ cấu đ ầu tư Sử dụng nguồn vốn đầ u tư c ủa khu vực Nhà nước theo hướ ng chủ yếu dành để xây dựng cấu trúc hạ tầng nhằ m tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầ u tư phát triển vào các khu vực, các ngành kinh tế có khả năng tạo thêm được nhiều chỗ làm việc hơn, khả năng sinh lời và quay vòng vốn nhanh hơn. Tăng nguồn vốn trung hạn và dài hạn hỗ trợ cho nhân dân, đặc biệt ở nông thôn trong quá trình tạo việc là m và chuyển đổi cơ cấu kinh tế 2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực kết hợp vớ i đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại cởi mở, thông thoáng. Tập trung và đổi mớ i công nghệ, nâng cao kỹ năng lao động, hình thành và phát triển các ngành nghề chế biến nhằ m tăng quy mô, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, giả m xuất khẩu nguyên liệu thô. Đa dạng hoá sản phẩ m xuất khẩ u nhưng cần tập trung vào các sản phẩm có dung lượ ng lớn như: dệt may, giày dép, chế biến lương thực thực phẩm, gia công cơ khí điện tử... tìm kiếm và mở rộng thị trườ ng đồng thời là m tốt các công tác đào tạo nghề để đẩ y mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. 11 KÕ hoạch 42B
  12. ĐÒ án môn học III. Tình hình giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2003 Tổng số lao động có việc làm mới trong 2 năm 2001-2002 là 2,82 triệu người,đạt 101,4% kế hoạch,trong đó các chương trình phát triển kinh tế xã hội thu hút 2,064 triệu người(bằng 22,8%) Xuất khẩu lao động đạt 8,2 vạn người (bằng 3,9%)so với tổng số chỗ làm việc mới . Hệ thống các trung tâm dịch vụ làm hàng năm đã tư vấn nghề và tư vấn đào tạo cho 30 vạn lượt người ,đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho 10 vạn người ,giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho 8 vạn người .Vốn vay giả i quyết việc làm thông qua hệ thống kho bạc nhà nước đã vào nề nếp ,hàng năm doanh số cho vay từ 700 đến 800 t ỷ đồng .T ỷ lệ nợ quá hạn giảm dưới 7% vốn tồn đọng giảm đươi 8%,giảm dư nợ quá hạn từ 25% trong các năm 1999-2000 xuống còn 5% trong năm 2000 .Tỷ lệ các dự án rủi ro phải xoá nợ chỉ chiếm khoảng 0,5 trên tổng số vốn gốc .Nguồn quỹ dự phòng rủi ro sau khi bù đắp số vốn được xoá nợ đã dùng bổ sung vào quỹ cho vay trên 50 tỷ đồng . Theo cơ cấu ngành nông,lâm,ngư nghiệp thu hút được 1,735 triệu lao động,công nghiệp và xây dựng thu hút được 0,595 triệu lao động ,thương mại và dịch vụ thu hút được 25 vạn lao động (17,4%).Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị đã liên tục giảm từ 6,42%(năm 2000)xuống còn 6,28%(năm 2001)và 6,01%(năm 2002)t ỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 73,4%năm 2000 lên 74,3% năm 2001 và lên 75% năm 2002 Tính trong quý I năm 2003 việc làm trong nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch nên số lao động được giải quyết việc làm trong quý I ước đạt 270 ngàn ,bằng 18% kế hoạch năm Bảng 1 Bảng cơ cấu lao động Nă m 2001 2002 Nông,lâ m ,ng nghiệp 62,76 60.67 Công nghiệp,Xây dựng 15,13 24,20 Thơng mại,Dịch vụ 22,11 15,13 12 KÕ hoạch 42B
  13. ĐÒ án môn học Tổng 100 100 Bảng 2 Nă m 2001 2002 Tỷ lệ thất nghiệp TT 6,28% 6,01% Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐNT 74,3% 75% Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật Nă m 2001 2002 Số người không có trình độ CMKT 32756792 32695059 Số người trình độ sơ cấp học ngề 6733012 8021670 Số công nhân kỹ thuật có bằng 4643446 5128149 Tổng 39489808 40716856 Nhận xét: § Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm § Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn c òn cao § Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp IV.Đánh giá chung tình hình gải quyết việc làm trong 3 năm 2001-2003 1/Nhân tố tác động đế n việc làm Để có được những thành t ựu trên ,có nhiều nhân tố tác động nhưng nổi bật là những nhân tố sau đây · Thứ nhất, trong những nă m qua, nhờ có đườ ng lối đổi mới c ủa Đảng và Nhà nước, vấn đề việc là m và giải quyết việc làm c ủa ngườ i lao động được thay đổi cơ bản về nhận thức và quá trình thực hiện. Từ chỗ ngườ i lao động thụ động trông chờ vào sự sắp 13 KÕ hoạch 42B
  14. ĐÒ án môn học xếp việc làm c ủa nhà nước đã chuyển sang ngườ i lao động chủ động tích c ực tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội. Thông qua việc đầ u tư phát triển sản xuất và dịch vụ, nhà nước tập trung xây dựng và ban hành pháp luật, cơ chế chính sách về lao động, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm... Nhờ vậy toàn xã hội đã huy động được nhiều nguồn vốn đầ u tư phát triển nhất là nguồn vốn trong nước, góp phần đắc lực trong việc giải quyết việc làm. · Thứ hai: Các bộ,ngành đã có s ự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu ,hòan thiện cơ chế chính sách và tổ chức triển khai thực hiện chương trình vịêc làm giai đoạn 2001-2005 · Thứ ba, do đổi mới cơ chế quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, những chính sách, chế độ đối với ngườ i lao động sau khi về nước được giải quyết chu đáo, chi trả nợ cấp thôi việc, đồng thờ i tạo ra được hành lang pháp lý rộng rãi và an toàn cho doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu lao động. 2/ Những thành tựu giải quyết việc làm đối với tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống a. Đối với tăng trưởng kinh tế Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lao động ,trình độ chuyên môn ,sức khoẻ người lao động và s ự kết hợp giữa lao động với các yếu tố khác như đã trình bày ở trên.Trong 3 năm qua mức tiền công tiền lương của người lao động được cải thiện rõ rệt ,khả năng tiêu dùng của người dân tăng một cách đáng kể ,góp phần vào s ự gia tăng GDP b.Việc làm và nâng cao đời sống 14 KÕ hoạch 42B
  15. ĐÒ án môn học Trong 3 năm qua giải quyết việc làm cho người lao động đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân,ổn định xã hội một cách rõ rệt.Đã từng bứoc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm ngèo,số hộ khá giả tăng lên đáng kể,đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được chú trọng quan tâm hơn ,các lễ hội truyền thống của nhân dân được khôi phục đáng kể 3/Hạn chế và nguyên nhân a.hạn chế +cơ cấu lao động chuyển dịch chậm :theo nhóm ngành kinh tế ta có: (triệu người) Tỷ trọng Nhó m ngành 2001-2002 2001-2002 nông ,lâm ,ngư nghiệp 1,735 61,5% xây dựng,công nghiệp 0,595 21,2% dịch vụ 0,250 17,4% Tổng 2,82 100% +tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm nhưng vẫn còn cao,nhất là ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Nă m 2000 2001 2002 Tỷ lệ TNTT 6,42% 6,28% 6,01% +Thời gian lao động ở nông thôn ,nông nghiệp tăng rất chậm ,đặc biệt ở những địa bàn chuyển đổi mạnh đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì tình trạng thiếu việc làm sẽ diễn ra một cách gay gắt trong các năm tới. +lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp + thể chế chính sách về lao động còn nhiều bất cập,chương trình việc làm theo các dự án triển khai còn chậm từ khâu phân bổ vố vay đến khâu giải ngân. +nhu cầu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội,phần đông người đến tuổi lao động đều mong muốn có việc làm nhưng khả năng thực tế chưa đáp ứng được b. Nguyên nhân 15 KÕ hoạch 42B
  16. ĐÒ án môn học +do tốc độ gia tăng nguồn lao động còn cao trong khi khả năng thu hút lao động chưa đáp ứng đủ nên xảy ra tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm. + nhà nước chưa có biện pháp quản lý tốt hiện t ượng di dân từ nông thôn vào các thành phố lớn nên qui mô và tốc độ di dân ngày càng tăng +xuất khẩu lao động gặp khó khăn do tác động của dịch SARS ,mặt khác chất lượng lao động chưa đáp ứng nhu cầu thị trường,một số doanh nghiệp xuất khẩu không chấp hành đúng các quy định của pháp luật vì vậy các tiêu cực vẫn xảy ra ,dư luận xã hội tiếp tục có ý kiến gay gắt đòi hỏi nhà nước phải xử lý. +Sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và toàn diện , ở nông thôn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển ,cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm ...vì vậy số lao động thu hút chưa nhiều.ở thành thị tuy cơ chế chính sách của nhà nước có nhiếu đổi mới song sản xuất công nghiệp thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ do khó khăn về vốn,mặt bằng sản xuất kinh doanh ,khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế ...Vì vậy số lao động được thu hút chưa nhiều . +số người tham gia xuất khẩu lao động chưa nhiều ,tuy số lao động xuất khẩu lao động hàng năm đã tăng song so với nhu cầu của đất nước nói chung ,của người lao động nói riêng vẫn chưa đáp ứng .Điều đó là do chất lượng lao động tham gia chưa đảm bảo ,công tác nghiên c ứu khai thác thị trường ,công tác tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài còn lúng túng ... +Nhu cầu tìm chỗ làm việc có thu nhập cao đã xuất hiện ,một số nghề lương thấp ,thời gian làm việc căng thẳng đã không hấp dẫn người lao động như ngành may mặc ,chế biến da dày làm cho các ngành này thiếu lao động trầm trọng +Hoạt động của quỹ hỗ trợ việc làm có hiệu quả nhưng do nguồn vốn hạn hẹp nên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của dân. +Các hoạt động phát triển thị trường lao động ở Việt Nam mới ra đời ,hỗ trợ t ừ ngân sách còn hết sức khiêm tốn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển thị trường lao động . 16 KÕ hoạch 42B
  17. ĐÒ án môn học +Kinh phí hỗ trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn ,gới thiệu việc làm được phân bổ theo ngân sách dành cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm nhưng không phải tất cả các địa phương đã dành nguồn vốn này cho hoạt động dịch vụ việc làm(Các địa phương chỉ nới phân bổ lại cho các trung tâm dịch vụ việc làm khoảng 60% so với nguồn kế hoạch) Phần III :Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 của kế hoạch 5 năm 2001-2005 I.Cơ hội và thách thức 1/cơ hội 2/ thách thức II Nhiệm vụ và mục tiêu giải quyết việc làm trong thời kỳ 2004- 2005 1/ M ục tiêu +giải quyết việc làm cho 3,18 triệu lao động trong đó tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội là 2,35 triệu ,qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm 0,7 triệu và xuất khẩu lao động 13 vạn người. + giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống c òn 5,4% và nâng t ỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 + Nâng tỷ lệ qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào năm 2005 2/ Dự báo khả năng thực hiện các mục tiêu giải quyết việc làm từ năm 2004-2005 + lực lượng lao động cần có công ăn việc làm tiếp tục tăng khoảng 2,9% hàng nă m 17 KÕ hoạch 42B
  18. ĐÒ án môn học + ước tính trong thời gian tới số lao động có thể giải quyết được việc làm khoảng 3,18-4,1 triệu người trong đó số lao động mới được sắp xếp việc làm khoảng 2,4-2,6 triệu người ,giải quyết cho số thất nghiệp khoảng 0,5 triệu người và cho số lao động dôi dư khoảng 0,3 triệu người .Việc nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 77% năm 2004 lên 80% năm 2005 tương ứng với yêu cầu phải tạo việc làm mới cho khoảng 0,7 triệu người +tỷ lệ s ử dụng thời gian lao động ở nông thôn sẽ tăng lên rất ít trong năm 2003 ,có xu hướng không tăng hoặc giảm trong thời gian tới do tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và ngoài nước tăng chậm ,các sản phẩm nông nghiệp của ta chưa đáp ứng được đòi hỏi cao của người tiêu dùng nên dự kiến t ỷ lệ s ử dụng thời gian lao động ở nông thôn sẽ giao động ở mức 75-76% vào những năm 2004-2005 + tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị năm 2003 vẫn diễn biến phức tạp ,sẽ giao động ở mức không thấp hơn 6%.ở một số đô thị lớn và các khu công nghiệp trung tâm (trừ thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp Vũng Tầu) Tỷ lệ thất nghiệp vẫn khá cao (trên 8%) vào các năm 2004-2005. Từ dự báo trên cho thấy có thể đ ạt đư ợc các mục tiêu đ ề ra thì phải thực hiện tốt những giải pháp lao đ ộng việc làm. III.Các giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch lao động việc làm thời kỳ 2004-2005 Để giải quyết việc làm tốt cần quán triệt các quan điểm sau : · giải quyết việc làm là nhiệm vụ chung của toàn xã hội · giải quyết việc làm có trọng tâm trọng điểm · Đa dạng hóa các loại hình việc làm và chú ý việc làm tại chỗ,nhất là trong nông nghiệp,nông thôn · Các giải pháp tạo việc làm phải đồng bộ toàn diện song cần có các bước tính đột phá tùy từng địa phương 18 KÕ hoạch 42B
  19. ĐÒ án môn học Từ đó có các giải pháp sau: 1/Các giải pháp chung 1.1Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm Đây là giải pháp cơ bản quan trọng nhất quyết định việc tăng giảm chỗ làm việc trong thị trườ ng lao động. Do vậy phải thực hiện các hoạt động nhằm giả i quyết mối quan hệ giữa tăng trưở ng kinh tế với giải quyết việc là m, tích c ực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầ u tư để tạo thê m nhiều việc làm cho ngườ i lao động. 1.1.1 Khu vực nông thôn a . Thay đ ổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng Ở những vùng đồng bằng nông thôn nơi tập trung phần lớn lao động c ủa cả nước, nơi có tỷ lệ thất nghệp cao thì cây lúa vẫn là chủ đạo trong cơ cấu cây trồng. Vì thế, lao động nông thôn vốn đã dư thừa lại có nguy cơ dư thừa hơn khi việc canh tác lúa và cây trồng hoa màu đòi hỏi ít lao động thủ công do hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ sản xuất, trình độ cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã tương đối hoàn chỉnh. Chính vì thế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một giải pháp tốt. Cơ cấu cây trồng cần chuyển đổi theo hướ ng phục hồi những cây trồng truyề n thống phù hợp với điều kiện dất đai, điều kiện tự nhiên từng vùng. Phục hồi, bổ sung những cây trồng đòi hỏi nhiều lao động thủ công là cơ sở nguyên liệu cho việc phục hồi và phát triển ngành nghề truyền thống. Ngoà i ra chúng ta cần thực hiện thâm canh, chuyên môn hoá những cây trồng mũi nhọn. Bởi vì trong hoàn cảnh dư thừa lao động, ngành nghề tạm thời chưa phát triển, chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế...biện pháp này ít nhiề u đóng góp cho việc nâng cao tỷ suất sử dụng lao động ở nông thôn. b. Phát triển ngành nghề 19 KÕ hoạch 42B
  20. ĐÒ án môn học Trong “những quan điểm chỉ đạ o phát triển ngành nghề ở nông thôn” c ủa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nêu: Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Đây là hai ngành kinh tế mà trong quá trình sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ về nguyên liệu, lao động, thị trườ ng và môi trườ ng. Phát triển ngành nghề nông thôn phải chú ý phát triể n các ngành nghề mới, phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với công nghiệp thành thị, với thị trườ ng trong và ngoài nước. Kết hợp hài hoà nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, lựa chọn công nghệ, kết hợp công nghệ hiện đạ i với công nghệ truyền thống, thiết bị tiên tiến thủ công, cơ khí nhỏ trong nhiều loại hình doanh nghiệp. Khôi phục, tái tạo và phát triển ngành nghề truyền thống nhằm tạo thê m nhiều nguồn việc cho khu vực nông thôn. Các ngành nghề trong nông thôn bao gồm công nghiệp chế biến nông, lâ m, thuỷ, hải sản, ngành cơ khí , xây dựng và vật liệu xây dựng, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất,các nghề thủ công truyền thống...Làng Đông Kỵ (Tiên Sơn – Bắc Ninh) với 3.600 lao động đã tạo ra giá trị sản lượ ng từ các mặt hàng mỹ nghệ 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Làng gốm sứ Bát Tràng có 1.172 hộ gia đình làm nghề với hơn 800 lò gốm, hàng năm đã sản xuất ra trên 50 triệu sản phẩm các loại và không chỉ tạo đủ việc là m cho lao động địa phương mà hàng ngày còn thu hút từ 1.500 đế n 2.000 ngườ i từ nơi khác đế n làm việc. Hiện nay cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, chúng ta có thể phát triển qui mô sản xuất, đổi mới sản phẩm, khuyế n khích xuất khẩu những mặt hàng có tính chiến lược. Để phát triển ngành nghề một cách vững chắc, có hiệu quả cần phải tạo vốn cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp làm nghề. Đổi mới công nghệ, thiết bị phù hợp với năng lực về vốn, trình độ sử dụng lao động. Đào tạo và đào tạo lại lực lượ ng lao động lành nghề, đả m bảo đội ngũ kế thừa có những kỹ năng nghề nghiệp truyền thống và nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp c ủa một nền sản xuất hiện đạ i. Tạo thị trườ ng ổn định cho các sản phẩ m làng nghề. c. Phát triển hình thức kinh tế trang trại 20 KÕ hoạch 42B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2