đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật
lượt xem 32
download
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố những trật tự xã hội mới. Trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ thành một bộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Đó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật
- A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền th ời Lê sơ đ ề ra yêu c ầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để củng cố nh ững trật tự xã h ội m ới. Tr ải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến th ời Lê Thánh Tông đã pháp điển hóa các pháp lệnh ban bố và thi hành trong các tri ều vua th ời Lê s ơ thành m ột b ộ luật hoàn chỉnh nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của ch ế độ phong kiến Việt Nam. Đó là bộ Quốc triều hình luật (mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông), sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Vi ệt Nam. B ộ lu ật này sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Trong bộ luật, chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong th ời kì hôn nhân là một trong số những chế định quan trọng, do đó, vi ệc đánh giá ch ế đ ộ trên là hết sức cần thiết. vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài” đánh giá về chế độ tài sản giữ vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân c ủa b ộ Qu ốc triều hình luật Quyền bình đẳng về tài sản giữa vợ và chồng biểu hiện rõ nhất qua quyền sở hữu tài sản giữa vợ chồng. Theo Bộ luật Hồng Đức, mọi tài sản trong gia đình đ ều thuộc sở hữu của vợ chồng (quy định tại các điều 374, 375, 376) và theo đó tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản riêng của người chồng được thừa kế t ừ gia đình mình (phu gia điền sản), tài sản riêng của người vợ được th ừa kế t ừ gia đình mình (thê gia đi ền sản), và tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kì hôn nhân (tần tảo điền sản). Việc phân chia và thừa kế tài sản còn tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có con. Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của ch ồng th ừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình t ồn t ại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó đ ược nh ận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người. Điều 374 đưa ra các trường hợp khác nhau, trong đó đ ề c ập ch ủ y ếu đ ến nh ững vấn đề sau đây: 1
- - Trong trường hợp chồng (hoặc vợ) cùng vợ (hoặc chồng) trước có con, chồng (hoặc vợ) sau không có con mà chồng (hoặc vợ) trước chết không có chúc thư thì điền sản thuộc về con vợ trước hay con chồng trước. - Cũng trong trường hợp tương tự nhưng nếu cha mẹ còn thì lại xử khác đi, cụ thể là, nếu vợ trước có một con, vợ sau không có con, thì điền sản chia làm ba, cho con vợ trước hai phần, vợ sau một phần, nếu vợ trước có hai con trở lên, thì phần vợ sau chỉ bằng phần của các con thôi, phần của vợ sau chỉ để nuôi dưỡng một đời mình, không được nhận làm của riêng, nếu vợ sau chết hoặc cải giá lấy chồng khác thì phần ấy lại về con chồng. - Trong trường hợp nếu điền sản là của chồng và vợ trước làm ra thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng lại chia như trước. - Nếu như điền sản của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai ph ần, ch ồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước, còn phần của vợ sau thì được nhận làm của riêng. Điều 375 quy định trường hợp điền sản của cha mẹ để cho, vợ chồng không có con, nếu người chồng chết trước không có chúc thư thì điền sản được chia làm hai phần, về người họ ăn thừa tự một phần để giữ việc tế tự; về vợ một phần, ph ần của người vợ thì chỉ để nuôi đời mình không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì phần ấy lại thuộc về người thừa tự, nếu cha m ẹ còn s ống thì thu ộc v ề cha m ẹ cả. Trong trường hợp điền sản của vợ chồng là ra thì cũng chia làm hai, vợ ch ồng mỗi người được một phần, phần của vợ được làm của riêng, phần của chồng lại chia làm ba, cho vợ hai phần, để về việc tế tự và ph ần mộ một phần, hai ph ần cho v ợ cũng chỉ để nuôi một đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì phần ấy lại để về việc tế tự và phần mộ của vợ ch ồng. Theo Đi ều 376 thì n ếu v ợ chồng đã có con, nếu một người chết trước sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay vợ. Nếu vợ chết trước thì điền sản của vợ chia làm ba, để cho chồng hai phần, cho người họ (người thừa tự) một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, thuộc về chồng một phần, phần của chồng chỉ để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự, chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì ph ải trả lại. Quốc triều hình luật" không nhắc tới động sản, ch ỉ đề cập tới đi ền sản,"Đi ểm này 2
- cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng nông, các động s ản khác ch ỉ là nh ững v ật có ít giá trị". Song trong "Hồng Đức thiện chính thư" (đi ều 258-259) đã không g ạt h ẳn các động sản ra ngoài thừa kế. Như vậy, pháp luật đã ghi nh ận một cách bình đẳng s ự đóng góp của người vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản do hai vợ chồng làm ra. Ở thế kỷ 15 mà nhà lập pháp nước ta đã có tư duy pháp lý th ật h ợp tình, h ợp lý, phù hợp với đạo đức của chế độ phong kiến thời bấy giờ. Các tòa án ở Nam việt thường hay căn cứ vào các điều này để phân xử các vụ kiện liên quan đến tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, nhà lập pháp cũng chưa thể có một trình độ lập pháp mang tính khoa học, các điều khoản phần lớn mang tính chất thí dụ, thiếu tính bao quát và đi ển hình. Bỏ qua những điều nêu trên thì những quy định về tài s ản riêng c ủa v ợ ch ồng trong Quốc triều Hình luật cũng vẫn là một thành t ựu l ập pháp trong l ịch s ử c ủa Vi ệt Nam. II.Đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kì hôn nhân được quy định tại Quốc triều hình luật. 1. Những giá trị tiến bộ: Theo điều 78 của Đại Thanh luật lệ, khi người phụ nữ đi lấy ch ồng thì t ất c ả tài sản của mình tự tạo lập hay nhận của cha mẹ ruột mình, đều phải sát nh ập vào gia sản của nhà chồng. Nếu ly dị hay cải giá, người phụ nữ phải dời nhà chồng với hai bàn tay trắng, không được lấy bất kỳ tài sản riêng nào của mình. Trái lại, Quốc tri ều hình luật cho phép phụ nữ có chồng tiếp tục làm chủ tài sản riêng của mình. Khi ly hôn, hay cải giá, người phụ nữ có quyền lấy lại tìa sản riêng của mình. So sánh v ới luật Phương tây cũng thấy được điểm tiến bộ của Quốc tri ều hình lu ật khi tôn tr ọng, bảo vệ quyền lợi và địa vị của người phụ nữ. trong khi Quốc tri ều hình lu ật cho phép vợ chồng bình đẳng về hôn sản thì Mỹ, tới năm 1890, nhi ều bang m ới s ửa đ ổi và còn áp dụng học lý: người vợ là vật sở hữu của chồng, và không có quy ền pháp lý đ ối v ới lợi tức và tài sản do chính người vợ tạo ra, trừ khi hai vợ ch ồng kí hôn kh ế tr ước, và đặt tài sản dưới chế độ giám hộ. như vậy, ở thế kí 15, Bộ Quốc triều hình luật của Việt Nam đã thừa nhận người phụ nữ có quyền tư hữu tài sản ngang hàng với người chồng, thì thế kỉ XVIII ở châu Âu và thế kỷ XX ở Mỹ quy ền này m ới đ ược th ừa nhận. Sự thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ là một đi ểm ti ến b ộ c ủa Quốc triều hình luật mà ta không thể tìm thấy trong pháp luật phong ki ến Trung Qu ốc. 3
- Do phong tục tập quán Việt Nam là tài sản hương hỏa ch ỉ dung để th ờ cúng tổ tiên nên không thể giao cho người khác họ nên để đảm bảo tài sản h ương h ỏa không b ị chuyển giao cho dòng họ khác khi con gái đi lấy chồng, cách tốt nh ất là th ừa nh ận quyền sở hữu tài sản riêng của người vợ . Như vậy có thể thấy, ngay từ thế kỉ 15, các nhà lập pháp nước ta đã có tư duy pháp lí thật hợp tình hợp lý, phù hợp với đạo đức của chế độ phong kiến thời bấy giờ, các tòa án ở Nam Việt thường hay căn cứ vào các điều này để phân xử các vụ ki ện liên quan đến tài sản của vợ chồng. Thêm nữa, điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một bước tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong ki ến. Vai trò c ủa người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương th ời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản c ủa con khi hôn nhân có con, chồng chết trước và quyền thừa kế tài sản gia đình khi hôn nhân không con, ch ồng chết trước. Như vậy, những chế định về sở hữu tài sản giữa vợ và ch ồng trong th ời kì hôn nhân của bộ luật Hồng Đức đã cho thấy điểm tiến bộ, tân kì, v ượt tr ước th ời đ ại c ủa nó khi ghi nhận năng lực pháp lý của người phụ nữ một cách khá bình đ ẳng so v ới người chồng. Điều này hoàn toàn thể hiện sự tiến bộ đáng kinh ngạc trong tư duy l ập pháp của các nhà làm luật phong kiến thời kì đó, trong hoàn c ảnh Nho giáo đ ược coi là tư tưởng chính trị - pháp lý chính thống, và trong gia đình, ng ười ph ụ n ữ b ị ràng bu ộc, gò bó, chi phối bởi những lễ nghi, trật tự gia đình gia trưởng vô cùng kh ắt khe, b ất biến. Sự qui định rõ thành phần khối tài sản chung, riêng rõ ràng của vợ ch ồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà Lê và nó v ẫn đ ược ti ếp thu trong vi ệc xây dựng pháp luật hiện nay. Phản ánh một cách khá trung th ực và đi ều ch ỉnh m ột cách hợp lí mối quan hệ giữa vợ và chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam. 2.Một số hạn chế: Vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong sở h ữu tài s ản trong th ời kì hôn nhân. Do sự ảnh hưởng của chế độ gia đình phụ quyền và yếu tố gia trưởng của Nho giáo và tập quán mà người vợ không có toàn quyền quyết định đoạt chế độ tài sản trong gia đình. Trong các giao dịch dân sự người vợ chỉ đứng tên cùng chồng mà thôi. Việc định đoạt vẫn chủ yếu do người chồng, người vợ chỉ được toàn quyền quyết định khi có 4
- sự cho phép của chồng. Hôn nhân có con chấm dứt khi ch ồng ch ết tr ước thì v ợ không có quyền định đoạt tài sản cho con, còn người ch ồng có toàn quy ền đ ịnh đo ạn tài s ản của con. Hơn nữa, khi li hôn do lỗi của vợ thì người vợ hoàn toàn mất quyền về tài sản. Pháp luật không can thiệp, vì vậy không có cơ sở để giải quyết tranh chấp. Do đó khi cần thiết phải điều chỉnh bằng các chỉ dụ riêng lẻ, không có tính h ệ th ống và tính pháp điển hóa cao. Điều này có thể hiểu được vì giống như các bộ luật phong kiến khác, Qu ốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp thể hiện rõ bản ch ất giai c ấp c ủa nó. M ục tiêu hàng đầu là bảo vệ chế độ vương quyền, địa vị quyền lợi của giai cấp phong ki ến, củng cố trật tự đẳng cấp xã hội và gia đình gia trưởng phong ki ến, th ể ch ế hóa t ư tưởng đạo đức chính trị Nho giáo, bất cứ hành vi nào trái v ới l ễ giáo đ ều b ị pháp lu ật trừng phạt. Các nhà lập pháp cũng chưa thể có một trình độ lập pháp mang tính khoa h ọc. Các điều khoản phần lớn mang tính chất chỉ dụ, thiếu tính bao quát và điển hình. Nhưng bỏ qua những điều nêu trên thì những qui định về tài sản riêng của vợ và chồng vẫn là một thành tựu trong lịch sử lập pháp Việt Nam. III.Lý giải nguyên nhân. Bộ Quốc triều hình luật có những nét đặc sắc đó, là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, Bộ luật này là sản phẩm lập pháp của triều Lê, chủ yếu thuộc th ời Lê Sơ. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Đại Việt phat tri ển rực r ỡ nh ất, trong đó nhà nước không chỉ bảo vệ địa vị thống trị và quyền lợi của giai cấp phong kiến mà còn đại diện cho cả lợi ích của cộng đồng dân tộc. nguồn gốc bình dân và sự ý thức v ề sức mạnh của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đã đưa t ập đoàn phong ki ến Lê Sơ lên địa vị thống trị là một yếu tố cơ bản quyết định tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc của bộ luật triều Lê. Thứ hai, do nhà làm luật triều Lê có trình độ kỹ thuật làm luật cao, có sự nhìn nhận đúng về đặc điểm của xã hội Đại Việt và phong tục tập quán của người Việt. vì vậy, Bộ Quốc triều hình luật được xây dựng với nét đặc sắc riêng c ủa pháp lu ật Đ ại Việt. Một cách cụ thể, những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xác lập quy ền lợi và nghĩa vụ khá bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và ch ồng trong Qu ốc tri ều hình luật, đó là: 5
- Thứ nhất, ở Việt Nam, tồn tại chủ yếu lại là gia đình nhỏ (3 th ế h ệ: vợ ch ồng, các con, cha mẹ), hay gia đình hạt nhân chỉ gồm 2 thế hệ. Do vậy, trong gia đình truyền thống Việt Nam, vợ chồng có thể độc lập quyết định nh ững công vi ệc quan trọng như các vấn đề phát sinh trong các quan hệ xã hội hàng ngày hay nh ững v ấn đ ề cần giải quyết bằng tiền bạc. Lúc này, vợ chồng cùng tham gia bàn b ạc, cùng gi ải quyết. Điều này khác xa so với kiểu gia đình đa th ế hệ v ới nh ững dòng h ọ l ớn mà quyền quyết định các việc trọng đại trong giá đình đều đặt vào trong tay ng ười gia trưởng (thường là trưởng tộc hay người chồng, người cha trong gia đình), như ở Trung Quốc. Tôn trọng các phong tục tập quán riêng của người Việt, cũng như nh ững nét văn hóa đặc trưng đó, pháp luật phong kiến Việt Nam đã có nh ững quy đ ịnh th ừa nh ận quyền sở hữu tài sản của người vợ, quyền quyết định của người v ợ v ới tài s ản riêng và tài sản chung trong gia đình. Thứ hai, chiến tranh cũng đóng vai trò đáng kể tác động đến việc đi ều ch ỉnh pháp luật. Trong hoàn cảnh đất nước thường xuyên bị ngoại xâm nhòm ngó, xâm lược, người đàn ông trong gia đình phải đi lính, số thương vong là không nh ỏ, thì vai trò của người phụ nữ là không thể phủ nhận. Thấy được những điều đó, pháp luật triều Lê đã rất công bằng khi thừa nhận vai trò của ng ười ph ụ n ữ trong tài s ản chung của gia đình mà có lẽ phần nhiều do họ làm ra. C.KẾT LUẬN Bên cạnh chế độ hôn nhân không tự do, đa thê và xác lập ch ế độ gia đình gia trưởng là nguyên tắc cơ bản, nổi bất trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì quan h ệ về tài sản trong lình vực này có những đặc điểm riêng biệt và đạt được nh ững ti ến bộ rất đáng kể trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đặc biệt trong vi ệc xác l ập quy ền, v ị thế tương đối bình đẳng giữa vợ và chồng, bảo về quyền, lợi ích chính đáng c ủa người vợ. Trong một xã hội mà tư tưởng thống trị là Nho giáo với nền tảng là s ự phân biệt đẳng cấp, phân biệt trên dưới, khinh thường ph ụ nữ… thì quan đi ểm c ủa các nhà lập pháp triều Lê đã tôn trọng, bảo vệ vị th ế độc lập c ủa người ph ụ n ữ v ới t ư cách là một người vợ càng có giá trị và ý nghĩa to lớn. Điều đó có đ ược là do s ự k ế th ừa, phát huy những phong tục tập quán độc đáo của dân tộc vốn đã t ồn t ại và đ ược ưa chu ộng từ bao đời nay, hòa nhập cùng hệ thống pháp luật triều đình, với sức s ống mãnh li ệt, đã để lại cho đời sau những kinh nghiệm vô cùng quý giá. 6
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường đ ại học Lu ật Hà N ội, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007. 2. Quốc Triều hình luật, Nxb. Pháp lí, Hà Nội, 1991. 3. Lê Thị Sơn, Quốc triều Hình luật - Lịch sử hình thành, n ội dung và giá tr ị, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2004. 4.Ts.Phan Hữu Thư, Tạp chí Luật học-số 1-1996. 5.Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, quyển 1, tập 1, Sài Gòn, 1973 6. ThS. Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44. 7. Các trang web: http://chungta.com http://diendantrithuc.com http://tailieu.vn 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quyết định 33/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
4 p | 157 | 12
-
Thông tư số 218/2010/TT-BTC
6 p | 194 | 12
-
Quyết định số: 20/2015/QĐ-UBND tỉnh Gia Lai
10 p | 298 | 11
-
Báo cáo số 74/BC-TTTH
8 p | 113 | 9
-
Quyết định số 1414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
2 p | 98 | 7
-
Quyết định số 4085/QĐ-BNN-KHCN
1 p | 85 | 6
-
Quyết định 27/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính
3 p | 127 | 6
-
Công văn 2454-TC/CĐKT của Bộ Tài chính
4 p | 79 | 5
-
Quyết định 1414/QĐ-TTg
2 p | 48 | 4
-
Quyết định số 11/2008/QĐ-BGTVT về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
16 p | 111 | 4
-
Nghị định số 93/2017/NĐ-CP
20 p | 89 | 4
-
Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND
4 p | 51 | 3
-
Quyết định số 33/2005/QĐ-BTC
3 p | 76 | 3
-
Quyết định số 425/QĐ-BTP
8 p | 54 | 3
-
Quyết định số: 25/2015/QĐ-UBND tỉnh Lạng Sơn
3 p | 62 | 2
-
Công văn 2116/TC-HCSN của Bộ Tài chính
2 p | 84 | 2
-
Thông tư số 38/2024/TT-BTC
13 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn