intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam - Quản lý nhà nước: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

162
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam của TS. Nguyễn Đức Tĩnh, Nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Tài liệu có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường, chương 2 - Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam, chương 3 - Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu qua phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam - Quản lý nhà nước: Phần 1

  1. TS. NGUYỄN ĐỨC TĨNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỄ ĐẦU Tư PHÁT TRỂN đ à o t ạ o n g h ề ở VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ
  2. CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CNXH Chủ nghĩa xã hội CTMT Chương trình mục tiêu CP Chính phủ csvc Cơ sở vật chất ĐH, CĐ Đại học, Cao đẳng ĐTN Dào tạo nghề GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hoá KTTT Kinh tế thị trường NSNN Ngân sách Nhà nước NSTW Ngân sách Trung ương NSĐP Ngân sách địa phương NSB Ngân sách của các Bộ Nxb Nhà xuất bản ODA Viện trợ phát triển chính thức TW Trung ương THOM Trung học chuyên nghiệp UBND uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XDCB Xây dựng cơ bản 4
  3. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bàng 2.1 M ọng lưới c ơ sỏ d ạ y nghề theo vùng 79 Bàng 2.2 Số lượng h ọ c sinh h ọ c nghề giai đ oạn 1998-2006 83 Bàng 2.3 Tỷ lệ lao động q u a đ à o tạ o giũa nông thôn và 85 thành thị giai đ oạn 2001- 2006 Bàng 2.4 NSNN đầu tư ch o đ à o ta o nghề giai đoan 92 1999-2006 Báng 2.5 Vốn c ủ a c á c tổ ch ú c, c á nhân trong nước đáu 95 tư ph át triển đ à o tạo nghề giai đoạn 1999-2005 Bàng 2.6 Vốn c ủ a người h ọ c đ âu tư phát triển đ à o tạo 96 nghề giai đoạn 1999-2005 Bàng 2.7 Vốn nước ngoài đầu tư p h át triển đ à o tạo nghề 97 giai đ oạn 1999-2005 Bàng 2.8 Vốn tự c ó c ủ a c ơ sỏ d ạ y nghề đầu tư phát triển 98 đ à o tạo nghề giai đ o ạ n 1999-2005 DANH MỤC CÁC BlỂU Đ ổ Trang Biểu đ ồ 2.1 C ơ c â u c ơ sở d ạ y nghề c ô n g lộp theo vùng 80 Biểu đ ổ 2.2 C ơ cấ u c ơ sỏ d ạy nghề ngoài côn g lộp theo vùng 81 Biểu đ ồ 2.3 C ơ c ấ u quy m ô h ọ c sinh học nghề dài hạn và 84 ngón hạn Biểu đ ồ 2.4 Tỷ lệ đầu tư NSNN ch o đ à o tạo nghề so với đầu 93 tư c h o GDĐT và tổng chi ngãn sách giai đoạn 1999-2006 Biểu đ ổ 2.5 Tỷ lệ c á c nguồn vốn đầu tư phớt triển đ ào tạo nghề 100 5
  4. MỞ ĐẨU Chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bdn, lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển mạnh mẽ, cùng với việc hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, các công nghệ mới, ngành nghé mới xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng. Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực được đào tạo đáp ứng cả vê sô' lượng, chất lượng. Thực tế những năm gần đây, việc đào tạo nghê nhằm phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề trong tỷ lệ lao động tăng, chất lượng dạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, về số lượng, chất lượng lao động được đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực, còn mất cân đối giữa cơ cấu lao động được đào tạo đại học, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Đại hội X của Đảng đánh giá đào tạo nghê chưa cân đối với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học [46, tr.171 ]. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng của những hạn chế đó là chưa thu hút mạnh mẽ và sử dụng hiệu quá các nguồn lực đầu tư phát triển đào tạo nghé, quản lý nhà nước về đầu tư phát triển dào tạo nghề tuy được quan tâm nhưng chưa đúng mức, chưa có sự thay đổi căn bản phù hợp với quá trình chuyển đào tạo nghê từ nên kinh tế k ế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền kinh tê'thị trường. 7
  5. Hiện nay, Việt Nam đỡ là thành viên của TỔ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta phải cam kết mở của dịch vụ đàn tạo (có một sốquan điểm cho rằng thị trường đào tạo) để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia vào hoạt độn g dịch vụ đào tạo, mà đào tạo nghề, đặc biệt là những ngành, nghề kỹ thuật cao là loại hình dịch vụ có nhiều tiềm nâng, chắc chắn thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh quyết liệt. Sự tham gia cạnh tranh có yếu tố nước ngoài buộc Việt Nam phải thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề trong nước “vươn lên ”, tham gia hội nhập. Mặt khác, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, là hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà còn thúc dẩy phát triển xã hội. Tuy nhiên, không phải đầu tư nào cũng đem lại kết quả như mong muốn, đầu tư bằng mọi giá, mà trong dấu tư phải tính toán hiệu quả nguồn lực đầu tư, công bằng trong dầu tư, trong đó, trên phạm vi quản lý vĩ mô, vai trỏ của Nhà nước quản lý các nguồn lực đầu tư là rất quan trọng. Đối với nước ta, trong đổi mới giáo dục nói chung, đào tạo nghê nói riêng cho phù hợp với nền kinh tê'thị trường (KTTT) va hội nhập quốc tế đang ở bước đi ban đầu nhưng rất quyết tám và tích cực. Các cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghê đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh cho phù hợp với quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phù hợp với thông lệ quốc tế. 8
  6. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và th ế giới. Vì vậy, đào tạo nghê nói chung, quản lý nhà nước (QLNN) vê đầu tư phát triển đào tạo nghê nói riêng cần phái tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về lý luận và thực tiễn. Trước yêu cầu đang đặt ra, chúng tỏi xin giới thiệu cuốn sách: Quản lý nhà nước vê đầu tư phái triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Trong quá trình biên soạn cuốn sách, chúng tôi đã k ế thừa có chọn lọc nhữììg thành tựu nghiên cứu đã đạt được của các côn q trình nghiên cứu về đào tạo nghề, kết hợp khảo sát những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, nhất là vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước vê đầu tư phát triển đào tạo nghê trong nền kinh tế thị trường, từ đó dề xuất ý kiến mới về lý luận và giải pháp hoàn thiện QLNN vê đầu tư phát triển đào tạo nghê ở Việt Nam. Tuy nhiên, quản lý nhà nước vê đầu tư cho đào tạo nghê trong nền kinh tế thị trường là vấn đê mới đối với Việt Nam, vì vậy chắc chắn cuốn sách còn có hạn chế, rất mong sự đóng góp của cúc nhà khoa học và đông đảo bạn đọc. Trán trọng cảm ơn! 9
  7. CHUƠNG 1 Cơ s i LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ Nưức VẼ ĐẦU Tơ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHÊ TRONG NẾN KINH TÊ THỊ TRƯâNG I. ĐẦU T ư PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NEN k in h TẾ THỊ TRUỜNG 1. Đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường Nghiên cứu về đào tạo nghề, có một số công trình khoa học đã đưa ra khái niệm đào tạo nghề, có thể nêu lên một số khái niệm tiêu biểu sau: - Max Forter (1979): Đào tạo nghề phải đáp ứng việc hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp cho người học; phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ; tạo ra sự thay đổi trong hành vi; đạt được những mục tiêu chuyên biệt [102, tr. 24]. - Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận cồng việc được áp dụng với người lao đông Và những đối tượng sắp trở thành người lao động. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao động, trung tâm đào tạo, các trường dạy nghề, các lớp học không chính quy nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ hội việc làm và cải thiện địa vị 11
  8. người lao động, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội [102, tr. 24]. - Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: Đào tạo nghể là nhằm cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao [102, tr. 24]. Theo tác giả, đào tạo nghề được khái niệm như sau: Đào tạo nghề là hoạt động dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề, nhằm truyền đạt kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành cho người học nghề, để người học nghề có được trình độ, kỹ năng, kỹ xảo và đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề đáp ứng yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả nãng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đạt được những tiêu chuẩn nhất định của một nghề hoặc nhiều nghề, tốt nghiệp các khoá đào tạo được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề. Đào tạo nghề được kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy lý thuyết với rèn luyện kỹ năng thực hành, để sau khi tốt nghiệp có thể hành nghề. Đào tạo nghề được tiến hành một cách khoa học, đảm bảo tính hệ thống, hợp lý, toàn diện trên cả 3 phương diện: kiến thức, k> năng, kỹ xảo; thái độ lao động; đạo đức nghể nghiệp. Trong quá trình đào tạo, người học được học tại cơ sở dạy nghề được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, hoặc các lớp 12
  9. dạy nghề mở tại nơi sản xuất, các làng nghề, tại doanh nghiệp. Kết quả sau một khoá đào tạo đạt được trình độ nhất định của một hay nhiều nghề, trình độ đó được kiểm tra, đánh giá và được cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hay bằng nghề theo quy định của hệ thống văn bằng. Trong nền kinh tế thị trường, đào tạo nghề chịu tác động của quy luật thị trường và chịu sự quản lý của Nhà nước. Đó là: - Đào tạo nghề chịu sự tác động của quy luật giá trị: Dịch vụ đào tạo là dịch vụ đặc biệt, nhưng nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị như các dịch vụ khác. Giá trị sử dụng của dịch vụ này chính là thỏa mãn nhu cầu được học nghề, để có trình độ nghề nghiệp nhất định tham gia vào thị trường lao động, để có việc làm, nâng cao thu nhập. Giá trị của dịch vụ này chính là các chi phí phải bỏ ra để đào tạo người học nghề có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định về một nghề hoặc một sô' nghề. Trong thị trường lao động, lao động có tay nghề, trình độ tay nghề càng cao thì càng giá trị và được hưởng lương cao. Chất lượng “sản phẩm đào tạo” được đánh giá và thanh toán trong quá trình lao động và thông qua việc trả lương cho người lao động, người học bỏ vốn đầu tư thông qua việc đóng học phí, thời gian, sức lực (“mua sự học”) nhằm hy vọng sau khi được đào tạo có việc làm tốt hơn và thu lại tiền lương, tiền công cao hơn. Ngay trong quá trình đào tạo, nếu chất lượng đào tạo tốt, đào tạo đáp ứng thị trường lao động thì người học hoặc người đặt hàng dào tạo sẽ trả học phí cao hơn, giáo viên giảng dạy tốt sẽ được trả thù lao cao hơn. - Đào tạo nghề chịu sự tác động của quy luật cung cầu: Mục đích của đào tạo nghề là đáp ứng yêu cầu của thị trường, cụ thể là thị trường lao động. 13
  10. Cầu đào tạo nghể là nhu cầu học nghề của người lao động ứng với mức học phí và thời gian cần thiết phải bỏ ra để có trình độ tay nghề nhất định. Biểu hiện tổng cầu đào tạo nghề của một quốc gia là nhu cầu học nghề của xã hội, có số lượng người muốn học nghề, thời gian cần học, ngành nghề cần học, mong muốn mức độ đạt được hay trình độ tay nghề đạt được sau khóa học và kinh phí có thể đáp ứng. Tuy nhiên, cầu đào tạo nghề không phải chỉ theo ý thích của người học nghề mà còn phụ thuộc và chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ của “cầu” về sô' lượng, kỹ năng và cơ cấu lao động, tức là cầu lao động qua đào tạo nghề của người sử dụng lao động. Cung đào tạo nghề là khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề về số lượng, chất lượng, cơ cấu các bậc thợ, cụ thể hơn là quy mô đào tạo, ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo của các dịch vụ đào tạo có thể tạo ra “sản phẩm đào tạo” cho thị trường lao động ứng với điều kiện, chi phí đào tạò nhất định. Trong quan hệ cung - cầu, nếu cầu vượt quá cung thì dịch vụ đào tạo mở rộng, ngược lại cung vượt cầu thì các cơ sở dạy nghề bị thu hẹp hoặc không tồn tại, bị giải thể. Hiện nay, đối với các nước đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang nền KTTT, nhiều ý kiến đồng tình cần chuyển đào tạo nghề từ cung sang cầu, tức là đào tạo ai, đào tạo cái gì, đào tạo bao nhiêu phải xuất phát từ nhu cầu của người học, của người sử dụng lao động, của thị trường lao động trong và ngoài nước. Khi đào tạo nghề chuyển từ cung sang cầu, đòi hỏi khi xác định cầu đào tạo nghề phải xem xét trên cả hai góc độ là nhu cầu của người học nghề và nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, trong đó là nhu cầu của người sử dụng lao động là hết 14
  11. sức quan trọng, mang tính chiến lược lâu dài. Đối với cơ quan quản lý, có trách nhiệm hướng nghiệp sao cho cầu đào tạo nghề của người học gần với cầu lao động qua đào tạo nghề của người sử dụng lao động. - Đào tạo nghề chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi hình thành thị trường đào tạo nghề, hội nhập thị trường đào tạo quốc tế, đòi hỏi các cơ sở dạy nghề phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, điều đó cũng không loại trừ cơ sở dạy nghề không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước hoặc tổ chức cá nhân tài trợ, cũng phải tự cạnh tranh với nhau để tồn tại. Cơ sở nào chất lượng đào tạo tốt, “dịch vụ đào tạo” tốt, chi phí so sánh thấp (chi phí so với chất lượng đào tạo), có thương hiệu mạnh sẽ thu hút được khách hàng, có điều kiện để phát triển và cạnh tranh, ngược lại các cơ sở dạy nghề không nâng cao chất lượng, chi phí so sánh cao sẽ không có khách hàng, sẽ bị sát nhập, giải thể. - Đào tạo nghề chịu sự tác động của Nhà nước: Trong nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước luôn xuất hiện hai yếu tố cơ bản là thị trường và nhà nước, đối với thị trường đào tạo nghề thì yếu tố nhà nước vẫn được đề cao. Nhà nước có vai trò định hướng sự phát triển của đào tạo nghể, đặc biệt là đưa ra dự báo nhằm định hướng về số lượng, chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo đối với từng nhóm ngành nghề hoặc từng ngành nghề cụ thể. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để đào tạo nghề phát triển theo mục tiêu của Nhà nước đặt ra, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến đào tạo nghề. Nhà nước có những biện pháp tạo cơ chế cho dịch vụ đào tạo nghể phát triển, tạo khuôn khổ pháp lý để các dịch vụ đào tạo bình đẳng cạnh tranh nâng cao 15
  12. chất lượng dịch vụ, phát hiện và điều chỉnh những khuyết tật của thị trường đào tạo. Nhà nước đầu tư vào các ngành học mũi nhọn nhằm phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước, đầu tư vào dịch vụ đằo tạo không vì mục đích lợi nhuận, vùng khó khăn, đầu tư đào tạo ngành nghề mà tư nhân không muốn đào tạo, cấp học bổng cho học sinh nghèo, cho vay vốn để học nghề... nhằm tạo điều kiện cho mọi người có thể học nghề. Ngay trong hệ thống giáo dục và đào tạo, thì đào tạo nghề cần sự quản lý mạnh mẽ từ phía Nhà nước, vì đây là cấp đào tạo cần phải tạo “cơ chế mở” hơn so với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, nhưng lại cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước so với đào tạo đại học. Kinh té thị trường, đặt ra yêu cầu phát triển đào tạo nẹ/lề: Các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển khi chuyển sang nển KTTT là quá trình đổi mới toàn diện, nhiều mặt, là quá trình không chỉ thay đổi cơ chế quản lý, mà còn cấu trúc lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu sở hữu, cơ cấu nhân lực, lao động; là quá trình đổi mới sâu sắc hệ thống kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Chuyển sang nền KTTT đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực về số lượng, chất lượng phục vụ cho sự chuyển đổi của nền kinh tế, trong đó đào tạo nghề là nội dung quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể là: - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đặt ra yêu cầu phút triển đào tạo nghề: Nến KTTT tạo ra sự cạnh tranh giữa các cơ sở kinh tế trong nước với trong nước, trong nước với nước ngoài; giữa các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh về kinh tế giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng ngành kinh tế và nền kinh tế quốc dân, cần phát huy các 16
  13. nguồn lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. Muốn phát huy nguồn lực con người, tăng năng suất lao động phải thông qua giáo dục và đào tạo, trong đó đào tạo nghề là “bộ phận quan trọng”. Hiện nay, sự cạnh tranh kinh tế đang chuyển sang ưu thế thuộc về quốc gia có lực lượng lao động kỹ thuật, thực chất của cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh về khoa học - công nghệ và nhân lực. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi đào tạo nghề mới cho lao động nông nghiệp, nông thôn: Người lao động nói chung và lao động qua đào tạo nghề vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động trực tiếp đến cơ cấu, trình độ và việc sử dụng lao động. Khi tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế tãng lên, dẫn đến lao động làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, lao động trong nông nghiệp giảm xuống. Khi công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì lao động nông nghiệp hoặc trở thành lao động công nghiệp, dịch vụ hoặc vừa lao động trong nông nghiệp, vừa lao động công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì đất đai - tư liệu sản xuất của người nông dân bị chuyển đổi mục đích sử dụng, do vậy nông dân cũng phải chuyển đổi nghề, cần được trang bị nghể mới để ổn định cuộc sống. - Quá trình mỏ rộng liền doanh, liên kết với nước ngoài, chuyển giao công nghệ mới đặt ra yêu cầu phát triển đào tạo nghê: KTTT cùng với nó là quá trình mở rộng liên doanh, liên kết với nước ngoài, là quá trình chuyển giao công nghệ mới và xuất khẩu sản phẩm mới. Yêu cầu đó đòi hỏi người lao động cần được trang bị lại kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và trang bị 17
  14. nghề mới. Đồng thời việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất làm tăng cầu về lao động có kỹ thuật. Đây là hai yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc đào tạo nghề cho đội ngũ lao động. - Mở rộng thị trườnạ xuất khẩu lao động dặt ra yêu cáu phá t íriển đào tạo nghề: Việc phân công và hợp tác quốc tế là xu hướnẹ ngày càng phát triển. Xuất khẩu lao động là chiến lược lâu dài, thường xuyên của các quốc gia đang phát triển. Xuất khẩu lao động không những vừa giải quyết việc làm cho lao động., tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, xã hội và các hộ gia đình., mà còn học tập chuyên môn, kỹ thuặt của các nước có công nghệ tiên tiến. Đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ và trang bị những kiến thức cơ bản cho lực lượng lao động này là rất lớn và cần thiết. - Quá trình hình thành và mở rộng thi trườní> dào tạo nghé dặt ra \éu cầu phát triển đào tạo nghề: Trong nền KTTT, đào tạo nghề cũng trở thành dịch vụ, trong đó có cả dịch vụ thương mại. Quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh trong đào tạo nghề, giữa các cơ sở dạy nghề là tất yếu. Đào tạo nghề không chỉ phái triển ở trong nội bộ một quốc gia mà còn mở rộng sang các nước khác, đào tạo nghề là loại hình dịch vụ, nếu hoạt động tốt sẽ thiu lại lợi nhuận cao. Do đó không chỉ phát triển đào tạo nghề trong nước, mà còn tham gia vào thị trường đào tạo nghề khu vực vìà thế giới. 2. Đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh té thị trường 2.1. Quan niệm đầu tu phát triển đào tạo nghé trong nêm kinh tế thị trường Thuật ngữ “Đầu tư phát triển đào tạo nghề' cho đến nay chư:a thấy được đề cập trong Từ điển Bách khoa, Từ điển Tiếng Việtt, 18
  15. Từ điển Kinh tế. Theo tác giả, đầu tư phát triển đào tạo nghề được khái niệm như sau: Theo nghĩa rộng: Đầu tư phát triển đào tạo nghề là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính; nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị; nguồn lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên và các nguồn lực khác nhằm xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở dạy nghề đang tồn tại và tạo tiềm lực mới. Theo nqltĩa hẹp: Đầu tư phát triển đào tạo nghề là hoạt động sử dụng các nguồn vốn (vốn bằng tiền, cơ sở vật chất, thiết bị được quy đổi thành tiền, đất đai và các tài sản khác) nhằm xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, thực hiện chi phí thường xuyên gán liền với sự hoạt động của các cơ sở dạy nghề đang tồn tại và tạo tiềm lực mới. Trong cuốn sách luận giải đầu tư phát triển đào tạo nghề theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, nguồn vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề bao gồm đầu tư bằng tiền mặt, vốn bằng tiền, cở sở vật chất, thiết bị được quy đổi thành tiền, đất đai và các tài sản khác như thương hiệu, vị trí địa lý, môi trường đào tạo (không tính nguồn lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên). Đầu tư phát triển đào tạo nghé là dùng nguồn vốn đầu tư để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề trước mắt và đào tạo nhiều khóa, nhiều thế hệ, để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ chiến lược phát triển của cơ sở dạy nghề, đồng thời để đảm bảo kinh phí cho hoạt động 19
  16. của các cơ sở dạy nghề được diễn ra thường xuyên, liên tục theo hướng đi lên. Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư phát triển đào tạo nghề cần làm rõ ai đầu tư, các hình thức sở hữu vốn đầu tư, mục đích của từng chủ thể đầu tư hay mục đích của từng loại hình đầu tư. Chủ thể đầu tư trong cơ chế bao cấp chủ yếu là Nhà nước, nhưng trong nền KTTT, ngoài nguồn vốn của Nhà nước còn có các chủ thể khác tham gia đầu tư, đó là các doanh nghiệp (đầu tư để đào tạo nhân lực cho chính doanh nghiệp và tham gia đào tạo cho xã hội), các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hợp tác xã, các tổ chức và cá nhân nước ngoài, người học. Nói đến đầu tư thì đều nhằm mục đích sinh lợi, nhưng trong cơ chế thị trường, đầu tư phát triển đào tạo nghề ngoài mục đích chung là giúp tiến bộ xã hội, đóng góp vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho xã hội, tùy từng nguồn vốn đầu tư, dự án đầu tư mà có các mục đích đầu tư riêng biệt, trong đó có hoạt động đầu tư chủ yếu vì mục đích lợi nhuận, có hoạt động đầu tư không vì mục đích lợi nhuận. Trong nền KTTT xuất hiện nhiều hình thức sở hữu vốn đan xen nhau, ngay cơ sở dạy nghề công lập có sự liên doanh liên kết đầu tư với tư nhân hoặc cơ sở dạy nghề tư thục cũng có nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, đặc biệt các cơ sở dạy nghề được hoạt động theo mô hình cổ phần thì sẽ có nhiều hình thức góp vốn, nhiều hình thức sở hữu. Để thấy rõ hơn bản chất đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường, cần nghiên cứu đặc điểm đầu tư, các nguồn vốn đầu tư. 20
  17. 2.2. Đặc điểm đầu tư phát triển đào tạo nghé trong nền kinh tế thị trường Đầu tư phát triển đào tạo nghề trong nền KTTT có đặc điểm nổi bật sau: - Mục tiêu đầu tư phục vụ lợi ích của nhà đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội: Mục tiêu đầu tư cho đào tạo nghề không đơn thuần nhằm tăng thu nhập cho nhà đầu tư, mà còn nhằm mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không chỉ phục vụ mục tiêu trước mắt mà còn phục vụ cho mục tiêu chiến lược lâu dài. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, nguồn vốn chủ yếu là ngân sách nhà nước (NSNN), mục tiêu đầu tư đào tạo nghề là nhằm phát triển về số lượng và chất lượng đào tạo, là tạo điều kiện cho nhiều người có thể học nghề mà không phải bỏ chi phí đào tạo, là đầu tư không vì mục đích lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, xuất hiện nhiều chủ thể đầu tư, nguồn vốn đầu tư, nên mục đích đầu tư có sự khác nhau. Đối với Nhà nước, ngoài thực hiện các mục tiêu vốn có trong nén kinh tế hoạch hóa tập trung, bao cấp đã đặt ra, còn thực hiện các mục tiêu mới là giữ vững vai trò chủ yếu trong đầu tư phát triển, tạo ra những cơ sở dạy nghề mẫu, đào tạo chất lượng, tạo công bằng trong đào tạo, nhất là đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tạo điều kiện cho những người khó khăn có điều kiện học nghề. Đối với người học nghề, mục tiêu đầu tư cho học nghề nhằm trang bị hoặc nâng cao cho mình một nghề, hoặc nhiều nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo ra việc làm cho mình và xã hội. Đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư đều theo đuổi nhiểu mục đích, với các mục đích khác nhau, trong đó tạm chia ra các mục đích như: Đầu tư vì mục đích lợi nhuận; đầu tư 21
  18. vì mục đích từ thiện, lợi ích xã hội không thu hồi vốn; đầu tư vì mục đích từ thiện có thu hồi vốn không lấy lãi. Mặc dù mục tiêu của các chủ đầu tư khác nhau, nhưng trên phạm vi tổng thể xã hội thì đầu tư cho đào tạo nghề là đầu tư phát triển, là nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nhân lực cho xã hội, cho nên, Nhà nước cần khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đào tạo nghề và có biện pháp phòng, tránh lợi dụng đầu tư để trục lợi hoặc lừa dối người học. - Vôn đầu tư là một trong nhữtĩg yếu tô' quyết định đến nâng cao sô lượng, chất lượng đào tạo nghề: Muốn nâng cao về số lượng, chất lượng đào tạo nghề, cần thiết phải có các yếu tô' chủ yếu như: Đổi mới nội dung chương trình, đảm bảo cho nội dung chương trình tiên tiến, hiện đại; phát triển về số lượng và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; nâng cấp cơ sở vật chất, đảm bảo thiết bị, giáo trình, tài liệu hiện đại; thực hiện phương pháp dạy và học tích cực. Muốn có các yếu tố đó, ngoài việc nỗ lực về tinh thần của người dạy và người học, thì không thể thiếu được đó là vốn đầu tư, là khoản kinh phí để trả thù lao lao động, đầu tư cho học tập nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, đầu tư nghiên cứu khoa học, xây dựng giáo trình, tài liệu; đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị. Thực tế cho thấy, các cơ sở dạy nghề được đầu tư mạnh mẽ, đúng hướng sẽ tạo ra bước đột phá về mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt trong điều kiện nền KTTT, khi thị trường lao động phát triển, thị trường đào tạo nghề được hình thành và tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, thì vốn đầu tư là một yếu tố hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến công tác đào tạo nghề và các hoạt động của cơ sở dạy nghề. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2