Dạy con nghệ thuật đón nhận và đưa ra lời khen ngợi
lượt xem 26
download
Đón nhận và đưa ra lời khen là một kỹ năng xã hội, một nghệ thuật ứng xử thanh lịch mà mọi người đều cần phải học. Dạy con đưa ra và đón nhận lời khen một cách hợp lý sẽ giúp trẻ có được sự tôn trọng của người khác, biết cách hoàn thiện bản thân và được đánh giá cao hơn trong xã hội. Sự chân thành chính là chìa khóa vàng của mọi lời khen ngợi. Bày tỏ thiện chí, sự tán thành đối với người khác thông qua những gì họ đã làm cũng là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dạy con nghệ thuật đón nhận và đưa ra lời khen ngợi
- Dạy con nghệ thuật đón nhận và đưa ra lời khen ngợi
- Đón nhận và đưa ra lời khen là một kỹ năng xã hội, một nghệ thuật ứng xử thanh lịch mà mọi người đều cần phải học. Dạy con đưa ra và đón nhận lời khen một cách hợp lý sẽ giúp trẻ có được sự tôn trọng của người khác, biết cách hoàn thiện bản thân và được đánh giá cao hơn trong xã hội. Sự chân thành chính là chìa khóa vàng c ủa mọi lời khen ngợi. Bày tỏ thiện chí, sự tán thành đối với người khác thông qua những gì họ đã làm cũng là một cách hiệu quả thể hiện sự khen ngợi. Một lời khen xuất phát từ trái tim người đưa ra sẽ tác động đến trái tim người đón nhận nó. Những lời khen luôn được nghi nhớ rất lâu, nó có thể mang lại niềm vui, hạnh phúc, truyền cảm hứng và mang lại nhiều điều tuyệt vời hơn nữa. Đối với trẻ nhỏ Một em bé sẽ bày tỏ sự tán thành của mình bằng tất cả những biểu hiện trên cơ thể. Nụ cười, ánh mắt bừng sáng chính là những cách bé thể hiện lời khen ngợi hoặc hứng thú với những điều xung quanh. Đồng thời, em bé cũng rất thông minh khi bày tỏ nỗi thất vọng của mình trước sự vô tình hay thiếu thiện chí của bạn. Khi bé bắt đầu lớn lên và biết cách thể hiện cảm xúc của mình thông qua từ ngữ, nếu bé được nghe nhiều lời yêu thương, khen ngợi và đánh giá
- cao từ người khác, bé sẽ quen với điều này và tự học cách đưa ra lời khen ngợi một cách tự nhiên nhất. Trẻ nhỏ thường học cách khen ngợi và khuyến khích theo từng cột mốc khác nhau. Những lời khen ngợi đầu tiên bé nhận được thường là từ cha mẹ, ông bà và đó thường là những lời chân thành nhất. Khi lớn lên, trẻ sẽ bắt đầu nhận được lời khen ngợi từ các thành viên khác trong gia đình, bạn bè và xã hội. Không ít bé tỏ ra xấu hổ hay vô cảm trước những lời khen ngợi mà mình nhận được. Đây là điều thường gặp ở nhiều trẻ em và chính vì vậy, phụ huynh cần dạy con mình biết cách đón nhận lời khen một cách lịch sự. Không nhất thiết bạn phải ép con mình nói “Cảm ơn” sau khi nhận được mọi lời khen từ người khác. Khi bé còn nhỏ, trong những lúc bé được người khác khen ngợi, bố hoặc mẹ có thể thay bé đưa ra những lời đáp như là một cách noi gương cho trẻ học theo. Một cách khác là phụ huynh có thể mỉm cười hoặc gật đầu tỏ ý tán thành lời khen ấy và để đích thân bé tự nói ra lời cảm ơn. Nhưng điều này không hề dễ dàng với các bé, thông thường các bé có thể phản ứng nói lời cảm ơn trước những lời khen ngợi khi bé được 4, 5 tuổi và có thể muộn hơn. Một vài điểm cần lưu ý
- Trẻ cần học được cách nói lời cảm ơn sau khi nhận được lời khen. • Đừng bao giờ ép buột trẻ phải miễn cưỡng bày tỏ lời cảm ơn trước • một lời khen mà hãy dạy cho trẻ thể hiện mọi thứ một cách thật tự nhiên. Thông thường, sự xấu hổ hay e thẹn cũng là một cách tích cực đáp • lại lời khen ngợi. Bạn có thể để bé phản ứng tự nhiên như vậy cho đến khi bé lớn hơn một tí. Trẻ từ 6 đến 8 tuổi Đây là độ tuổi trẻ hoàn toàn có thể sẵn sàng đưa ra lời cảm ơn ngay sau khi nhận được lời khen từ một ai đó. Hãy bắt đầu từ các thành viên trong gia đình, bạn hãy nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ đưa ra lời cảm ơn khi được khen ngợi. Hãy nói với trẻ rằng “Đây là lúc con nên nói lời cảm ơn” hoặc “Con có muốn cảm ơn vì lời khen thật tuyệt mà con vừa nhận được không?”. Tất cả những điều này đều phải mang tính chất hướng dẫn nhẹ nhàng, tự nhiên và tuyệt đối không được ép buột trẻ phải tuân theo nó như một nguyên tắc. Trẻ từ 7 – 8 tuổi sẽ có ý thức cao hơn về các phép tắc xã giao và các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, bạn có thể hướng dẫn điều này một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Đưa ra những cách cư xử mẫu mực và giúp trẻ rèn luyện theo cũng là bài học thú vị dành cho lứa tuổi này. Bạn hãy thử đưa ra nhiều
- lời khen theo những cách khác nhau, trong những điều kiện khác nhau để trẻ có thể trực tiếp đưa ra những phản hồi thích hợp. Sau đó, sự uốn nắn của bạn luôn cần thiết để trẻ hoàn thiện cách ứng xử của mình. Một trò chơi thú vị khác có thể giúp bé học được kỹ năng này rất nhanh là bạn hãy viết các tình huống ra những tờ giấy nhỏ và cho vào một chiếc lọ. Sau đó, bé sẽ chơi trò bốc thăm và đưa ra những cách phản hồi trong từng tình huống cụ thể (chẳng hạn “Nếu có một người bạn mặc một chiếc áo đẹp thì con sẽ khen như thế nào?” hay “Con sẽ nói gì nếu bác hàng xóm khen con là một cô bé ngoan?”…). Những trò chơi này rất đơn giản nhưng lại rất hiệu quả trong việc dạy con bạn một vài kỹ năng xã hội đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Nếu bạn biết con mình sắp đến một nơi hoặc sắp tham gia vào một sự kiện mà trẻ có thể được khen ngợi, hãy hướng dẫn và nhắc nhở trẻ một cách cụ thể về cách cư xử và nhất là cách đón nhận những lời khen đặc biệt thật lịch sự và khéo léo. Trên thực tế, có rất nhiều người lớn tỏ thái độ khó chịu khi thấy trẻ con có những phản ứng tiêu cực sau khi đón nhận lời khen của họ. Vì vậy, hãy dạy cho con bạn ít ra cũng phải nở một nụ cười sau khi nghe một lời khen mà bé không mấy hào hứng. Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ, đừng bắt trẻ phải nói lời cảm ơn trước những lời khen mà trẻ không thích,
- trong trường hợp này, một nụ cười nhẹ nhàng cũng đủ là sự đáp trả lịch sự rồi. Mặc khác, trẻ cần được chỉnh đốn nếu có thái độ thô lỗ sau khi nhận được một lời khen. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tỏ ra tức giận hoặc la mắng cách cư xử của trẻ, hãy nhẹ nhàng nói với trẻ rằng mọi lời khen đều xứng đáng được tôn trọng và cần được đáp trả bằng một thái độ tích cực. Một vài điểm cần lưu ý: Ở trường, con bạn sẽ học được cách đưa ra và đón nhận lời khen. • Hãy tạo điều kiện cho trẻ thực hành thông qua các tình huống cụ • thể. Nếu con bạn nhút nhát và hay xấu hổ khi nghe lời khen ngợi, hãy • dạy trẻ cách mỉm cười lịch sự. Nếu trẻ có phản ứng không tích cực sau khi được khen ngợi, đừng • để trẻ tùy tiện bày tỏ cảm xúc mà hãy nhẹ nhàng uốn nắn trẻ. Trẻ từ 9 đến 12 tuổi Ở tuổi này, hầu hết các bé đều có ý thức xã hội rất cao, các bé sẽ cảm thấy thú vị khi được ai đó khen ngợi cũng như khi dành lời khen ngợi cho
- người khác. Lúc này, bé đã được tiếp xúc khá nhiều với những bài học về cách đưa ra và đón nhận lời khen, công việc của trẻ là áp dụng những gì mình được học một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Đây là độ tuổi trẻ cần biết cách đưa ra những lời khen thích hợp khi người khác đạt được một thành tích tốt nào đó. Hãy dạy cho con bạn cách đưa ra những lời khen chân thành, những cảm nhận của trẻ về những gì người khác làm được. Tất nhiên, mọi thứ đều phải xuất phát từ tình cảm và sự ngưỡng mộ thật lòng. Một lời khen ngợi đơn giản nhưng chân thành sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với những lời khen ngợi màu mè nhưng sáo rỗng. Hãy dạy cho con bạn những cách c ư xử khéo léo nhất trong việc đưa ra và đón nhận lời khen, mỗi độ tuổi đều cần có những bài học nhất định và đừng chần chừ trong việc dạy cho trẻ về điều này. Cũng như những kỹ năng khác, việc cho và nhận lời khen rất cần được học tập và rèn luyện bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh con bạn trong mắt người khác. Đối với những đứa trẻ bước vào trung học, trên cơ sở những nền tảng được giáo dục từ nhỏ, trẻ sẽ biết cách đưa ra những phản hồi đa dạng và linh hoạt hơn bởi lúc này trẻ đã nhận thức được động cơ của những lời khen ngợi từ người khác.
- Một khi bạn đã dạy được cho con mình cách đưa ra những lời khen ngợi đúng đắn, chân thành và đón nhận lời khen một cách lịch sự, chu đáo có nghĩa là bạn đã chuẩn bị cho trẻ một hành trang quan trọng để con bạn có thể tự tin bước vào xã hội và gặt hái thành công. Một vài điểm cần lưu ý: Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ học được rất nhiều từ xã hội bên ngoài. • Khi trẻ đã đủ lớn, không nhất thiết bạn phải dành những lời khen • ngợi như lúc nhỏ, chỉ cần sự ghi nhận của bạn về những gì trẻ làm được cũng đủ là một lời khen quý giá. Hãy tin tưởng vào những gì con bạn học được, trên nền tảng ấy, bé • sẽ phát triển và hoàn thiện kỹ năng xã hội cho riêng mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Trích) Sô-lô -khốp
8 p | 390 | 63
-
Bài giảng Tức nước vỡ bờ - Ngữ văn 8
29 p | 1017 | 35
-
Bài 17: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ 7 chữ - Bài giảng Ngữ văn 8
13 p | 600 | 18
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T. Tâm
8 p | 383 | 17
-
Giáo án bài Hai chữ nước nhà - Ngữ văn 8
12 p | 376 | 17
-
Bình giảng văn học - 2
13 p | 174 | 14
-
Bài giảng Trong lòng mẹ - Ngữ văn 8
19 p | 364 | 13
-
Để con thích đọc sách như xem quảng cáo
3 p | 93 | 12
-
Bài 17: Hai chữ nước nhà - Bài giảng Ngữ văn 8
20 p | 202 | 11
-
Bài 1: Liên kết trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
8 p | 272 | 9
-
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà là Ông lái đò tài hoa
2 p | 181 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Câu trần thuật đơn có từ là
13 p | 15 | 6
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Trả bài tập làm văn số 1 - GV: Nguyễn Kim Loan
6 p | 155 | 4
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 143 | 3
-
"Việt Bắc" tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết của Tố Hữu
6 p | 103 | 3
-
Phân tích tác phẩm Số phận con người của Sô Lô Khốp
14 p | 88 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn