Đề án: Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước
lượt xem 19
download
Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoáđang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đãđề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủđộng tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính sách đóđược Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện trong nhiều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án: Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước
- Đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước”
- MỤCLỤC LỜIMỞĐẦU ..................................................................................................................... 1 A. TỔNGQUANVỀMỐIQUANHỆTHƯƠNGMẠIGIỮAVIỆT NAMVÀHOAKỲTRƯỚCKHIKÍHIỆPĐỊNH ............................................................... 4 I . Khái quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ........ 4 1. Khái quát về thị trường Hoa Kỳ .......................................................... 4 GDP và tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ từ 1994 đến 2000 ..................... 4 1.1. Tiềm năng xuất khẩu của Hoa Kỳ .................................................... 5 1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ ................................................... 5 2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ............................................................... 6 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi hiệp định được ký kết ......................................................................................................... 6 1. Thời kỳ trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam........................................................................................................ 6 2. Thời kỳ sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam ............................................................................................................... 6 B. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ SAU .......................................... 8 I. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ Những nội dung cơ bản .. 8 1. Quá trình đàm phán dẫn đến ký kết hiệp định ..................................... 8 2. Những nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ ............. 8 II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định ................................................................................................. 10 1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ ............... 10 2. Tình hình xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam .............................. 12 2.1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới ........... 11 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam .................. 12 KẾTLUẬN...................................................................................................................... 13 DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO .............................................................................. 13
- LỜIMỞĐẦU Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoáđang diễn ra mạnh mẽ. Để hoà nhập với xu hướng chung này của các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đãđề ra chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, chủđộng tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế, thương mại, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Chính sách đóđược Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện trong nhiều năm qua và cho đến nay đãđạt được những thành tựu to lớn, trong đó có việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Sự kiện này không chỉđánh dấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hoá hoàn toàn quan hệ giữa hai nước mà còn mởđường cho Việt Nam tiếp tục hội nhập kinh tế, mà cụ thể là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong khi đó Hoa Kỳ từ trước đến nay được toàn thế giới biết đến như là một siêu cường quốc về mặt kinh tế cũng như chính trị, đồng thời là một thị trường hết sức rộng lớn, đa dạng và vô cùng hấp dẫn. Vì vậy trong chính sách kinh tếđối ngoại của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ luôn được giành một vị tríưu tiên đặc biệt. Sau những nỗ lực từ hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại giữa hai nước đãđược ký kết và chính thức có hiệu lực. Đây có lẽ là sự kiện được mong chờ nhất trong thập kỷ qua. Hiệp định thương Việt- Mỹđi vào thực thi đã mở ra triển vọng to lớn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt mở ra một thị trường khổng lồ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.. Đó chính là lý do để em chọn đề tài “Tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳđến quan hệ thương mại giữa hai nước” cho bài tiểu luận của mình. Để hoàn thành bài tiểu luận theo đúng mục tiêu đề ra ngoài sự cố gắng của bản thân ra thì không thể không kểđến sự tận tình chỉ bảo của các thầy, cô trong khoa luật và các bạn trong lớp đãđóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn .
- A. TỔNGQUANVỀMỐIQUANHỆTHƯƠNGMẠIGIỮA VIỆT NAMVÀHOAKỲTRƯỚCKHIKÍHIỆPĐỊNH I . Khái quát chung về thị trường và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ 1.Khái quát về thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2000 là 9.872,9 tỷ USD. Mười năm liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai( tốc độ tăng trưởng GDP năm 1998 là 4,3%; nă m 1999 là 4,16%; năm 2000 là 4,4%). Theo thống kê của Worldbank thì Hoa Kỳ chỉ cần tăng trưởng 1% thìđã tạo ra một giá trị tuyệt đối lớn hơn giá trị tuyệt đối của 15% tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Hoa Kỳ theo nền kinh tế thị trường tự do. Hoa Kỳ tham gia WTO, lập khối NAFTA và gần đây cam kết khối mậu dịch tự do 34 nước NAFTA và FTAA vào nă m 2005 và là nước tiên phong trong việc phát động vòng đàm phán mới ở Doha. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rất rộng, nhu cầu đa dạng. Dân số Hoa Kỳ hiện nay là khoảng 275 triệu người, với mức thu nhập bình quân khoảng USD 36.200. Nếu xét riêng về thu nhập hay dân số thì Hoa Kỳ không phải là nước đứng đầu nhưng nế u kết hợp cả hai yếu tố trên thì Hoa Kỳ là nước đứng đầu trên thế giới. Từđầu thập kỷ 1990 đến nay, sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ liên tục được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong khi vào thời kỳ này, trê n thế giới có nhiều khu vực rơi vào khó khăn, khủng hoảng mà rõ nét nhất là sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản thì GDP của Hoa Kỳ vẫn tăng lên ổn định ở mức 3-4% GDP và tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ từ 1994 đến 2000 Đơn vị tính: Tỷ USD Nă m 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Giá Trị GDP 7054,3 7400,6 7813,2 8318,4 8781,5 9268,6 9872,9 Tăng trưởng GDP thực 4,0 2,7 3,6 4,4 4,3 4,1 4,4 tế(%) Nguồn:Báo cáo kinh tế của APEC.(http://www.apecsec.org.sg)
- Vào nă m 2000, GDP của Hoa Kỳđạt 9.872,9 tỷ USD trong khi đó hai nề n kinh tế Nhật Bản vàĐức đứng thứ 2 và 3 thế giới về GDP chỉđạt các con số tương ứng là 4.441,6 tỷ USD và 1.873 tỷ USD. Trong những năm gần đây, GDP của Hoa Kỳ thường chiế m khoảng 27% GDP của toàn thế giới. 1.1. Tiềm năng xuất khẩu của Hoa Kỳ Có thể nói rằng Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Nă m 1996, kim ngạch xuất khẩu của Mỹđạt 874,2 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng hoáđạt 618,4 tỷ USD. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.033,6 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu hàng hoáđạt 752.2 tỷ USD. Trong cán câ n thương mại Hoa Kỳ luôn là nước nhập siêu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng cán cân xuất nhập khẩu công nghệ và dịch vụ thì Hoa Kỳ luôn xuất siêu, bởi vì sức mạnh nền kinh tế Hoa Kỳ nằm trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ. Nă m 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là 1.487,606 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoáđạt 828,432 tỷ USD và dịch vụ là 659,174 tỷ USD. Trong nă m 2001, nếu tính riêng thương mại hàng hoá hữu hình, Hoa Kỳ nhập siêu 629,854 tỷ USD thì trong thương mại dịch vụ, Hoa Kỳ lại xuất siêu 402,632 tỷ USD. 1.2. Tiềm năng nhập khẩu của Hoa Kỳ Tổng dung lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ hiện nay lớn nhất trên thế giới, trên cả liên minh Châu âu. Nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng năm 1996 là 808.3 tỷ USD. Năm 1999, giá trị kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đã lên tới 1.161,1 tỷ USD tăng so với năm 1996 là 352,8 tỷ USD. Năm 2001, giá trị nhập khẩu hàng hoá của Hoa Kỳđạt 1.458,286 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 1996. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng tiêu dùng hàng nă m tăng trung bình 9,8%. Khối lượng hàng hoá tiêu dùng trên thị trường Hoa Kỳ lớn một phần do trong 9 năm gần đây, Hoa Kỳđạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chưa từng có trong lịch sử của mình. Vì thế thu nhập vàđời sống của ngườ i dân rất cao dẫn đến nhu cầu mua sắm và tiêu thụ hàng hoá tăng mạnh và luôn duy trìở mức cao. Ngoài ra, cần phải hiểu Hoa Kỳ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng và dẫn đến nền kinh tế sẽ phát triển.
- 2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ Tham gia vào quá trình hoạch định chính sách thương mại của Hoa Kỳ bao gồm nhiều cơ quan. Mỗi cơ quan có vai trò và chức năng khác nhau, mức độảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên quan trọng nhất phải kểđến ba bộ phận sau: Chính sách thương mại của Hoa Kỳ hết sức đa dạng và phức tạp. Trong quan hệ song phương, Hoa Kỳ thường áp dụng hệ thống Thang ưu đã i (Ladder of Prefrences), theo đó các đối tác được chia là m nhiều nhó m khác nhau, với mỗi nhóm Hoa Kỳđều áp dụng một chính sách riêng. Luật Thương mại Hoa Kỳ Để kinh doanh xuất khẩu sang Hoa Kỳ các doanh nghiệp không thể không tìm hiểu những luật, quy định về thuế và hải quan của Hoa Kỳ (Tariff and Customs Laws). Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước khi hiệp định được ký kết 1. Thời kỳ trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam Trước năm 1975, Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với chính quyền Sà i Gòn cũ. Kim nghạch buôn bán không lớn, chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ của Hoa Kỳđể phục vụ cuộc chiến tranh của xâm lược. Trong thời k ỳ này, xuất khẩu sang Hoa Kỳ bao gồm một số mặt hàng như cao su, gỗ, hả i sản, đồ gốm...song kim nghạch xuất khẩu không đáng kể. 2. Thời kỳ sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam Đến nă m 1994, khi Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thì quan hệ thương mại bắt đầu phát triển.Ngày 11 tháng 7 nă m 1995, chính quyền Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 1997 đến năm 2000 (Xếp thứ tự theo kim ngạch năm 2000 từ cao xuống thấp) Đơn vị: Triệu USD ST Nhó m các sản phẩ m 1997 1998 1999 2000 T 1. Thuỷ sản 46,3 80,6 108,1 242,9 2. Cà phê, chè, gia vị 108,2 147,9 117,7 132,9 3. Giầy dép và phụ kiện 97,6 114,9 145,7 124,5 4. Nhiên liệu khoáng, dầu 36,6 107,4 100,6 90,7 khoáng và chất chiết xuất 5. Sản phẩm chế biến từ thịt, 10,4 13,8 31,5 57,7 cá, hải sản. 6. Hàng may mặc và phụ trợ 5,3 7,1 11,1 29,9 dệt kim, đan hoặc móc 7. Đồ gỗ vàđồ dùng khác 5,3 1,3 4,0 9,7 8. Sản phẩ m gốm Ceramic 2,1 2,5 3,6 5,8 9. Cao su và sản phẩ m cao su 3,0 2,9 3,5 6,0 . Tỷ trọng 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Đơn vị tính: Triệu USD Nă m 1997 1998 1999 2000 Giá trị Thuỷ hải sản 11,9% 15,5% 18,1% 29,3% Cà phê, chè và gia vị 27,7% 28,5% 19,6% 16,0% Giầy dép và nguyên liệu 25% 22,1% 24,2% 15,0%
- B. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HOA KỲ SAU KHI HIỆP ĐỊNH THƯƠNGMẠIĐƯỢC KÝ KẾT I. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ Những nội dung cơ bản 1. Quá trình đàm phán dẫn đến ký kết hiệp định Quá trình đàm phán và ký kết hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại ( gọi tắt là hiệp định thương mại Việt-Mỹ). Có thể nói, đây là kết quả của cả một quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ song phương được bắt đầu từ cuố i những năm 1980 khi hai nước tiến hành hợp tác về các vấn đề nhân đạo của người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, đàm phán giải quyết các vấn đề về tài sản sau chiến tranh Việt Nam vàđối thoại về các vấn đề nhân đạo khác như chương trình ra đi có trật tự, đoàn tụ...Từđầu thập kỷ 90, quan hệ giữa hai nước có dấu hiệu ấm dần lên và con đường đi đến Hiệp định thương mại song phương đãđược mở ra bằng nỗ lực của cả hai phía theo tiến trình như sau: 2. Những nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ Hiệp định Thương mại Việt-Mỹđánh dấu một bước phát triển mới trong mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước, tạo dựng tiền đề cho những bước đi sâu rộng hơn, thiết thực hơn trong quan hệ song phương Việt Nam- Hoa Kỳ. Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định rằng:” Hiệp định thương mạ i Viêt-Mỹ không chỉđảm bảo lợi ích của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ mà cò n là một đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việc ký kết Hiệp định là phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, xây dựng một nền kinh tếđộc lập, tự chủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa...”. Tổng thống Bill Clintơn cho rằng: “ Hiệp định này là một mốc lịch sử quan trọng trong quá trình bình thường hoá, hàn gắ n và hoà giải trong quan hệ giữa hai nước.” Hiệp định này được đánh giá là khác biệt so với các hiệp định thương mại khác thể hiện ở bảng so sánh sau đây: Sự khác nhau của Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và các hiệp định thương mại song phương khác mà Việt Nam đã ký kết với các nước
- Hiệp định Thương mại Các hiệp định thương Tiêu thức so sánh Việt-Mỹ mại song phương khác 1. Cơ sở so sánh Dựa vào các tiêu chuẩn Không dựa vào các của WTO tiêu chuẩn của WTO 2. Tính khái quát của Vừa mang tính tổng hợp Mang tính chất tổng Hiệp định vừa mang tính chi tiết: có hợp cao, không có các các chương, mỗi chương cam kết thực hiện cụ có các điều khoản và phụ thể. lục kèm theo 3.Nội dung của Hiệp định Không chỉđề cập đến Chỉđề cập đến khái thương mại hàng hoá mà niệ m thương mại còn đề cập những lĩnh vực truyền thống: thương khác như: thương mại dịch mại hàng hoá song vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... phương giữa các bên. 4. Lộ trình thực hiện hiệp Có cam kết và lộ trình Không có lộ trình thực định thực hiện cụ thể, rõ ràng. hiện 5. Cơ quan giá m sát thi Có cơ quan giám sát, đảm Không có hành hiệp định bảo thực hiện hiệp định Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ dài khoảng 140 trang, gồ m 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập tới 4 nội dung chủ yếu: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và quan hệđầu tư. Mởđầu chương là cam kết chương trình của chính phủ hai nước mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.
- Những quy định về thương mại hàng hoá trong Hiệp định thương mại Việt- Mỹ A. Quy chếđối xử tối huệ quốc (Quy chế MFN) Quy chế tối huệ quốc- MFN( Most Favoured Nation) được xem là viê n đá tảng trong hiệp định Thương mại Việt-Mỹ . Điều 1, Chương I của Hiệp định này quy định nội dung cụ thể của quy chế tối huệ quốc, đó là: "Mỗi bên giành ngay lập tức và vôđiều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của Bên kia sựđối xử không kém thuận lợi hơn sựđối xử giành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ ba nào khác trong tất cả các vấn đề có liên quan tới: A. Mọi loại thuế quan và phíđánh vào hoặc liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuế quan và phíđó: B. Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu, và việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó. C. Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả những quy định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải. D. Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào hàng nhập khẩu. E. Luật, quy định và các yêu cầu khác cóảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa và F. Việc áp dụng các hạn chếđịnh lượng và cấp giấy phép. Đồng thời, các bên sẽ loại bỏ tất cả các hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp giấy phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu đối với mọi hàng hoá và dịch vụ, ngoại trừ những trường hợp được quy định cụ thể trong Phụ lục B và C của Hiệp định này và những hạn chế, hạn ngạch, yêu cầu cấp giấy phép và kiể m soát được GATT 1994 cho phép. II. Tình hình quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp định 1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ Sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹđược ký kết và phê chuẩn và chính thức có hiệu lực từ ngày 10-12-2001. Hiệp định Thương mại Việt-Mỹđã mở ra triển vọng giao lưu thương mại giữa hai nước. Kim ngạch xuất khẩu của
- Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng tăng. Một phần là do sau khi hiệp định thương mại Việt Hoa Kỳ có hiệu lực thì hàng hoá của Việt Nam xuất khẩ u sang Hoa Kỳđãđược hưởng quy chế tối huệ quốc. Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam có thể giả m tương đối mức giá bán ra do mức thuế quan bao gồ m trong giáđã giảm xuống. Vì thế, theo lý thuyết của kinh tế học vi mô, ứng vớ i mỗi mức giá bán ra của doanh nghiệp Việt Nam, lượng cầu của thị trường Hoa Kỳ sẽ thay đổi. Cụ thể, khi hàng hoá của Việt Nam bán với mức giá thấp hơn trước kia (do được hưởng quy chế tối huệ quốc) thì số lượng người mua ở Hoa Kỳđối với hàng hoá của Việt Nam sẽ tăng. Trên đồ thị ta có thể thấy, khi hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc, thì giá cả của hàng hoá Việt Nam sẽ bán với mức giá P vàứng với mức giáđó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ là Q . Cung-Cầu cân bằng tại điể m N. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thì hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽđược hưởng mức thuếưu đãi do quy chế tối huệ quốc mang lại, điều này làm cho giá cả hàng hoá bán ở thị trường Mỹ giảm (do thuế là một trong những yếu tố cấu thành nên giá bán) xuống mức giá Po, ứng với mức giáđó, nhu cầu trên thị trường Mỹ sẽ tăng lên đến Qo. Do nhu cầu tăng mạnh, sẽ dẫn đến các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, đường cung sẽ dịch chuyển từ S sang S’. Cung-Cầu sẽ cân bằng tại điểm M. Đồ thị cung cầu của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, có và không có MFN P S S’ P N Po M D 0 Q Qo Q
- S: Đường cung khi không có MFN S':Đường cung khi có MFN D:Đường cầu P :Giá bán ra khi chưa được hưởng MFN Q : Số lượng hàng hoá bán được khi chưa được có MFN Po: Giá bán ra khi được hưởng MFN Qo: Số lượng hàng hoá bán được khi có MFN Về lý thuyết, sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chắc chắn sẽ tăng lên, lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị hàng hoá cũng tăng, điều này tạo nên động lực khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sản xuất đểđáp ứng được nhu cầu trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp sẽ tăng thêm số nhân công, đồng thời tăng cường việc sử dụng các yếu tốđầu vào như nguyên vật liệu, năng lượng... Chính điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. 2. Tình hình xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam Hiện nay Việt Nam chủ trương nhập khẩu các hàng hoá công nghệ cao, các máy móc để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Những máy móc mà Việt Nam hiện có hầu hết từ các nước xã hội trước kia, nay đã trở nên lạc hậu. Nếu Việt Nam không tiếp cận được các công nghệ mới thì không những Việt Nam sẽ không bao giờ thu hẹp được khoảng cách phát triển đồng thời nền kinh tế của Việt Nam sẽ không cóđủ năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong khi đó, Hoa Kỳ vốn là nước đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. Đặc biệt, trong cơ cấu thương mại của Hoa Kỳ thì hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao chiế m ưu thế gần như tuyệt đối. Đáng chúý là các công nghệ nguồn không chỉ các nước đang phát triển mua mà ngay cả những nước công nghiệp phát triể n như Nhật Bản, các nước EU cũng phải mua từ Hoa Kỳ. Do có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực này, các công ty Hoa Kỳ luôn chú trọng tăng cường đầ u tư, sản xuất và xuất khẩu nhó m hàng này.
- Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ (5 nhóm hàng chủ lực và tổng kim nghạch) Đơn vị: Triệu USD ` Nă m 2001 2002 2000 2001 Mặt hàng (Đến tháng 5) (Đến tháng 5) Lò hạt nhân, máy móc có khí 78,3 78,9 28,0 33,7 Thiết bịđiện và nghe nhìn 30,2 34,9 11,0 17,7 Bông 14,5 29,2 11,5 16,0 Chất dẻo 17,7 22,1 8,5 9,9 Phân bón 28,6 19,4 3,4 18,5 Tổng kim nghạch 330,5 393,8 138,9 186,3 Nguồn: USITC http://www.usitc.gov 3. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Nhưđãđề cập ở trên, tính bổ sung giữa hai nền kinh tế, cùng tính đa dạng của thị hiếu và nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ cũng đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bước đầu tìm được chỗđứng cho một số mặt hàng cần nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp, chất lượng vừa phải trên thị trường Hoa Kỳ. Ngoạ i trừ nhiên liệu khoáng và dầu mỏ, các mặt hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là nông-thuỷ, hải sản chế biến, hàng dệt may, giày dép vàđồ da...Đây là những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng bởi tận dụng được nguồ n nguyên liệu rẻ, có kỹ thuật, tài nguyên về thuỷ, hải sản, khoáng sản phong phú và trên hết nó phù hợp với cơ cấu phát triển hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Mặt khác kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với Hoa Kỳ, nên không còn phải chịu sự chênh lệch giữa thuế MFN và không MFN cho nên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ ngày càng cóưu thế cạnh tranh so với các nước khác. 3.1. Hàng dệt may Hoa Kỳ là nước luôn đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Nhóm hàng dệt may cũng là một trong những nhóm hàng nhập khẩu lớ n
- của Hoa Kỳ với nhu cầu về mẫu mã hết sức đa dạng. Mỗi nă m, Hoa Kỳ nhập khẩu tới hàng chục tỷ USD hàng dệt may với sức mua ngày càng tăng: Nă m 1994 là 43 tỷ USD, năm 1995 là 50 tỷ USD, đến năm 1998, 1999 con số này đã tăng lên tới gần 60 tỷ USD. Nă m 2001, Mỹ nhập khẩu 75,438 tỷ USD. Trung bình giá trị nhập khẩu hàng dệt may chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Trong khi đó, ngành dệt may phát triển mạnh ở Việt Nam vì có lợi thế là lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Hàng nă m, Việt Nam xuất khẩ u gần 1,8 tỷ USD hàng dệt may ra nước ngoài. Tuy trước đây, thị trường Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ không ngừng tăng trong những nă m gần đây, đặc biệt sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệ u lực. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ Đơn vị: Triệu USD Nă m 2002(tháng 1 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Mặt hàng đến tháng 9) Hàng dệt 3,59 5,32 7,10 11,20 16,80 17,3 234,75 Hàng may 20,01 20,60 21,34 25,20 29,90 28,0 365,25 Tổng cộng 23,60 25,92 28,44 36,40 46,70 45,3 650 Nguồn :USITC Trade Database 2. Nhóm giải pháp vi mô 2.1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới Sau khi đã nắm vững được các thông tin về thị trường Hoa Kỳ các doanh nghiệp phải chủđộng cải tiến sản phẩ m cũng như dây chuyền sản xuất để có thểđáp ứng đầy đủ các yêu cầu cũng như những quy định hết sức khắt khe do Hoa Kỳ quy định.Trước mắt để có thể xâ m nhập vào thị trường Hoa Kỳ thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng một trong những mô hình hệ thống đảm bảo chất lượng như : +ISO 9000: Đây là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩ n quốc tế trong doanh nghiệp. Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 đề cập đến các yếu tố chính sách trong quản lý chất lượng như chính sách chỉđạo về chất
- lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, bao gói, phân phối, xem xét đánh giá nội bộ, dịch vụ sau khi bán hàng, kiể m soát tài liệu, đào tạo. + ISO 9001: áp dụng khi doanh nghiệp muốn đả m bảo chất lượng trong sản phẩm, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật( phổ biến vì nó không bao gồ m khâ u thiết kế) + ISO 9003: áp dụng khi doanh nghiệp muốn bảo đảm chất lượng trong kiể m tra và thử nghiệm cuối cùng giành cho doanh nghiệp làm ra sản phẩm, chủ yếu dùng quy trình kiể m tra chất lượng sản phẩ m đểđảm bảo sản phẩ m hay dịch vụđạt đúng yêu cầu đề ra. 2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư vào một số lĩnh vực sau: - Ngoài nguồn vốn đầu tư trong nước, các doanh nghiệp cần phải thu hút và tận dụng tối đa các nguồn đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc là vốn việc trợ chính thức (ODA) vào việc sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các nghành sản xuất sử dụng công nghệ cao nhằ m tạo những sản phẩm có chất lượng tốt vàđồng đều, có sức cạnh tranh trên thị trường. 2.3. Chủđộng tiếp cận công nghệ thông qua việc tích cực sử dụng có hiệu quả hơn hệ thống internet Thương mại điện tử tuy mới xuất hiện nhưng đang phát triển rất nhanh và có tiềm năng cũng rất lớn. Thương mại điện tử có nhiều điểm ưu việt và thực sự là một công cụ mới cho chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp. Trước hết, người bán và người mua được nối trực tiếp với nhau, không hạn chế về không gian và thời gian, cho nên các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu thị trường. 3.1 Dệt May Theo Luật Nhãn hiệu sản phẩm len nă m 1993 đối với tất cả các sản phẩ m có chứa sợi len nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và theo Luật Nhãn hiệu sản phẩ m lông, da thú, thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu có giá thành hay giá bá n từ 7 USD trở lên phải ghi nhãn, mác và nước xuất xứ. Do đó tất cả hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳđều phải được ghi nhãn, nêu rõ tên nhà
- sản xuất và nước chế tạo, gia công sản phẩm. Do đó các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến thương hiệu cũng như nhãn mác của sản phẩm. 3.2 Hàng nông sản Tuy nghành nông sản đã có một số mặt hàng được thị trường Hoa Kỳ chấp nhận song hiện nay vẫn còn nhiều lợi thế chưa được khai thác và phát huy tương xứng với tiềm năng. Nhiều loại sản phẩ m nông nghiệp chưa được khai thác đưa vào xuất khẩu như nhó m hàng hạt có dầu, các sản phẩm thịt gia cầm, một số loại hoa quả nhiệt đới (chuối, quả có mùi..). Những sản phẩm đãđược khai thác xuất khẩu như cà phê, cao su, chè và gia vị thì hầu hết làở dạng thô (chiếm tới 70-80%), do đó không có lợi thế trong cạnh tranh. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là: Cơ sở hạ tầng yếu, thiếu tính đồng bộ của các yếu tố sản xuất (điện, nước, vốn, kỹ thuật...) tại các vùng tập trung chuyên canh sản xuất hàng nông sản. Công nghệ sau thu hoạch còn rất nhiều bất cập, máy móc thiết bị sản xuất còn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu chế biến tiêu hao nhiều nguyên liệu nhưng chất lượng còn thấp. Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu còn yếu kém, không hiệu quả, lưu thông chồng chéo, tranh mua, tranh bán, gây tổn hại đến lợi ích chung trong kinh doanh xuất khẩu cũng như lợi ích người sản xuất.
- KẾTLUẬN Trong thế giới ngày nay, không một quốc gia nào có thể tách rời khỏi quá trình toàn cầu hoáđang diễn ra mạnh mẽ. Trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ, một siêu cường kinh tế, khái niệm Quy chế Tối huệ quốc(MFN) trước đây đãđược chuyển sang gọi là Quy chế Thương mại bình thường( NTR), điều này cho thấy nếu một quốc gia nào đó chưa được hưởng Quy chế Tối huệ quốc của Hoa Kỳ tức là quốc gia đó vẫn chưa có quan hệ thương mạ i bình thường với Hoa Kỳ và cũng có nghĩa là chưa thực sự tham gia vào tiế n trình hội nhập kinh tế thế giới. Do đó có thể thấy được ý nghĩa cũng như tầ m quan trọng to lớn của việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ, đồng thời mởđường cho Việt Nam tiếp tục tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá. Chúng ta một lần nữa khẳng định rằng Hiệp định có hiệu lực đang và sẽ tạo cơ hội tốt giúp cho Việt Nam đẩy mạnh thưong mại hàng hoá sang Hoa Kỳ- một thị trường lớn vàđầy tiềm năng, do hàng hoá của chúng ta được hưởng mức thuế ngang bằng với các đối tác thương mại khác của Hoa Kỳ. Kết quả này đãđược khẳng định dựa trên các tổng kết nghiên cứu thực tế cũng như tính toán kinh tế lượng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ không chỉđem đến những thuận lợi mà ngược lại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình triển khai thực thi Hiệp định bởi đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị thực sự kỹ càng cho thị trường Mỹ, vì vậy khả năng đáp ứng cho các đơn hàng lớn còn rất hạn chế. Khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước chưa cao và chưa phong phú nên còn phụ thuộc nhiều vào nguồ n nguyên liệu ngoại nhập. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những rào cản của thị trường Hoa Kỳđối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là những thách thức lớn đối với quốc gia, chẳng hạn nguy cơ mất chủ quyền... Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó thì chính những thách thức lại làđộng lực thúc đẩy sự phát triển.
- DANHMỤCTÀILIỆUTHAMKHẢO 1.Sách giáo trình luật kinh tế (Trường Đại học Quản lý kinh doanh Hà Nội 2. Bộ thương mại. Báo cáo công tác của các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ sắp tới (2001) 3. Ấn phẩ m của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Tái bả n lần 2 năm 2002). Xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 4.Ấn phẩm của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2002). Kinh doanh với Hoa Kỳ 5. VụÂu Mỹ, Bộ thương mại. Báo cáo Quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ và triển vọng hợp tác (12-2000) 6. Dựán VIE/99/002. Báo cáo về hội nhập kinh tế và chiến lược phát triển của Việt Nam (5-2000)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp ” TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ”
68 p | 1462 | 416
-
Báo cáo về hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam
11 p | 342 | 97
-
Đánh giá tác động môi trường trong 2000 ha rừng nguyên liệu giấy
100 p | 204 | 66
-
Luận văn: Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đang phát triển
0 p | 189 | 32
-
Luận án tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
204 p | 142 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
220 p | 54 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean-Úc- New Zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Úc và New Zealand
206 p | 81 | 13
-
Đề tài: " Tác động của hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đến quan hệ thương mại giữa hai nước "
17 p | 89 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
204 p | 103 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU đến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
207 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của thương mại quốc tế đến vấn đề việc làm ở Việt Nam
196 p | 29 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Đánh giá sự thay đổi sinh kế đối với những hộ gia đình có lao động chính từ 35 tuổi trở lên bị thu hồi đất trong dự án khu công nghiệp hiệp phước huyện nhà bè
82 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xác định trị giá Hải quan theo nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT 1994 - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
119 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU đến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
28 p | 26 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam
27 p | 85 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
101 p | 31 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới tới việc dịch chuyển nguồn vốn FDI vào Việt Nam
28 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn