intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean-Úc- New Zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Úc và New Zealand

Chia sẻ: Nguyen Trang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

80
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tổng hợp lại những nội dung lý luận và thực tiễn của AANZFTA làm cơ sở để đánh giá tác động của nó đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của Hiệp định thương mại tự do Asean-Úc- New Zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Úc và New Zealand

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HÀ PHƯƠNG Tên đề tài luận án: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ÚC- NEW ZEALAND ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ÚC VÀ NEW ZEALAND Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9 31 01 06 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng 2. PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa Hà Nội, 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN- Úc- New Zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Úc và New Zealand” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tài liệu, số liệu tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hà Phương i
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng và PGS.TS Đặng Thị Phương Hoa, hai người Thầy đã hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Những nhận xét và đánh giá và gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu của Thầy và Cô thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn hiện nay và trong thời gian tới. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy cô và cán bộ trong Khoa Quốc tế học- Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã nhiệt tình góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn của mình tới Ban lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vì đã tạo điều kiện hỗ trợ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người thân của tôi đã quan tâm động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp của các chuyên gia, các Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 18 tháng 8 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Hà Phương ii
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................................ 2 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án ......................................................................... 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ........................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ......................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .................................. 4 4.1. Phương pháp luận và nguồn tư liệu ...................................................................... 4 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................... 4 4.2.1. Phương pháp định tính ...................................................................................... 4 4.2.2. Phương pháp định lượng ................................................................................... 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ................................................................ 12 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án ................................................................................ 12 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án. ............................................................................ 12 7. Kết cấu của luận án. ................................................................................................ 13 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 14 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ..................................................................... 14 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 17 1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu ............................................................................................ 26 1.3.1. Kết quả và đóng góp ....................................................................................... 27 1.3.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu .................................................. 27 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-ÚC-NEW ZEALAND ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ........................................................................................................ 29 2.1. Những vấn đề chung về quan hệ thương mại hàng hóa và hiệp định thương mại tự do ...................................................................................................................... 29 2.1.1. Quan hệ thương mại hàng hóa ......................................................................... 29 2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ............................................................................ 30 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến tác động của Hiệp định thương mại tự do đến thương mại hàng hóa của các quốc gia ................................................................ 35 iii
  5. 2.2.1. Hiệu ứng động ................................................................................................ 35 2.2.2. Lý thuyết về lợi thế so sánh............................................................................. 36 2.2.3. Lý thuyết về chuỗi giá trị toàn cầu và tác động đến quy trình sản xuất. ........... 38 2.2.4. Tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại........................................... 38 2.2.5. Khung lý luận áp dụng trong luận án............................................................... 41 2.3. Khái quát Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand và các cam kết thương mại hàng hóa của Việt Nam, Australia và New Zealand .......... 44 2.3.1. Khái quát Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand................... 44 2.3.2. Khái quát cam kết thương mại hàng hóa của Việt Nam, Australia và New Zealand ..................................................................................................................... 51 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 57 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN- AUSTRALIA-NEW ZEALAND ĐẾN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VỚI AUSTRALIA VÀ NEW ZEALAND........................................................................... 58 3.1. Quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand trước khi AANZFTA được thực thi............................................................................ 58 3.1.1. Hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Australia và New Zealand trước khi AANZFTA được thực thi ......................................................................................... 58 3.1.2. Kết quả trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Australia và New Zealand và những vấn đề đặt ra trước khi AANZFTA được thực thi ......................... 62 3.2. Tác động của AANZFTA đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand ........................................................................................... 67 3.2.1. Tác động của AANZFTA đến giá trị thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand ......................................................................................... 67 3.2.2. Tác động của AANZFTA đến cơ cấu thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand. ........................................................................................ 77 3.2.3. Tác động của AANZFTA đến tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại. .......................................................................................................................... 89 3.3. Đánh giá chung về tác động của AANZFTA đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand .................................................................... 94 3.3.1. Tác động tích cực và nguyên nhân .................................................................. 94 3.3.2. Tác động tiêu cực và nguyên nhân ................................................................ 104 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 113 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI AUSTRALIA VÀ NEW ZEALAND ĐẾN NĂM 2025 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM ................................................................. 115 4.1. Bối cảnh thế giới và khu vực tác động đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand .......................................................................... 115 iv
  6. 4.1.1 Bối cảnh thế giới ............................................................................................ 115 4.1.2. Bối cảnh trong nước và khu vực .................................................................... 119 4.2. Định hướng hợp tác thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand ...................................................................................................................... 124 4.2.1. Định hướng hợp tác thương mại của Việt Nam với Australia ........................ 124 4.2.2. Định hướng hợp tác thương mại của Việt Nam và New Zealand ................... 127 4.3. Dự báo triển vọng quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam với Australia và New Zealand trong khuôn khổ AANZFTA. ............................................................. 130 4.4. Một số hàm ý để Việt Nam tăng cường thương mại với Australia và New Zealand thông qua AANZFTA ................................................................................. 134 4.4.1. Cần chú ý hơn đến những tác động của bối cảnh khu vực và thế giới trong việc thực thi AANZFTA. ........................................................................................ 134 4.4.2. Cần tăng cường hợp tác với Australia và New Zealand thông qua các biện pháp thúc đẩy thương mại trong khuôn khổ AANZFTA. ........................................ 136 4.4.3. Cần tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong AANZFTA........................................... 137 4.4.4. Cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc thực thi AANZFTA. ............................................................................... 139 4.4.5. Nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam với các quốc gia trong AANZFTA. ............................................................................................................ 140 4.4.6. Cần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế và được hưởng ưu đãi thuế từ Australia và New Zealand trong khuôn khổ AANZFTA. .................. 141 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 144 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 145 v
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1:Lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết trong Hiệp định AANZFTA .................. 47 Bảng 3.1:Tốc độ tăng trưởng thương mại trung bình giữa Việt Nam với Australia và New Zealand giai đoạn 2002-2017 (%) ........................................................................ 69 Bảng 3.2:Tỷ trọng thương mại của Australia và New Zealand với Việt Nam so với ASEAN (%) ................................................................................................................. 76 Bảng 3.3:Tỷ trọng thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand so với thế giới (%) .................................................................................................................. 76 Bảng 3.4: Tỷ trọng thương mại của Australia và New Zealand với Việt Nam so với thế giới (%) .................................................................................................................. 76 Bảng 3.5: So sánh RCA của Việt Nam với Australia (2004-2015) ................................ 77 Bảng 3.6: So sánh RCA của Việt Nam với New Zealand trong (2004-2015) ................ 77 Bảng 3.7:Sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia ............. 79 Bảng 3.8: Sự dịch chuyển cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Australia ............... 80 Bảng 3.9: Sự dịch chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang New Zealand .... 82 Bảng 3.10: Sự dịch chuyển cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ New Zealand ...... 83 Bảng 4.1: Các Hiệp định của ASEAN với các đối tác ................................................. 121 vi
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tạo lập thương mại ....................................................................................... 39 Hình 2.2: Chuyển hướng thương mại ............................................................................ 40 Hình 3.1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia và New Zealand giai đoạn 2002-2009 (Tỷ USD) .................................................................................................... 62 Hình 3.2: Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng từ Việt Nam sang Australia giai đoạn 2002- 2009 (%) ...................................................................................................................... 63 Hình 3.3: Cơ cấu nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam từ Australia giai đoạn 2002- 2009 (%) ...................................................................................................................... 64 Hình 3.4: Cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng từ Việt Nam sang New Zealand giai đoạn 2002-2009 (%) ............................................................................................................. 64 Hình 3.5: Cơ cấu nhập khẩu nhóm hàng của Việt Nam từ New Zealand giai đoạn 2002-2009 (%) ............................................................................................................. 65 Hình 3.6: Cơ cấu Việt Nam xuất nhập khẩu với Australia và New Zealand theo giai đoạn sản xuất giai đoạn 2003-2009. .............................................................................. 66 Hình 3.7:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia và New Zealand giai đoạn 2002-2017 (Tỷ USD) ....................................................................... 68 Hình 3.8:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN với Australia và New Zealand. ............................................................................................................... 70 Hình 3.9:Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Australia và New Zealand......................................................................................................................... 72 Hình 3.10: Tốc độ tăng trưởng thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand giai đoạn 2003-2017 (%) ................................................................................. 73 Hình 3.11: Xuất khẩu ròng của Việt Nam với Australia và New Zealand (Tỷ USD) ..... 74 Hình 3.12: Chuyển dịch trong tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia và New Zealand theo giai đoạn sản xuất (%) ......................... 86 Hình 3.132: Chuyển dịch trong tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Australia và New Zealand theo giai đoạn sản xuất (%) ............................. 87 Hình 3.14: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi AANZFTA của một số quốc gia ASEAN trong thương mại với Australia và New Zealand (%) ............................................................. 96 Hình 3.152: Dự án Hợp tác Phát triển Australia – Việt Nam ......................................... 99 Hình 3.16: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi của Việt Nam trong ATIGA và ASEAN+ giai đoạn 2007-2013 ................................................................................................... 108 Hình 4.1: Quá trình phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp ........................... 118 Hình 4.2: Thành viên Hiệp định RCEP và CPTPP ...................................................... 122 Hình 4.32: Dự báo Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Australia và New Zealand đến năm 2020. ...................................................................................... 131 Hình 4.42: Dự báo Xuất khẩu Việt Nam sang Australia và New Zealand đến năm 2020 ........................................................................................................................... 131 Hình34.5: Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Australia và New Zealand....................................................................................................................... 132 vii
  9. DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Tình hình xuất khẩu một số hoa quả của Việt Nam sang Australia ................. 84 Hộp 3.2: Trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang Australia.......................................... 99 Hộp 3.3: New Zealand thực hiện dự án hỗ trợ phát triển các giống cây ăn quả chất lượng cao tại Việt Nam............................................................................................... 101 Hộp 3.4: Vinamilk đầu tư sang New Zealand ............................................................. 103 Hộp 3.5: Nhận định về lợi thế và điểm yếu của hàng hóa Việt Nam khi tham gia AANZFTA ................................................................................................................. 106 Hộp 3.6: Hàng thủy sản Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh dịch tễ của Australia106 Hộp 3.7: Sự cần thiết khi tham gia AANZFTA ........................................................... 109 Hộp 3.8: Doanh nghiệp Australia và New Zealand chưa mạnh dạn đầu tư sang thị trường Đông Nam Á ................................................................................................... 112 viii
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Anh Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa của từ AANZFTA ASEAN - Australia - New Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Zealand Free Trade Agreement Australia- New Zealand AC ASEAN Community Cộng đồng ASEAN ACIA ASEAN Comprehensive Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN Investment Agreement AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN AFAS ASEAN Framework Agreement Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ on Services AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN AIA ASEAN Comprehensive Hiệp định đầu tư ASEAN Investment Area AIGA ASEAN Investment Guarantee Hiệp định bảo đảm đầu tư ASEAN Agreement APSC ASEAN Political-Security Cộng đồng Chính trị - An ninh Community ASCC ASEAN Socio-Cultural Cộng đồng văn hóa xã hội Community ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Nations ATIGA ASEAN Trade in Goods Hiệp định Thương mại Hàng hoá Agreement ASEAN AUSFTA Australia–United States Free Hiệp định thương mại tự do Australia- Trade Agreement Mỹ C/O Certificate of origin Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa CACM Central American Common Thị trường Chung Trung Mỹ Market CARICOM Caribbean Community Cộng đồng Caribe CEP Closer Economic Partnership Đối tác Kinh tế thân thiết hơn CER Closer Economic Relation Hiệp định Thương mại Quan hệ Kinh tế thân thiết hơn CGE Computable general equilibrium Cân bằng tổng thể CLMV Cambodia-Laos-Myanmar- Campuchia-Lào-Myanma-Việt Nam Vietnam CMCN Cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp ix
  11. CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến Agreement for Trans-Pacific bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership CTC Change of tariff classification Tiếp cận phân loại thuế DFAT Department of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao và Thương mại and Trade ECWP Economic Co-operation Work Chương trình hợp tác kinh tế Programme EU Eroupean Union Liên minh Châu Âu FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang FOB Free on Boat Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do GATS General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương mại Dịch Services vụ GATT General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu and Trade dịch GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HS Harmonized Sytem Hệ thống hài hòa IHS Import health standards Tiêu chuẩn sức khỏe cho hàng hóa nhập khẩu NAFTA North American Free Trade Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ Agreement NT Normal Track Danh mục thông thường NZTC New Zealand Trade Center Trung tâm Thương mại New Zealand OPEC Organization of Petroleum Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa Exporting Countries RCA Revealed Comparative Lợi thế so sánh hiện hữu Advantage RCEP Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Economic Partnership Khu vực ROI Regional Orientation Index Chỉ số định hướng khu vực ROO Rule of Origin Quy tắc xuất xứ RVC Regional Value Content Tiếp cận nội dung giá trị khu vực SPS Sanitary and Phytosanitary Biện pháp kiểm dịch động thực vật Measures ST Sensitive Track Danh mục nhạy cảm STRACAP Standards, Technical Chương trình hỗ trợ về tiêu chuẩn, quy Regulations and Conformity định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá Assessment sự phù hợp TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại x
  12. TFA Trade Facilitation Agreement Hiệp định tạo thuận lợi thương mại TPP The Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương UN United Nations Liên Hiệp Quốc UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương Trade and Development mại và Phát triển USD United State Dollas VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp and Industry Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Tiếng Việt Từ viết tắt Từ đầy đủ BCT Bộ Chính trị BTC Bộ Tài chính NĐ-CP Nghị định của Chính phủ PGS Phó giáo sư QH Quốc hội TM Thương mại TS Tiến sĩ TT Thông tư QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng chính phủ UBHH Ủy ban hỗn hợp xi
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973 và với New Zealand từ năm 1975. Trong hơn 40 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam với Australia và New Zealand đã được liên tục củng cố và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam, Australia và New Zealand luôn đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy sự mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường quan trọng này. Hiện nay, Australia và New Zealand là những đối tác thương mại lớn và tiềm năng của Việt Nam. Ngày 27 tháng 2 năm 2009, sau 34 năm với nhiều vòng thảo luận và đàm phán, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Australia - New Zealand (AANZFTA) được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan. Vào năm sau đó, AANZFTA bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, AANZFTA là hiệp định thương mại đầu tiên giữa Australia và New Zealand với các đối tác thương mại từ ASEAN trong đó có Việt Nam. AANZFTA không chỉ mang đến nhiều cơ hội mà còn nhiều thách thức đối với quan hệ kinh tế nói chung, thương mại hàng hóa nói riêng giữa Việt Nam với Australia và New Zealand. Nếu biết tận dụng được cơ hội này, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để Việt Nam có thể dễ dàng mở rộng thị trường, học hỏi được công nghệ tiên tiến và nâng cao số lượng cũng như chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu với Australia và New Zealand. Tuy nhiên, so với một số quốc gia của ASEAN, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với hai quốc gia này còn khiêm tốn. Cụ thể, năm 2017, Việt Nam đứng thứ 5 trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Australia và New Zealand, sau Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia với một khoảng cách tương đối xa. Do đó, việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa thông qua việc tận dụng các ưu đãi trong AANZFTA đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia, New Zealand là yêu cầu cấp bách cả trong hiện tại và tương lai. AANZFTA đã được ký kết và thực thi gần 10 năm, trong đó Việt Nam là một thành viên chính thức. Quá trình thực thi Hiệp định đã có những thay đổi trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Australia và New Zealand. Do đó, việc đi sâu nghiên cứu về các tác động của AANZFTA đến quan hệ thương mại, cụ thể là 1
  14. xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với hai quốc gia này là vô cùng cần thiết trong việc đưa ra những nhận định và đánh giá kịp thời để có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, tận dụng được các cam kết của AANZFTA trong việc thúc đẩy thương mại và nâng tầm quan hệ với hai bạn hàng tiềm năng này. Hơn nữa, Việt Nam với Australia và New Zealand cũng là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Vấn đề càng trở nên phức tạp do Việt Nam và các đối tác cùng phải thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu tác động thực thi của AANZFTA có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chính sách và định hướng hợp tác chung giữa Việt Nam với Australia và New Zealand trong thời gian tới. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu và dự báo tác động của AANZFTA đến phát triển kinh tế và quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác tham gia nhưng trước bối cảnh mới phải có các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện hơn. Do đó, luận án “Tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN- Úc- New Zealand đến quan hệ thương mại của Việt Nam với Úc và New Zealand” là vô cùng cần thiết và có tính thời sự cao trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Luận án xem xét tác động thực tế của Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand (AANZFTA) đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand sau khi hiệp định được ký kết để từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá và gợi ý cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án • Luận án tổng hợp lại những nội dung lý luận và thực tiễn của AANZFTA làm cơ sở để đánh giá tác động của nó đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand. • Luận án đánh giá tác động thực thi của AANZFTA đến giá trị thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand. • Luận án xem xét sự dịch chuyển trong cơ cấu hàng hóa trong trao đổi thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand trước và sau khi AANZFTA được thực hiện. 2
  15. • Luận án phân tích tác động tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại của AANZFTA đến thương mại của Việt Nam. • Luận án nghiên cứu những kết quả đạt được và chưa đạt được như kì vọng khi AANZFTA được thực thi đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam vớiAustralia và New Zealand. • Luận án phân tích triển vọng và giải pháp để Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế của AANZFTA trong trao đổi thương mại hàng hóa với Australia và New Zealand. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về tác động của việc thực thi cam kết AANZFTA đến thương mại hàng hóa của Việt Nam và Australia và New Zealand dựa trên 3 nội dung: tác động đến giá trị thương mại hàng hóa, tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa, tạo lập và chuyển hướng thương mại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Nội dung: Luận án giới hạn nội dung về quan hệ thương mại hàng hóa cụ thể ở đây là xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với Australia và New Zealand, trong đó cơ cấu hàng hóa được phân loại theo hai dạng là Nhóm hàng hóa theo mã HS 2012 và Nhóm hàng hóa theo giai đoạn sản xuất (xem thêm phụ lục 1). -Thời gian: Luận án đánh giá tác động của AANZFTA đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand trong giai đoạn 2002-2017 và định hướng 2025. Do AANZFTA được ký kết vào ngày 27 tháng 2 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 nên tác giả lấy năm 2010 làm mốc để xem xét kết quả AANZFTA đến thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Australia và New Zealand. Hay nói cách khác, tác giả so sánh 8 năm trước và 8 năm sau khi hiệp định được ký kết. Theo đó, tác giả chọn phạm vi nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2017. Ngoài ra, luận án cũng đưa ra dự báo và định hướng phát triển 8 năm sau khi đánh giá là mốc năm 2025. -Không gian: Các nước trong Hiệp định AANZFTA (bao gồm Australia, New Zealand, Việt Nam, Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan). 3
  16. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Với đối tượng nghiên cứu là trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Australia và New Zealand trong bối cảnh AANZFTA được thực hiện, tác giả tiếp cận vấn đề từ góc độ kinh tế quốc tế, sử dụng các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tác động sau (Post-ante methods) và đưa ra nhận định, đánh giá về tiềm năng thương mại. Các phương pháp này được sử dụng phổ biến để đánh giá tác động sau khi hiệp định thương mại tự do được thực hiện. 4.1. Phương pháp luận và nguồn tư liệu Tác giả tiếp cận vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do, các lý thuyết liên quan đến tác động của Hiệp định thương mại tự do, đến thương mại hàng hóa của các quốc gia bao gồm: Hiệu ứng động, Hiệu ứng kinh tế tiềm năng, Lợi thế so sánh, Tạo lập và chuyển hướng thương mại. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xem xét tác động của AANZFTA đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand trên ba khía cạnh tương ứng với cơ sở lý luận trên là: giá trị thương mại, cấu trúc thương mại và tạo lập- chuyển hướng thương mại. Tư liệu của đề tài được thu thập từ nguồn số liệu xuất nhập khẩu của Trade map, Wits, Tổng cục hải quan Việt Nam; GDP từ World Bank là đầu vào để tính toán tác động của AANZFTA đến thương mại giữa Việt Nam với Australia và New Zealand dựa trên việc phân tích sự thay đổi về số liệu kết hợp tính toán chỉ số và mô hình định lượng. Luận án sử dụng cơ sở dữ liệu chính là kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai quốc gia, thông qua số liệu và chỉ số để so sánh sự thay đổi trước và sau khi hiệp định được ký kết. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.2.1. Phương pháp định tính Khi xem các vấn đề về tác động của AANZFTA đến thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand, tác giả sử dụng một số phương pháp định tính như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh trước và sau khi Hiệp định được thực hiện, phương pháp kế thừa, phỏng vấn ý kiến chuyên gia và nhà quản lý. Từ đó có thể lý giải các vấn đề liên quan đến tác động của AANZFTA đến thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand. 4
  17. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận án phân tích và nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau về FTA và tác động của FTA đến thương mại hàng hóa của quốc gia để làm sáng tỏ nội dung các cam kết trong AANZFTA và là cơ sở để đánh giá tác động của Hiệp định này đến thương mại của Việt Nam với Australia và New Zealand. Cụ thể, luận án sử dụng phương pháp này để phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về FTA như khái niệm, phân loại, quy tắc chính và một số lý thuyết liên quan đến tác động của FTA đến thương mại của các quốc gia bao gồm hiệu ứng động, hiệu ứng kinh tế tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo lập và chuyển hướng thương mại. Dựa vào đó, luận án tổng hợp khái quát các cam kết chung của AANZFTA và tóm lược cam kết của Việt Nam, Australia, New Zealand trong Hiệp định. Phương pháp kế thừa: Thông qua các công trình trước đây, luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu về lý luận của FTA và tác động của FTA đến thương mại của các quốc gia. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, GDP… từ nguồn cơ sở dữ liệu của các cơ quan có uy tín như Wits-WorldBank, Trademap, Tổng cục thống kê Việt Nam…Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin từ các tài liệu thứ cấp được công bố của Bộ công thương Việt Nam, Bộ ngoại giao và thương mại Australia, Bộ ngoại giao và thương mại New Zealand, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Thương vụ Việt Nam tại Australia và New Zealand, … để làm cơ sở phân tích, minh chứng cho các lập luận trong luận án. Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng phương pháp này để thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về kim ngạch, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Australia và New Zealand để đánh giá và phân tích các tác động sau khi hiệp định được thực hiện. Phương pháp so sánh: Muốn nhận định đầy đủ tác động của AANZFTA, luận án đánh giá sự thay đổi trước và sau khi thực hiện Hiệp định. Để làm được điều này, luận án so sánh giá trị thương mại, cơ cấu thương mại 8 năm trước và 8 năm sau khi AANZFTA được thành lập. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra những hàm ý và khuyến nghị phù hợp với tình hình hiện nay và định hướng cho sự phát triển quan hệ thương mại, tận dụng lợi thế AANZFTA đến năm 2025. Phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia, nhà quản lý: 5
  18. Để minh chứng cho các nhận định và tìm hiểu thực trạng cũng như nguyên nhân của các tác động tích cực và những kết quả chưa đạt được khi tham gia AANZFTA của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa với Australia và New Zealand, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn ý kiến một số chuyên gia. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 3. Tác giả phỏng vấn 3 chuyên gia và nhà quản lý (trong đó có 1 chuyên gia nước ngoài và 2 chuyên gia Việt Nam). Mục đích phỏng vấn nhằm thu thập ý kiến, nhận định của các chuyên gia về việc thực thi AANZFTA, nguyên nhân AANZFTA chưa thực sự có hiệu quả và kiến nghị cho Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với Australia và New Zealand. 4.2.2. Phương pháp định lượng 4.2.2.1. Phương pháp sử dụng chỉ số Tác giả sử dụng các chỉ số để tính toán tác động của AANZFTA đến thương mại bao gồm chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số định hướng khu vực (ROI). Chỉ số RCA được áp dụng để tính toán lợi thế hay bất lợi của Việt Nam so với Australia và New Zealand khi tham gia thương mại tự do. Chỉ số ROI dùng để tính toán xem nhóm hàng nào Việt Nam xuất khẩu vào khu vực AANZFTA có lợi thế hơn các khu vực khác. Luận án kết hợp Chỉ số ROI và RCA để tìm ra các nhóm hàng có nguy cơ gây nên chuyển hướng thương mại đối với Việt Nam. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage- RCA). Để nắm bắt được mức độ chuyên môn hóa thương mại của một quốc gia, Balassa (1965) đã đưa ra công thức sau đây để tính chỉ số RCA: RCA = Trong đó: • xIj là xuất khẩu sản phẩm j từ nước I; • XI là tổng xuất khẩu từ nước I; • Xaj là tổng xuất khẩu của sản phẩm j từ khu vực tham chiếu (như thế giới) • Xa là tổng xuất khẩu của khu vực tham chiếu. Chỉ số này tính toán được lợi thế theo ngành hoặc mặt hàng của một quốc gia. Từ đó đưa ra chính sách phù hợp để các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu ngành đó, tận dụng được lợi thế của FTA. Ngoài ra, nếu chỉ số RCA của hai 6
  19. quốc gia trong một khối thương mại càng khác nhau, hai quốc gia đó càng là đối tác phù hợp và có tiềm năng trong khối. Chỉ số định hướng khu vực (Regional orientation index-ROI) Công thức để tính ROI như sau: ROI= (Xcgr/Xcr) / (Xcg-r/Xc-r) Trong đó: Xcgr: Xuất khẩu sản phẩm g bởi nước c đến khu vực r Xcr: Tổng xuất khẩu của nước c đến khu vực r Xcg-r: Xuất khẩu sản phẩm g bởi nước c đến các nước ngoài khu vực Xc-r: Tổng xuất khẩu của nước c đến các nước ngoài khu vực r Chỉ số này cho biết sản phẩm nào của nước xuất khẩu có xu hướng xuất khẩu vào khu vực hơn là các địa điểm khác. Nếu chỉ số này có giá trị lớn hơn 1, điều này ngụ ý rằng quốc gia này có xu hướng xuất khẩu mặt hàng đó vào khu vực. Ngược lại, nếu chỉ số này nhỏ hơn 1, quốc gia này không có xu hướng xuất khẩu mặt hàng đó vào khu vực. Kết hợp hai chỉ số. Chỉ số RCA và chỉ số ROI có thể kết hợp với nhau để nghiên cứu ra những mặt hàng nào gây hiện tượng chuyển hướng thương mại khi thực hiện FTA. Nếu chỉ số RCA của một quốc gia nhỏ hơn 1và chỉ số ROI lớn hơn 1 thì mặt hàng đó gây ra hiện tượng chuyển hướng thương mại [67]. Do số liệu RCA và số liệu tính toàn ROI của năm 2016 và 2017 chưa được cung cấp nên tác giả so sánh chỉ số này trong giai đoạn 2004-2009 và 2010-2015, tức là 6 năm trước và sau khi AANZFTA được thực thi. 4.2.2.2. Mô hình lực hấp dẫn Để trả lời câu hỏi ảnh hưởng của AAZFTA là tạo thương mại hay chệch hướng thương mại cho xuất nhập khẩu của Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình lực hấp dẫn để đánh giá bằng việc đưa thêm biến giả FTA và một số các biến liên quan đến trao đổi thương mại. Mô hình Mô hình trọng lực cổ điển về thương mại trong kinh tế quốc tế được sử dụng để dự đoán các dòng chảy thương mại song phương dựa trên quy mô kinh tế (thường sử dụng các phép đo là GDP) và khoảng cách giữa hai đơn vị. Mô hình này được sử 7
  20. dụng lần đầu tiên bởi Tinbergen năm 1962. Mô hình cơ bản cho thương mại giữa hai nước (i và j) có dạng: Fij= G Trong đó F là dòng chảy thương mại, M là quy mô kinh tế của mỗi quốc gia, D là khoảng cách và G là một hằng số. Mô hình này cũng đã được sử dụng trong quan hệ quốc tế để đánh giá tác động của các hiệp ước và liên minh thương mại. Mô hình này đã được sử dụng để kiểm tra hiệu quả của các hiệp định thương mại và các tổ chức như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với đề tài, để ước tính tác động của thương mại Việt Nam đến các thành viên AANZFTA có ảnh hưởng nhất, cụ thể là New Zealand và Australia, mô hình trọng lực sau được sử dụng: Imvjt= a x Yvtβ1 x Yjtβ2 x Dvjt β3 x eUvjt (1) Trong đó: • Imvjt là giá trị nhập khẩu của Việt Nam vào đất nước j trong năm t; • Yvt là GDP của Việt Nam trong năm t; • Yjt là GDP của đất nước j trong năm t; • Dvjt là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và đất nước j; • β là các hệ số; • uvjt là biến ngẫu nhiên. Chuyển sang dạng số lôgarit, phương trình (1) trở thành: Log Imvjt= βo + β1 logYvt + β2 logYjt + β3logDvjt + uvjt (2) Với các giả thuyết có trong mô hình trọng lực, β1, β2 được kỳ vọng là dương, trong khi β3 được cho là âm. Để đánh giá tác động của AANZFTA đối với thương mại giữa các quốc gia, 2 biến giả được thêm vào mô hình bao gồm BothinFTA và OneinFTA. Biến BothinFTA nhận được giá trị là 1 nếu cả Việt Nam và nước đối tác cùng là thành viên của AANZFTA tại thời điểm t và nhận được giá trị 0 nếu cả Việt Nam và nước đối tác không cùng là thành viên của AANZFTA. Biến OneinFTA nhận được giá trị là 1 nếu Việt Nam tham gia AANZFTA nhưng nước đối tác không tham gia 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2