intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Quảng Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN HÓA 10- 2022-2023 CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ *MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Câu 1: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng. D. Số hiệu nguyên tử. Câu 2: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton. Câu 3: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 4: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 5: Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất SO2 là A. +2. B. +4. C. +6. D. –1. Câu 6: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (S) là A. +2. B. +3. C. +5. D. +6. Câu 7: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. acid. D. base. 2+ 3+ Câu 8: Cho quá trình: Fe → Fe + 1e. Đây là quá trình : A. Oxi hóa. B. Khử . C. Nhận proton. D. Tự oxi hóa – khử. Câu 9: Cho quá trình: Cu2+ +2e → Cu. Đây là quá trình : A. Oxi hóa. B. Khử . C. Nhường electron. D. Tự oxi hóa – khử. Câu 10: Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là : A.+2. B. +4. C. +6. D. +8. Câu 11: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (Fe) trong Fe2O3 là A. +3. B. +6. C. –3. D. –6. Câu 12: Iron có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây? A. Fe(OH)3. B. FeCl3. C. FeSO4. D. Fe2O3 Câu 13:Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen (N) trong ammonia là A. +3. B. –3. C. +1. D. –1. Câu 14:Thuốc tím chứa ion permanganate () có tính oxi hóa mạnh, được sử dụng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa của manganse trong ion permanganate là A. +2. B. +3. C. +7. D. +6. Câu 15: Số oxi hóa của chromium (Cr) trong hợp chất K2Cr2O7 là A. +2. B. +3. C. +6. D. +4. – Câu 16: Số oxi hóa của N trong ion NO3 A. +2. B. -3. C. +5. D. +6. *MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU: Câu 17: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa - khử? A. 2KClO3 2KCl + 3O2. B. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. C. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O. D. CaCO3 CaO + CO2.
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Câu 18: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử? A. 2HgO 2Hg + O2. B. CaCO3 CaO + CO2. C. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O. D. 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O. 2- Câu 19: Cho các chất sau: C, CO2 và CO3 . Số oxi hóa của nguyên tử C trong các phân tử trên lần lượt là A. 0, +2, –2. B. 0, +4, +6. C. 0, +4, +4. D. -4, +2, +4. Câu 20: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4. Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0, +1, +1, +5, +7. B. 0, –1, –1, +5, +7. C. 1, –1, –1, –5, –7. D. 0, 1, 1, 5, 7. Câu 21: Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl ZnCl 2 + H2. Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là A. H2. B. ZnCl2. C. HCl. D. Zn. Câu 22: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau: CuO + H2 Cu + H2O. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là A. CuO. B. Cu. C. H2. D. H2O. Câu 23: Nguyên tử sulfur (S) thể hiện tính khử và tính oxi hóa trong chất nào sau đây? A. SO3. B. SO2. C. H2SO4. D. H2S. Câu 24: Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử (trong điều kiện phản ứng phù hợp) trong hợp chất nào sau đây? A. SO2. B. H2SO4. C. H2S. D. Na2SO3. Câu 25: Nguyên tử carbon (C) có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây? A. C. B. CO2. C. CaCO3. D. CH4. Câu 26: Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây? A. 2Na + Cl2 2NaCl. B. H2 + Cl2 2HCl. C. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3. D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O. Câu 27: Trong phản ứng: 3NO2 + H2O 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò A. là chất oxi hoá. B. là chất oxi hoá, nhưng đồng thời cũng là chất khử. C. là chất khử. D. không là chất oxi hoá và cũng không là chất khử. Câu 28: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 ZnCl2 + Cu. Trong phản ứng này, 1 mol Cu+2 A. đã nhận 1 mol electron. B. đã nhận 2 mol electron. C. đã nhường 1 mol electron. D. đã nhường 2 mol electron. Câu 29: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2; mỗi nguyên tử Fe đã A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. Câu 30: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA  MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3. C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước. Câu 2: Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng A. Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2. B. Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí. C. Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4. D. Phản ứng đốt cháy ethanol. Câu 3: Nung KNO3 lên 550 0C xảy ra phản ứng: 2KNO3(s) 2KNO2(s) + O2(g) ∆H Phản ứng nhiệt phân KNO3 là A. tỏa nhiệt, có ∆H < 0. B. thu nhiệt, ∆H > 0. C. tỏa nhiệt, ∆H > 0. D. thu nhiệt, có ∆H < 0. Câu 4: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) = –571,68 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Câu 5: Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +179,20 kJ Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. tỏa nhiệt. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. Câu 6: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 0C hay 298 K. B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K. C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 0C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 7: Điều kiện nào sau đây là điều kiện chuẩn? A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 0C hay 298 K. B. Áp suất 2 bar và nhiệt độ 298 K. C. Áp suất 2 bar và nhiệt độ 25 0C. D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K. Câu 8: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: (1) CS2(l) + 3O2(g) CO2(g) + 2SO2(g) = –1110,21 kJ (2) CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g) = +280,00 kJ (3) Na(s) + 2H2O(l) NaOH(aq) + H2(g) = –367,50 k (4) ZnSO4(s) ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ a/ Cặp phản ứng thu nhiệt là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). a/ Cặp phản ứng tỏa nhiệt là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K. B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K. C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn. D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0 0C. Câu 10: Enthalpy tạo thành chuẩ của một đơn chất bền A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen. C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng D. bằng 0. Câu 11: Phản ứng thu nhiệt là A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt. D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 12: Câu 3 Phản ứng tỏa nhiệt là A. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt. D. phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 13: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới: Kết luận nào sau đây đúng? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol. D. Phản ứng thu nhiệt.  MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 14: Cho phản ứng hóa học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) (đỏ nâu) N2O4(g) (không màu) Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng A. tỏa nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. B. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. C. tỏa nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. D. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. Câu 15: Nung nóng hai ống nghiệm chứa NaHCO3 và P, xảy ra các phản ứng sau: 2NaHCO3(s) Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(g) (1) 4P(s) + 5O2(g) 2P2O5(s) (2) Khi ngừng đun nóng, phản ứng (1) dừng lại còn phản ứng (2) tiếp tục xảy ra, chứng tỏ A. phản ứng (1) tỏa nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.B. phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) tỏa nhiệt. C. cả hai phản ứng đều tỏa nhiệt. D. cả hai phản ứng đều thu nhiệt. Câu 16: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: CO2(g) CO(g) + 1/2O2(g) = + 280 kJ Giá trị của phản ứng: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g) là A. +140 kJ. B. –1120 kJ. C. +560 kJ. D. –420 kJ. Câu 17: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: H2(g) + I2(g) 2HI(g) ∆H = +11,3 kJ Giá trị của phản ứng: 1/2H2(g) +1/2 I2(g) HI(g) A. +22,6 kJ. B. -11,3 kJ. C. +5,65 kJ. D. –5,65 kJ. Câu 18: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau: N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +180 kJ Kết luận nào sau đây đúng?
  5. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp. B. Phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường. D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Câu 19: Cho phản ứng tổng quát: aA + bB mM + nN. Cho các phương án tính của phản ứng: (a) = m.(M) + n. (n) – a. (A) – b. (B) (b) = a. (A) + b. (B) – m.(M) – n. (N) (c) = a. Eb(A) + b.Eb(B) – m.Eb(M) – n.Eb(N) (d) = m.Eb(M) + n.Eb(N) – a. Eb(A) – b.Eb(B) Số phương án tính của phản ứng đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC *MỨC ĐỘ NHẬNBIẾT: Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây? A. Tốc độ cân bằng. B. Tốc độ phản ứng. C. Phản ứng thuận nghich. D. Phản ứng 1 chiều. Câu 2. Tốc độ phản ứng là: A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 3. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ... (3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 4. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 5. Hằng số tốc độ phản ứng kphụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 6. Khi cho cùng một lượng dung dịch sulfuric acid vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na 2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước.Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng: A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 7. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  6. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nói chung, các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh chậm với tốc độ khác nhau không đángkể. B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. Tốc độ phản ứng chỉ có trong phản ứng một chiều. D. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định theo lý thuyết. Câu 9. Cho phản ứng: X Y.Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2 t1) nồng độ của chất X bằng C 2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ? C −C C −C C −C C −C v= 1 2 v= 2 1 v= 1 2 v=− 1 2 t1 − t 2 t 2 − t1 t 2 − t1 t 2 − t1 A. . B. . C. . D. . Câu 10. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau: (1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ. (3) Áp suất. (4). Chất xúc tác. (5). Diện tích bề mặt. (6) Khối lượng. A. (1),(3), (5), (6). B. (2),(4) (6). C. (1),(2),(4) (6). D. (1),(2),(3),(4), (5). Câu 11. Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng. B. Chất rắn. C. Chất khí. D. Cả 3 đều đúng. Câu 12. Đại lượng nào đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian? A. Tốc độ phản ứng trong 1 ngày. B. Tốc độ phản ứng trong 1 giờ. C. Tốc độ phản ứng trong 1 phút. D. Tốc độ phản ứng trung bình. Câu 13: Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. Tốc độ phản ứng giảm. B. Tốc độ phản ứng tăng. C. Không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. Có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 14: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: A. Nhiệt độ chất phản ứng . B. Kích thước chất phản ứng. C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng của chất phản ứng. Câu 15: Tốc độ của một phản ứng hóa học: A. chỉ phụ thuộc vào nồng độ các chất phản ứng . B. Tăng khi nhiệt độ phản ứng tăng. C. càng nhanh khi giá trị năng lượng hoạt hóa càng lớn. D. không phụ thuộc vào diện tích bề mặt. Câu 16. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì? A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh. *MỨC ĐỘ THÔNGHIỂU Câu 17. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H 2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25 oC). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 18.Thí nghiệm cho 7 gam kẽm hạt vào một cốc đựng dung dịch H 2SO4 3M ở nhiệt độ thường. Tác động nào sau đây không làm tăng tốc độ của phản ứng? A. Thay 7 gam kẽm hạt bằng 7 gam kẽm bột.
  7. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng B. Dùng dung dịch H2SO4 4M thay dung dịch H2SO4 3M. C. Tiến hành ở 40°C. D. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu. Câu 19. Có hai cốc chứa dung dịch Na2S2O3, trong đó cốc A có nồng độ lớn hơn cốc B. Thêm nhanh cùng một lượng dung dịch H2SO4 cùng nồng độ vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm trên là A. cốc A xuất hiện kết tủa vàng nhạt, cốc B không thấy kết tủa. B. cốc A xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc B. C. cốc A xuất hiện kết tủa chậm hơn cốc B. D. cốc A và cốc B xuất hiện kết tủa với tốc độ như nhau. Câu 20.Người ta sử dụng phương pháp nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau. Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3. A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất. C. Tăng thể tích. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 21.Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là: A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. chất xúc tác. D. diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 22.Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn. B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn. C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh. D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Câu 23.Cho hiện tượng sau: Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất. Hiện tượng trên thể hiện ảnh hưởng của yếu tố nào đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Diện tích bề mặt tiếp xúc. D. Chất xúc tác. Câu 24.Người ta vận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong trường hợp sau: Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 25. Để thực phẩm trong tủ lạnh giúp cho thực phẩm được tươi lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Chất xúc tác. D. Diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 26. Phản ứng trong thí nghiệm nào dưới đây có tốc độ lớn nhất? A. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C. B. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C. C. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C. D. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C. Câu 27. Cho phản ứng hoá học tổng hợp ammonia: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) Khi tăng nồng độ của H2 lên 2 lần, nồng độ N2 không thay đổi thì tốc độ phản ứng thuận. A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần Câu 28. Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O 2(g) → 2NO2(g). Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ NO tăng 3
  8. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng lần, nồng độ O2 không đổi: A. tăng 3 lần. B. tăng 9 lần. C. giảm 3 lần. D. tăng 6 lần. CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA- NHÓM HALOGEN  MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2np4. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np6. Câu 2: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là A. cộng hóa trị không cực.B. cộng hóa trị có cực. C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận. Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 4: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine. Câu 5. Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF. Câu 6: Trong điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể lỏng là A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine. Câu 7. Đơn chấthalogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine. Câu 8: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi sẽ A. tăng dần. B. không thay đổi. C. giảm dần. D. không có quy luật. Câu 9: Trong các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự nhiên? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Astatine. Câu 10: Khi nói về Bromine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất? A. Bromine là chất khí, màu đỏ nâu, dễ bay hơi. B. Bromine là chất khí màu đỏ nâu, rơi vào da gây bỏng nặng. C. Bromine tan trong nước được gọi là nước bromine. D. Bromine là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc, rơi vào da gây bỏng nặng, tan trong nước được gọi là nước bromine. Câu 11: Khi nói về chlorine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất? A. Chlorine là chất khí, màu vàng lục, nặng hơn không khí, rất độc. B. Chlorine là chất khí màu vàng lục, nhẹ hơn không khí. C. Chlorine là chất lỏng, màu vàng lục, tan trong nước. D. Chlorine là chất khí màu vàng lục, không tan trong nước. Câu 12: Khi nói về iodine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất? A. Iodine là chất khí, màu đen tím, nặng hơn không khí. B. Iodine là chất khí màu đen tím, nhẹ hơn không khí. C. Iodine là chất rắn, màu đen tím, dễ thăng hoa khi đun nóng. D. Iodine là chất rắn màu đen tím, dễ bị bay hơi. Câu 13: Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine ta thấy ...”. A. Trạng thái tập hợp: từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn. B. Màu sắc: đậm dần. C. Độ âm điện: giảm dần. D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần. Câu 14: Xu hướng biến đổi nào dưới đây là đúng trong nhóm halogen theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
  9. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng A. Màu sắc của các đơn chất halogen nhạt dần. B. Khả năng phản ứng tăng. C. Nhiệt độ sôi giảm dần. D. Kích thước các nguyên tử tăng. Câu 15: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen? A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng. B. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng. C. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước. D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Câu 16: Halogen nào là nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn? A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine. Câu 17: Nguyên tố halogen nào có tính phóng xạ? A. Chlorine. B. Astatine. C. Iodine. D. Fluorine. Câu 18: Halogen X với polyvinylpirrotidon kết hợp với nhau tạo thành một loại thuốc được dùng để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da, lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn ... Halogen X được nhắc ở trên là nguyên tố nào? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 19: Nguyên tố chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá nào dưới đây? A. +3. B. 0. C. +1. D. +2. Câu 20: Tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen trong số các tính chất sau? A. đều có tính oxi hoá và tính khử B. đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường. C. đều tồn tại ở dạng phân tử. D. đều tác dụng mạnh với nước,giải phóng khí oxygen. Câu21: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen A. tăng dần. B. giảm dần.C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm. Câu22: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng: A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh. C. số electron độc thân. D. số lớp electron. Câu 23: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá,không có tính khử? A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2. Câu 24: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron? A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron. C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron. Câu 25: Phản ứng hoá học giữa hydrogen (H2) và chlorine (Cl2) xảy ra trong điều kiện: A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. Khi có ánh sáng. C. Ở nhiệt độ thấp. D. Trong bóng tối, xúc tác Pt. Câu 26: Phản ứng giữa I2 và H2 xảy ra ở điều kiện: A. ánh sáng, khuyếch tán. B. Đun nóng. 0 C. 350 – 500 C. D. 350 – 5000C, xúc tác Pt. Câu 27: Cho hai khí với thể tích là 1:1 ra ngoài ánh sang mặt trời thì có hiện tượng nổ, hai khí đó là: A. N2 và H2. B. H2 và O2. C. Cl2 và H2. D. H2S và Cl2. Câu 28: Trong y tế, đơn chất halogen nào được hòa tan trong ethanol để dùng làm chất sát trùng vết thương? A. Cl2. B. F2. C. I2. D. Br2. Câu 29: Hợp chất của halogen X được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong, chảo, nồi cơm điện, … X là A. Fluorine. B. Iodine. C. Bromine. D. Chlorine. Câu 30: Dãy nào được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid?
  10. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng A. HI > HBr > HCl > HF. B. HF > HCl > HBr >HI . C. HCl > HBr > HI > HF. D. HCl > HBr > HI > HF. Câu 31: Nếu không khí có chứa khí X vượt quá mức 30 g/m3 (QCVN 06:2009/BTNMT) thì sẽ có nguy cơ tiềm ẩn gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản và khó thở. X là khí nào trong các khí dưới đây? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 32. Dung dịch nào sau đây không được đựng bằng lọ thủy tinh? A. HNO3. B. HF. C. HCl. D. H2SO4.  MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 34: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng: A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide. B. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide. C. Có đơn chất ở dạng X2. D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất. Câu 35: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá –1. B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá. C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X. D. Các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên. Câu 36: Khi thực hiện thí nghiệm đốt cháy iron trong khí chlorine. Khói màu nâu đỏ thu được trong bình eclen là chất gì? A. FeCl2. B. FeCl3. C. Fe. D. Cl2. Câu 37: Phản ứng hóa học nào dưới đây viết sai? A. H2 + Cl2 2HCl. B. Fe + Cl2FeCl2. C. 2Al + 3Cl2 2AlCl3. D. Cl2 + H2O HCl + HClO. Câu38: Trong phản ứng chlorine với nước, chlorine đóng vai trò là chất A. oxi hóa. B. khử. C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử . Câu 39: Khí chlorine tan vào nước thu được dung dịch X . Thành phần của dung dịch X gồm: A. HClO, HCl, Cl2, H2O. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. HClO, HCl. D. HCl, KCl, KClO3, H2O. Câu 40: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây? A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO, KOH. C. KCl, KClO3, KOH, H2O. D. KCl, KClO3, H2O. Câu 41: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất gồm: A. NaCl, NaClO3, Cl2. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. NaCl, NaClO3, NaOH. D. NaCl, NaClO, H2O. Câu 42: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với hydrochloric acid (HCl)? A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. CaCO3, Cu, Mg(OH)2. C. Fe, CuO, Ba(OH)2. D. AgNO3(dd), MgCO3, Ag. Câu43: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với dung dịch hydrochloric acid? A. Cu, Fe, AgNO3. B. Fe, CuO, AgNO3. C. CuO, Ag, Mg(OH)2. D.Cu, Fe, Mg(OH)2. Câu 44:Loại bình chứa nào sau đâycó thể sử dụng để đựng dung dịch HF? A. Bình thuỷ tinh màu xanh. B. Bình thuỷ tinh mầu nâu. C. Bình thuỷ tinh không màu. D. Bình nhựa teflon (chất dẻo). Câu 45: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch hydrochloric acid loãng là:
  11. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. FeS, BaSO4, KOH. C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. Câu 46: Hòa tan một lượng copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid. Hiện tượng quan sát được là A. Copper (II) oxide chuyển thành màu đỏ. B. Copper (II) oxide tan dần, có khí thoát ra. C. Copper (II) oxide tan dần tạo dung dịch có màu xanh. D. Không có hiện tượng gì. Câu47: Phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất khử? A. HCl + NaOH NaCl + H2O. B. 2HCl + Mg MgCl2+ H2. C. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + 2H2O. D. NH3 + HCl NH4Cl. Câu 48: Khí nào sau đây sẽ không được tạo thành khi sodium iodide phản ứng với sulfuric acid đặc? A. H2. B. SO2. C. H2S. D. I2. Câu 49. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết tủa màu trắng? A. NaCl B. NaBr C. NaF D. NaI Câu 50. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết tủa vàng nhạt? A. NaCl B. NaBr C. NaF D. NaI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1.Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau (1) Fe2O3 + CO Fe + CO2 (2) NH3 + O2 NO + H2O (3) NaBr + Cl2 NaCl + Br2 (4) SO2 + Br2 + H2O H2SO4 + HBr (5) P + HNO3 H3PO4 + NO2 + H2O (6) Cu + H2SO4đ CuSO4 + H2O. Câu 2. Viết phương trình phản ứng: a. Cho iron (Fe) tác dụng với Chlorine b. Hydrogen (H2) tác dụng với Chlorine c. hydrochloric acid (HCl) tác dụng với sodium Hydroxide (NaOH) d. Iron (Fe) tác dụng với hydrochloric acid (HCl) e. Clo với KBr f. Brom với NaI g. KI + H2SO4 đặc (Sản phẩn khử của S+6 là SO2) h. KBr + H2SO4 đặc (Sản phẩn khử của S+6 là SO2)) i. Cl2 + NaOH (nhiệt độ thường) j. Cl2 + NaOH ( đun nóng) Câu 3. Cho biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn: CO(g) + 1/2O2(g) CO2(g) = –283,0 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2: [CO2(g)] = –393,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành chuẩn của CO? Câu 4. Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) = –890,3 kJ Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là –393,5 và –285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane. Câu 5. Quá trình hòa tan calcium chloride trong nước: CaCl2(s) Ca2+(aq) + 2Cl–(aq) =? Chất CaCl2 Ca2+ Cl– – –795,0 –542,83 167,16
  12. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Tính biến thiên enthalpy của quá trình. Câu 6.Tính nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí methane (CH 4), biết nhiệt tạo thành của các chất như sau: Chất CH4(g) CO2(g) H2O(l) ∆fH (kJ/mol) –75 –392 –286 Câu 7. Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình Chất CH4(g) CO2(g) H2O(l) –74,87 –393,50 –285,84 Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau: CH4(g) + 2O2(g) CO2(g) + 2H2O(l) Câu 8. Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất tương ứng trong phương trình Chất CS2(g) CO2(g) SO2(l) +87,90 –393,50 –296,80 Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau: CS2 (g)+ 3O2(g)CO2(g) + 2SO2(g) Câu 9. Cho phương trình nhiệt hóa học sau: NaOH(aq) + HCl(aq) NaCl(aq) + H2O(l) = –57,3 kJ a) Vẽ sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng. b) Tính lượng nhiệt tỏa ra khi dùng dung dịch có chứa 8 gam NaOH trung hòa với lượng vừa đủ dung dịch HCl. Câu 10.Tốc độ củaphản ứng sau chịu ảnh hưởng của yếu tố nào? a/ Than củi đang cháy, dùng quạt thổi thêm không khí vào, sự cháy diễn ra mạnh hơn. b/ Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt củaV2O5. c/ Aluminium dạng bột phản ứng với dung dịch hydrochloric acid nhanh hơn so với aluminium dạng lá. d/ Để thực phẩm tỏng tủ lạnh giúp thực phẩm tươi lâu hơn. e/ Sử dụng nồi áp suất để hầm thức ăn giúp thức ăn nhanh chín hơn. f/ Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm… Câu 11. Cho phản ứng xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g)2NO(g) a.Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng. b. Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi - Nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi? - Nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi? - Nồng độ O2 và nồng độ NO đều tăng 3 lần? Câu 12. Cho phản ứng: 2N2O5(g) 4NO2 + O2 Sau thời gian từ giây 61 đến giây 120, nồng độ NO2 tăng từ 0,3M lên 0,4M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng. Câu13. Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp Fe và FeO bằng dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ, thu được 2,479 lít khí (đkc).Thể tích dungdịch HCl (L) đã dùng? Câu14. Cho 19 g hỗn hợp gồm Fe và ZnO phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl thu được 1,2395 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl. Câu15. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hoàn toàn trong dung dịch HCl 0,5M vừa đủ thu được 3,7185 lít H2(đkc). a. Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp b. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng c. Tính khối lượng muối nhôm thu được sau phản ứng. Câu16. Cho 31,4(g) hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2 (M) thu được 17,353(l) H2 (đkc).
  13. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPCUỐIKÌ II Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng a. Tính % khối lượng từng chất trong X. b. Tính thể tích HCl đã dùng. Câu 17.Cho 15g hỗn hợp gồm Fe,Ag tác dụng hết với dung dịch HCl 15,6% thu được 3,7185 khí thu được (đkc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại. c. Tính khối lượng dung dịch HCl phản ứng. Câu 18. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: a. NaCl, NaNO3, HCl b. NaOH, KCl, H2SO4, KNO3 ------------------Hết --------------------- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2