Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
lượt xem 2
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12 CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. PHẦN ĐỌC HIỂU * Ngữ liệu: Truyện hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ liệu ngoài SGK) Kịch hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Ngữ liệu ngoài SGK) Văn bản nghị luận hiện đại(Ngữ liệu ngoài SGK) 1.Xác định : đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu . Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật. 2. Hiểu được đặc sắc về nội dung, nghệ thuật qua tác phẩm/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa hình tượng nhân vật 3. Nhận xét về nội dung, nghệ thuật, bày tỏ quan điểm, rút ra thông điệp.. PHẦN II. PHẦN LÀM VĂN 1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống. * Về hình thức: + Đề bài yêu cầu viết đoạn văn 150 chữ, học sinh cần trình bày trong 1 đoạn văn (không được ngắt xuống dòng) + Dung lượng an toàn khoảng 2/3 tờ giấy thi (khoảng trên dưới 20 dòng. Viết đủ ý, diễn đạt lưu loát, không mắc nhiều lỗi chính tả, sáng tạo… * Về nội dung: + Câu mở đoạn có tác dụng dẫn dắt vấn đề. Nên viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau triển khai cho câu chủ đề). Đoạn văn cần có 1 câu kết, nêu ý nghĩa, rút ra bài học, hoặc quan điểm cá nhân về vấn đề đang bàn luận. + Đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí cần có các ý: Giải thích, Bình luận vấn đề, Bài học nhận thức và hành động. + Đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có các ý: Nêu hiện tượng. Phân tích tác dụng/ tác hại của hiện tượng trên, Bàn luận về nguyên nhân, giải pháp, … Bài học nhận thức và hành động. * Cấu trúc: đoạn văn đảm bảo 3 phần liền mạch: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Các câu trong từng phần được liên kết chặt chẽ. * Nội dung: Làm rõ một chủ đề. * Lưu ý: Đoạn văn có thể trình bày theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân -hợp, song hành, móc xích… + Cần dự kiến trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp… + Xác định câu chủ đề của đoạn từ gợi ý của câu hỏi hoặc lấy ngay câu của đề làm câu chủ đề + Các câu tiếp sau sẽ cụ thể, chi tiết và làm rõ các khía cạnh, biểu hiện của luận điểm. + Cấu trúc cho một đoạn gồm 20 câu: câu 1 (nêu chủ đề đoạn văn); các câu 2 đến câu 18 (bàn luận vấn đề…); câu 20 (tổng quát vấn đề). 2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Nắm rõ tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của các văn bản: - Cảm nhận, phân tích được một số hình ảnh, nhân vật, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm mà tác giả phản ánh. - Tìm hiểu được nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc trưng phong cách của từng tác giả. - Đảm bảo cấu trúc một bài văn có bố cục rõ ràng: Mở bài – Thân bài – kết bài - Yêu cầu: Bài làm có sự cảm thụ sâu sắc, thấu hiểu tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm vào nhân vật trong tác phẩm. Nắm được những chi tiết quan trọng về nội dung và nghệ thuật, trình bày logic thuyết phục. a. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi * Tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân 1
- - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận nhân vật Tràng - Cảm nhận vẻ đẹp tấm lòng bà cụ Tứ - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? * Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ ” - Tô Hoài - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận nhân vật Mỵ trong đêm tình mùa xuân - Cảm nhận sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của Mỵ khi cởi trói cho A Phủ - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? * Tác phẩm “Rừng xà nu ” - Nguyễn Trung Thành - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật Tnú - Cảm nhận ý nghĩa tương trưng của hình ảnh rừng xà nu - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? * Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình ” - Nguyễn Thi - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận nhận vẻ đẹp hình tượng hai chị em Việt Chiến - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? * Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa ” - Nguyễn Minh Châu - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người đàn bà hàng chài - Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? * Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt ” - Lưu Quang Vũ - Cần nắm rõ tác giả, tác phẩm: xuất xứ, chủ đề, nội dung- nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Cảm nhận hình tượng nhân vật Trương Ba qua đoạn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích - Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Vận dụng Tổng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao điểm Kĩ TT Tỉ Thời năng Thời Thời Thời Thời lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số câu gian gian gian gian gian (% (%) (%) (%) hỏi (phút) (phút) (phút) (phút) (phút) ) 1 Đọc 15 10 10 5 5 5 4 20 30 hiểu 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 bài văn nghị luận 2
- văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. 3
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ MINH HỌA Môn: Ngữ văn, lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:…………………… I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cách nhìn và ý chí của từng người dẫn đến các ứng xử khác nhau trước sai lầm. Với người này, sai lầm để lại những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. Với người khác, sai lầm lại trở thành vỏ ốc để họ thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu [...]. [...] Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn. Trong khi những sai lầm do thiếu hiểu biết có thể khắc phục bằng quyết tâm học hỏi không ngừng thì sai lầm do bất cẩn thường khiến con người trở nên yếu đuối và nhu nhược. Những người thường xuyên mắc phải loại sai lầm này luôn phải đối diện với thất bại vì họ đã lãng phí bầu nhiệt huyết và nguồn năng lượng của mình. Một trong những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm mỗi ngày là hãy nỗ lực hết mình, và không sợ phạm sai lầm. Đừng chối bỏ, cũng đừng thất vọng nếu bạn mắc phải một sai lầm nào đó. (Trích Không gì là không thể - George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 119 - 120) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, con người thường mắc phải những sai lầm nào? Câu 3. Chỉ ra mối quan hệ giữa cách nhìn và ý chí với cách ứng xử trước sai lầm của con người được đề cập trong đoạn trích. Câu 4. Lời khuyên Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau: Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. - Phác, con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn 4
- bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73) ......................Hết....................... ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm … trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm 2 Theo đoạn trích, con người thường mắc những sai lầm: 0,75 - Sai lầm do thiếu hiểu biết. - Sai lầm do bất cẩn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn “Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn” vẫn cho: 0,75 điểm. 3 Mối quan hệ giữa cách nhìn và ý chí với cách ứng xử trước sai lầm của 1,0 con người: - Cách nhìn tích cực và ý chí mạnh mẽ sẽ ứng xử: xem sai lầm là những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. - Cách nhìn tiêu cực và ý chí yếu đuối: xem sai lầm lại trở thành vỏ ốc để thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý : 0,5 điểm. 5
- - Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm. 4 Ý nghĩa của lời khuyên Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực 0,5 để bạn tiếp tục phấn đấu. Học sinh rút ra ý nghĩa khác nhau cho bản thân, có thể theo hướng: Khi biết chấp nhận sai lầm, con người rút ra được bài học kinh nghiệm, có thêm nghị lực, phấn đấu hoàn thiện bản thân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính 2,0 mình. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Sự cần thiết phải sống là chính mình. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải sống là chính mình. Có thể theo hướng sau: Sống là chính mình giúp mỗi người chủ động khẳng định năng lực; vươn lên hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 6
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng 5,0 chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm) 0,5 * Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật người đàn bà hàng chài 2,5 - Hoàn cảnh: người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành. - Tâm trạng và hành động + Tâm trạng: đau đớn về thể xác và tinh thần; xấu hổ, nhục nhã với đứa con. + Hành động: ôm con, chắp tay vái lạy con thể hiện tình thương yêu con, lo sợ đứa con làm điều có lỗi với bố; buông con ra đi theo chồng thể hiện sự chấp nhận số phận. - Nghệ thuật: miêu tả tâm trạng và hành động nhân vật bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu cảm thương,... Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. 7
- - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. - Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................ 8
- 9
- 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
24 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 8 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
8 p | 11 | 4
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 6
28 p | 22 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p | 15 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
6 p | 7 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
10 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
16 p | 14 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
25 p | 9 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Thuận Thành số 1
22 p | 19 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu
4 p | 21 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long
25 p | 8 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
9 p | 8 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
6 p | 6 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
11 p | 11 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
17 p | 13 | 3
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
6 p | 9 | 2
-
Đề cương học kì 2 môn GDKT-PL lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du
9 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn