intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo "Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Du

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN HÓA LỚP 11- NĂM HỌC 2022-2023 ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ Câu 1. Đồng phân là những chất A. có cùng thành phần nguyên tố B. có cùng công thức phân tử nhưng công thức cấu tạo khác nhau C. có khối lượng phân tử bằng nhau D. có tính chất hoá học giống nhau Câu 2. Để xác định sự có mặt cảu cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, ngừoi ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan B. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan C. dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4 D. CuCl2 khan, dung dịch Ca(OH)2 Câu 3. Một hợp chất hữu cơ X gồm các nguyên tố C, H, O, N. Ta có biểu thức A. MX = MC + MH + MO + MN B. nX = nC + nH + nO + nN C. mX = mC + mH + mO + mN D. VX = VC + VH + VO + VN Câu 4. Một hợp chất hữu cơ có thành phần gồm các nguyên tố C, H, O. Ta có biểu thức A. %C + %S + %O = 100% B. %C + %H + %Cl = 100% C. %C + %H + %O = 100% D. %C + %H + %N = 100% Câu 5. Phản ứng hoá học của các chất hữu cơ A. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định B. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định Câu 6. Chất hữu cơ A và B với thành phần phân tử chỉ có C và H, B có khối lượng phân tử lớn hơn A là 14đvC. A và B là A. đồng đẳng kế tiếp B. đồng dẳng với nhau C. đồng phân với nhau D. không xác định được Câu 7. Trong các hợp chất sau: C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CCl4, CaC2, CO2, CH3Cl, C2H5OH. Dãy gồm các chất hữu cơ là A. C2H2, CH3COOH, CH4, CCl4, CH3Cl, C2H5OH. B. C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CCl4, CH3Cl, C2H5OH. C. C2H2, CH3COOH, CH4, CaC2, CH3Cl, C2H5OH. D. C2H2, CH3COOH, CO2, CH3Cl, C2H5OH. Câu 8. Các chất có công thức cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm -CH2- được gọi là A. đồng đẳng B. đồng phân C. đồng khối D. đồng vị HIĐROCACBON NO Câu 1. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8 B. C4H10 C. C5H12 D. C2H6 Câu 2. Số đồng phân của ankan C5H12 là A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 3. Gốc metyl và etyl lần lượt là A. CH3- và C2H5- B. CH3- và C3H7- C. C2H5- và CH3- D. C2H5- và C3H7- Câu 4. Ankan CH4 có tên thay thế là A. etan B. metan C. propan D. butan Câu 5. Dãy đồng đẳng ankan có công thức chung là A. C2nH2n+2 ( n 1) B. CnH2n+1 ( n 1) C. CnH2n+2 ( n 1) D. CnH2n-2 ( n 1) Câu 6. Ankan C4H10 có 2 đồng phân, hai đồng phân đó là A. đồng phân vị trí nhóm chức B. đồng phân vị trí liên kết đôi C. đồng phân vị trí nhánh D. đồng phân mạch cacbon Câu 7. Ankan nào sau đây có đồng phân mạch cacbon? A. C4H10 B. CH4 C. C2H6 D. C3H8 Câu 8. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ? A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy. Câu 9. Trong các chất dưới đây chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất : A. Butan B. Etan C. Propan D. Metan HIĐROCACBON KHÔNG NO Câu 1. Phản ứng đặc trưng của anken là: a) Phản ứng cộng b) Phản ứng tách c) Phản ứng oxi hoá d) Phản ứng thế e) Phản ứng trùng hợp. A. c, d, e B. a, b, c C. a, b, d D. a, c, e Câu 2. Dãy đồng đẳng hiđrocacbon có công thức chung CnH2n thuộc về: A. Cả A và B B. Dãy đồng đẳng ankađien C. Dãy đồng đẳng anken D. Dãy đồng đẳng xicloankan Câu 3. Hiđrocacbon nào sau đây trùng hợp cho cao su buna A. CH3 - CH- CH2 -CH3 B. CH2 = CH - C = CH2 Cl CH3
  2. C. D. B và C Câu 4. Cao su buna là sản phẩm có thành phần chính là polime thu được từ quá trình A. đồng trùng hợp buta–1,3–đien với natri. B. trùng hợp butilen, xúc tác natri. C. trùng hợp buta–1,3–đien, xúc tác natri. D. polime hoá cao su thiên nhiên. Câu 5. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. cacbon đioxit B. metylpropan. C. but -1- en D. butan Câu 6. Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu anken đồng phân cấu tạo? A. 7 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. CnH2n -2 (n 3) là công thức chung của A. Xicloankan B. Ankađien C. Anken D. Ankan Câu 8. Một anken có tỉ khôí đối với nitơ là 1. Công thức phân tử của anken đó là A. C4H8 B. C5H10 C. C3H6 D. C2H4 Câu 9. Liên kết đôi trong phân tử anken gồm A. Hai liên kết B. Liên cộng hoá trị. C. Hai liên kết D. Một liên kết một liên kết Câu 10. Có 4 chất: metan, etilen, but-1-in, và but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa ? A. 4 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 1 chất BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG Câu 1. Dãy đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát là : A. CnH2n-6 (n  6) B. CnH2n+2 (n  1) C. CnH2n (n  2) D. CnH2n (n  3) Câu 2. Hợp chất X có công thức ptử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm? A. 3 B. 2. C. 5. D. 4. Câu 3. Khi cho toluen tác dụng với Br2 (theo tỉ lệ mol 1:1) trong điều kiện chiếu sáng, thì thu được sản phẩm thế là A. o-Br-C6H4-CH3. B. p-Br-C6H4-CH3. C. C6H5-CH2 Br. D. o-Br-C6H4-CH3 và p-Br-C6H4-CH3. Câu 4. Sản phẩm của pứ C6 H6 +Cl2  ......... as  A. 1,3- điclo benzen B. Clobenzen C. 1,2- điclo benzen. D. hexacloran Câu 5. Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa? A. gốc ankyl và vòng benzen. B. gốc ankyl và 1 vòng benzen. C. gốc ankyl và 1 benzen. D. vòng benzen. Câu 6. Cho 3 hidrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch KMnO4 thì được kết quả: X chỉ làm mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu dung dịch ở ngay nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z là A. Toluen, stiren, benzen. B. Stiren, toluen, benzen. C. Axetilen, etilen, metan. D. Etilen, axetilen, metan. Câu 7. Điều nào sau đâu không đúng khí nói về 2 vị trí trên 1 vòng benzen? A. vị trí 1,5 gọi là ortho. B. vị trí 1,4 gọi là para. C. vị trí 1, 2 gọi là ortho. D. vị trí 1,3 gọi là meta. Câu 8. Chất nào sau đây chỉ phản ứng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ 80 - 1000C ? A. Stiren. B. Toluen. C. Benzen. D. propen Câu 9. 1 mol Toluen + 1 mol Cl2 A. A là A. o-ClC6H4CH3. B. p-ClC6H4CH3. C. C6H5CH2Cl. D. B và C đều đúng. Câu 10. Cho các chất: benzen, toluen, stiren, propilen, axetilen. Số chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 11. Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dd brom? A. toluen, stiren, anken, ankađien, ankin B. Anken, stiren, ankađien, ankin C. Ankan, stiren, anken, ankađien, ankin D. Benzen, stiren, anken, ankađien, ankin Câu 12. Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là A. vinyl và anlyl. B. anlyl và vinyl. C. benzyl và phenyl. D. phenyl và benzyl. Câu 13. Trong phân tử benzen : A. chỉ 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng. B. chỉ 6 nguyên tử C nằm cùng trên một mặt phẳng. C. sáu nguyên tử C nằm trên một mặt phẳng, còn 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng khác. D. cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng. Câu 14. Có thể phân biệt 3 chất sau : benzen, stiren, toluen bằng dung dịch A. brom trong nước. B. kali pemanganat. C. axit nitric đặc D. brom trong CCl4. Câu 15. Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây? A. không khí H2,Ni,to. B. dd Br2. C. dd KMnO4. D. dd NaOH. Câu 16. Cho các chất sau: benzen, stiren, toluen, o-xilen. Hãy cho biết số chất bị oxi hóa bởi KMnO4 đun nóng?
  3. A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 17. Khi cho 1mol stiren phản ứng với H2 có bột Ni làm xúc tác, đun nóng. Số mol H2 tham gia phản ứng tối đa là: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 18. Muốn điều chế 23,55 gam brombenzen, hiệu suất pứ là 80% thì khối lượng benzen cần dùng là: A. 9,36 gam B. 11,7 gam C. 15,6 gam D. 14,625 gam Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là A. C8H10. B. C9H12. C. C10H14. D. C7H8. Câu 20. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ? A. Benzen + H2 (Ni, p, to). B. Benzen + HNO3 (đ) /H2SO4 (đ). C. Benzen + Cl2 (as). D. Benzen + Br2 (dd). ANCOL-PHENOL Câu 1. Ancol metylic tác dụng với Na, thu được hiđro và chất nào sau đây? A. CH3OH. B. C2H5OH. C. CH3ONa. D. C2H5ONa. Câu 2. Cho 2 anken tác dụng với H2O xúc tác dung dịch H2SO4 thu được 2 ancol. Hai anken đó là A. eten và but-2-en. B. eten và but-1-en. C. 2-metylpropen và but-1-en. D. propen và but-2-en. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2. B. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng. C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2. D. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2. Câu 4. Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc – C6H5 trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng của phenol với : A. dung dịch NaOH ; Na. B. Na và H2, t0/Ni. C. dung dịch Br2, HNO3/H2SO4đặc. D. Na và dung dịch Br2. Câu 5. Tên thay thế của CH3OH là A. metanol. B. propanol. C. phenol. D. etanol. Câu 6. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được sản phẩm chính là A. C2H6. B. (C2H5)2O. C. (CH3)2O. D. C2H4. Câu 7. Ancol nào sau đây có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng tạo dung dịch xanh lam? A. propan-1,3-điol. B. ancol anlylic. C. 2-metylpropan-1,2-điol. D. glucozơ. Câu 8. Có bao nhiêu ancol bậc II,no, đơn chức, hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có 68,18% khối lượng là cacbon: A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Giá trị m là A. 10,2 gam. B. 2,8 gam. C. 2 gam. D. 3 gam. Câu 10. Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,224 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m A. 2,40. B. 0,60. C. 0,92. D. 1,84. Câu 11. Ancol nào sau đây có khả năng tạo phức với Cu(OH)2? A. HOCH2CH2CH2OH. B. C3H5(OH)3. C. CH3OH. D. C3H7OH. Câu 12. Ancol nào sau đây là ancol bậc II? A. CH3CH2OH. B. CH3CH2CH2OH. C. CH3OH. D. CH3CH(OH)CH3. Câu 13. Glixerol có công thức là A. C3H5(OH)3 B. C3H6(OH)3 C. C2H4(OH)2 D. C3H8(OH)3 Câu 14. Số chất ứng với công thức phân tử là C7H8O ( là dẫn xuất của benzen ) đều phản ứng với dung dịch NaOH là. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 15. Ancol no, đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là A. ancol bậc 1 và ancol bậc 2. B. ancol bậc 1. C. ancol bậc 3. D. ancol bậc 2. Câu 16. Ancol nào sau đây là ancol bậc III? A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH(OH)CH3. C. (CH3)3COH. D. CH3CH2OH. Câu 17. Tên thông thường của ancol có công thức C2H5OH là A. ancol propylic B. ancol metylic C. ancol butylic D. ancol etylic Câu 18. Ancol nào sau đây là ancol bậc I? A. (CH3)3COH. B. CH3CH2OH. C. CH3CH(OH)CH3. D. CH3CH2CH(OH)CH3. Câu 19. Cho các ancol sau: CH3CH2CH2OH (1); CH3CH(OH)CH3 (2); CH3CH2CH(OH)CH2CH3 (3) và CH3CH(OH)C(CH3)3. Dãy gồm các ancol tách nước chỉ tạo 1 olefin duy nhất là A. (1),(2),(3),(4). B. (1),(2),(4). C. (1),(2). D. (1),(2),(3). Câu 20. Ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là A. CnH2n+2OH với (n 1) B. CnH2n+1OH với (n 1) C. CnH2n+3OH với (n 1) D. CnH2nOH với (n 1) Câu 21. Ancol sau CH3 - CH2 - CH2 - CH2 – OH có tên thay thế là A. ancol butylic B. butan-2-ol C. butan-1-ol D. ancol isobutylic Câu 22. Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m A. 1,84. B. 0,60. C. 0,92. D. 2,40. Câu 23. Phương trình điều chế etanol trong công nghiệp sản xuất hoá chất là A. cho etilen phản ứng với H2O có xt là H2SO4. B. cho CH3CHO + H2 có xt là Ni, t0.
  4. C. lên men glucôzơ. D. thuỷ phân C2H5Cl trong dd kiềm. Câu 24. Trong công nghiệp, người ta tổng hợp etanol từ etilen bằng phản ứng hợp nước có xúc tác H2SO4 hoặc H3PO4 ở nhiệt độ cao. Phương trình biểu diễn phản ứng này là H+ , t 0 H+ , t 0 A. C2H6 + H2O C2H5OH B. C2H2 + H2O CH3OH C. C2H2 + H2O H+ , t 0 C2H5OH D. C2H4 + H2O H+ , t 0 C2H5OH Câu 25. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với natri vừa tác dụng được với NaOH ? A. CH3OH. B. HCHO. C. C6H5OH. D. CH3CH2OH. Câu 26. Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường? A. Propan. B. Ancol etylic. C. Etan. D. Phenol. Câu 27. Tên quốc tế của hợp chất có công thức CH3CH(C2H5)CH(OH)CH3 là A. 3-etyl hexan-5-ol. B. 4-etyl pentan-2-ol. C. 2-etyl butan-3-ol. D. 3-metyl pentan-2-ol. Câu 28. Nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của các ancol A. không có sự khác biệt lớn B. biến thiên không theo quy luật C. giảm theo chiều tăng của phân tử khối D. tăng theo chiều tăng của phân tử khối Câu 29. Ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hiđroxyl -OH liên kết trực tiếp với: A. nguyên tử cacbon của vòng benzen B. nguyên tử cacbon no C. nguyên tử cacbon của liên kết ba D. nguyên tử cacbon của liên kết đôi Câu 30. Ancol etylic tác dụng với Na, thu được hiđro và chất nào sau đây? A. C2H5OH. B. CH3ONa. C. C2H5ONa. D. CH3OH. Câu 31. Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế etanol trong phòng thí nghiệm: A. Thủy phân dẫn xuất halogen(C2H5Br) bằng dung dịch kiềm. B. Thủy phân este CH3COOC2H5 (xúc tác axit). C. Cho etilen hợp nước (xúc tác axit). D. Khử andehit(CH3CHO) bằng H2. Câu 32. Chọn câu trả lời đúng nhất. Ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân A. mạch cacbon và vị trí nhánh -CH3 B. mạch cacbon C. mạch cacbon và vị trí nhóm -OH D. vị trí nhóm -OH Câu 33. Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 1700C, thu được chất nào sau đây? A. Propin. B. Eten. C. Propan. D. Propen. Câu 34. Số đồng phân thơm có công thức phân tử C7H8O là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 35. Công thức tổng quát của ancol no, mạch hở là: A. CnH2n + 2Ox. B. CnH2n + 2O. C. CnH2n + 2 – x (OH)x. D. R(OH)n. Câu 36. Ancol sau CH3 - CH2 - CH2 - CH2 – OH có tên thay thế là A. butan-2-ol B. ancol isobutylic C. ancol butylic D. butan-1-ol Câu 37. Khi làm thí nghiệm với phenol xong, trước khi tráng lại bằng nước nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch nào. A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. xôđa. Câu 38. Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo thu gọn CH3(CH2)2CH2OH là A. butan-2-ol. B. pentan-2-ol. C. butan-1-ol. D. propan-1-ol. Câu 39. Cho m gam ancol metylic vào K dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 3,2. B. 5,8. C. 6,6. D. 6,4. Câu 40. Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là A. ancol bậc 1. B. ancol bậc 3. C. ancol bậc 1 và ancol bậc 2. D. ancol bậc 2. Câu 41. Phenol rất độc, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận. Công thức phân tử của phenol là A. C3H8O. B. C2H6O. C. C2H4O2. D. C6H6O. Câu 42. Cho 0,5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước brom, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Chất X là A. axit axetic. B. Benzen. C. Etanol. D. Phenol. Câu 43. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 tạo axit picric? A. Axit axetic. B. Benzen. C. Etanol. D. Phenol. Câu 44. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở. Sau phản ứng thu được 15,68 lít khí CO2 ở đktc và 18 gam nước. Giá trị của m là A. 16,6 gam. B. 12,8 gam C. 15,2 gam. D. 10,4 gam. Câu 45. Tên thay thế của C2H5OH là A. phenol. B. metanol. C. propanol. D. etanol. ANĐEHIT Câu 1. Chất C4H8O có mấy đồng phân là anđêhit mạch hở A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 2. Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, t0) cùng tạo ra một sản phẩm là: A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 3. Đốt cháy hết anđêhit A được CO2 và H2O với tỉ lệ mol là 1:1. Công thức tổng quát của A là: A. CnH2nO ( n ≥3). B. CnH2n Ox ( n ≥ x). C. CnH2n – 2Ox ( n ≥ x). D. CnH2nO ( n ≥1). Câu 4. Chất X có công thức cấu tạo là CH3CHO. Tên gọi của X là
  5. A. butanal. B. metanal. C. propanal. D. etanal. Câu 5. Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2CHO. Tên gọi của X là A. propanal. B. etanal. C. butanal. D. metanal. Câu 6. Anđehit axetic khi tham gia phản ứng cộng H2 thu được sản phẩm là A. eten B. ancol metylic C. etan D. ancol etylic Câu 7. Nhóm -CHO là nhóm chức A. benzen B. anđehit C. xeton D. ancol Câu 8. Có thể nhận biết anđehit bằng phản ứng A. cộng nước B. cộng hiđro C. oxi hoá hoàn toàn D. tráng bạc Câu 9. Chất X có công thức cấu tạo là HCHO. Tên gọi của X là A. butanal. B. propanal. C. etanal. D. metanal. Câu 10. Chất A là anđêhit không no, hở chứa một liên kết đôi và hai chức. Công thức tổng quát của A là: A. CnH2n – 4O2 ( n ≥4). B. CnH2n – 4O2 ( n ≥3). C. CnH2n O2 ( n ≥1). D. CnH2n – 2O2 ( n ≥4). Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng về tính chất hoá học của anđehit? A. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá B. chỉ có tính khử yếu C. chỉ có tính oxi hoá yếu D. chỉ có tính khử mạnh Câu 12. Phản ứng với chất nào sau đây không chứng minh tính khử của anđêhit: A. Cu(OH)2. B. H2 có xúc tác Ni, t0. C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch Br2. Câu 13. Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc? A. HCHO. B. C6H5OH. C. CH3OH. D. CH3COOH. Câu 14. Dãy gồm các chất điều chế trực tiếp ra anđêhit axetic bằng một phương trình phản ứng là: A. CH3COOH; C2H4; C2H2. B. C2H5OH; HCOOCH3; C2H2. C. HCOOC2H3; C2H2; CH3Cl. D. C2H5OH; C2H4; C2H2. Câu 15. Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 43,2 gam. D. 16,2 gam. Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol HCOOH và 0,2 mol HCHO phản ứng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thì lượng Ag thu được là A. 21,6g. B. 10,8g. C. 216g. D. 108g. Câu 17. Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2CH2CHO. Tên gọi của X là A. butanal. B. metanal. C. propanal. D. etanal. Câu 18. Chất nào sau đây là anđehit? A. phenol. B. metanal. C. axit propanoic. D. propanol. Câu 19. Cho sơ đồ phản ứng: C2H2  X  CH3COOH. Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COONa. D. HCOOCH3. Câu 20. Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm A. -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro B. -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro C. -COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro D. -CH3 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro AXIT CACBOXYLIC Câu 1. Thực hiện phản ứng este hóa 4,6 gam ancol etylic và 12 gam axit axetic với Hiệu suất đạt 80% thì khối lượng este thu được là A. 7,04 g B. 14,08 g C. 10,56 g D. 3,52 g Câu 2. Chất nào sau đây là axit acrylic? A. CH3–CH(OH) –COOH. B. CH2=CH–COOH. C. HOOC–CH2–COOH. D. CH2=CH(CH3)–COOH. Câu 3. Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm A. -COOH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro B. -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro C. -CH3 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro D. -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro Câu 4. Khi cho 0,1 mol C2H5OH phản ứng với 0,15mol CH3COOH được 6,6g este.Hiệu suất của phản ứng là A. 70% B. 75% C. 50% D. 60% Câu 5. Có thể phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa : CH3 COOH và C2H5OH bằng háo chất nào dứoi đây? A. Cu B. Cu(OH)2 C. dung dịch AgNO3 /NH3 D. Na Câu 6. CH3COOH có tên thông thường là A. axit butiric B. axit propionic C. axit axetic D. axit etanoic Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng được với NaHCO3 tạo khí CO2? A. Propanal. B. Phenol. C. Axit axetic. D. Metanol. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 11,2 lít. Câu 9. Dung dịch axit cacboxylic làm A. quỳ tím chuyển thành màu đỏ B. mất màu quỳ tím C. quỳ tím chuyển thành màu xanh D. không làm đổi màu quỳ tím
  6. Câu 10. Nhỏ dung dịch axit axetic vào đá vôi, hiện tượng quan sát được là A. tạo thành dung dịch màu hồng B. có khí thoát ra và đá vôi tan C. đá vôi không bị tan D. tạo thành dung dịch màu tím Câu 11. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2? A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOCH3. C. CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2COOH. Câu 12. Nhóm -COOH là nhóm chức A. xeton B. axit cacboxylic C. anđehit D. ancol Câu 13. Dãy đồng đẳng của axit no, đơn chức , mạch hở có công thức phân tử chung là A. CnH2nO ( n 2) B. CnH2nO2 ( n 1) C. CnH2n+1O2 ( n 1) D. CnH2n+2O2 ( n 1) Câu 14. Đun hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng A. trùng ngưng. B. este hóa. C. trùng hợp. D. xà phòng hóa. Câu 15. Dãy gồm các chất sếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là A. C2H6; CH3CHO; C2H5OH; CH3COOH. B. CH3CHO; C2H5OH; C2H6; CH3COOH. C. CH3COOH; C2H6; CH3CHO; C2H5OH. D. C2H6; C2H5OH; CH3CHO; CH3COOH. Câu 16. Để phân biệt axit propionic và axit acrylic ta dùng A. dung dịch NaOH B. dung dịch Br2 C. dung dịch C2H5OH D. dung dịch Na2CO3 Câu 17. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, HCOOH, C2H5OH. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 18. Axit metanoic có tên thông thường là A. axit butiric B. axit propionic C. axit axetic D. axit fomic TỰ LUẬN Bài 1. Viết PTHH a. benzen + Br2 khan (Fe, t0C). b. toluen + dung dịch KMnO4 đun nóng c. phenol+ dd Br2 (1:3) d. propan-1-ol (H2 SO4 đặc, 1700C ) e. axit propionic + natri cacbonat f. andehit axetic + AgNO3/ NH3 g. axit propionic + NaOH Bài 2. Nhận biết a. glixerol , andehit axetic, axit axetic, benzen. b. etanol , phenol, axit axetic, benzen. c. glixerol , andehit axetic, toluen, benzen. d. phenol (lỏng), ancol etylic, andehit axetic, axit axetic và glixerol e. stiren, benzen, toluen, but-1-in Bài 3. Cho 22,2 gam axit đơn chức X tác dụng với Na dư thu được 3,36 l khí bay ra(đktc) a. CTPT, CTCT, gọi tên axit. b. Đun 14,8 gam axit X trên với một lượng dư ancol metylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi pứ kết thúc thu được bao nhiêu gam este ( biết hiệu suất pứ là 75%). Bài 4. Để trung hoà 9,25gam axit X no, đơn chức, mạch hở có nồng độ cần dùng 100ml dung dịch NaOH 1,25M. a. Xác định CTPT, viết công thức cấu tạo và gọi tên của axit X? b. Đun 18,5 gam axit X trên với một lượng dư ancol metylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam este? ( biết hiệu suất phản ứng là 75%). Bài 5. Cho 5,1g ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư, thu được 0,0425 mol H2 (đktc). a. Tìm CTPT của X. b. Đun 15 gam ancol X trên với một lượng dư axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam este? ( biết hiệu suất phản ứng là 75%). Bài 6. Cho 6g ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lit khí (đktc) a. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên X, biết X phản ứng với CuO tạo anđehit b. Đun 18 gam ancol X trên với một lượng dư axit propionic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam este? ( biết hiệu suất phản ứng là 75%) Bài 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam ancol đơn chức A được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. a. Tìm CTPT, CTCT và gọi tên X, biết X phản ứng với CuO tạo anđehit. Bài 8. Để trung hòa 7,4 gam của axit ankanoic X cần dùng 200 ml dd NaOH 0,5M. a. Viết CTCT và gọi tên thay thế của chất X? b. Đun 100 gam dd axit X trên với một lượng dư ancol metylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi pứ kết thúc thu được 11 gam este. Tính H phản ứng. Bài 9. Để trung hòa hết 8,8g axit cacboxylic no đơn chức A thì phải dùng hết 100ml dd NaOH 1M. a. Xác định CTPT, viết các CTCT của A. b. Đun 17,6 gam axit X trên với một lượng dư ancol metylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam este? ( biết hiệu suất phản ứng là 75%). Bài 10. Cho 4,6g axit cacboxylic no đơn chức B tác dụng hết với Na thì thu được 22,4 lít khí (đktc) a. Xác định CTPT của B. b. Đun 1,38 gam axit X trên với một lượng dư ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam este? ( biết hiệu suất phản ứng là 75%).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2