intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. THPT Bắc Thăng Long Đề cương lịch sử cuối kì 2 khối 11 Năm học 2022 – 2023 Gồm 3 bài: - Bài 19 Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858-1873 - Bài 20 Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873-1884. Nhà Nguyễn đầu hang - Bài 21 . Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX Câu 1. Anh hùng dân tộc nào được nhân dân suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái? A. Trương Quyền B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Định D. Đội Cấn Câu 2. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp những vùng nào? A. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. D. Ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 3. Lựa chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau đây: “ Sau nhiều lần đưa quân tới khiêu khích, chiều (1).............liên quân (2).............với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan , bố trí trên 14 chiến thuyền , kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra (3)..........nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.” (SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 108, NXB Giáo dục, 2009) Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống A. 31/8/1858, (2) Anh – Pháp, (3) Hà nội B. 31/8/1858, (2) Anh – Pháp, (3) Huế C. 31/8/1858, (2) Pháp- Tây Ban Nha , (3) Huế D. 31/8/1858, (2) Anh – Pháp, (3) Gia định Câu 4. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ bị thực dân Pháp chiếm vào năm 1867 là A. Hà Tiên, Vĩnh Long, Kiên Giang. B. Vĩnh Long, Định Tường, An Giang. C. Hà Tiên, An Giang, Cần Thơ. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 5. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang lối đánh nào? A. “ Đánh chắc, tiến chắc” B. “Chinh phục từng gói nhỏ” C. “ Đánh lâu dài” D. “ Chinh phục từng địa phương” Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam? A. Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định. B. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết. C. Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. D. Sáng 1-9-1858 , liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Câu 7. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai? A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Trương Đinh. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 8. Nơi đầu tiên liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là A. Hà Nội B. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). C. Gia Định. D. Huế. Câu 9. Lựa chọn đáp án đúng điền vào chố trống trong đoạn trích sau đây: “Vào giữa thế kỉ XIX trước khi bị (1) ..........xâm lược. Việt Nam là một (2)........có chủ quyền đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên ở giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện (3)............suy yếu nghiêm trọng” ( SGK Lịch sử 11 Ban cơ bản, tr 106, NXB Giáo dục, 2009) A. (1) thực dân Pháp, (2) bị đô hộ, (3) khủng hoảng. B. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng.
  2. C. (1) thực dân Pháp, (2) quốc gia độc lập, (3) thịnh vượng. D. (1) thực dân Anh, (2) quốc gia độc lập, (3) khủng hoảng. Câu 10. Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào? A. Lực lượng Pháp mạnh vũ khí hiện đại. B. Nhà Nguyễn bạc nhược mang nặng tư tưởng chủ hòa, thất bại. C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt. D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Câu 11. Nội dung nào không nằm trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? A.Pháp được nhà Nguyễn nhượng hẳn cho ba tỉnh miền Đông Nam Kì. B. Nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 20 vạn lạng bạc cho Pháp. C. Thành Vĩnh Long được chính thức trả lại cho triều đình Huế. D. Triều đình Huế đã cho các nước Anh – Pháp – Tây Ban Nha được tự do buôn bán ở nước ta. Câu 12. Sau thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp có âm mưu gì? A. Cố thủ chờ viện binh. B. Đánh thẳng kinh thành Huế. C. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. Câu 13. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa Trương Định. B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.D. khởi nghĩa Trương Quyền. Câu 14. Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dânta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước? A.Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. B.Dothực dân Pháp tiến hành bắt bớ, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến. C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta. D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Căm-pu-chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến. Câu 15. Mục đích thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là gì? A Tìm kiếm thuộc địa, mở rộng thị trường. B. Khai hóa văn minh. C. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn. D. Để truyền đạo. Câu 16. Vì sao nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước? A. Lực lượng của Pháp quá mạnh. B. Sợ mất quyền lợi giai cấp. C. Hoang mang, dao động. D. Sợ mất quyền lợi dân tộc. Câu 17. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng như thế nào? A. khủng hoảng, suy yếu. B. tình hình ổn định. C. kinh tế kém phát triển. D. phát triển nhanh chóng. Câu 18. Giữa thế kỉ XIX, tính chất xã hội Việt Nam là A. thuộc địa. B. quốc gia phong kiến độc lập. C. nửa thuộc địa. D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Câu 19. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta? A. Là nơi Pháp xây dựng giáo dân, có nhiều giáo sĩ phương Tây. B. Là nơi không có cảng nước sâu , tàu thuyền dễ đi lại, có nhiều giáo sĩ Pháp sinh sống. C. Là nơi gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu tàu chiến dễ đi lại, có lực lượng giáo dân đông. D. Là nơi gần thành Gia Định, nên sẽ thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh để tiêu diệt triều đình Huế. Câu 20. Đặc điểm nổi bật nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam kì là gì? A. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. B. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. C. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn than, sĩ phu tham gia. D. Phong trào kết hợp giữa chống ngoại xâm với chống phong kiến tay sai. Câu 21. Điểm giống nhau về tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế kỉ XIX là A. chế độ phong kiến đang phát triển.
  3. B. bị các nước đế quốc xâu xé, thống trị. C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. D. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế. Câu 22. Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng (1858) thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? A. Tỏ ra run sợ, chấp nhận buông vũ khí. B. Tổ chức đánh Pháp nhưng thiếu kên quyết. C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng D. Thỏa hiệp với Pháp để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Câu 23. Nhận xét nào là đúng về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858? A. Nhân dân ta đầu hàng Pháp. B. Nhân dân ta chần chừ, do dự. C. Nhân dân ta đánh Pháp nhưng thiếu kiên quyết. D. Nhân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược. Câu 24. Nhận xét nào là đúng về tình hình quân đội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. yếu kém nhất khu vực Đông Nam Á. B. đã đóng những chiếc tàu lớn và Trang bị vũ khí hiện đại. C. trang bị, phương tiện kĩ thuật còn rất lạc hậu kiểu trung cổ. D. quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Câu 25. Nhận xét nào là đúng về xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn? A. Xã hội đã phát triển. B. Xã hội tương đối ổn định. C. Xã hội đang trên đà phát triển. D. Là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng. Câu 26. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873)? A. Giải quyết vụ Đuy Puy. B. Khai thác tài nguyên khoáng sản. C. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862. Câu 27. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 28. Địa danh nào ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu giữa 100 binh lính triều đình với thực dân Pháp năm 1873? A. Cầu Giấy. B. Ô Thanh Hà. C. Cửa Bắc. D. Của Nam. Câu 29. Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Chiến thắng ở Nam Định. B. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 30. Thái độ của Nhà Nguyễn sau khi Pháp chiếm được cửa biển Thuận An ( Huế) là A. xin đình chiến. B. hoang mang, bối rối. C. kí hiệp ước đầu hàng. D. lãnh đạo nhân dân chống Pháp quyết liệt. Câu 31. Hiệp ước nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hắc Măng. D. Patơnốt. Câu 32. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác Măng. D. Patơnốt. Câu 33. Nhân vật lịch sử nào gắn với chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai? A. Nguyễn Tri Phương, Lưu Vĩnh Phúc. B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc. C. Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Tri Phương. D. Hoàng Diệu và Hoàng Tá Viêm. Câu 34. Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất(1873)? A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy. B. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất.
  4. C. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu. D. Do nhà nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở Sông Hồng. Câu 35. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy Puy ở Bắc Kì? A. Đóng quân trên bờ sông Hồng. B. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu. C. Tự tiện cho tàu theo Sông Hồng lên Vân Nam buôn bán. D. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành. Câu 36. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những hành động của thực dân Pháp khi đưa quân ra Hà Nội lần thứ nhất? A. Giở trò khiêu khích B.Thương lượng với ta. C. Tuyên bố mở của sông Hồng D. Gửi tối hậu thư yêu cầu nộp thành Câu 37. Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỷ XX? A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp – Phổ C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp. Câu 38. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta B. Triều đình sợ Pháp C.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển D.Triều đình mơ hồ ảo tưởng vào con đường thương thuyết. Câu 39.Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xân lược Bắc Kì lần thứ nhất? A.Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà. B.Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt. D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. Câu 40. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của Hiệp ước Hác Măng 1883? A.Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp B. Đại diên của pháp ở Huế trực tiếp điều khiển công việc ở Trung Kì C. Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài đều do Pháp nắm D. Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp. Câu 41. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1.Hiệp ước Hác Măng, 2. Hiệp ước Nhâm Tuất, 3.Hiệp ước Pa tơ nốt, 4. Hiệp ước Giáp Tuất. A. 1-2-3-4 B. 2-3-1-4 C. 3-2-4-1 D. 2-4-1-3 Câu 42. Điểm giống nhau nổi bật về kết qủa trong hai chiến thắng tại Cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là A. quân Pháp hoang mang B. làm nức lòng quân dân ta C. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng D. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng. Câu 43. So sánh sự khác biệt về nguyên nhân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai? A. Mở rộng thị trường B. Khai thác nguyên nhiên liệu C. Cô lập triều đình nhà Nguyễn D. Triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1874. Câu 44. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai A. Ri vi e đổ bộ lên Hà Nội B. Gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội C. Cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội D. Cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. Câu 45. Sự khác nhau về tình hình nước ta và Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai với lần thứ nhất là A. nhân dân cả nước vui mừng phấn khởi sẵn sàng nổi dậy. B. triều đình Huế vẫn ảo tưởng vào con đường thương thuyết. C. chính phủ Pháp quyết tâm xâm lược Việt Nam. D. quân Pháp ở Hà Nội và Bắc Kì vô cùng hoang mang. Câu 46. Sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác Măng và Hiệp ước Giáp Tuất là
  5. A. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp B. Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp C. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước D. Pháp toàn quyền xử lí quân đội cờ đen. Câu 47. Em nhận xét thế nào về chiến thuật đánh của quân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất? A .Bao vây quân địch B. Khiêu chiến C. Phục kích D. Phục kích và tấn công. Câu 48. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc. B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh. C. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước. D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và đông đảo nhân dân. Câu 49. Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai? A. Phan Thanh Giản. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Đình Phùng. Câu 50. Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. Câu 51. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 52. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 53. Ai là người đầu tiên chế tạo súng trường theo kiểu Pháp năm 1874? A. Cao Thắng. B. Trương Định. C. Đề Thám. D. Phan Đình Phùng. Câu 54. Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng. B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng. C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng. Câu 55. Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê? A. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa. B. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự. C. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. D.Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Câu 56. Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. D. Công nhân và nông dân. Câu 57. Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai? A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. B. Đề Nắm, Đề Thám. C. Cao Thắng, Tôn Thất Thuyết. D. Đề Thám, Cao Thắng. Câu 58. Vì sao phong trào Cần vương phát triển qua hai giai đoạn? A. Do Tôn Thất Thuyết bị bắt. B. Do vua Hàm Nghi bị bắt. C. Do Phan Đình Phùng hi sinh. D. Do Cao Thắng hi sinh. Câu 59. Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo. C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo. D. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. Câu 60. “Cần vương” có nghĩa là
  6. A. giúp vua cứu nước. B. Những điều bậc quân vương cần làm. C. Đứng lên cứu nước. D. Chống Pháp xâm lược. Câu 61. Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra. B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp. C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình. D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp. Câu 62. Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa sau theo trình tự thời gian kết thúc phong trào: A. Tấn công kinh thành Huế, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. C. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê, Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy. Câu 63. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào? A. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2. B. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết. C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 64. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A. Một số quan lại yêu nước. B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước. C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì. D. Toàn thể dân tộc Việt Nam. Câu 65. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình. C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Câu 66. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê? A. Có lãnh đạo tài giỏi. B. Có nhiều trận đánh nổi tiếng. C. Có căn cứ địa vững chắc. D. Có vũ khí tối tân. Câu 67. Vì sao vua Hàm nghi bị thực dân Pháp bắt? A. Do Trương Quang Ngọc phản bội. B. Do Phan Đình Phùng hi sinh. C. Do Cao Thắng hi sinh. D. Do Tôn Thất Thuyết phản bội. Câu 68. Cuộc khởi nghĩa nào có thời gian tồn tại đúng bằng thời gian của phong trào Cần vương? A.Yên Thế. B. Hương Khê. C. Bãi Sậy. D. Ba Đình. Câu 69. Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là A.các thủ lĩnh nông dân. B. các quan lại triều đình yêu nước. C. các văn thân, sĩ phu yêu nước. D. Phái chủ chiến của triều đình. Câu 70. So với phong trào Cần vương thì khởi nghĩa nông dân Yên Thế A. có thời gian diễn ra ngắn hơn. B. có thời gian diễn ra dài hơn. C. có thời gian diễn ra bằng nhau. D. thời gian kết thúc sớm hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2