ĐỀ CƯƠNG LÍ LUẬN DẠY HỌC
lượt xem 21
download
Tại sao LLDH bộ môn vật lí ở trường phổ thông là 1 trong các khoa học giáo dục? Nêu những phương hướng xây dựng giáo trình Vật lí phổ thông ở Việt Nam? Trả lời: * LLDH bộ môn vật lí ở trường phổ thông là 1 trong các khoa học giáo dục là do: - Phương pháp dạy học vật lí là một ngành của khoa học giáo dục, nghiên cứu lí thuyết và thực hiện dạy học những cơ sở vật lí ở trường THPT. - Trong quá trình dạy học, có hai loại nhân vật hoạt động đồng thời: giáo...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG LÍ LUẬN DẠY HỌC
- ĐỀ CƯƠNG LÍ LUẬN DẠY HỌC I. Lí thuyết (2 điểm) Câu 1: Tại sao LLDH bộ môn vật lí ở trường phổ thông là 1 trong các khoa h ọc giáo dục? Nêu những phương hướng xây dựng giáo trình V ật lí ph ổ thông ở Việt Nam? Trả lời: * LLDH bộ môn vật lí ở trường phổ thông là 1 trong các khoa học giáo d ục là do: - Phương pháp dạy học vật lí là một ngành của khoa học giáo dục, nghiên cứu lí thuyết và thực hiện dạy học những cơ sở vật lí ở trường THPT. - Trong quá trình dạy học, có hai loại nhân vật hoạt động đồng thời: giáo viên dạy, học sinh học. Giữa hai loại nhân vật này có nhiều mối quan hệ như quan hệ giữa giáo viên và cá nhân mỗi học sinh, quan hệ giữa giáo viên với tập thể học sinh trong lớp, giữa học sinh với nhau. Hoạt động của hai loại nhân vật này đều nhằm chung một mục đích cuối cùng là làm cho mỗi cá nhân lĩnh hội được nội dung môn học bao gồm cả kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, những năng lực và phẩm chất đạo đức có liên quan đến môn học. - Trong quá trình dạy học ta có mối liên hệ: Mục đích →Nội dung →Phương pháp Mục đích dạy học là phẩm chất nhân cách mà xã hội đòi hỏi. Nội dung dạy học ở đây là môn vật lí học. Phương pháp dạy học ở đây là cách thức hoạt động và phối hợp hành động của giáo viên và học sinh để đạt được mục đích đề ra. Ba thành phần này tác động lẫn nhau, qui định lẫn nhau, trong đó mục đích dạy học giữ vai trò chủ đạo. - Nội dung: + Xác định những nhiệm vụ dạy học vật lí, nội dung và chương trình giáo trình vật lí, cách dạy học và các hình thức tổ chức bài học vật lí. + Nội dung và phương pháp dạy học các đề tài riêng biệt của giáo trình vật lí. + Nội dung và phương pháp kĩ thuật thực nghiệm vật lí - Nhiệm vụ + Xác định những nhiệm vụ dạy học vật lsi ở trường THPT và đề ra những phương pháp, biện pháp thực hiện chúng. + Xác định nội dung va trình tự sắp xếp các vấn đề trong nội dung ấy của chương trình vật
- lí phổ thông. + Nghiên cứu các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học vật lí nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của môn học. + Xác định tiến trình dạy học, những đề tài cụ thể của tiến trình vật lí ở nhà trường PT. - Nói tóm lại, môn phương pháp dạy học vật lí nghiên cứu giải quyết ba vấn đề cơ bản: • Dạy học vật lí để làm gì? • Dạy học những gì trong môn vật lí? • Dạy học vật lí như thế nào ở trường phổ thông? * Những phương hướng xây dựng giáo trình Vật lí phổ thông ở Việt Nam là: +> Chương trình phải bao gồm những kiến thức cơ bản tương đối hoàn thiện phù hợp với trình độ của vật lí học hiện đại. - Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản trên quan điểm hiện đại. - Kiến thức đc cho là cơ bản khi vừa có chiều sâu nhất định vừa ph ải vận d ụng đc trước thực tiễn trước mắt, đồng thời có thể bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau. - Kiến thúc cơ bản đc chia làm 5 nhóm: + Những kiến thức về hiện tượng, sự việc cơ bản ứng dụng trong đời s ống th ực tiễn: cơ học, vật lí nguyên tử và hạt nhân, điện từ học, quang học… +Các định luật vật lí, nguyên lí cơ bản trình bày phù h ợp v ới kh ả năng toán h ọc c ủa học sinh. + Những nét chính về các thuyết vật lí quan trọng nhất. + Những phương pháp nhận thức phổ biến có thể dung trong vật lí nh ư ph ương pháp thực nghiệm, suy diễn toán học, mô hình.. + Những ứng dụng quan trọng nhất của vật lí trong đời sống và sản xuất. - Chương trình vật lí phổ thông bao gồm những kiến thức cơ bản của vật lí cổ điển, những kiến thức ấy không coi là lạc hậu, lỗi thời nếu nh ư việc trình bày chúng phù hợp quan điểm vật lí hiện đại: + Quan điểm cấu trúc - cơ chế. + Quan điểm năng lượng. + Quan điểm trình bày các kiến thức phù hợp với tinh thần của vật lí hiện đại. +> Chương trình phải bao gồm những kiến thức về phương pháp nghiên cứu vật lí: Chương trình coi trọng về thuyết mô hình cấu tạo chất để gi ải thích ho ặc tiên đoán các hiện tượng, các định luật… +> Chương trình phải có tính thực tiễn.
- - Bên cạnh những kiến thức lí thuyết chương trình còn chú trọng đến những kiến thức thực tiễn, đồng thời, cũng chú trọng khâu rèn luyện cho học sinh 1 số kĩ năng thực nghiệm: quan sát, phân tích hiện tượng, đo lường, sử dụng các dụng c ụ và máy đo phổ biến. +> Chương trình phải quán triệt tính sư phạm: - Chương trình phải… học sinh + Phải chọn đúng kiến thức cơ bản về vật lí tạo ra chương trình vật lí khoa học. + Chỉ nghiên cứu 1 lần số kiến thức nặng về định tính mà có tác d ụng không l ớn ở cấp THCS. + Tránh sự trùng lặp không cần thiết giữa các môn học bằng cách ph ối h ợp môn v ật lí với các môn lân cận. + Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi của học sinh. Câu 2: Những nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường PT và mối quan h ệ gi ữa chúng. Trả lời: - Nhiệm vụ của việc dạy học vật lí ở trường PT là: + Trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, hiện đại, tương đối có hệ thống và toàn diện về nội dung. + Phát triển tư duy học sinh trong việc chiếm lĩnh và vận dụng ki ến th ức v ật lí 1 cách sáng tạo. + Bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện ch ứng, củng c ố lòng tin ở khoa học vô thần, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. + Góp phần giáo dục kĩ thuât tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh làm cho h ọc sinh nắm được những nguyên lí cơ bản về cấu tạo và hiện t ượng c ủa các máy móc được sử dụng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân, rèn luy ện kĩ năng s ử d ụng các dụng cụ vật lí, kĩ năng lắp ráp thiết bị để thực hiện thí nghiệm, vẽ bản đồ, xử lí các số liệu đo đạc đưa ra kết luận. - Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ biện chứng: Những nhiệm vụ nêu trên liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần đào tạo con ng ười phát tri ển, trong đó nhiệm vụ đầu mang tính chất tiên quyết. Câu 3: Những yêu cầu chung của việc nắm vững 1 đại lượng, định lu ật v ật lí trong dạy học ở trường THPT. Trả lời: + Những yêu cầu chung của việc nắm vững 1 đại l ượng v ật lí trong d ạy h ọc ở trường THPT là: - Đại lượng ấy đặc trung cho hiện tượng và tính chất gì của vật thể? - Mối quan hệ định lượng giữa các địa lượng ấy với các đại lượng khác đã biết thể hiện ở những biểu thức nào? - Đó là đại lượng vecto hay vô hướng? Nếu là vecto thì có hướng ra sao? - Đơn vị đo đại lượng vật lí. - Cách đo đại lượng vật lí. - Cách thức hình thành đại lượng vật lí.
- + Những yêu cầu chung của việc nắm vững 1 đinh luật vật lí trong dạy học ở trường THPT là: - Định luật phản ánh mối quan hệ giữa các hiện tượng, quá trình hay giữa các địa lượng vật lí. - Định luật được phát biểu ra sao? - Biêu thức toán học của định luật. - Ứng dụng của định luật trong thực tiễn. - Phạm vi, giới hạn áp của định luật. - Cách thức, quá trình hình thành. Câu 4: Nêu cấu trúc 1 thuyết vật lí và các bi ện pháp d ạy h ọc 1 thuy ết v ật lí ở tr ường THPT. Trả lời: + Cấu trúc của 1 thuyết vật lí: - Thuyết khoa học được hiểu là 1 hệ thống tư tưởng, quy tắc…đúng làm cơ sở cho 1 ngành khoa học để giải thích các sự kiện, hiện tượng để t ạo cho ng ười có kh ả năng tác động mạnh hơn vào thực tiễn, nó ph ản ánh quy lu ật khách quan c ủa thực nghiệm, xã hội và tư duy. - Sơ đồ cấu trúc của thuyết vật lí: Hạt nhân - Tư tưởng cơ bản - Các định luật cơ bản - Các phương trình cơ bản. - Các hằng số cơ bản. Cơ sở Hệ quả - Các định luật thực - Các hiện tượng mới nghiệm - Các định luật mới - Các đại lượng, qui tắc đo - Các ngành khoa học mới - Các khái niệm cơ bản - Các thuyết mới - Các mô hình lí tưởng (cấu - Bức tranh vật lí mới trúc chức năng) - Cơ sở kinh nghiệm - Cơ sở thực nghiệm. + Các biện pháp dạy học 1 thuyết vật lí ở trường THPT là: - Cố gắng xây dựng thuyết vật lí trên cơ sở những sự kiện, thực ngiệm bằng cách cho học sinh quan sát những thí nghiệm cơ bản và yêu cầu họ giải thích các hiện
- tượng xảy ra trong thí nghiệm ấy bằng vốn kiến thức đã có. Sự bế tắc khi giải thích buộc phải xây dựng thuyết mới. - Do việc xây dựng hạt nhân của thuyết không thể tiến hành trong 1 bài, 1 chương hay 1 phần của giáo trình nào đó mà đòi hỏi học sinh sự sáng tạo ở trình độ cao nên bước đầu giáo viên chỉ nêu ra những tư tưởng cơ bản mang tính chất định tính của thuyết theo suy nghĩ, lập luận của mình. Sau này khi có điều kiện sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm. - Phát triển cùng rèn luyện học sinh vận dụng khả năng hiểu biết trong mọi điều kiện có thể để giải thích các sự kiện thực nghiệm trong cơ sở của thuyết để suy ra các hệ quả khác nhằm giúp họ tin tưởng. Câu 5: Nêu nội dung và các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Trả lời: + Nội dung của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông: - Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa vào quan sát, đo đạc, thí nghiệm để tìm ra các quy luật của thực nghiệm và kiểm nghiệm chúng bằng thực nghiệm. - Theo Spaski: Xuất phát từ quan sát và thực nghiệm nhà khoa học xây dựng 1 giả thuyết (dự đoán) giả thuyết đó không chỉ đơn thuần tổng quát hóa những sự kiện thực nghiệm đã làm còn chứa đựng cái gì mới mẻ không có sẵn trong các thí nghiệm bằng tư duy logic hoặc suy luật toán học các nhà khoa học có thể từ giả thuyết đó mà rút ra 1 số hệ quả và tiên đoán 1 sự kiện mới trước đó chưa từng đc biết đến. Những hệ quả và sự kiện mới đó có thể dung thực nghiệm để kiểm tra lại và nếu kiểm tra đó thành công thì nó khẳng định 1 thuyết, biến giả thuyết thành 1 định luật vật lí chính xác. + Các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông là: - Giáo viên đưa câu hỏi yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng xảy ra, giải thích hiện tượng hay xác lập mối quan hệ nào đó mà họ chưa biết câu trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào quan sát, kinh nghiệm, vốn kiến thức đã có đưa ra giả thuyết, dự đoán. - Từ dự đoán bằng suy luận logic hay biến đổi toán học suy ra hệ quả. - Đề xuất và thực hiện 1 phương án thực nghiệm, kiểm tra dự đoán. Nếu phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lí và học sinh thu được kiến thức nếu không phải bác bỏ giả thuyết ban đầu và xây dựng giả thuyết mới. - Học sinh vận dụng kiến thúc thu được để giải thích hay dự đoán 1 số hiện tượng trong thực tiễn. Trong 1 số trường hợp họ sẽ phát hiện được phạm vi áp dụng của kiến thức và nảy sinh các mâu thuẫn giữa các kiến thức mới cần giải quyết. Câu 6: Nêu nội dung và các giai đoạn của phương pháp mô hình trong dạy học vật lí ở trường phổ thông Trả lời: + Nội dung của phương pháp mô hình:
- - Theo V.A Stopho: Mô hình là hệ thống được hình dung trong óc hay được biểu diễn bằng vật thể. Hệ thống đó phản ánh được bản chất của đối tượng nghiên cứu hoặc tái tạo nó. Bởi vậy, công việc nghiên cứu mô hình sẽ cung cấp cho ta thông tin mới về đối tượng. - Chức năng của mô hình tỏng vật lí học. Mô tả sự vật, hiện tượng Giải thích tính chất của hiện tượng có liên quan đến đối tượng. Tiên đoán các tính chất và hiện tượng mới. - Có 2 loại mô hình: Mô hình vật chất: là mô hình bằng vật thể phản ánh đặc trưng cơ bản về hình học, vật lí học, động lực học, chúc năng học của đối tượng nghiên cứu. Mô hình lí thuyết: Là những mô hình trừu tượng trên đó về nguyên tắc người ta chỉ áp dụng những thao tác tư duy lí thuyết. + Các giai đoạn của phương pháp mô hình trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. - Thu thập thông tin về đối tượng gốc hay tập hợp các sự kiện khởi đầu làm cơ sở xây dựng mô hình bằng quan sát thí nghiệm, kinh nghiệm hay vốn tri thức đã có - Sử dụng mô hình hay tìm 1 hệ thống đã biết có tính chất cơ bản giống vật gốc. - Thao tác trên mô hình để suy ra các hệ quả cần thiết. - Kiểm tra các hệ quả lí thuyết bằng thí nghiệm trên các đối tượng gốc hay những đối tượng cùng loại đối tượng gốc. Nếu sai lệch phải điều chỉnh mô hình, thậm chí phải bác bỏ để xây dựng mô hình mới. Nếu được kiểm nghiệm thử mô hình được hợp thức hóa và dung để phản ánh 1 số tính chất của đối tượng gốc. Nó có thể được thay đổi, hoàn chỉnh thêm hoặc bác bỏ khái niệm có thông tin chính xác về đối tượng gốc. Câu 7: Nêu quan niệm về giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp học sinh trong dạy học ở trường phổ thông. Trình bày nội dung của việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí Trả lời: Quan niệm về giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp học sinh trong dạy học ở trường phổ thông: - Giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học là giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của mọi quá trình sản xuất và đồng thời cho học sinh những kĩ xảo sử dụng những công cụ đơn giản nhất của mọi ngành sản xuất. Nội dung của việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí. - Làm cho học sinh hiểu được và giải thích được các cơ sở vật lí với tính cách là cơ sở khoa học chung và phổ biến trong các hiện tượng kĩ thuật cơ bản nhất và có triển vọng. - Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng lao động chung và phổ biến trong nhiều ngành sản xuất để tạo điều kiện cho họ sau này nhanh chóng đi sâu vào bất kì ngành sản xuất nào. - Tạo cho học sinh những thói quen vận dụng 1 cách sáng tạo những kiến thức vật lí đã học vào việc tìm hiểu các quá trình sản xuất cũng như trong các hiện tượng đời sống.
- Câu 8: Lập sơ đồ phân loại thí nghiệm vật lí trong dạy học ở trường phổ thông. Nêu những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn. Trả lời: - Sơ đồ phân loại thí nghiệm vật lí trong dạy học ở trường phổ thông: Thí nghiệm vật lí Thí nghiệm biểu diễn Thí nghiệm thực tập Mở Nghiên Củng Trực Thực Thí đầu cứu cố diện hành nghiệm (ở lớp) (ở phòng quan sát thí vật lí ở nghiệm) nhà Khảo Minh Cá Đồng Cá Đồng sát họa thể loạt thể loạt - Những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn: Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên tiến hành trên lớp chủ yếu để hình thành cho học sinh những biểu tượng ban đầu về hiện tượng, quá trình, quy luật vật lí về cấu tạo của dụng cụ thiết bị kĩ thuật. Thí nghiệm biểu diễn phải liên hệ mật thiết với bài giảng và xuất hiện đúng lức cần thiết. Thí nghiệm biểu diễn phải ngắn gọn 1 cách hợp lí. Thí nghiệm biểu diễn phải thành công ngay ở lần đầu. Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo cho cả lớp quan sát được 1 cách rõ rang. Thí nghiệm biểu diễn đủ sức thuyết phục học sinh Câu 9: Nêu mục đích và các bước tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, khảo sát trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Trả lời:
- - Mục đích: Thí nghiệm nghiên cứu, khảo sát trong dạy học vật lí ở trường phổ thông là thí nghiệm nhằm xác định hay kiểm chứng kiến thức mới gồm thí nghiệm khảo sat và thí nghiệm minh họa. + Thí nghiệm nghiên cứu khảo sát nhằm cung cấp các dữ liệu thực nghiệm để từ đó quy nạp, khái quát kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết hay các hệ quả logic rút ra từ giả thuyết đề xuất, giải quyết được vấn đề lúc đầu giờ học do vậy xây dựng được kiến thức mới cho học sinh. + Thí nghiệm nghiên cứu minh họa nhằm kiểm chứng lại những kiến thức đã được xây dựng bằng con đường lí thuyết hoặc nhằm minh họa kiến thức. - Các bước tiến hành thí nghiệm nghiên cứu, khảo sát trong dạy học vật lí ở trường phổ thông: Bước 1: Đàm thoại nêu rõ mục đích thí nghiệm. Bước 2: Chuẩn bị thí nghiệm + Vạch kế hoạch tiến hành thí nghiệm + Lựa chọn dụng cụ thiết bị và nêu ra cách bố trí thí nghiệm. + Bố trí thí nghiệm và giải thích nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kết hợp với hình vẽ trên bảng nếu thấy cần thiết. + Kiểm tra cách bố trí thí nghiệm để cho cả lớp quan sát được hiện tượng cần nghiên cứu 1 cách rõ rang. Bước 3: Tiến hành thí nghiệm: +Tiến hành thì nghiệm theo kế hoạch đã vạch ra trong từng phần và học sinh phát biểu những điều họ quan sát được và ghi lên bảng. + Hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. + Tổng kết thí nghiệm. Câu 10: Nêu định nghĩa và cách thức tổ chức tiến hành loại thí nghiệm thực tập trực diện (đồng loạt ở lớp) trong dạy học vật lí ở trưởng phổ thông? Trả lời: - Định nghĩa loại thí nghiệm thực tập trực diện (đồng loạt ở lớp) trong dạy học vật lí ở trưởng phổ thông: Thí nghiệm thực tập là thí nghiệm do học sinh tiến hành ở lớp của phòng thí nghiệm hoặc ở ngoài lớp, ở nhà. Thí nghiệm thực tập trực diện: là thí nghiệm được sử dụng khi học sinh chưa có kiến thức sâu sắc và vững chắc về tài liệu nghiên cứu và chưa có kinh nghiệm đầy đủ trong việc tiến hành thí nghiệm có liên quan đến tài liệu ấy. Thí nghiệm trực diện có thể dùng tổ chức đồng loạt nhằm giải thích các thí nghiệm bộ phận để đi tới giải quyết các bộ phận. - Cách thức tổ chức tiến hành loại thí nghiệm thực tập trực diện (đồng loạt ở lớp) trong dạy học vật lí ở trưởng phổ thông là: Bước 1: Đàm thoại mở đầu: Nêu mục đích, vạch kế hoạch, chọn lựa và sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm, giáo viên làm động tác mẫu về lắp ráp và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. Bước 2: Tiến hành thí nghiệm:
- + Học sinh lắp dụng cụ vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm vào vở trong khi đó giáo viên kiểm tra cách lắp ráp của các nhóm giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. + Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phân công, mỗi học sinh làm 1 phần hay 1 lần thí nghiệm. + Từng học sinh trong nhóm ghi kết quả thí nghiệm quan sát riêng và xử lí kết quả. + Lấy kết quả trung bình của cả nhóm và tính sai số. Bước 3: Tổng kết thí nghiệm: + Giáo viên hướng dẫn thảo luận kết quả thu được để đi đến kết luận. + Giáo viên nhận xét đánh giá công việc của từng học sinh, từng nhóm và toàn lớp. Câu 11: Nêu quan niệm về ôn tập và hệ thống hóa tài liệu về vật lí trong dạy học ở trường phổ thông và yêu cầu của hình thức ôn tập tổng kết sau mỗi đề tài, chương hay phần. Trả lời: - Quan niệm: * Ôn tập: + Không đơn thuần là nhắc lại kiến thức cũ mà là sựu vận động tiến lên bao hàm những yếu tố mới (như nội dung cũ đc nhắc lại dưới hình thức mới, nội dung cũ được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu phù hợp với yêu cầu của chương trình, ôn tập được tiến hành theo đề cương khắc cách trình bày trước kia trong từng bài học). + Là công việc tự lực của học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn hay tổ chức. * Hệ thống hóa: + Trong quá trình hệ thống hóa kiến thức sự chỉ đạo của giáo viên là bắt buộc, phải thể hiện rõ rang. +Là tập trung vào những vấn đề chủ yếu cho phép vận dụng đc vào thực tiễn và giúp học sinh dễ nhớ, thấu triệt mối quan hệ phụ thuộc và quy luật. - Yêu cầu của hình thức ôn tập tổng kết sau mỗi đề tài, chương hay phần. +Yêu cầu học sinh nêu lên được tất cả những khái niệm, quy tắc, định luật, định lí cơ bản của chương, phần ôn tập và nêu bật mối quan hệ giữa chúng. + Ôn tập phải có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết của học sinh về tài liệu đã học. + Tổng kết để học sinh dễ nắm, dễ nhớ. Nhờ vậy dễ vận dụng vào trong thực nghiệm. Câu 12: Nêu những yêu cầu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần kiểm tra học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT. Trả lời: Những yêu cầu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần kiểm tra học sinh trong dạy học vật lí ở trường THPT: II. Hướng dẫn học sinh gải bài tập vật lí (3,5 điểm) III.Soạn giáo án (4,5 điểm) 1. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
- 2. Công và công suất. 3. Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ - Mariot. 4. Quá trình đẳng tích. Định luật Saclo. 5. Rơi tự do. 6. Điện tích. Định luật Culong. 7. Điện trường. Cường độ điện trường. Đường sức điện trường. 8. Điện thế. Hiệu điện thế. 9. Tụ điện 10.Lực từ, cảm ứng từ. Yêu cầu: - Mục tiêu (phải kiểm tra được) + Về kiến thức: + Về kĩ năng: + Về thái độ: - Chuẩn bị + Giáo viên: + Học sinh: - Các biện pháp phát triển tư duy và sáng tạo tư duy của học sinh khi dạy bài này. - Phân tích các bước dạy học 1 đại lượng vật lí, thuyết vật lí, định luật vật lí…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2008-2009 MÔN VẬT LÝ 10 NÂNG CAO
4 p | 254 | 93
-
Đề cương ôn thi môn Lịch sử lớp 7
13 p | 514 | 43
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần22
11 p | 122 | 28
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Hoàng Diệu
7 p | 6 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Gia Tự
16 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Uông Bí
12 p | 11 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2021-2022
13 p | 17 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
3 p | 23 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p | 25 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Yên Dũng số 2
17 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn