Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão
lượt xem 3
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT An Lão
- TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023- 2024 KHỐI LỚP 12 I.NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chủ đề 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 1.Dii truyền cấp phân tử: - Nhận biết: Mã di truyền mở đầu là 5’AUG3’ và 3ma4 di truyền kết thúc không mã hóa axit amin là 5’UAA3’; 5’UGA3’ và 5’UAG3’ -Nhân đôi: Nguyên liệu A,T,G,X; Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn; cả hao mạch của AND tham gia -Phiên mã: Nguyên liệu là A,U,G,X; Nguyên tắc bổ sung; Chỉ một mạch 3’-5’ của đoạn AND tương ứng 1 gen tham gia - Dịch mã: Nguyên liệu là axit amin; nguyên tắc bổ sung và khớp mã; Các thành phần tham gia là Riboxom, tARN,mARN,axit amin, ATP, Enzim 2.Nhiễm sắc thể. - Các thành phần trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể: 1 AND và Protein loại Histon - Các bậc cấu trúc của nhiễm sắc thể: Sợi cơ bản( 11nm) sợi nhiễm sắc ( 30nm) Siêu xoắn ( 300nm) Cromatit ( 700nm) 3.Đột biến nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc: Nhận dạng các kiểu đột biến cấu trúc và hậu quả của mỗi dạng + Mất đoạn: Giảm chiều dài, thiếu đoạnHậu quả: gây tử vong + lặp đoạn: 1 đoạn nào đó xuất hiện nhều lần hậu quả : Tăng hoặc giảm biểu hiện tính tar5ng + Đảo đoạn: Trình tự các đoạn đọc ngược Hậu quả : Thay đổi hoạt động của gen + Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể xuất hiện đoạn mới -Đột biến số lượng: + Lệch bội : Thể khuyết ( 2n-2), thể 1 ( 2n-1); thể tam ( 2n + 1) ;thể tứ ( 2n+2) hậu quả : mất cân bằng hệ gen; giảm sức sống + Tự đa bội gồm Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n…. Tăng kích thước cơ quan; Thường không sinh sản hữu tính Đa bội chẵn: 4n,6n,8n Sinh sản hữu tính, tăng kích thước cơ quan + Dị đa bội: Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai hay nhiều loài Chủ đề 2. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN 1.Quy luật Mendel: xác định số lượng giao tử và loại giao tử khi biết kiểu gen - Xác định kiểu gen khi đồng hợp, khi dị hợp -Số lượng giao tử = 2n trong đó n là số cặp gen dị hợp Ví dụ Aabb n = 1 số giao tử = 21 -Xác đinh loại giao tử theo sơ đồ Ví dụ Aabb A b Các loại giao tử là Ab và ab a 2. Phân biệt các quy luật di truyền - Phân li độc lập: Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể; Các cặp gen phân li độc lập; Tăng biến dị tổ hợp -Liên kết gen: Các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể; các gen có xu hướng di truyền cùng nhau ; Số nhóm gen liên kết = n ( trong bộ nhiễm sắc thể 2n); Hạn chế biến dị tổ hợp -Hoán vị gen: Các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể ; Do trao đổi chéo giữa hai trong 4 cromatit ở kì đầu giảm phân I giữa hai nhiễm sắc thể kép tương đồng; Tăng biến dị tổ hợp + Cách viết giao tử liên kết và giao tử hoán vị khi có hoán vị gen
- 3. Bài tập vận dụng: Tính các đại lượng ở thế hệ lai -Khi hai bên bố mẹ cùng kiểu gen dị hợp n cặp + Tỉ lệ kiểu gen = ( 1;2;1)n số kiểu gen = 3n + Tỉ lệ kiểu hình = ( 3;1)n số kiểu hình = 2n + Tổng tổ hợp = 4n + Số loại giao tử = 2n -Khi hai bên bố mẹ khác kiểu gen + Phân tích tìm tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở phép lai từng cặp gen + vận dụng quy tắc nhân xác suất tìm các đại lượng về tỉ lệ kiểu gen, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình, số kiểu hình Chủ đề 3. DI TRUYỀN QUẦN THỂ -Phân biệt quần thể tự thụ phấn , giao phối cận huyết với quần thể giao phối tự do -Giải thích một số vấn đề liên quan đến di truyền quần thể Chủ đề 4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG 1.Các bước chọn giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp Tự thụ phấn quan nhiều thế hệ tạo dòng thuần lai các dòng thuần tương phản tạo nguồn biến dị tổ hợp Chọn lọc biến dị tổ hợp mang đặc điểm theo mong muốn Tự hụ phấn cá thể mang biến dị đã chọn tạo giống mới thuần chủng. 2.Ưu thế lai -Khái niệm: thế hệ lai tốt hơn bố mẹ nhiều đặc điểm như năng xuất, chất lượng, khả năng sống sót và sinh sản… -Phương pháp tạo ưu thế lai: lai khác dòng gồm đơn và kép -Cơ sở khoa học của ưu thế lai: Thế hệ lai mang kiểu gen dị hợp Tương tác bổ trợ giữa các aln khác trạng thái làm tăng biểu hiện tính trạng tốt ở thế hệ lai so với bố mẹ + Quan sát kiểu gen đánh giá kiểu gen có ưu thế lai cao nhất khi có số cặp gen dị hợp nhiều nhất trong kiểu gen 3. Các bước trong chọn giống bằng gây đọt biến: Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến Bước 2: Chọn lọc đột biến mong muốn Bước 3: Tự thụ phấn tổ hợp đột biến đã chọn để tạo giống thuần 3. Công nghệ tế bào - Các bước trong công nghệ tế bào + Nuôi cấy mô: Lấy tế bào sinh dưỡng Nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc biệtTái tạo cơ thể mới + Lai tế bào : Tạo tế bào trầnDung hợp tế bào trầnNuôi tế bào lai thành phôiTái tạo cá thể -Nhận ra đặc trưng mỗi phương pháp + Nuôi cấy mô: Quần thể đồng nhất kiểu gen + lai tế bào sinh dưỡng: Con lai mang kiểu gen song nhị bội; khắc phục bất thụ của lai xa + Nuôi hạt phấn và noãn: Tạo quần thể đồng hợp kiểu gen + Nhân bản vô tính: Cừu Dolly; Con mang nguồn gen từ nhân tế bào sinh dưỡng + cấy chuyển phôi: Phân cắt phôi và chuyển vào các cơ thể nhận 3. Công nghệ gen -Các bước trong công nghệ gen theo hình thức cấy chuyển gen: Bước 1: tạo AND tái tổ hợp Bước 2: Chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận Bước 3: Phân lập dòng có AND tái tổ hợp -Thành tựu công nghệ gen: Cà chua có gen chín quả bất hoạt; Vi khuẩn có gen inxulin của người; Bông mang gen trừ sâu của vi khuẩn; lúa có gen tổng hợp Caroten; Vi khuẩn cắt mạch cacbon ở nhiều vị trí để xứ lí ô nhiễm môi trường Chủ đề 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI 1.Bệnh di truyền phân tử:
- - Tên một số bệnh: + Đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường: Pheniketo niệu; bạch tạng; tiểu đường + Đột biến gen trên nhiễm sắc thể X: Mù màu; máu khó đông -Cơ chế bệnh Pheninketo niệu: Gen đột biến không tổng hợp enzim tham gia chuyển hóa Phenin alanin thành Tiroxin 2. Hội chứng bệnh -Liên quan đột biến nhiễm sắc thể -Các loại bệnh: + Đột biến cấu trúc: Ung thư máu + Đột biến tam nhiễm: Patau; Etuot; Đao; Siêu nữ; Claiphento +Đột biến thể một: Tocno -Cơ chế bệnh Đao: Rối loạn giảm phân cặp nhiễm sắc thể 21 không phân li qua thụ tinh tạo tế bào mang 3 nhiễm sắc thể số 21 3. Đề xuất các biện pháp hạn chế hậu quả một số bệnh di truyền ở loài người - Giải thích đột biến gen là gánh nặng di truyền của loài người Chủ đề 6. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA 1.Bằng chứng tiến hóa -Tái hiện các khái niệm: Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, bằng chứng tế bào học, bằng chứng sinh học phân tử. -Nhớ được các ví dụ về Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, bằng chứng tế bào học, bằng chứng sinh học phân tử cơ quan thoái hóa -Xác định: Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, bằng chứng giải phẫu, tế bào học, bằng chứng sinh học phân tử 2. Học thuyết tiến hóa - Thuyết Dacuyn: +Nguyên nhân tiến hóa do chọn lọc tự nhiên dựa trên biến di không xác định của sinh vật +Nguyên liệu là biến dị cá thể + Hạn chế: Chưa giải thích nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị - Thuyết hiện đại: +Nguyên nhân do các nhân tố tiến hóa như đột biến, giao phối không ngẫu nhiên; chọn lọc tự nhiên; yếu tố ngẫu nhiên; di nhập gen +Nguyên liệu tiến hóa: Biến dị đột biến; biến dị tổ hợp; biến dị do di nhập gen 3. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn -Tiến hóa nhỏ xảy ra cấp quần thể; phạm vi hẹp, thời gian ngắn; làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen -Tiến hóa lớp diễn ra trong sinh giới; phạm vi rộng, thời gian dài; hình thành cấp tổ chức phân loại trên loài như chị, họ, bộ, lớp, ngành 4. Loài và quá trình hình thành loài - Khái niệm về loài sinh học -Phân biệt cách ly trước hợp tử và cách ly sau hợp tử - Nhận biết cách ly cơ học và cách ly mùa vụ - Liệt kê tên các con đường hình thành loài mới + Khác khu vực: cách ly địa lí + Cùng khu vực: cách ly sinh thái, cách ly tập tính, lai xa và đa bội hóa -Đặc điểm đặc trưng mỗi con đường hình thành loài + Cách ly địa lí: Chậm nhất; xảy ra ở sinh vật di chuyển phát tán xa; cản trở địa lí ngăn cản giao phối củng cố sai khác vốn gen + Cách ly sinh thái: Khác điều kiện sinh thái dẫn đến khác chu kì sinh sản củng cố sai khác vốn gen + Cách ly tập tính: Giao phối chọn lọc củng cố sai khác vốn gen + Lai xa và đa bội hóa : nhanh nhất, hình thành ở thực vật Sau lai xa con lai bất thụ nên không phải loài mới Sau đa bội hóa con lai hữu thụ mới hình thành loài mới
- Chủ đề 7. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG - Các giai đoạn tiến hóa: Hóa học tiền sinh học sinh học - Các đại địa chất và đặc trưng một số đại + Trình tự các đại địa chất: Thái cổ nguyên sinh cổ sinh trung sinh tân sinh + Đặc trưng Đại cổ sinh: Tiến hóa mạnh mẽ nhất; sự kiện quan trọng là di cư lên cạn ở kỉ Xilua; Cây có hạt xuất hiện ở kỉ Cacbon Đại trung sinh: Hưn thịnh của hạt trần và bò sát; Xuất hiện chim và thú ở kì Tam Điệp; Xuất hiện thực vật có hoa ở kì Phấn trắng Đại tân sinh: Xuất hiện linh trưởng ở kỉ thứ 3( đệ tam); sự kiện quan trọng nhất là xuất hiện loài người ở kì thứ 4( đệ tứ) -Tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa + Tiến hóa sinh học nhờ các nhấn tố tiến hóa; di truyền dọc + Tiến hóa văn hóa nhờ lao động; tiếng nói và chữ viết là hệ thống tín hiệu số 2; di truyền ngang II.LUYỆN TẬP. A. TRẮC NGHIỆM Chủ đề 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN A. Restrictaza B. ADN polimeraza C. ARN polimeraza D. Ligaza Câu 2: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực nhận định nào sau đây không đúng? A. Quá trình dịch mã diễn ra ở tế bào chất. B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là metionin. C. Trong quá trình dịch mã, riboxom di chuyển trên mARN theo chiều 3’- 5’. D. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có nhiều riboxom cùng tham gia dịch mã. Câu 3: Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là: A. đều có sự xúc tác của ADN polymerase. B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN. C. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung. D. trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện được nhiều lần. Câu 4. Khi nói về nhân đôi ADN, nhận xét nào dưới đây là sai A. Cần sự tham gia của nhiều loại enzim B. Thực hiện theo hai nguyên tắc C. Là cơ sở nhân đôi nhiễm sắc thể D. Chỉ diễn ra ở 1 trong hai mạch của ADN Câu 5: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã? A. ADN B. mARN C. tARN D. Riboxom Câu 6: Phiên mã khác với nhân đôi ADN ở điểm nào? A.Không tự tổng hợp nên phải dựa vào một mạch ADN làm khuôn. B.Không tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn C.Không cần có enzim xúc tác D. Cả A và B. Câu 7:Thành phần hóa học chủ yếu của NST gồm: A.Protein lọai Histon và axit nucleic B.Protein và ADN C. Protein và ARN D. Histon và ADN Câu 8:Thứ tự nào sau đây biểu hiện từ đơn giản đến phức tạp trong cấu trúc siêu hiển vi của NST? A.NucleoxomNSTSợi cromatitSợi cơ bản B.NucleoxomSợi nhiễm sắcSợi cơbảncromatit C.Nucleoxomsợi cơ bảnsợi nhiễm sắcCromatit(NST) D.Sợi cơ bảnNucleoxomCrpmatitNST Câu 9: Sợi cơ bản có kích thước là A. 11nm B. 30nm C. 300nm D.700nm Câu 10: Đột biến cấu trúc NST là gì?
- A.Biến đổi trong cấu trúc của NST B.Biến đổi NST ở một hay vài cặp về số lượng C.Biến đổi cấu trúc gây thêm đoạn NST D.Biến đổi cấu trúc gây đột biến dị bội hay đa bội. Câu 11: Cho NST ban đầu là MNOPQ*XYZ.Sau một thời Gian thấy xuất hiện loại NST là MNOPPQ*XYZ và MNOAB*XYZ.Dạng đột biến nào đã xảy ra: A.Mất và lặp B. Lặp và chuyển trên 1 NST C. Lặp và chuyển giữa 2 NST D.lặp và đảo Câu 12: Ở người mất đoạn NST số 21,22 gây hậu qủa gì? A.Bệnh tớc nơ B.Bệnh đao hay claiphento C.Ung thư máu D.Dính ngón tay số 2 và 3 Câu 13:Cơ chế của đột biến lệch bội là: A.Rối loạn phân bào làm thay đổi cấu trúc NST B.Rối loạn phân bào làm thay đổi số lượng NST C. Rối loạn làm một hay vài cặp không phân li D.Rối loạn làm tất cả các cặp không phân li Câu 14:Trong tế bào có 3 NST 21 và 3 NST X.Thể đột biến là: A.Tam nhiễm B.Tam bội C.Tam nhiễm kép D.Tứ nhiễm Câu 15:Đột biến đa bội là gì? A.Sự tăng số lượng NST lên gấp đôi B. Tế bào chứa ba hay nhiều hơn ba lần số NST đơn bội C.Sự tăng số lượng NST D. Tế bào có một cặp mang nhiều NST Câu 16: Thể đột biến nào có ở cả nam và nữ? A.Đao B. Tơc nơ C. Claiphen tơ D. Thể ba X Câu 17: Những bệnh nào ở người liên quan tới thể tam nhiễm: A.Bạch tạng, máu khó đông, hồng cầu hình liềm B.Tocno, claiphento, đao, patau, etuot C.Claiphento, Patau, Đao, Etuot D.Tocno và Claiphento Câu 18. Codon nào dưới đây là Codon có chức năng mã hóa cho axit amin mở đâu là metionin? A.3’AUG5; B.5’UAA3’ C.3’UAA5’ D.5’AUG3’ Câu 19. Mã di truyền nào dưới đây là mã kết thúc ? A.5’UAG3’ B.5’AUU3’ C.3’UAG5’ D.3’UGA3’ Chủ đề 2. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Câu 1: Gọi n là số cặp dị hợp mỗi bên bố mẹ như nhau .Số giao tử,số kiểu gen và số kiểu hình ở thế hệ lai,số tổ hợp tạo ra ở thế hệ lai lần lượt là A. 2n ; 3n;2n;4n B.4n;2n;3n;2n C.3n;2n;2n;4n D.tất cả đều sai. Câu 2: Gọi n là số cặp dị hợp của mỗi bên bố mẹ .Tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai lần lượt là A.(1:2:1)và (1:2:1) B.(3:1)và (1:2:1) C. (1:2:1)n và (3:1)n D. (3:1) và (3:1) Câu 3: Cơ thể AaBb cho tối đa bao nhiêu loại giao tử A. 4 B.3 C.2 D.1 Câu 4. Cơ thể Aabb cho các loại giao tử là A. AB và ab B. Ab và aB C. AB và Ab D. Ab và ab Câu 5. Số giao tử và số tổ hợp khi cho cơ thể AaBBDDEeMm tự thụ phấn là A. 16 và 24 B. 8 và 16 C. 8 và 64 D. 16 và 64 Câu 6: Di truyền liên kết gen là gì? A.Hiện tượng các gen phân li đồng đều B. Hiện tượng di truyền từng tính trạng riêng rẽ C.Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau D. Các gen đổi chỗ cho nhau . Câu 7: Nhóm gen liên kết là gì? A. Các gen cùng nằm trên một NST B. Các gen thuộc NST thường C. các cặp gen nằm trên 1 NST D. Các gen thuộc những NST khác nhau Câu 8: Mooc gan sử dụng phép lai nào để tìm ra quy luật di truyền liên kết ? A. Lai phân tích và lai thuận nghịch B. Lai phân tích đực F1 lai với cái đồng hợp lặn C. Dùng cái F1 lai với đực đồng hợp lặn D. Thực hiện phép lai tự phối qua các thế hệ Câu 9: Hoán vị gen là gì? A.Các gen trên một nhiễm sắc thể đổi vị trí cho nhau. B.Các gen cùng locus trong cặp NST tương đồng đổi vị trí cho nhau làm xuất hiện tổ hợp gen mới. C.Các gen trên một nhiễm sắc thể phân li cùng nhau trong giảm phân hình thành giao tử. D.Các gen ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau đổi vị trí cho nhau.
- Câu 10: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A.Sự tiếp hợp của NST đồng dạng ở kì giữa B.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở 2 cromatit của cặp tương đồng trong kì đầu của giảm phân I C.Sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở 2 cromatit của cặp tương đồng trong kì đầu của giảm phân II D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể kép Chủ đề 4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN TRONG CHỌN GIỐNG Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng: A.Con lai có khả năng sinh trưởng hơn bố mẹ B.Con lai có sức sinh sản hơn bố mẹ C. Con lai có sức sống,năng xuất và phẩm chất cao hơn bố mẹ D. Con lai có khả năng sinh sản tốt Câu 2: Cơ sở khoa học của ưu thế lai là A. Sự tương tác cộng gộp của các gen trội B.Con lai khác dòng luôn có kiểu gen dị hợp C. Có sự tương tác bổ trợ giữa các Alen khác trạng thái D. Cả B và C Câu 3: Ưu thế lai là kết qủa của phép lai nào? A. Lai cùng dòng B. Lai khác dòng C. Lai phân tích D. Lai thuận nghịch. Câu: Cơ thể nào dưới đây có ưu thế lai thấp nhất? A. AABb B. AaBb C. aabbDdEe D. AaBbDd Câu 4: Quy trình chọn giống bằng gây đột biến gồm các bước A.Chọn tổ hợp gengây đột biếntự thụ phấn B. Gây đột biếnChọn tổ hợp đột biếnTự thụ phấn C.Lai cùng dònggây đột biếntự thụ phấn D. Chọn tổ hợp đột biếnTự thụ phấnLai cùng dòng Câu 5:Nuôi cấy mô và tế bào lần lượt gồm những giai đoạn nào? A.Tách tế bàonuôitái sinh thành cây B. Tách tế bào Thụ tinhtái sinh thành cây C.Tạo tế bào trầnghép tế bàotái sinh thành cây D.Ghép tế bàonuôi ống nghiệmtạo cây . Câu 6: Phương pháp tạo giống mới bằng nuôi cấy hạt phấn và noãn có đặc điểm A.tạo loài mới B. tạo cây mang đặc điểm nhiều loài C. tạo quần thể ưu thế lai D. tạo quần thể mà các cá thể đồng hợp tất cả các gen Câu 7:Nhân bản vô tính ở động vật là gì? A.Phương pháp tạo cơ thể mới bằng lai tế bào B. Phương pháp dung hợp tế bào trần C.Tạo cơ thể mới từ nguồn tế bào sinh dưỡng D.Phương pháp lai và gây đột biến Câu 8:Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào? A.Tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa B.Tạo cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các kiểu gen C.Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất họat D.Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta-caroten trong hạt Câu 9: Người ta nuôi cấy các mẫu mô của thực vật hoặc từng tế bào trong ống nghiệm rồi sau đó cho chúng tái sinh thành cây .Phương pháp này có ưu điểm nổi trội là A. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này có kiểu gen rất khác nhau tạo ra quần thể có tính di truyền rất đa dạng phong phú. B. Các cây con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái di hợp tử nên có ưu thế lai cao. C. Các cây con tát cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp tử nên tính di truyền ổn định D. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này đều đồng nhất về kiểu gen, sạch dịch bệnh. Câu 10: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường sử dụng để gây đột biến đa bội thể là A. EMS. B. 5-BU. C. NMU. D. Cônsixin. Câu 11: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường ít được áp dụng ở A. nấm. B. động vật bậc cao. C. vi sinh vật. D. thực vật.
- Câu 12: Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tam bội, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? A. Lúa B. Dâu tằm C. Đậu tương D. Ngô Câu 13 : Trong công nghệ tế bào , để tạo được tế bào trần người ta sử dụng phương pháp : A . Loại bỏ thành xenlulozo và màng sinh chất của tế bào bằng enzim hoặc vi phẫu B . Loại bỏ màng sinh chất của tế bào bằng enzim và vi phẫu C . Loại bỏ thành xenlulozo của tế bào bằng enzim và vi phẫu D . Loại bỏ thành xenlulozo của tế bào bằng enzim hoặc virut xenđê đã làm giảm hoạt tính Câu 14 . Trong kĩ thuật nhân bản vô tính ,cừu Đôli có kiểu gen giống y như kiểu gen của con cừu A. Được tách tế bào trứng B. Được tách tế bào tuyến vú C .Bố mẹ của cừu cho tế bào tuyến vú D. Bố mẹ của cừu cho tế bào trứng Câu 15: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: A.(1) và (3) B.(1) và (2) C. (3) và (4) D.(2) và (4) Câu 16: Ưu thế của lai tế bào so với lai hữu tính là gì? A. Tạo ưu thế lai B.Khắc phục bất thụ trong lai xa C.Hạn chế thoái hóa giống D.Dễ thực hiện Câu 17:Thành tựu của kĩ thuật chuyển gen ở thực vật: A.Tạo cây kháng bệnh B. Tạo cây trồng kháng xương muối C. tạo cây trồng Tăng hàm lượng caroten trong sản phẩm D.Tăng sức đề kháng, tăng giá trị dinh dưỡng và khả năng bảo quản sản phẩm Câu 18: Cho các bước của quy trình chuyển gen dưới đây 1. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 2. Tách vật liệu di truyền 3. Tạo ADN tái tổ hợp nhờ enzim Restrictaza và Ligase 4. Phân lập dòng có ADN tái tổ hợp Trình tự đúng các bước là A. 1234 B. 4 321 C. 2314 D. 2413 Câu 19.Cho các bước của quy trình chọn giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp 1.Tự thụ phấn biến dị tổ hợp đã chọn để tạo giống mới thuần chủng 2.Chọn lọc để có biến dị tổ hợp theo mong muốn 3. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo các dòng thuần chủng 4. Lai khác dòng tạo nguồn biến dị tổ hợp Trình tự các bước sắp xếp đúng theo quy trình là A.4321 B..3421 C.1243 D.2413 Câu 20. Tạo chủng vi khuẩn có gen tổng hợp Inxulin là sử dụng biến đổi gen bằng phương pháp nào dưới đây? A.Gây bất hoạt gen B.Đưa thêm gen lạ C.Biến đổi gen có sẵn D.Cả A,B và C Chủ đề 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Câu 1: Bệnh di truyền phân tử liên quan tới loại biến dị : A. đột biến B. đột biến gen C. đột biến NST D. Thường biến Câu 2:Cơ chế gây bệnh pheninketo niệu là gì? A.Gen đột biến không tổng hợp en zim chuyển hóa phenin alanin B.Gen đột biến làm tăng số lượng en zim chuyển hóa C.Lượng pheninalanin ứ đọng gây đầu độc tế bào thần kinh và các tế bào khác D.A và C Câu 3: Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
- A. Mắc bệnh di truyền phân tử B. Mắc hội chứng Đao C. Mắc hội chứng Patau D. Mắc hội chứng Etuot Câu 4: Bằng nghiên cứu tế bào người ta phát hiện bệnh nào sau đây: 1.Etuôt 2.AIDS 3.Máu khó đông 4.Tâm thần phân liệt 5.Patau 6.Hồng cầu hình liềm 7.Ung thư máu Phương án đúng là : A.1,5,7 B. 2,4,6 C.1,3,5,7 D.2,3,5 Câu 5: Khi nghiên cứu tế bào người, người ta đã phát hiện ra bệnh ung thư máu do A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21. B. ba nhiễm sắc thể thứ 21. C. ba nhiễm sắc thể thứ 15. D. ba nhiễm sắc thể thứ 19. Câu 6: Thể ba ở cặp NST thứ 13 ở người gây hội chứng: A. Tơcnơ B. Claiphentơ C. Patau D. Etuôt Câu 7. Người mắc hội chứng Đao trong tế bào có A. 3 nhiễm sắc thể số 21 B. 1 nhiễm sắc thể số 21 D. 1 nhiễm sắc thể X D. 2 nhiễm sắc thể số 21 Chủ đề 6. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA Câu 1: Cơ quan tương đồng là gì? A.Là cơ quan khác nguồn gốc và khác nhau B. Là cơ quan khác nguồn gốc nhưng cùng chức năng C. Là cơ quan cùng nguồn gốc khác chức năng D. Là cơ quan cùng nguồn gốc và giống nhau Câu 2:Bằng chứng giải phẫu so sánh là gì? A.Sự tương đồng về những đặc điểm giải phẫu giữa các lọai sinh vật B. Sự tương tự về cấu tạo các cơ quan ở các lòai sinh vật C.Những điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lòai D.Những điểm giống nhau giữa các sinh vật thuộc các vùng địa lí khác nhau Câu 3: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A.Chân mèo,vây cá voi, cánh dơi, tay người B. gai hoa hồng, gai xương rồng, tua cuốn C.vây cá mập, vẩy cá mập, đuôi cá mập D. Chân người, tay người hoặc gai và lá hoa hồng Câu 4:Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tương đồng của những lòai sống khác khu vực địa lí là gì? A.Ngọai cảnh thay đổi B. Con người cải tạo C. Chung nguồn gốc tổ tiên D. Chung khu vực sống Câu 5: Người có quan hệ họ hàng gần nhất với lòai nào?Giống nhau nhất về bằng chứng nào? A. Vượn người, bằng chứng cổ sinh vật học B. Tinh tinh , bằng chứng sinh học phân tử. C.Gôrila, bằng chứng sinh học tế bào D. Tinh tinh , bằng chứng giải phẫu so sánh. Câu 6: Bằng chứng nào dưới đây là bằng chứng tế bào học? A.Các tế bào đều có protein cấu tạo từ axit amin B.Mọi sinh vật tế bào đều có AND hình thành từ nguyên liệu là A,T,G,X C.Các sinh vật đều có tế bào cấu tạo gồm màng tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân D.Mọi sinh vật dùng chung bảng mã di truyền Câu 7: Khi đề cập tới vai trò của biến dị trong chọn giống và tiến hóa, Dac Uyn cho rằng: A.biến dị cá thể là nguyên liệu tiến hóa B. Đột biến là nhân tố tiến hóa chính C.biến dị xác định là nguyên liệu tiến hóa D. biến dị đột biến là nguyên liệu tiến hóa Câu 8:Theo Dác Uyn thì CLTN tác động chủ yếu ở cấp độ nào? A.Cá thể B. quần thể C. Lòai D. Quần xã Câu 9: Hạn chế lớn nhất của Dac Uyn trong học thuyết tiến hóa là gì? A.Không giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị B.Còn sai lầm khi cho rằng biến dị xác định là di truyền. C.Mọi sinh vật luôn thích nghi giống nhau trước môi trường D.Chưa phân loại được các dạng biến dị của sinh vật. Câu 10:Theo DacUyn nguyên liệu của tiến hóa là gì? A.đột biến và biến dị tổ hợp B. Biến dị thường biến C. Di nhập gen D. Biến dị cá thể Câu 11: Theo DacUyn hướng tiến hóa nào của sinh giới là cơ bản nhất? A. Thích nghi ngày càng hòan thiện B.Ngày càng đa dạng phong phú
- C.cấu tạo ngày càng phức tạp D. Thoái bộ sinh học Câu 12: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Menđen. B. Đacuyn. C. Moocgan. D. Lamac. Câu 13: Thành công lớn nhất trong học thuyết tiến hóa của Dac Uyn là gì? A.Khẳng định Lòai mới hình thành theo phân li tính trạng B.Khẳng định CLTN là nhân tố chính quyết định hướng tiến hóa C.Chứng minh Tòan bộ sinh giới là kết qủa của qúa trình tiến hóa D.Khẳng định Biến dị di truyền là nhân tố chính của tiến hóa Câu 14: Tiến hóa nhỏ là gì? A.Là qúa trình hình thành đặc điểm thích nghi B. là quá trình hình thành cấp tổ chức trên lòai C. Là qúa trình hình thành lòai mới D. Là qúa trình biến đổi TSALvà KG của quần thể Câu 15: Tiến hóa lớn là gì? A. Qúa trình biến đổi tần số alen B. Qúa trình biến đổi tần số kiểu gen C. Qúa trình hình thành các cấp tổ chức trên lòai D. Qúa trình hình thành lòai bằng phân li Câu 16: Phát biểu nào không đúng về tiến hóa nhỏ? A.Biến đổi tần số alen và kiểu gen quần thể B. Diễn ra trong thời gian dài C.Biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian D. Diễn ra trong phạm vi hẹp Câu 17:Vai trò của đột biến trong tiến hóa là gì? A.Cung cấp biến dị sơ cấp B. cung cấp biến dị thứ cấp C. cung cấp biến dị tổ hợp D. cả a,b,c Câu 18:Vai trò của yếu tố ngẫu nhiên trong tiến hóa là gì? A.Làm tần số alen biến đổi có định hướng B. làm xuất hiện các biến dị sơ cấp C. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể không định hướng D. làm xuất hiện các biến dị di truyền Câu 19:Vai trò của CLTN trong tiến hóa là gì? A. Định hướng phát sinh đột biến B. Hình thành đặc điểm thích nghi C. Quyết định hướng tiến hóa D. a,b và c Câu 20:Nội dung nào dưới đây là không đúng khi nói về vai trò của giao phối không ngẫu nhiên với tiến hóa A.Làm biến đổi tần số alen và kiểu gen B. Không làm biến đổi tần số alen của quần thể C.Làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể D. Chỉ b và c Câu 21: Cho các nhân tố sau: 1.CLTN 2.Yếu tố ngẫu nhiên 3.Giao phối ngẫu nhiên 4.đột biến 5.Giao phối không ngẫu nhiên 6.Di nhập gen Những nhân tố vừa làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen là: A.1,2,4,6 B.2,4,5,6 C.1,3,4,5 D.1,4,5,6 Câu 22: Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể A.CLTN và yếu tố ngẫu nhiên B.Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen C.Đột biến và di nhập gen D.Đột biến và chọn lọc tự nhiên Câu 23: Phân biệt hai lòai thân thuộc, đối với vi khuẩn sử dụng tiêu chuẩn nào là chính xác nhất? A. Hình thái B. Sinh lí- Hóa sinh C. Địa lí D. Di truyền Phân tử Câu 24. Những hiện tượng nào là biểu hiện của cách li sau hợp tử: 1.Ngựa vằn Châu phi không giao phối với ngựa hoang Trung á. 2.Cừu giao phối với dê nhưng hợp tử chết sớm 3. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con La hoặc Boocdo không sinh sản. 4. Cây khác lòai có hoa khác nhau nên hạt phấn của cây này không thụ phấn cho hoa cây khác. A.1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 4 Câu 25:Trong tự nhiên con đường hình thành lòai nào nhanh nhất? A. Lai xa và đa bội hóa B. Cách li địa lí C. Cách li tập tính D. Cách li sinh thái Câu 26:Cách li địa lí là gì?
- A. Những lòai sống khác khu vực B. Những trở ngại địa lí ngăn cản giao phối C. Những lòai khác sinh cảnh sống D.Sự sai khác về cơ quan sinh sản Câu 27:Hình thành lòai bằng lai xa và đa bội hóa chỉ xảy ra ở đối tượng nào A. Thực vật và động vật B. Thực vật và vi sinh vật C. Thực vật D. Động vật Câu 28: Lòai bông Châu âu có 2n=26 NST lớn, lòai bông hoang dại có 2n = 26 NST nhỏ. Lòai bông ở Mĩ có 2n =52 NST trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ.Lòai bông ở Mĩ hình thành bằng con đường nào? A. Cách lí địa lí B. Lai xa và đa bội hóa C. Cách li tập tính D. Cách li sinh thái Câu 29: Cách li nào là dấu hiệu đánh dấu sự hình thành lòai mới A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. Cách li sinh sản D. Cách li tập tính. Câu 30: Cá ở hồ Châu phi được hình thành loài mới bằng con đường nào? A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái C. Cách li sinh sản D. Cách li tập tính. Câu 31: Hình thành lòai bằng con đường địa lí gặp ở đối tượng sinh vật nào dưới đây? A. Động vật B. Thực vật C. Vi sinh vật D.Thực vật và động vật di chuyển xa Câu 32: Phát biểu nào là không đúng về hình thành lòai bằng con đường địa lí? A.Điều kiện địa lí khác nhau làm CLTN theo hướng khác nhau B.Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi trên sinh vật C. Diễn ra rất chậm và trong thời gian rất dài D.Chỉ gặp ở thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa Câu 33. Hình thành loài cùng khu vực gồm các con đường A. cách ly địa lí và tập tính B. cách li sinh thái, cách ly tập tính, lai xa và đa bội hóa C. lai xa và đa bội hóa, cách ly địa lý D. Cách ly tập tính, cách ly địa lí, lai xa và đa bội hóa Chủ đề 7. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG Câu 1: Qúa trình tiến hóa sinh học ( Sự phát triển sự sống) bắt đầu từ khi nào? A.Từ khi có sinh vật đa bào B.Từ khi hình thành SV đơn bào C.Từ khi có đại phân tử hữu cơ D. Từ khi có các hợp chất vô cơ Câu 2: Sơ đồ nào mô tả đúng diễn biến qúa trình tiến hóa hóa học? A.Chất vô cơHidrocacbonGluxit và lipitaxit amin và nucleotitProtein và Axit nucleic B.Chất hữu cơ axit amin và nucleotit Gluxit và lipit Protein và Axit nucleic C.Các đại phân tử hữu cơ axit amin và nucleotitProtein và Axit nucleic D.Hợp chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiênHợp chất hữu cơ trong các cơ thể sinh vật Câu 3: Trong tiến hóa tiền sinh học, tế bào sơ khai được hình thành từ đâu? A. các chất vô cơ đơn giản B. các chất hữu cơ đơn giản C. Các đại phân tử hữu cơ D. Sinh vật đơn bào Câu 4: Sơ đồ nào thể hiện đúng qúa trình tiến hóa tiền sinh học? A.CoaxecvaHình thành màng bán thấmhình thành hệ en zimHình thành cơ chế tự sao. B.Chất vô cơchất hữu cơ đơn giảnchất hữu cơ phức tạpcoaxecva C.Chất vô cơ coaxecvagiọt lipitAxitamin D.Coaxecvahệ enzimmàng bán thầmcơ thể sống đầu tiên Câu 5: Sự kiện quan trọng nhất của đại cổ sinh là gì? A.Sự chuyển từ đời sống ở nước lên cạn B. Sự hình thành thực vệt và động vật C.Sự xuất hiện của lòai người D.Sự hình thành một khối lượng lớn than đá Câu 6: Đại trung sinh là đại hưng thịnh của sinh vật nào? A.Quyết thực vật và bò sát khổng lồ B. Cây hạt trần và bò sát khổng lồ C.Cây hạt kín và khủng long D.Cây hạt kín và chim , thú Câu 7: Đại tân sinh là đại hưng thịnh nhất của sinh vật nào? A.Tôm ba lá và quyết trần B. Quyết khổng lồ và bò sát khổng lồ C.Cây hạt kín, chim thú và lòai người D.Diệt vong của cây hạt trần và bò sát khổng lồ Câu 8: Hiện tượng động vật từ nước di cư lên cạn hàng loạt, xảy ra ở thời kì nào? A. Kỉ Silua của đại Cổ sinh. B. Kỉ Jura của đại Trung sinh.
- C. Đại Tân sinh. D. Đại Thái cổ và đại Nguyên sinh. Câu 9: Trong phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở : A. Kỉ Kreta( Phấn trắng) đại trung sinh B. Kỉ đệ tứ đại tân sinh C. Kỉ đệ Tam đại tân sinh D.Kỉ Jura đại trung sinh Câu 10 : Kết luận nào dưới đây là không đúng khi nói về sự tiến hóa của lòai người. A.Lòai người tuân theo đầy đủ các quy luật tiến hóa như các lòai sinh vật khác. B.Lòai người tiến hóa chỉ bởi các nhân tố tiến hóa văn hóa như lao động , tiếng nói và chữ viết. C.Tiến hóa của lòai người luôn có sự tác động của nhân tố tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa D.Sự tiến hóa của lòai người có thể tuân theo quy luật di truyền dọc(tiến hóa sinh học) hay di truyền ngang (Tiến hóa văn hóa). Câu 11 : Hệ thống tín hiệu số hai chỉ có ở người là A. tiếng nói và chữ viết B. Lao động C.tư duy D. Ý thức Câu 12: Kết quả xác định mối quan hệ họ hàng qua mức độ giống với ADN người: Khì Rhesut 91,1%, tinh tinh 97,6%, khỉ capuchin 84,2%, vượn Gibon94,7%, Khỉ Vervet 90,5%. Thứ tự quan hệ họ hàng xa dần giữa người với các lòai trong bộ linh trưởng là: A.Người-tinh tinh-vượn Gibon- Vervet- Rhesut-Capuchin B.Người – tinh tinh-Rhesut-Gibon-capuchin-Vervet C.Người –tinh tinh-Gibon-Rhesut-Vervet-Capuchin D.Người –tinh tinh-vervet-gibon-Capuchin-Rhesut. Câu 13. Đặc điểm có ở tiến hóa văn hóa mà không có ở tiến hóa sinh học trong quá trình hình thành loài người là đặc điểm nào dưới đây? A. Gồm 5 nhân tố tiến hóa B. Di truyền theo chiều dọc C. Có hệ thống tín hiệu số 2 là tiếng nói và chữ viết D. Tác động chủ yếu giai đoạn vượn người B.TỰ LUẬN 1. Lí thuyết. Câu 1. Vì sao trong luật hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn cùng dòng họ trong phạm vi ba đời? Câu 2. a)Phân biệt học thuyết LaMac và học thuyết Dacuyn b)Phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo theo quan điểm của học thuyết Dacuyn c) Phân biệt học thuyết Dacuyn với học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Câu 3. Phân tích một số giải pháp tạo môi trường trong sạch không có tác nhân đột biến Câu 4. Vì sao bệnh ung thư hiện nay ngày càng trở nên phổ biến ?Biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư? 2. Bài tập Câu 1. Một quần thể ban đầu có 150 cá thể AA: 300 cá thể Aa: 550 cá thể aa. a. Tìm thành phần kiểu gen và tần số alen của F0 b. Tìm thành phần kiểu gen của F1 khi quần thể tự phối và khi quần thể ngẫu phối Câu 2: Cho phép lai AaBbDd tự thụ phấn. Vận dụng công thức Tìm tỉ lệ kiểu gen, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình, số kiểu hình; số loại giao tử, số tổ hợp ở thế hệ lai Câu 3. Cho phép lai AabbddEE x AaBbDdEe. Phân tích từng phép lai và xác định số loại giao tử mỗi bên bố mẹ; số tổ hợp ở thế hệ lai; số kiểu gen và số kiểu hình; tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn