BÀI VIẾT SỐ 5 LỚP 10<br />
CHỦ ĐỀ: VĂN THUYẾT MINH<br />
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng:<br />
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 1 văn bản cụ thể.<br />
- Hiểu kiểu bài văn thuyết minh<br />
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào làm văn thuyết minh.<br />
Từ đó giúp học sinh hình thành các năng lực sau:<br />
- Năng lực thu thập, xử lí thông tin liên quan đến văn bản<br />
- Năng lực giải quyết tình huống đặt ra trong văn bản.<br />
- Năng lực suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa văn bản.<br />
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.<br />
III. Ma trận đề kiểm tra:<br />
Mức độ<br />
Chủ đề<br />
Đọc - hiểu<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
Nhận biết<br />
<br />
-Nhận diện<br />
phong cách<br />
ngôn ngữ;<br />
phương<br />
thức biểu<br />
đạt.<br />
<br />
1<br />
0,5<br />
5%<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Vận dụng<br />
Tổng<br />
Vân dụng<br />
Vận dụng cao<br />
thấp<br />
-Hiểu ý nghĩa đặt - Tâm sự<br />
-Viết đoạn<br />
ra từ văn bản; Lí nhân vật gửi văn suy nghĩ<br />
giải ý nghĩa câu gắm trong<br />
về thông điệp<br />
nói.<br />
đoạn văn bản; gửi gắm trong<br />
Lí giải nhan<br />
văn bản;Bài<br />
đề phù hợp<br />
học nhận thức<br />
với nội dung. và hành động<br />
của bản thân<br />
1<br />
1<br />
1<br />
4<br />
0,5<br />
1,0<br />
1,0<br />
3,0<br />
5%<br />
10%<br />
10%<br />
30%<br />
<br />
Làm văn<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
Tổng số câu<br />
Tổng số điểm<br />
Tỉ lệ<br />
<br />
IV. Đề kiểm tra:<br />
<br />
1<br />
0,5<br />
5%<br />
<br />
1<br />
0,5<br />
5%<br />
<br />
1<br />
1,0<br />
10%<br />
<br />
Vận<br />
dụng<br />
kiến thức, kỹ<br />
năng tạo lập<br />
văn bản để<br />
viết bài văn<br />
thuyết minh<br />
1<br />
7,0<br />
70%<br />
2<br />
8,0<br />
80%<br />
<br />
1<br />
7,0<br />
70%<br />
5<br />
10,0<br />
100%<br />
<br />
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG<br />
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN<br />
MÃ ĐỀ: 01<br />
LỚP KIỂM TRA 10 C1<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5<br />
Môn : Ngữ Văn 10 (Chương trình Chuẩn)<br />
Năm học: 2016 – 2017<br />
(Bài về nhà)<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
Họ và tên học sinh:…………………..Lớp:…………Ngày kiểm tra:…………………<br />
<br />
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới<br />
Trải qua nhiều nỗi đau và trở thành góa phụ ở tuổi 25 nhưng cô Hoàn<br />
vẫn mạnh mẽ, kiên trì để sống tiếp, làm trọn bổn phận của một người con hiếu<br />
thảo. Cô giáo Hoàn chia sẻ: “Lúc ấy mình chỉ nghĩ là bây giờ mất một coi như<br />
là mất 2, mất 3. Đến cuối cùng, bố mẹ vẫn là những người khổ tâm nhất”. Chính<br />
suy nghĩ tích cực ấy cùng sự động viên của gia đình và cảm thông của đồng<br />
nghiệp đã kéo cô đứng dậy.<br />
Hơn chục năm chống chọi với bệnh tật cũng là ngần ấy thời gian cô Hoàn<br />
luôn dẫn đầu trong công tác giảng dạy của trường. Nhờ tận tâm truyền thụ kiến<br />
thức, các đội học sinh giỏi do cô phụ trách liên tục đoạt giải cao. Trong nhiều<br />
năm liền, cô liên tục đạt được các danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, chiến sĩ<br />
thi đua cấp cơ sở...<br />
Thành công trong công việc nhưng điều mà cô giáo Hoàn cảm thấy canh<br />
cánh trong lòng hiện tại chính là người mẹ đã già của mình. Tình thương sâu<br />
nặng ấy, cô không nói nổi thành lời.<br />
“Mình lúc nào cũng phải cố gắng, cố gắng để không khóc, nếu có khóc thì phải<br />
giấu nước mắt đi. Vì trong nhà có mỗi mình được học hành đến đầu đến đuôi,<br />
bố mẹ cũng rất là kỳ vọng”, cô Hoàn chia sẻ.<br />
Bao nhiêu nước mắt đắng cay và tình yêu vô bờ đối với người mẹ thân<br />
yêu, cô Hoàn đều gửi lại cả vào những vần thơ. Cô coi đó là một “thế giới thơ”,<br />
là nguồn năng lượng giúp cô sống.<br />
Từ ngày con đi làm dâu<br />
Tình đành duyên vậy rầu rầu nắng mưa<br />
Bão giông thuyền mẹ đã thừa<br />
Thuyền con chèo mãi vẫn chưa cập bờ<br />
Đêm xuân ru giấc mơ xưa<br />
Cho đến lúc này, tình yêu bố mẹ chính là động lực giúp cô tiếp tục sống<br />
và vươn lên. Cô Hoàn vẫn mong nếu có kiếp sau vẫn muốn được làm con của<br />
mẹ để “trả nợ người”. Còn ở kiếp này, nguyện ước lớn nhất của cô chính là có<br />
thể quay ngược thời gian, thay đổi định mệnh, đền đáp được nhiều hơn công ơn<br />
dưỡng dục của bố mẹ.<br />
(Trích chương trình “Điều ước thứ 7”, VTV3, ngày 6/6/2015)<br />
<br />
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên?<br />
Câu 2: Theo anh(chị) điều gì giúp cô giáo chống chọi với bệnh tật hơn 10<br />
năm qua? Qua đó anh(chị) cảm nhận được gì trong tâm hồn cô giáo Hoàn?<br />
Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn cô giáo Hoàn gửi gắm trong<br />
bài thơ?<br />
Câu 4: Từ câu chuyện này, anh (chị) có thể nói điều gì với những người<br />
trong hoàn cảnh như vậy? (Hãy viết điều đó từ 6 -8 dòng).<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh<br />
Khiêm và là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học,<br />
huyện Vĩnh Bảo. Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu<br />
hút đông du khách trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.<br />
Là học sinh đang sống và học tập tại mảnh đất Vĩnh Bảo anh(chị) hãy thuyết<br />
minh cho du khách nước ngoài đến tham quan và học tập về khu di tích lịch sử này.<br />
.........................................Hết.....................................<br />
<br />
Xác nhận của BGH<br />
<br />
Xác nhận của TTCM<br />
<br />
Người ra đề<br />
<br />
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG<br />
TRƯỜNG THPT CỘNG HIỀN<br />
MÃ ĐỀ: 02<br />
LỚP KIỂM TRA 10 C1<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5<br />
Môn : Ngữ Văn 10 (Chương trình Chuẩn)<br />
Năm học: 2016 – 2017<br />
(Bài về nhà)<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
Họ và tên học sinh:…………………..Lớp:…………Ngày kiểm tra:…………………<br />
<br />
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới<br />
“Đây là một câu chuyện có thật xảy ra trên diễn đàn “Ước mơ xanh” tôi<br />
tình cờ vào thăm và xin kể lại câu chuyện xúc động này.<br />
Ngay từ ngày đầu thành lập có một thanh niên 20 tuổi đăng ký làm thành<br />
viên với nickname Nightingale([1]). Anh liên tục gửi lên diễn đàn “Ước mơ<br />
xanh” những bài viết mang ý nghĩa khuyến khích mọi người hãy sống tốt, sống<br />
đẹp, sống thật và hãy tận hưởng cuộc sống. Những bài viết của anh thật sự có<br />
ích, chúng động viên người đọc khi họ đau buồn, thất bại. Người ta luôn tự hỏi<br />
tại sao một thanh niên chỉ mới 20 tuổi lại có được những bài viết về cuộc sống<br />
sâu sắc và hay đến vậy.<br />
Cho đến một ngày, những dòng chữ do em gái của Nightingale gửi đến đã<br />
làm cho mọi người sững sờ. Nightingale đã mất. Những ngày tham gia vào diễn<br />
đàn là những ngày cuối cùng trên đời của anh. Anh biết mình sắp ra đi, nhưng<br />
anh không hoảng sợ, anh muốn những ngày cuối cùng mình phải làm hết sức,<br />
phải có ích cho mọi người. Và anh chọn cách viết, để gửi đi những yêu thương<br />
và hi vọng. Những dòng nhật ký cuối cùng của Nightingale làm mọi người bật<br />
khóc: “… Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, cố lên, mày phải nhớ mày là chim sơn ca,<br />
hãy hót lên cho cuộc sống này tươi đẹp hơn…”.<br />
“You will never die” là dòng chữ được ghi chú bên dưới nickname<br />
Nightingale để tưởng nhớ và thể hiện lòng biết ơn đối với một người đã biết<br />
quên đi cái chết để sống đẹp cho đến phút cuối.<br />
Chim sơn ca không chết. Hãy hót lên, chim sơn ca!”<br />
(Khôi Nguyễn, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ 2004, tr.130)<br />
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?<br />
Câu 2: “Nickname” và “You will never die” nghĩa là gì? “You will never die” là<br />
câu nói của Nightingale. Đúng hay sai?<br />
Câu 3: Nhan đề nào dưới đây phù hợp nhất với nội dung văn bản? Vì sao?<br />
- Chim sơn ca, hãy hót lên!<br />
- Nightingale<br />
- “You will never die”<br />
Câu 4: Theo anh/chị, “tận hưởng cuộc sống” có phải là sống đẹp không?<br />
(Trả lời ngắn gọn trong khoảng 6 -8 dòng).<br />
<br />
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Sau gần 20 năm khôi phục, múa rối nước Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo)<br />
đã trở thành điểm đến, nét đặc sắc trong tuyến “du khảo đồng quê”.<br />
Là học sinh trên mảnh đất Vĩnh Bảo, anh (chị) hãy thuyết minh về di sản<br />
múa rối nước Nhân Hòa.<br />
.........................................Hết.....................................<br />
<br />
Xác nhận của BGH<br />
<br />
Xác nhận của TTCM<br />
<br />
Người ra đề<br />
<br />