intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK2 Ngữ văn 7

Chia sẻ: Trần Văn được | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

675
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo 2 đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 7 dành cho các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK2 Ngữ văn 7

  1. SỞ GD – ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường PTDT Nội Trú Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mường La ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2010 - 2011 Thời gian 90 phút( không kể thời gian chép đề) Khung ma trận đề kiểm tra Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Thấp Cao 1. Văn bản - Nhớ lại -Văn nghị những tác luận phẩm, tác giả văn nghị luận. Số câu Số câu:1 Số câu: Số câu: Số câu: Số câu:1 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm:2 tỉ lệ% 20% tỉ lệ% 20% 2. Tiếng việtNhớ lại - - Liệt kê được khai niệm về phép liệt kê. - Dấu gạch - Nhớ lại ngang. được công dụng cơ bản của dấu gạch ngang khi đặc ở đầu câu. Số câu Số câu:2 Số câu: Số câu: Số câu: Số câu: 2 Số điểm tỉ Số điểm: 3 Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số điểm: 3 lệ% 30% tỉ lệ% 30%
  2. - Tiếng việt - Vận dụng - Câu rút định nghĩa gọn. về câu rút gọn để xác định bài tập - Tổng số Số câu: Số câu:1 Số câu: Số câu: Số câu:1 câu: Số điểm: Số điểm:1 Số điểm: Số điểm: Số điểm:1 - Tổng số Tỉ lệ Tỉ lệ 10%: Tỉ lệ : Tỉ lệ Tỉ lệ : 10% điểm:- Tỉ lệ% 3. Làm văn Vận dụng Số câu: 1 kiến thức Số điểm: 4 vào viết tỉ lệ% 40% văn lập luận chúng minh. - Tổng số Số câu:3 Số câu:1 Số câu: Số câu:1 Số câu:5 câu: Số điểm:5 Số điểm:1 Số điểm: Số điểm:4 Số điểm:10 - Tổng số Tỉ lệ :50% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : Tỉ lệ :40% Tỉ lệ : 100% điểm:- Tỉ lệ% Câu 1:( 2 điểm) Kể tên bốn tác phẩm, tác giả văn nghị luận đã học ở học kỳ 2 ( ngữ văn 7 kỳ II ) Câu 2 ( 2 điểm) Thế nào là phép liệt kê? Câu 3 ( 1 điểm) Dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng có công dụng gì? Câu 4 ( 1 điểm) Khôi phục câu rút gọn dưới đây, cho biết câu được rút gọn thành phần gì trong câu? - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 5: ( 4 điểm) “Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Do đó, con người cần bảo vệ rừng”. Em hãy chứng minh điều đó.
  3. SỞ GD – ĐT SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường PTDT Nội Trú Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mường La ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2010 - 2011 Câu 1:( 2 điểm) - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hồ chí Minh (0,5 điểm) - Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đặng Thai Mai (0,5 điểm) - Đức tính giản dị của Bác Hồ. Phạm Văn Đồng ( 0,5 điểm) - Ý nghĩa văn chương. Hoài Thanh (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại (1 điểm) - Để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.(1 điểm) Câu 3( 1 điểm) - Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.( 1 điểm) Câu 4:( 1 điểm) Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây(0,5 điểm) Rút gọn thành phần chủ ngữ.( 0,5 điểm) Câu 5 ( 4 điểm) I. Yêu cầu về kiến thức -Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định chính xác luận điểm phải chứng minh. -Từ đó, xây dựng một hệ thống luận điểm phụ hợp lý, rõ ràng, mạch lạc, có khả năng làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, sắp xếp dẫn chứng hợp lý, có khả năng làm sáng tỏ luận điểm. * - Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài:( 0,5 điểm)
  4. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, vì vậy con người cần phải bảo vệ rừng. 2. Thân bài:( 3 điểm) -Những lợi ích, tài nguyên rừng mang lại cho con người: + Cung cấp loại gỗ quý dùng trong xây dựng và chế tạo đồ dùng sinh họat. + Cho nhiều thảo mộc là những loại thuốc quý. + Giữ độ ẩm, tạo nguồn nước cho sông, suối. + Ngăn lũ, chống xói mòn cho đất đai. + Tạo cảnh quan hữu tình, hệ sinh thái xanh-sạch- đẹp. - Con người cần bảo vệ rừng: + Khai thác rừng có tổ chức, có kế hoạch: khoanh vùng, bảo vệ, chống bọn lâm tặc khai thác, chặt phá rừng bừa bãi, vô kế hoạch. + Chống đốt phá rừng tùy tiện: phòng chống cháy rừng, tránh không để hỏa hoạn gây thiệt hại lớn, chống nạn phá rừng làm mất nguồn nước gây hạn hán. +Trồng cây gây rừng. 3. Kết bài:(0,5 điểm) -Rừng là kho tài nguyên vô giá. - Bảo vệ, chăm sóc rừng là ý thức, là trách nhiệm của tất cả mọi người. II. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách tạo dựng một bài văn; lập luận chặt chẽ, trình bày rõ ràng, đủ ý bám sát trọng tâm vấn đề nghị luận, làm sáng tỏ luận điểm. - Đúng chính tả. Diễn đạt trôi chảy, có sức thuyết phục. III. Chấm điểm: - Điểm 4 +Hiểu đề, nắm vững thể loại, biết phương pháp làm bài. + Văn mạch lạc, trôi chảy, ý phong phú. + Dẫn chứng tiêu biểu phù hợp vấn đề chứng minh. + Bài sáng tạo, làm sáng tỏ luận điểm, có sức thuyết phục cao. + Sai không quá 8 lỗi chính tả. - Điểm 3: + Hiểu đề, biết cách làm từng phần. + Văn dễ theo dõi, có sức thuyết phục, tuy nhiên có một vài chỗ diễn đạt chưa suông sẻ. + Mắc không quá 10 lỗi chính tả.
  5. - Điểm 2: + Bài tỏ ra hiểu đề nhưng diễn đạt vụng. + Sắp xếp dẫn chứng chưa đạt yêu cầu. + Mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1: + Bài kém, ý nghèo, thiếu cố gắng. - Điểm 0: + Bài làm bỏ giấy trắng, lạc đề.
  6. PHÒNG GD – ĐT DUY XUYÊN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KỲ II 2010- 2011 Trường THCS Nguyễn Thành Hãn NGỮ VĂN 7 ( Thời gian làm bài :90 phút ) A/ TRẮC NGHIỆM ( 3điểm ) Chọn ý đúng và ghi vào giấy thi. Câu 1.Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai? A. Phạm Văn Đồng B.Đặng Thai Mai C. Hồ Chí Minh D. Hoài Thanh. Câu 2. Văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” được trích từ tác phẩm nào sau đây? A. Tiếng Việt giàu đẹp. B. Tiếng Việt niềm tự hào của dân tộc. C. Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Câu 3. “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm tưởng tượng hư cấu. A. Đúng B. Sai Câu 4.Câu tục ngữ nào sau đây đề cao giá trị con người? A. Cái răng cái tóc là góc con người B. Lời nói gói vàng C. Một mặt người bằng mười mặt của. D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 5. Sinh hoạt văn hóa được ghi lại trong “Ca Huế trên sông Hương” diễn ra vào thời điểm nào trong ngày ? A. Sáng B. Trưa C. Chiều D. Đêm Câu 6. Cụm từ nào thích hợp để tạo thành một câu tục ngữ hoàn chỉnh ? “Một mặt người bằng………………………” A. mười của cải B. mười mặt của C. Mười vật chất D. mười ruộng đất Câu 7. Cụm từ “Sống chết mặc bay” vốn là một thành ngữ. Ý kiến trên, đúng hay sai ? A. Đúng B.Sai
  7. Câu 8.Nội dung khái quát toàn bộ văn bản “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là gì ? A. Vốn từ vựng phong phú của Tiếng Việt B. Tiêng Việt giàu có và đẹp đẽ trên nhiều phương diện. C.Khả năng uyển chuyển trong cách đặt câu. D. Tiếng Việt giàu chất nhạc. Câu 9. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã khẳng đinh: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B.Tình yêu lao động của con người. C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. D. Do lực lượng thần thánh tạo ra. Câu 10.Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “Uống nước nhớ nguồn”. A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Ăn cháo đá bát. C. Uống nước nhớ kẻ đào giếng. D.Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng. Câu 11.Cụm từ “mùa xuân” trong câu nào là trạng ngữ? A. Tôi rất yêu mùa xuân B. Mùa xuân xinh đẹp đã về. C. Mùa xuân, trăm hoa đua nở. D. Hôm nay, lớp 7 học bài Mùa xuân của tôi. Câu 12. Bao giờ bạn đi học? - 11 giờ. Theo em, phần in đậm( trả lời) đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ. B/ TỰ LUẬN ( 7điểm ) Câu 1: Chép 2 câu tục ngữ nói về con người và xã hội (1đ) Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Cho một câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc. (1đ) Câu 3: (5đ) Em hãy giải thích câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
  8. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” Người ra đề Duyệt tổ trưởng chuyên môn Duyệt BGH Nguyễn Văn Chương ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7 I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP C C A C D B A B C B C C ÁN Mỗi câu đúng 0,25đ. II. TỰ LUẬN. ( 7 đ ) Câu 1: (1đ) Học sinh chép được 2 câu. Mỗi câu (0,5đ) Ví dụ : Lá lành đùm lá rách Người sống đống vàng Câu 2: (1d) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ (0,5đ) ví ụ đúng (0,5đ) Câu 3: (5đ) Em hãy giải thích câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.” I/ Yêu cầu chung: Học sinh biết cách làm bài văn giải thích, bố cục chặt chẽ rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  9. II/ Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải đạt các yêu cầu sau: 1/ Mở bài: - Nhân dân ta từ xưa đến naycó truyền thống thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. - Dẫn câu ca dao. 2/ Thân bài: * Giải thích: - Nghĩa đen: bầu và bí khác nhau về tên gọi nhưng đều thuộc loại dây leo, cùng phát triển, trưởng thành trên giàn- ngôi nhà quê hương của loài cây ấy. - Nghĩa bóng: bầu, bí tượng trưng cho những người cùng sống chung với nhau trên cùng một mảnh đất, cùng dân tộc… thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. * Tại sao ta phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? - Là người Việt Nam, cùng một mẹ Âu cơ, mang chung dòng máu Rồng Tiên dù ở bất cứ nơi đâu, miền ngược hay miền xuôi, đồng bằng hay rừng núi…cùng đều là anh em ruột thịt. - Trong cuộc sống, không thể sống lẻ loi mà cần có sự tương trợ, giúp đỡ nhau nhất là khi gặp hoạn nạ, khó khăn “ Lá lành đùm lá rách”. - Từ xưa đến nay, câu ca dao có giá trị đúng đắn và thiết thực: + Trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ đất nước đều nhờ sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của toàn thể nhân dân mà chúng ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. + Hiện nay, khi gặp thiên tai, lũ lụt thì đồng bào ta giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. - Những biểu hiện trên là truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Đó là nghĩa cử cao đẹp, một việc làm tốt không những thể hiện đạo đức con người mà còn là cơ sở của tình thương yêu quê hương. 3/ Kết bài: - Yêu thương giúp nhau là đạo lí, thể hiện nhân cách của con người. - Chúng ta hiểu và thực hiện theo lời dạy trên. II/ Đáp án và biểu điểm:
  10. - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diến đạt tốt, có nội dung vài sai sót nhỏ. - Điểm 4: Bài làm đảm bảo yêu cầu về thể loại , giải thích đúng, , văn viết tương đối tốt, mắc 2-3 lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Bài làm đảm bảo yêu cầu, văn viết tương đối, mắc khoảng 4-5 lỗi diến đạt. - Điểm 2: Có hiểu đề nhưng diễn đạt vụng, ý nghèo, mắc 6-7 lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Chưa biết làm văn giải thích,. Sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Người ra đề Duyệt tổ trưởng chuyên môn Duyệt BGH Nguyễn Văn Chương • Ma trận hai chiều : Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ Cộng Tên chủ đề thấp cao T T T TN TN TL TL TL L N N Tục ngữ 4 Văn C6 C 4, 10 C1 (1,75đ) học Tinh thần yêu nước C1 1 (0,25đ)
  11. của nhân dân ta Sự giàu đẹp của TV 2 C2 C8 (0,5đ) Những trò lố hay 1 C3 là…. (0,25đ) Ca Huế trên Sông 1 C5 Hương (0,25đ) Sống chết mặc bay 1 C7 (0,25đ) Ý nghĩa văn chương 1 C9 (0,25đ) Trạng ngữ 1 C 11 (0,25đ) Tiếng Rút gọn câu 1 C 12 việt (0,25đ) Câu đặc biệt 1 C2 (1đ) Tập Giải thích 1 làm C3 (5đ) văn 6 6 1 1 1 15 Tổng số câu Tổng số điểm (1,5đ) (1,5đ) (1đ) (1đ) (5đ) (10đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1