intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Cao Lãnh 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

122
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 11 của trường THPT Cao Lãnh 2 dành cho các bạn học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi cuối kì sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Cao Lãnh 2 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TẠO Năm học: 2012 -2013 ĐỒNG THÁP Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 _______ Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề : Trường THPT Cao Lãnh 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (4,0 điểm) Câu 1. Viết một văn bản ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của anh /chị v ề l ối s ống giản dị của con người. II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (6,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 2.a hoặc câu 2.b) Câu 2.a. Theo chương trình Chuẩn (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Thu điếu - Nguyễn Khuyến, theo sách Ngữ văn 11- Chuẩn, tập 1 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) Câu 2.b. Theo chương trình Nâng cao (6,0 điểm) Tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam, theo sách Ngữ văn 11- Nâng cao, tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TẠO Năm học: 2012 - 2013 ĐỒNG THÁP Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề : Trường THPT Cao Lãnh 2 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Viết một văn bản ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của (4,0 đ) anh/chị về lối sống giản dị của con người. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, trình bày vấn đề hợp lí, dẫn chứng cụ thể thuyết phục, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Văn viết tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, cần có những ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 - Giải thích vấn đề: sống giản dị là một phong cách sống lấy tự 1,0 nhiên và đơn giản là mục đích, tránh sự phức tạp, rắc rối, cầu kì không cần thiết. - Phân tích - chứng minh: 1,0 + Biểu hiện: trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện; cách ứng xử lịch sự đúng mực; cách sinh hoạt hòa đồng với mọi người,… Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống. + Ý nghĩa: sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có ý nghĩa. (Thí sinh có thể chọn một số dẫn chứng về tấm gương của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh… ) - Bình luận: 1,0 + Đánh giá về giá trị của lối sống giản dị + Phê phán những người có lối sống cầu kì, lòe loẹt,… - Rút ra bài học và liên hệ lối sống của chính bản thân mình. 0,5 PHÂN RIÊNG –PHẦN TỰ CHỌN (6 điểm) Câu 2.a Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp bài thơ Câu cá mùa thu (6,0 đ) (Thu điếu) của Nguyễn khuyến Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức được học về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, thí sinh có thể trình bày cảm nhận của bản
  3. thân theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải đáp ứng được các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,5 - Vẻ đẹp của cảnh thu: 2,0 + Điểm nhìn: từ gần đến cao xa và từ cao xa trở lại gần; không gian cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. + Cảnh thanh sơ: màu sắc; đường nét, chuyển động; sự vật: ao thu nhỏ, chiếc thuyền câu bé tẻo teo,… Nét riêng của làng quê Bắc Bộ. + Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Tiếng cá đớp mồi càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. 1,0 - Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và tâm trạng thời thế của nhà thơ. - Bút pháp nghệ thuật cổ điển vừa có những sáng tạo riêng, nghệ 2,0 thuật lấy động tả tĩnh, cách gieo vần, sử dụng từ ngữ. - Đánh giá chung về bài thơ. 0,5 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu 2.b Tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa (6,0 đ) trẻ. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghi luận về một tác phẩm văn học. Bài viết cần có bố cục, kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thí sinh có thể trình bày giá trị nhân đạo của tác phẩm theo những gợi ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 1,0 - Những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ: 1,0 + Niềm xót thương của tác giả đối với những kiếp người nghèo khổ, sống tối tăm. 1,0 + Cảm thông, nâng niu, trân trọng trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn. 1,0 + Tác giả đi sâu miêu tả những chuyển biến tinh vi trong tâm hồn của nhân vật. 1,0 + Tình cảm sâu kín đối với quê hương đất nước. - Đánh giá về tư tưởng nhân đạo của Thạch Lam trong truyện ngắn 1,0 trên Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2