Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Hồng Ngự 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
lượt xem 8
download
Tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 11 của trường THPT Hồng Ngự 2 dành cho các bạn học sinh lớp 11 giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Hồng Ngự 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 11 THỜI GIAN: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: ĐẾ ĐẾ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT Hồng Ngự 2. I. Phần chung cho tất cả thí sinh (4,0 điểm) Câu 1: Viết một văn bản ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng thích chạy theo “Mốt” của giới trẻ hiện nay. II. Phần riêng (6,0 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu sau (2a hoặc câu 2b) Câu 2.a: Theo chương trình chuẩn (6,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc trong làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Câu cá mùa thu – Nguyễn khuyến, theo sách Ngữ văn 11 – Chuẩn, tập 1) Câu 2.b: Theo chương trình nâng cao (6.0 điểm) Phân tích cuộc sống và hình ảnh người dân nơi phố huyện trong tác phẩm “Hai đúa trẻ” của Thạch Lam. (Hai Đứa trẻ - Thạch Lam, Ngữ Văn 11 – Nâng cao, tập 1).
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang) Đơn vị ra đề: THPT Hồng Ngự 2. HƯỚNG DẪN CHUNG A. Yêu cầu: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Giám khảo khi chấm cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và biểu điểm. Chú ý khuyến khích đối với những bài có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề bài thì giám khảo vẫn cho đủ điểm. - Điểm của từng câu cho đến 0,25 không làm tròn số. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn đến 1,0 điểm). B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN ĐIỂM I. Phần chung cho tất cả thí sinh Viết một đoạn văn bản ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng thích chạy theo “Mốt” của giớ trẻ hiện nay 1. Yêu cầu về kĩ năng. Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, trình bày vấn đề một cách hợp lí, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn viết tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cơ bản phải đáp ứng các ý sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 1,0 Câu 1 - Giải thích vấn đề: “Mốt” là những biểu hiện của thời trang theo một xu 0,5 (4,0 đ) hướng của đám đông được dẫn dắt bởi một trường phái thiết kế thời trang hoặc cách ăn mặc của những nhân vật thần tượng trong giới trẻ (Diễn viên, ca sĩ…) - Phân tích chứng minh: Biểu hiện: Qua cách ăn mặc, cách nhìn thời trang, kiểu 1,0 tóc, kiểu trang sức, những vật dùng, qua cách nghĩ về thời trang… - Bình luận (bài học nhận thức và hành động) 1,5 + Phê phán những biểu hiện thái quá máy móc về mốt của một số người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. + Bản thân phải biết xây dựng những chuẩn mực về đạo đức, lối sống, phải biết chọn trang phục và cách ăn mặc trang sức sao cho phù hợp. II. Phần riêng – Phần tự chọn (6,0 điểm) Câu 2.a Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến. (6,0 đ) 1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm nghị luận về một bài thơ. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, thí sinh có thể trình bày cảm nhận của bản thân theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản phải đáp ứng được các ý sau: * Nêu được vấn đề cần nghị luận 1,0 * Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ tuyệt đẹp nhưng đượm buồn (đẹp từ màu sắc, âm thanh, từ cảnh vật đến con người). 3,0 + Sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu… + Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu gợi ra cảnh thu mang đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ thanh, cao, trong, nhẹ… + Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. * Nghệ thuật: 1,5 + Mượn cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần độc đáo (vần eo) + Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. * Cảm nhận chung bài thơ. 0,5 Phân tích cuộc sống và hình ảnh người dân nơi phố huyện trong tác phẩm “Hai Đứa trẻ” của Thạch Lam. 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài nghị luận phân tích một tác phẩm văn xuôi tự sự. Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam; những diễn biến chủ yếu về cuộc sống và hình ảnh người dân nơi phố huyện nghèo, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau: Câu 2.b - Nêu được vấn đề cần nghị luận 1,0 (6,0 đ) - Bức tranh cuộc sống và hình ảnh những con người có cuộc sống nghèo khổ, bế tắc, quẩn quanh + Cảnh ngày tàn và chợ tàn (Thời gian, không gian…) 1,0 + Cảnh buổi chợ phiên xơ xác và hình ảnh những đứa trẻ nghèo, lam lũ nhặt rác ở chợ đã tàn. + Hình ảnh những con người kiếm sốn ban đêm – Đó là những con người 2,0 nghèo khổ tù túng, quanh quẩn: mẹ con chị Tí, gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu, bà cụ Thi hơi điên…. Tất cả điều héo hắt, bế tắc. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng tinh tế. (Nhân vật Liên) 1,5 - Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan, lời văn bình dị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ. - Đánh giá, nhận xét chung 0,5
- * Lưu ý: Đây chỉ là biểu điểm tham khảo, tùy mức độ làm bài của thí sinh từng trường, giáo viên có thể cân đối mức điểm cho phù hợp. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
3 p | 134 | 14
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 142 | 14
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Cao Lãnh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
6 p | 147 | 12
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Cao Lãnh 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 122 | 8
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 118 | 8
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 139 | 7
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 99 | 7
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 90 | 6
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 120 | 6
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 101 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 133 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Hồng Ngự 3 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 125 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - Sở GD&ĐT Đồng Tháp 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 152 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Long Khánh A 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 98 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 114 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 86 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn