intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 11 của trường THPT TX Sa Đéc là tư liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo cách phân tích truyện ngắn, bài văn, bài thơ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 11 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học:2012 -2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT ( Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT TX Sa Đéc I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (4.0 điểm) Câu 1: (4.0 điểm) Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: “Một người đã đánh mất niểm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác” (Theo sách Dám thành công – NXB Trẻ năm 2008). II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (6.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 2a hoặc 2b) Câu 2a. Theo chương trình chuẩn (6.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nỗi lòng người phụ nữ trong bài thơ “Tự tình” (bài 2) của Hồ Xuân Hương. “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con!” ( SGK Ngữ văn 11- chương trình chuẩn) Câu 2b. Theo chương trình nâng cao (6.0 điểm) Phân tích tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng được nhận bát cháo hành từ thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao). HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học:2012 -2013 Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang) Đơn vị ra đề: Trường THPT TX Sa Đéc. A. MA TRẬN Chủ đề Mức độ Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu Điểm Làm văn (NLXH) 2.0 1.0 1.0 01 4.0 Làm văn (NLVH) 3.0 2.0 1.0 01 6.0 Tổng số điểm 5.0 3.0 2.0 03 10.0 B.Hướng dẫn chấm: Câu Nội dung Điểm Câu 1 *Yêu cầu về kĩ năng: (4.0 đ) Biết cách làm bài văn nghị luận XH. Bài viết phải có bố cục hợp lí; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. *Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí, cơ bản đáp ứng được các ý chính sau: MB * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 TB * Giải thích: 0,5 - Nội dung: Hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân - Ý nghĩa: Câu nói đã khẳng định vai trò của lòng tin. * Bàn luận: 1,0 - Người có lòng tự tin: + luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định. + luôn vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. + Tự tin là đức tính quý báu của con người. - Khi mất tự tin: + không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân, sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: Nghị lực và ý chí, hy vọng và lạc quan..
  3. + không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, dễ dàng buông xuôi, đánh mất những cơ hội tốt trong cuộc sống - Cần phê phán những người sống thiếu lòng tự tin, buông xuôi, đầu hàng số phận * Bài học nhận thức và hành động: 0,5 - Trong mọi hoàn cảnh, cần nâng cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân. - Sống tự tin nhưng tránh chủ quan: phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng: tỉnh táo để biết lắng nghe, biết học hỏi, hợp tác, biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. KB * Khẳng định lại vấn đề nghị luận 0,5 * Lưu ý: - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì v ẫn chấp nhận - Chỉ cho điểm tối đa với những bài làm đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Câu 2a * Yêu cầu về kĩ năng (6.0 đ) Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, bài viết rõ ràng, mạch lạc, có cảm thụ sâu sắc, không mắc lỗi chính tả dùng từ, viết câu.. * Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, biết phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (dùng từ ngữ, hình ảnh,…) để làm nổi bật vấn đề nghị luận. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: MB * Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 TB * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5 * Cảm nhận cụ thể nỗi lòng người phụ nữ: 3,0 - Sự lẻ loi, cô đơn của nhân vật trữ tình: + Thời gian, không gian, âm thanh được gợi tả càng làm đau đớn. + Cách dùng từ “Trơ”, “cái hồng nhan”; biện pháp đảo ngữ, đối  lẻ loi, trơ trọi - Lời tự sự đáng thương: + Sau cơn say là sự chán chường cho trò đùa của số phận + Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh: vầng trăng không tròn, duyên tình không trọn vẹn - Nỗi niềm phẫn uất, oán hận: 0,5 + Hình tượng thơ: rêu, đá; nghệ thuật đảo ngữ tạo ấn tượng mạnh về sự phảng kháng đầy uất hận
  4. + Trong tình huống bi thương nhất, nhân vật trữ tình vẫn thể hiện sức sống mãnh liệt chứ không buông xuôi - Nỗi chán chường, buồn tủi: + Nỗi ngán ngẫm trước thời gian: cách dùng từ đa nghĩa “xuân”, “lại lại” + Tình cảnh kiếp chồng chung: Nghệ thuật tăng tiến thể hiện nỗi xót xa, cay đắng. Càng gắng gượng thì càng rơi vào bi kịch chung của xã hội * Đánh giá chung: 0,5 - Đây là bài thơ nói về mình nhưng cũng là tình cảnh, nỗi lòng chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến mang tính khái quát cao - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương: hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình; giọng thơ tha thiết đớn đau mà vẫn ngang tàng, cá tính; ngôn từ giản dị mà mang tính hình tượng; vận dụng thành công biện pháp đảo ngữ, đối ý, đối thanh…. KB Suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận * Yêu cầu về kĩ năng Học sinh biết cách làm một bài nghị luận về một nhân vật Câu 3b văn học. Bài viết rõ ràng, mạch lạc, có cảm thụ sâu sắc, (6.0 đ) không mắc lỗi chính tả dùng từ, viết câu. * Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, biết phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (dùng từ ngữ, hình ảnh,…) để làm nổi diễn biến tâm trạng nhân vật; có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: MB * Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,5 TB * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 0,5 * Cảm nhận nhân vật: 3,0 - Buổi sáng tỉnh dậy trong cái lều của mình Chí Phèo đã tỉnh rượu để đón nhận cuộc sống xung quanh: Tiếng chim hót, cười nói… hắn nao nao buồn. Chí Phèo nhìn lại đời mình và nhận ra đó là chuỗi dài bi kịch: Từ quá khứ, hiện tại đến tương lai  hắn buồn bã, lo sợ và sắp khóc - Thị Nở bước vào, mang theo nồi cháo hành còn nóng nguyên, múc một bát cháo trao cho Chí Phèo và giục hắn ăn nóng  hắn ngạc nhiên  khóc vì xúc động  vừa vui, vừa buồn, vừa ăn năn vì lần đầu tiên được người ta cho. - Hắn tận hưởng bát cháo và thấm thía hương vị tình người  nhận ra chỉ có thị Nở xem hắn là người và thương hại
  5. hắn; hắn muốn làm nũng, bản chất hiền lành từ từ hồi sinh. - Hắn nghĩ đến tương lai và khiếp sợ. Hắn thèm lương thiện. Nụ cười của thị Nở củng cố niềm tin cho Chí Phèo, hắn tràn trề hi vọng thị sẽ là nhịp cầu đưa hắn trở lại cuộc sống lương thiện  hắn thấy lòng rất vui. * Đánh giá chung: 0,5 - Ý nghĩa của bát cháo hành đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo. - Đây là đoạn văn hay phân tích tâm trạng nhân vật sâu sắc góp phần tạo thành công cho tác phẩm và xây dựng nhân vật mang tính khái quát cao. KB Suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,5 Lưu ý: - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn chấp nhận. - Chỉ cho điểm tối đa đối với những bài làm đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0