intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

65
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được kết quả thi học kì 1 tốt hơn mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Long Khánh A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: / /2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT LONG KHÁNH A PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu 1: (2,0 điểm) Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản Tuyên ngôn nào? Điều đó có tác dụng gì? Câu 2: (3,0 điểm) Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên. PHẦN RIÊNG: (5 điểm) Câu 3a: Theo chương trình cơ bản(5,0 điểm) Trình bày vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây tiến - Quang Dũng, sách Ngữ văn 12 cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, 2009) Câu 3b: Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Ai đã đặt tên cho dòng sông? -phần trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008 ) ……….Hết……… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có… trang) Đơn vị ra đề: THPT LONG KHÁNH A Cấp độ Biết Hiểu Vận dụng Tổng Chủ điểm cộng Câu hỏi kiến - Tái hiện kiến thức - Giải thích thức văn học - Ý nghĩa Số câu: 1 Số điểm: 2,0 1,0 1,0 2,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích – chứng - Đánh giá – xã hội - Giải thích minh mở rộng - Bố cục - Rút bài học nhận thức và hành động Số câu: 1 Số điểm: 3 1,0 1,0 1,0 3,0 Nghị luận - Nêu vấn đề - Phân tích các luận văn học -Giới thiệu tác giả, tác điểm - Đánh giá – phẩm. mở rộng vấn - Giải thích đề - Bố cục rõ - Rút bài học - Thuộc dẫn chứng. v.v… Số câu: 1 Số điểm: 5,0 3,0 1,0 1,0 5,0 Tổng cộng: Số câu: 2 5,0 – 50% 3.0 – 30% 2,0- 20% 10,0 Số điểm: 10 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 Về tác phẩm Tuyên ngôn độc lập. (2,0 đ) - Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn 1.0 bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ và bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cáh mạng pháp. - Ý nghĩa: 1.0 + Làm căn cứ pháp lí cho bản Tuyên ngôn của Việt Nam. + Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ được cả thế giới thừa nhận.
  3. + Người trích Tuyên ngôn của Mĩ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mĩ và phe Đồng minh. + Người trích bản Tuyên ngôn của Pháp để sau đó buộc tội Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần nêu đủ các ý trên , diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa. Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ (3,0 đ) của anh (chị) về vấn đề: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sao: - Nêu được vấn đề cần nghị luận 0.5 - Giải thích: 0.5 + Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bên ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong. + Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. - Luận bàn về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả: 1.5 Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả + Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong. + Dùng những hành động có v ẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện. Tác hại của bệnh đạo đức giả: + Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mỗi người dành cho mình. + Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn lường. - Bài học nhận thức và hành động 0.5 + Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trao dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực. + Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả. Lưu ý: Cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được caryeu càu về kĩ năng kiến thức. Nếu thí sinhcos những suy nghĩ riêng mà hợp lí vẫn được chấp nhận. Câu 3 3a.Theo chương trình chuẩn (5,0 đ) Trình bày vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
  4. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc …………………………………… Sông Mã gầm lên khúc độc hành a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận phân tích hình tượng nghệ thuật trong một đoạn thơ trữ tình. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Tây Tiến về tác giả Quang Dũng. Người viết có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận 0.5 - Về nội dung: Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh những người lính 3.0 Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng. + Khí phách oai hùng, lẫm liệt, sức mạnh phi thường dù thực tế là sốt rét rụng tóc, da xanh mét. + Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn. + Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hiđrô sinh cao cả ược nhân dân và đất nước ngưỡng vọng. - Về nghệ thuật: 1.0 + Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm, gây ấn tượng sâu sắc. + Sử dụng nhiều từ Hán Việt; giọng thơ chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngôn ngữ tạo hình độc đáo… - Đáng giá chung về hình tượng và sự tài hoa của Quang Dũng 0.5 Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần nêu đủ các ý trên , diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa. 3b.Theo chương trình nâng cao Phân tích vẻ đẹp của sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. a. Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Người viết có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề cần nghị luận 0.5 - Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: Sông Hương là 1.0 một công trình nghệ thuật của tuyệt vời của của tạo hoá.
  5. - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: Sông Hương là dòng 1.0 sông của âm nhạc, thơ ca,… - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: Sông Hương là dòng sông 1.0 của chiến công hiển hách. - Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng ủa tác giả: Sông hương đẹp như 1.0 thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,… Sông Hương àng quyến rũ, đáng yêu hơn với các tôi tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường- Tài hao, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạ, say mê cái đẹp của thien nhiên xứ Huế. - Đánh giá chung về giá trị của hình tượng 0.5 Lưu ý: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng cần nêu đủ các ý trên , diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối đa. .............Hết……….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2