Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
lượt xem 5
download
Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Tháp Mười có nội dung: Ý nghĩ câu đề trong bài thơ Đàn Ghi ta của Lorca, phân tích đoạn thơ trong bài Đất Nước... giúp cho các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tháp Mười 2012-2013 (kèm đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2012-2013 MÔN THI : NGỮ VĂN 12 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi : 11.12.2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề : THPT Tháp Mười) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2 điểm): - Viết lại chính xác câu đề từ trong bai thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. ̀ - Trình bày ý nghĩa câu đề từ trong bai thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. ̀ Câu 2 (3 điểm). Có câu nói sau: "Mơ ước không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có". Hãy trình bày suy nghĩ về câu nói trên trong một bài văn không quá 400 từ. II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài; Nếu làm c ả hai phần riêng thì cả hai phần riêng đều không được chấm. Câu 3a. (5.0 điểm)Theo chương trình Chuẩn Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng”. Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... (SGK Ngữ văn 12 tập I - Tr.119- NXB GD) Câu 3b. (5.0 điểm) Theo chương trình Nâng cao Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng con sông Hương ở cảnh sắc thiên nhiên trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (SGK Ngữ văn 12 Nâng cao- Tập 1- Tr 187- NXB GD). -HẾT-
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP NĂM HỌC 2012-2013 MÔN THI : NGỮ VĂN 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề : THPT Tháp Mười) I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý. II. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung Điể m 1 - Viết lại chính xác câu đề từ trong bai thơ “Đàn ghi-ta của Lor- ̀ 2,0 ca” - Thanh Thảo. - Trình bày ý nghĩa câu đề từ trong bai thơ “Đàn ghi-ta của Lor- ̀ ca” - Thanh Thảo. 1 - “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” 0,5 2 - Đây là câu thơ được rút từ bài thơ “Ghi nhớ” của Lor-ca, được nhà 0,5 thơ Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”. - Sau khi chết, Lor-ca muốn được chôn cùng với cây đàn, điều đó 0,5 cho thấy: Tình yêu nghệ thuật của Lor-ca; Tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ Lor-ca với xứ sở quê hương TBN. - Câu thơ giống như lời di chúc của Lor-ca khi tiên cảm về cái chết 0,5 của mình. Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó sẽ trở thành vật cản cho những người đến sau, nên đã di chúc đối với những người làm nghệ thuật: hãy biết chôn nghệ thuật của ông để sáng tạo, để đem đến những cái mới cho nghệ thuật. Lưu - Ý 1 cần viết chính xác. Sai một lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. ý - Ý 2 có thể có những cách thể hiện khác nhưng đảm bảo nội dung gợi ý ở trên. 2 Lỗ Tấn có nói sau: "Mơ ước không phải là cái gì sẵn có, cũng 3,0 không phải là cái gì không thể có". Hãy trình bày suy nghĩ về câu nói trên trong một bài văn không quá 400 từ. 1 Nêu vấn đề 0,5 2 - Giải thích: 0,5
- + “Ước mơ” là những khát khao, mong muốn, là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, ước mong hướng tới và đạt được. + "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có" mà bắt nguồn từ cuộc sống, từ những tâm tư tình cảm, từ những kì vọng, ham muốn trong cuộc sống đời thường. +"Ước mơ không phải là cái gì không thể có ": chúng ta chỉ có thể thực hiện được ước mơ khi chúng ta tự nỗ lực, cố gắng hết sức mình. Bởi vì ước mơ sẽ chẳng bao giờ có sẵn để chờ đợi những người không có ý chí. 3 - Phân tích-chứng minh 1,0 + Hãy biết sống, biết ước mơ và nỗ lực hết mình để đạt được những điều bạn mong muốn, bởi chỉ có ước mơ mới làm nên những điều kì diệu trong cuộc sống. Con người sống phải có ước mơ, hoài bão. Đó là ngọn hải đăng soi đường dẫn lỗi cho chúng ta đi tới bến bờ hạnh phúc. + Có những dẫn chứng phù hợp với nội dung câu nói. - Bàn luận vấn đề 0,5 + Chẳng có con đường nào tới thành công không có những khó khăn, thử thách. Con đường của ước mơ cũng vậy, có những chông gai, khó khăn, gian khổ và thậm chí cả thất. bại. Hãy vững tin vào ước mơ của mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ. Biết ước mơ, biết nỗ lực, cố gắng vượt qua những trở ngại, khó khăn bạn sẽ chạm được vào ước mơ của mình. Biến cái không thể thành có thể, biến điều chỉ có trong những giấc mơ trở thành hiện thực,…. + Bên canh những người sông có lý tưởng, ước mơ cao đep vân ̣ ́ ̣ ̃ không it người sông buông xuôi, mờ nhat về lý tưởng, không biêt ́ ́ ̣ ́ đinh hướng con đường tương lai phia trước. Cach sông ây rât đang ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ́ phê phan. Và ước mơ không thể đến với những kẻ sống không lí ́ tưởng, thiếu ý chí, há miệng chờ sung,…. 4 - Bài học nhận thức và hành động 0,5 + Nhận thức: Rèn luyện cách sống có lí tưởng, hoài bão. Phải biết khát khao vươn tới cái hoàn thiện hơn, không nên sống ỷ lại, sống vô nghĩa. Hãy để ước mơ là ngọn hải đăng dẫn lối ta về miền đất tương lại tươi sáng. Dù ước mơ thành không thì không nên nản chí, phải biết đứng dậy sau vấp ngã, thất bại để bước một bước dài hơn,… + Hành động: Ra sức học tập, trau dồi hiểu biết làm hành trang thực hiện ước mơ. Vun trồng, nuôi dưỡng những khát khao và mỗi ngày mỗi rèn luyện tính kiên trì nhẫn nại để theo đuổi những khát vọng cao đẹp,...
- Yêu - Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về một hiện tượng cầu đời sống; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận “Cần xây dựng ước mơ cao đẹp và bằng nổ lực biến ước mơ thành hiện thực”. - Thí sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài viết cần bảo đảm có các ý ở trên. 3a Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” (Trích trường ca 5,0 “Mặt đường khát vọng”): “Trong anh và em hôm nay.... Làm nên Đất Nước muôn đời...” (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm - SGK Ngữ văn 12 tập I - Tr.119- NXB GD) 1 Nêu vấn đề 0,5 2 Giới thiệu khái quát: 0,5 - Vài nét về tác giả Nguyễn Khoa Điềm. - Vài nét về hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn thơ. - Nội dung của đoạn thơ. 3 Phân tích đoạn thơ 3,0 - Hai dòng đầu, nhà thơ phát hiện chân lý giản dị mà sâu sắc: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước. Giọng thơ tâm tình với lối xưng hô “ anh, em” tha thiết. Thì ra Đất Nước có trong mỗi cá nhân, Đất Nước kết tinh trong mỗi con người “trong anh”, “trong em”, trong mỗi chúng ta. Đất Nước không ở đâu xa lạ, không tồn tại khách thể mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đ ời đ ều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất c ủa dân tộc, của nhân dân. - Vẻ đẹp Đất Nước còn được phát hiện thêm trong tình đoàn kết Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn to lớn “Cầm tay” là một biểu tượng của tình yêu thương thân thiết, của tình đoàn kết dân tộc. “Khi hai đứa cầm tay” tình yêu trong anh và em làm cho Đất Nước bỗng “hài hòa nồng thắm” và khi hai ta hòa vào mọi người, cái riêng hòa vào cái chung cộng đồng thì “ Đất Nước vẹn tròn to lớn”. Như vậy, cá nhân không thể tách rời cộng đồng. Đó là tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, được nhân đôi thành một vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu không gì có thể phá vỡ nổi. Rõ ràng sự gắn bó số phận cá nhân với vận mệnh cộng đồng là tư tưởng chung của thời đại. - Từ hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về Đ ất Nước ở tương lai: Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa
- Đến những tháng ngày mơ mộng”. “Tháng ngày mơ mộng” là tương lai đẹp và hạnh phúc, là những ngày thanh bình và phát triển của Đất Nước. Tác giả thả giấc mơ về phía tương lai, gởi gắm niềm tin vào thế hệ măng non của Đất Nước sẽ làm cho Đất Nước đi lên có thể sánh vai cường quốc năm châu. - Từ suy nghĩ đó, nhà thơ lên tiếng kêu gọi ý thức bổn phận, trách nhiệm của mỗi cá nhân đố với Đất Nước: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Lời thơ trữ tình “Em ơi em” nhỏ nhẹ, trìu mến đã bảo hành chất trữ tình chính luận sâu sắc cho đoạn thơ. Nhà thơ khẳng định "Đất Nước là máu xương", là sinh mệnh, là sự sống của con người. Vận mệnh của Đất Nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình, số phận của cá nhân nằm trong vận mệnh của ĐN. Vì thế, ta cần “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở”. Điệp ngữ “phải biết” vừa là mệnh lệnh kêu gọi vừa là lời thúc giục từ trái tim. Từ "hóa thân" chính là sự tự nguyện cống hiến trọn vẹn tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự nghiệp giải phóng của dân tộc để “Làm nên Đất Nước muôn đời”, một ý tưởng hào hùng mang tầm vóc sử thi. 4 Đánh giá chung 1,0 - Nội dung: Nguyễn Khoa Điềm đã thay mặt thế hệ mình để phát biểu tâm tư với tinh thần công dân, với nhiệt tình tuổi trẻ. Đó cũng là lời đáp cho câu hỏi mang tính chính luận về sự trường tồn của Đất Nước. Đất Nước bất tử chính nhờ ở tinh thần của những con người tràn đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, biết sống có trách nhiệm với thời đại và có khát vọng về tương lai trường tồn của Đất Nước. - Nghệ thuật: Lối diễn đạt giản dị mà giàu chất suy tư, giọng thơ thiết tha, âm điệu trữ tình dạt dào cảm xúc, …. Làm cho lời kêu gọi trở nên xúc động mãnh liệt, tác động sâu sắc đến thế hệ trẻ chống Mỹ cũng như tình cảm của người đọc. 3b Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng con sông Hương ở cảnh 5,0 sắc thiên nhiên trong bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (SGK Ngữ văn 12 Nâng cao- Tập 1- Tr 187- NXB GD). 1 Nêu vấn đề 0,5 2 Giới thiệu khái quát: 0,5 - Vài nét về tác giả . - Vài nét về hoàn cảnh sáng tác, vị trí và nội dung của đoạn trích. 3 Phân tích cụ thể vẻ đẹp thiên nhiên sông Hương 3,0 - Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu 1,0 sắc với dãy Trường Sơn. + Sông Hương mang tính lưỡng thể: Hùng vĩ với sức sống mãnh
- liệt, hoang dại và dịu dàng và say đắm “ + Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như như một cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”. + Người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở dịu dàng và trí tuệ. Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió tâm hồn dào dạt nhạy cảm, liên tưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn, đắm say hơn ở địa phận thượng. - Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế 1,0 + Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, xứ Huế là “ người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” + Sông Hương mềm mại quyến: sông chuyển dòng liên tục“ sông uốn mình theo những đường cong thật mềm”, lúc lại chủ động “vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc...”. Lúc chảy qua Vọng Cảnh, Tam Thai,... sông Hương “mềm như tấm lụa”. + Sắc nước sông Hương biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. + Qua lăng tẩm, chùa chiền sông bộc lộ “ vẻ đẹp trầm mặc” “như triết lí, như cổ thi”. Bằng một lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng và giàu hình ảnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã diễn tả một cách sinh động, hấp dẫn từng bước đi của sông Hương. Nhờ đó mà hành trình về xuôi của sông Hương không đơn điệu, nhàm chán mà trái lại nó khiến người đọc đi từ ngạc nhiên, thú vị này đến bất ngờ, thích thú khác. - Sông Hương hoà mình vào giữa lòng thành phố Huế thân yêu: 1,0 + Sông Hương chính là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến một kiến thức khác, hết sức thú vị và độc đáo về lưu tốc của dòng sông. Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ vì nó quá yêu thành phố mình, nó muốn được nhìn ngắm nhiều hơn nữa thành phố thân thương khi phải rời xa. + Sông Hương còn đẹp bởi nó như “người tài nữ lúc đêm khuya”.Hoàng Phủ Ngọc Tường đã một lần nữa khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa sông Hương và nền âm nhạc cổ điển Huế. + Cuối cùng, khi rời kinh thành: sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa. Đây đúng là một phát hiện, một liên tưởng thú vị, độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả về dòng sông thân thương của xứ Huế. 4 Đánh giá chung 1,0 - Nội dung: Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của Huế. Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu của các đoạn văn, ta thấy bàng bạc một tình cảm yêu
- mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hoá của dòng sông quê hương. - Nghệ thuật: chất thơ thi vị ngọt ngào, am hiểu sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí và văn chương, sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ần dụ, nhân hóa, có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan Tác giả đã soi bằng tâm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người. Lưu ý chung cho toàn bài cả câu 3a và 3b - Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm trong trường hợp không những nói đủ ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt lưu loát, đúng ngữ pháp, không sai chính tả. - Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống với đáp án, miễn là đảm bảo tính lôgic; chấp nhận những ý ngoài đáp án, nhưng phải có cơ sở khoa học, hợp lý. Khuyến khích những kiến giải riêng thực sự có ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến vấn đề. HẾT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Lai Vung 2 (2012-2013) -Kèm đáp án
5 p | 71 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 154 | 9
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT TX Sa Đéc 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 65 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Đình Chiểu 2012-2013 (kèm đáp án)
7 p | 106 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Đỗ Công Tường 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 95 | 5
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 101 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Cao Lãnh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 62 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nguyễn Văn Khải 2012-2013 (kèm đáp án)
4 p | 55 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Long Khánh A (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hồng Ngự 3 (2012-2013) - Kèm đáp án
4 p | 64 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thanh Bình 2 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 65 | 4
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)
6 p | 59 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
5 p | 49 | 3
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thống Linh 1 (2012-2013) - Kèm đáp án
7 p | 46 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Thiên Hộ Dương 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 50 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Nha Mân 2012-2013 (kèm đáp án)
3 p | 78 | 2
-
Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Tam Nông 2012-2013 (kèm đáp án)
5 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn