intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

102
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THCS - THPT Hòa Bình giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Hòa Bình 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 12 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: /12/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa Bình I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 ĐIỂM) Câu 1. (2,0 điểm) Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh sóng và mối quan hệ giữa hai hình tượng sóng và em trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh. Câu 2. (3,0 điểm) Đã từ lâu nhân dân ta khẳng định: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh Ai ơi phải quý nghề mình mới nên” Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 ĐIỂM) Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có thấy dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. (Ngữ văn 12, Tập một, tr.88,89, NXB Giáo dục – 2009) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường v ề vẻ đẹp của sông Hương, trong đoạn trích của bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009) - HẾT-
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị ra đề: THCS – THPT Hòa Bình Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự 2,0đ (2,0 đ) hóa thân, phân thân của nhân vật trữ tình. - “Sóng” là “em” và “em” cũng là “Sóng”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc tách đôi ra để soi chiếu cho nhau, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo ra sự cộng hưởng. Hai hình tượng ấy đan cài, quấn quýt với nhau như hình với bóng. - Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để thể hiện nhưng cảm xúc, cung bậc tình cảm của một trái tim khao khát yêu đương. Câu 2 Viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 400 từ 3,0 (3,0 đ) 1. Mở bài: - Giới thiệu luận đề: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh Ai ơi phải quý nghề mình mới nên” - Chuyển ý. 2. Thân bài: a. Giải thích: - “Nhất nghệ tinh” là một nghề tinh thông. “Thân vinh” là bản thân được sung sướng, giá trị được đề cao. - “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” nghĩa là mỗi người chỉ cần một nghề tinh thông là bản thân người đó sẽ được siung sướng, giá trị người đó sẽ được đề cao. Vì vậy muốn thành công, mỗi người chỉ nên chọn một nghề, yêu quý lấy nghề đó của mình, tập trung trau dồi cho đến mức tinh xảo. b. Đánh giá: Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Bởi vì có tập trung trau đồi lấy một nghề, yêu quý nghề ấy thì mới có thể đưa nghề ấy đến chỗ điêu luyện, tinh xảo; hiệu quả, năng suất, chất lượng do đó được nâng cao. c. Bàn luận, mở rộng: - Ngày nay, kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật cũng tiến bộ nhanh như vũ bão, chúng ta cần biết thêm nhiều nghề để khi cần có thể chuyển hướng ngay nghề nghiệp cho phù hợp. - Trau dồi nghề nghề nghiệp của mình đạt đến mức độ tinh xảo, điêu luyên nhằm có được năng suất, hiệu quả, chất lượng cao phải đâu chỉ lo cho riêng bản thân mình “ nhất nghệ tinh” mà còn phục vụ cho lợi ích chung của tập thể, của đất nước. Nói một cách khác, chúng ta cần phải biết kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa lợi ích của bản thân mình với lợi ích của tập thể, của đất nước thì lợiích riêng của bản thân mới
  3. bền vững được. 3. Kết bài: - Khẳng định để tồn tại trong xã hội thì mỗi người chỉ nên chọn cho mình một nghề và rèn luyện nó cho thật tinh. - Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân. Câu 3 Viết bài văn nghị luận văn học 5,0 Câu 3.a. Đây là phần nghị luận văn học. Thí sinh được chọn một trong hai đề. Dù làm đề nào thí sinh cũng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề. Về nội dung, thí sinh có thể triển khai vấn đề một cách đa dạng theo nhận thức của mình. Sau đây là một số gợi ý mà bài viết của thí sinh cần có: 1. Giới thiệu tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. 2. Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ: Bài thơ được khơi nguồn cảm hứng từ đoàn quân Tây Tiến – một đơn vị được thành lập vào mùa xuân 1947 và hoạt động của yếu ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, Quang Dũng cũng là một thành viên của đoàn quân Tây Tiến. Cuối 1948, nhà thơ chuyển sang đơn vị khác và ông đã sáng tác bài thơ, lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đó được tác giả đổi thành Tây Tiến. Đoạn thơ là những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và miền sông nước Châu Mộc thơ mộng trữ tình. 3. Cảm nhận: a. Kỉ niệm đêm liên hoan - Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi r ừng, bản làng. Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu : ánh đuốc rực rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu. Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động từ “bừng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt. - “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm áo. Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ. Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất cao thành những lời thơ cháy bỏng, chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa. b. Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc - Giọng thơ có sự lắng lại khi không gian được trải rộng mênh mông. - Cả cây lau, sông nước, chiều sương, thuyền độc mộc xuôi dòng theo cánh hoa trôi đều phảng phất, man mác trong lưu luyến bâng khuâng.
  4. - Nếu ở trên tưng bừng rộn rã một sức sống thì ở đây tha thiết một tâm tình mỗi lúc một hiện rõ dẫu cảnh vật mông lung, thưa thớt, nhạt nhòa. Bên cạnh đó là lời hỏi, lời gọi chân tình : “có nhớ”, “có thấy”. Nhà thơ không chỉ khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tái hiện được cả linh hồn của cảnh vật. - Bức tranh sông nước miền tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. 4. Đánh giá: Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, gắn bó không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung. Câu 3.b. (Không bắt buộc, nhưng thí sinh cũng nên nêu khái ni ệm về thể lo ại 5,0 Tùy bút: là thể thể loại văn học trung gian giữa tự sự và trữ tình) 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm: Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về bút kí. “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”(1981) là bài bút kí xuất sắc nhất trong số những sáng tác của ông. Dấu ấn của tác giả để lại trong bài bút kí này đó là cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp sông Hương. 2. Phân tích - Nhà văn phát hiện sông Hương có vẻ đẹp thiên tạo, có sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính. + Tác giả phát hiện ra cái thế chảy cuộn xoáy của dòng nước sông Hương ở thượng nguồn mạnh mẽ, phóng khoáng và man dại như một cô gái Di-gan. + Tác giả còn phát hiện vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương khi về đồng bằng, so sánh sông Hương như người con gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại… - Nhà văn nhìn sông Hương như dòng sông lịch sử: dòng sông biên thuỳ trong sách địa dư của Nguyễn Trãi; dòng sông soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, sống hoà mình với lịch sử bi tráng của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX và dòng sông làm chứng nhân cho bão táp cách mạng tháng 8, cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968. - Nhà văn phát hiện sông Hương là dòng sông văn hoá và thi ca: Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc, thi ca dân gian, cổ điển Huế; gắn bó với những tên tuổi danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du. Tác giả đặt mình trong tư thế và tâm thế văn hoá của một con người để chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông Hương, nên đã phát hiện ra trong chiều sâu linh hồn của sông Hương chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá. - Nhà văn nhìn sông Hương trong góc nhìn đời thường: sau những biên cố lịch sử thăng trầm nhưng hết sức oai hùng của dân tộc, sông Hương trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước 3. Đánh giá:
  5. Qua cách nhìn rất độc đáo ấy, tác giả cho thấy nét tài hoa của một ngòi bút ở thể bút kí; nét độc đáo trong ý tưởng phát hiện về phẩm chất của một dòng sông và hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, tác giả đã tạo nên những xúc cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.  Lưu ý: Học có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo nội dung chính. Cần khuyến khích những bài có sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1