intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Nha Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 12 của trường THPT Châu Thành 1 dành cho các bạn học sinh phổ thông lớp 12 đang ôn tập chuẩn bị cho thi cuối kì, giúp các bạn có thêm tài liệu để tham khảo. Chúc các bạn thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 12 - THPT Châu Thành 1 (2012-2013) - Kèm đáp án

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – LỚP 12 Thời gian : 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày thi : ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề có 01 trang) Đơn vị ra đề : THPT CHÂU THÀNH 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã đưa ra những tuyên bố gì ? Nêu ý nghĩa của việc đưa ra những tuyên bố đó ? Câu 2.(3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tính trung thực của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay. II. PHẦN RÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc 3.b ) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp hình tượng đất nước qua đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nuớc có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể Đất Nuớc bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ Đất Nuớc lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ... (Đất Nước, Trích “Trường ca mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm ) Câu.3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của Sông Hương t ừ th ượng ngu ồn đ ến khi r ời khỏi thành phố Huế? ( Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường). HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 1 ĐỒNG THÁP Năm học : 2012-2013 ---------------- Môn thi: NGỮ VĂN – LỚP 12 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) Đơn vị: THPT Châu Thành 1 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá t ổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần linh đ ộng trong vi ệc v ận d ụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai l ệch v ới tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chuyên môn. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; l ẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0điểm) Câu 1 Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã đưa ra những tuyên (2,0đ) bố gì ? Nêu ý nghĩa của việc đưa ra những tuyên bố đó ? - Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả đã đưa ra những tuyên bố: 1,00 + Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độ lập. + Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để gữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - Ý nghĩa của việc đưa ra những tuyên bố đó: 1,00 + Lời tuyên bố dựa trên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế lịch sử của dân tộc ta để khẳng định độc lập- tự do và chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Điều đó phù hợp với công ước quốc tế + Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc Việt Nam. Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp Lưu ý: Thí sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đầy đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng thì mới được điểm tối đa. Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của (3,0đ) anh/ chị về tính trung thực của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay. a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về nghị luận xã hội ; Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu đuợc vấn đề nghị luận 0,50
  3. - Giải thích: tính trung thực là gì ? 0,50 + Là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật và không sai lệch sự thật + Người có tính trung thực là người luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai sự thật. - Biểu hiện của tính trung thực: + Ngay thẳng, thành thật, nhận lỗi về mình khi mắc khuyết điểm + Không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối, lấy của người khác làm của rêng mình + Không quay cóp, chép bài của bạn, không mang tài liệu và sử dụng tài liệu khi kiểm tra , làm bài thi,... - Sự cần thiết của tính trung thực: + Tính trung thực giúp con người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người yêu quý, kính trọng + Giúp con người có được những kiến thức thực do mình tạo ra, gíup người khác đánh giá đúng năng lực của mình ,... 1,50 - Phê phán những người thiếu, không trung thực và hậu quả của nó + Gian dối , lừa đao, xu nịnh, sử dụng tài liệu trong thi cử... ̉ + Đánh mất lòng tin và không có được sự tôn trọng, chữ “tín” của mọi người xung quanh + Thất bại trong học tập, kinh doanh, quan hệ với mọi người xung quanh + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng , làm xuống cấp đạo đức,... - Bai hoc nhận thức và hành động: ̀ ̣ + Tính trung thực là một đức tính tốt đẹp cần có của mỗi con người + Để có tính trung thực cần rèn luyện các đức tính khác như khiêm tốn, dũng cảm,... 0,50 + Cần có thái độ đúng trong lời nói và việc làm như nói đúng sự thật, không làm sai sự thật + Tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức và tri thức Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức . - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn chấp nhận . II. PHẦN RÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Câu3.a. Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn(5,0 điểm) (5,0đ) Phân tích vẻ đẹp hình tượng đất nước qua đoạn thơ a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ; Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức:
  4. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất nước, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận 0,50 - Hình tượng đất nước qua đoạn thơ: + Đất nước được cảm nhận theo chiều dài lịch sử, mang chất liệu của văn hóa dân gian với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao dân ca,..tạo nên không gian nghệ thuật gần gũi bất ngờ: “ Khi ta lớn .......miếng trầu bà ăn bây giờ” + Đất nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng với những cuộc 3,00 trường chinh không nghỉ của con người : “Đất Nuớc lớn lên .....đánh giặc” + Đất nước gắn bó hiện diện trong những gì thân thuộc , bình dị trong cuộc sống hàng ngày, trong mỗi gia đình dân tộc Việt Nam: “ Tóc mẹ....... thành tên” + Đất nước trải qua gian nan, vất vả, khó khăn, cực khổ trong suốt quá trình hình thành lịch sử văn hóa dấn tộc: “Hạt gạo ......có từ ngày đó ...” - Đánh giá chung: 1,00 + Đoạn thơ mang đậm chất liệu văn hóa dân gian cùng với hình ảnh thơ giàu chất gợi cảm, hình thức thơ trữ tình – chính luận gợi ra chiều sâu không gian, thời gian lịch sử và văn hóa, gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc + Giọng thơ tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm làm cho hình tượng đất nước hiện lên bình dị, thân thiết, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của con người, làm nổi bật tư tưởng : “ Đất Nước của nhân dân” - Khăng định vấn đề nghị luận và liên hệ 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Câu3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) (5,0đ) Phân tích những vẻ đẹp khác nhau của Sông H ương t ừ th ượng nguồn đến khi rời khỏi thành phố Huế? ( Trích “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” – Hoàng Phủ Ngọc Tường). a. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi , đặc biệt là thể kí ; Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhất là đoạn truyện miêu tả vẻ đẹp khác nhau của Sông Hương từ thượng nguồn đến khi rời khỏi thành phố Huế , thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
  5. -Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50 -Phân tích, chứng minh vẻ đẹp khác nhau của sông Hương: + Sông Hương ở thượng nguồn: là bản trường ca của rừng già; là một cô gái Di-gan phóng khoáng, man dạ ; là người mẹ phù sa,... + Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế: như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại; bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, chuyển dòng liên tục, th ủy trình về xuôi nh ư m ột cuộc tìm kiếm có ý thức, vượt qua nhiều chướng ngại vật, có cơ hội khoe vẻ dẹp của mình; sông Hương còn mang vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi. + Sông Hương ở giữa lòng thành phố Huế: uốn một cánh cung rất 3,00 nhẹ như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu; là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế; là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya,… + Sông Hương trước khi rời khỏi Huế: rẽ ngoặt theo hướng đông tây gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh , được tác gỉa c ảm nhận như một chút gì “lẳng lơ, kín đáo trong tình yêu” , như Thúy Kiều tìm Kim Trọng,… - Đánh giá chung 1,00 + Tác giả đã soi bằng tầm hồn mình và tình yêu quê hương xứ sở vào sông Hương khiến đối tượng trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người. + Sự liên tưởng, tượng phong phú cộng với sự uyên bác về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đã tạo nên áng văn đặc sắc này. + Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. + Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tu ệ, ch ủ quan (tr ải nghiệm bản thân) và khách quan ( đối tượng miêu tả Sông Hương) - Khăng định vấn đề nghị luận và liên hệ ̉ 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được yêu cầu v ề kĩ năng và kiến thức. ..............Hết...........
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0